Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CHỦ ĐỀ 2

CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX. LIÊN XÔ (1921-1991)


VÀ LIÊN BANG NGA (1991-2000)

A. CÁCH MẠNG NGA ĐẦU THẾ KỈ XX


1905-1907 Tháng 2/1917 Tháng 10/1917
Nguyên - Chế độ phong kiến - Chế độ phong kiến - Cục diện hai chính
nhân Nga hoàng làm khủng Nga hoàng lâm vào quyền song song tồn
hoảng, suy yếu nghiêm khủng hoảng, suy yếu tại, đại diện cho những
trọng. nghiêm trọng. lợi ích khác nhau.
- Thất bại của Nga - Nga tham gia Chiến - Chính phủ tư sản lâm
trong cuộc chiến tranh tranh thế giới thứ nhất thời không đáp ứng
Nga-Nhật làm cho đời làm cho đời sống nhân những quyền lợi cơ
sống nhân dân cực khổ, dân thêm cực khổ, mâu bản của nhân dân, tiếp
mâu thuẩn xã hội ngày thuẩn xã hội ngày càng tục đẩy nhân dân tham
càng sâu sắc. sâu sắc. gia chiến tranh thế
giới.
Mục tiêu - Chống chế độ phong - Lật đổ chế độ phong - Lật đổ chính quyền
kiến Nga hoàng. kiến Nga hoàng. của giai cấp tư sản, địa
- Chống chiến tranh đế chủ.
quốc. - Tạo điều kiện đưa
Nga tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Lãnh - Giai cấp vô sản - Giai cấp vô sản thông - Giai cấp vô sản thông
đạo qua Đảng Bônsêvích qua Đảng Bônsêvích
Kết quả - Thất bại - Lật đổ chế độ phong - Lật đổ chính phủ tư
kiến Nga hoàng. sản lâm thời, thiết lập
- Thành lập các Xô viết nền chuyên chính vô
của công-nông-binh sản.
lính
- Chính phủ tư sản lâm
thời cũng được thành
lập.
Ý nghĩa - Làm lung lay chế độ - Tạo điều kiện đưa - Giải phóng nhân dân
Nga hoàng nước Nga phát triển. lao động khỏi mọi ách
- Thúc đẩy sự phát - Là bước quá độ cho áp bức, bóc lột.
triển của phong trào cách mạng xã hội chủ - Làm thay đổi cục
cách mạng thế giới. nghĩa (Cách mạng diện chính trị thế giới.
tháng Mười). - Để lại nhiều bài học
kinh nghiệm cho
phong trào cách mạng
thế giới.
- Mở ra thời kì lịch sử
thế giới hiện đại.
Tính - Cách mạng dân chủ - Cách mạng dân chủ - Cách mạng xã hội
chất tư sản kiểu mới (lần 1) tư sản kiểu mới (lần 2) chủ nghĩa (cách mạng
vô sản).
B. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925).
- Tháng 3/1921, thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).
- Nội dung:
+ Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương
thực.
+ Công nghiệp: khôi phục công nghiệp nặng, nhà nước nắm các ngành kinh tế
then chốt,…
+ Thương nghiệp: khuyến khích tự do buôn bán, kinh doanh; phát hành đồng rúp
mới,…
- Kết quả: nền kinh tế Liên Xô được phục hồi.
- Bản chất: xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm
soát của nhà nước.
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941).
- Nhiệm vụ trọng tâm: Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), 5 năm lần thứ
hai (1933-1937), 5 năm lần thứ ba (1937-1941).
- Thành tựu:
+ Kinh tế: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
+ Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ.
+ Văn hóa-giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học trong cả nước.
+ Ngoại giao: phá thế bao vây, cô lập của các nước phương Tây.
3. Khôi phục kinh tế (1945-1950).
- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện kế hoạch 5 năm
(1946-1950) khôi phục kinh tế.
- Kết quả
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử
+ Năm 1950, kinh tế được phục hồi.
4. Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950-1973)
- Thực hiện qua nhiều kế hoạch dài hạn
- Kết quả:
+ Kinh tế: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ)
+ Khoa học-kĩ thuật: phóng vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ phương
Đông (1961),…
+ Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
+ Đối ngoại: tích cực, tiến bộ, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các
nước xã hội chủ nghĩa.
5. Khủng hoảng, cải tổ, sụp đổ (1973-1991).
- Từ đầu thập niên 70, Liên Xô lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1985, tiến hành cải tổ, song mắc phải nhiều sai lầm.
- Hậu quả: tháng 12/1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 1974
năm tồn tại.
C. NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ XHCN
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật
- Tiến hành cải tổ nhưng phạm phải sai lầm trên nhiều mặt
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
D. LIÊN BANG NGA
* Kinh tế
- Từ 1991-1995: kinh tế rối loạn, tăng trưởng âm
- Từ 1996, bắt đầu có sự Phục hồi. Từ năm 2000, tăng trưởng nhanh chóng
* Chính trị:
- Thể chế tổng thống Liên bang.
- Nước Nga phải đối mặt với nhiều thách thức; xung đột sắc tộc và tranh chấp
giữa các đảng phái
* Đối ngoại
- Từ 1992-1993: “Định hướng Đại Tây Dương” ngả về các nước phương Tây,
nhưng không đạt được kết quả
- Từ 1994: “Định hướng Âu-Á” vừa tranh thủ với phương Tây; vừa khôi phục và
phát triển quan hệ với các nước châu Á truyền thống như Trung Quốc, các nước Đông
Nam Á, Ấn Độ,…
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
Câu 1. Đặc điểm nổi bật về chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng
Hai năm 1917 là gì?
A. Các nước đế quốc bao vây, cô lập Nga
B. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
C. Quân đội các nước đế quốc mở cuộc tấn công vũ trang vào Nga
D. Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới được thiết lập
Câu 2. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong
A. chính sách cộng sản thời chiến
B. “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”
C. “Chính sách kinh tế mới”
D. “Luận cương tháng Tư”
Câu 3. Báo cáo của V. I. Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvich Nga (tháng
4/1917) chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang
A. cuộc nội chiến cách mạng B. cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. cách mạng tư sản kiểu mới D. tư sản dân quyền cách mạng
Câu 4. Tháng 3/1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới
(NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa
B. quan hệ sản xuất phong kiến Vẫn thống trị
C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
Câu 5. Chính sách Kinh tế mới (NEP) do V. I. Lênin đề xướng vào tháng 3/1921 bao
gồm các chính sách chủ yếu về
A. nông nghiệp, tiền tệ và thương nghiệp
B. nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp
C. công nghiệp và thương nghiệp
D. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ
Câu 6. Sau khi Liên Xô tan rã, “quốc gia kế tục” là Liên bang Nga được thừa kế
A. toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô
B. tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị,xã hội
C. địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế
D. toàn bộ thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các mặt
Câu 7. Sự kiện nào được coi là mốc khởi đầu cho sự bùng nổ của Cách mạng 1905-
1907 ở Nga?
A. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6/1905)
B. Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua (1/1905)
C. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Matxcơva (12/1905)
D. Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế lao động của công nhân toàn Nga (1/5/1905)
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của
phong trào Cách mạng 1905-1907 ở Nga?
A. Chính Đảng của giai cấp vô sản Nga chưa được thành lập
B. Giai cấp vô sản Nga thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang
C. Nga hoàng có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại
D. Các cuộc đấu tranh thiếu sự liên kết, phối hợp thống nhất
Câu 9. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga được mở đầu bởi sự kiện nào?
A. Cuộc biểu tình của hơn 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua
B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat
C. Cuộc tổng bãi công của công nhân thành phố Matxcơva
D. Cuộc khởi nghĩa của các thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin ở Ô-đét-xa
Câu 10. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga
năm 1917?
A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi
B. Các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga
C. Sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa
D. Sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi Chiến tranh
thế giới thứ nhất
Câu 11. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi là
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917
B. Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam năm 1945
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917
D. Cách mạng Tháng Tám ở Indonesia năm 1945
Câu 12. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Nhu cầu hợp tác kinh tế giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết
B. Nhu cầu hợp tác về văn hóa-giáo dục giữa các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết
C. Nhu cầu liên minh để tăng cường sức mạnh đất nước, tinh thần tự nguyện của
các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết
D. Nhu cầu liên minh về chính trị-quân sự giữa các dân tộc để chống lại sự bao
vây của các nước phương Tây
Câu 13. Từ năm 1925-1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa theo đường lối
A. đầu tư phát triển đồng bộ tất cả các ngành công nghiệp
B. đầu tư phát triển nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển công nghiệp
C. ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế
khác
D. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trọng tâm là công nghiệp chế tạo máy
móc và nông cụ,…
Câu 14. Bản chất của “Chính sách Kinh tế mới” (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh
B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh
C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh
tế
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của
nhà nước
Câu 15. Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới
thứ hai vì
A. các nước phương Tây cấm vận B. các thế lực phản động chống phá
C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề D. Mỹ tiến hành Chiến tranh lạnh
Câu 16. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã
A. buộc các nước phương Tây phải đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
B. chứng tỏ Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử
C. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ
D. làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ
Câu 17. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô thực hiện
nhiệm vụ trọng tâm là
A. khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
B. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
C. củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội
D. thành lập và phát triển Hội đồng tương trợ kinh tế
Câu 18. Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ
năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là
A. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ
D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu
Câu 19. Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách
đối ngoại ngã về phương Tây với hi vọng
A. thành lập một liên minh chính trị ở Châu Âu
B. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu
C. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế
D. tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước châu Âu
Câu 20. Cho các dữ kiện sau
1. V. I. Lênin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat trực tiếp chỉ đạo cách mạng
2. Trung ương Đảng Bôn sê vích thông qua bản “Luận cương tháng Tư” do V. I. Lênin
soạn thảo
3. Các đội Cận vệ đỏ bao vây và tấn công những vị trí then chốt tại thủ đô Pê-tơ-rô-
grat
4. Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
5. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ tư sản lâm
thời bị bắt
Hãy sắp xếp theo tiến trình cách mạng tháng Mười Nga (1917)
A. 2. 1. 3. 5. 4 B. 1. 3. 4. 2. 5
C. 3. 5. 4. 2. 1 D. 4. 5. 3. 1. 2
Câu 21. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917?
A. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới
B. Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản
C. Đưa nhân dân Nga lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
D. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới
Câu 22. Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa
B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C. Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch
D. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
Câu 23. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu mà nhân
dân Liên Xô đạt được trong công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm
1941?
A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Liên Xô được nâng cao
B. Liên Xô đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội
C. Liên Xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên xây
dựng chủ nghĩa cộng sản
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
một số nước trên thế giới
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng về Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến nửa đầu những năm 70?
A. Về đối ngoại, Liên Xô ngã về phía phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng
hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế
B. Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân
D. Liên Xô trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới
Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô?
A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến
D. Chế độ xã hội chủ nghĩa không phù hợp, không nhận được sự ủng hộ của
nhân dân Liên Xô
Câu 26. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tác động tích cực đối với
nước Nga khi thực hiện chính sách đối ngoại “đa phương hóa”?
A. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, địa vị quốc tế được nâng cao
B. Nước Nga đã khôi phục trở lại quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc,
Nhật Bản, ASEAN)
C. Tiếng nói và địa vị của nước Nga không ngừng được nâng cao trong các diễn
đàn, hội nghị quốc tế
D. Nước Nga đã thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ và phương Tây, trở thành nước có
tốc độ phát triển nhanh chóng hàng đầu thế giới
Câu 27. Điểm tương đồng giữa Cách mạng 1905-1907 và Cách mạng tháng Hai năm
1917 ở Nga là gì?
A. Động lực chính của cách mạng là giai cấp tư sản, công nhân
B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng giành thắng lợi, chế độ phong kiến Nga hoàng bị lật đổ
D. Lực lượng lãnh đạo cách mạng là liên minh giai cấp tư sản và nông dân
Câu 28. Cách mạng 1905-1907, Cách mạng tháng Hai (1917) và Cách mạng tháng
Mười (1917) ở Nga đều có động lực chính là
A. giai cấp tư sản, nông dân B. nông dân, bình dân thành thị
C. công nhân, nông dân, binh lính D. giai cấp tư sản, công nhân
Câu 29. Cuộc Cách mạng 1905-1907 ở Nga có điểm gì khác biệt so với các cuộc cách
mạng dân chủ tư sản đã diễn ra trước đó?
A. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản
B. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng
C. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản và chủ nô
D. Mục tiêu đấu tranh là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
Câu 30. Cuộc cách mạng tháng Hai của nhân dân Nga năm 1917 có điểm gì khác biệt
so với cuộc Cách mạng năm 1905-1907?
A. Cách mạng giành thắng lợi, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ
B. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ phong kiến Nga hoàng bị lật đổ
C. Cách mạng tháng Hai mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới
D. Cách mạng diễn ra nhằm mục tiêu chống chiến tranh, lật đổ ách thống trị của
Nga hoàng
Câu 31. Điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở
Nga năm 1917 là gì?
A. Cách mạng giành được thắng lợi, chế độ Nga hoàng bị lật đổ
B. Đưa đất nước Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
C. Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga
D. Cách mạng giành thắng lợi, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ
Câu 32. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng vô sản B. chiến tranh giải phóng dân tộc
C. cách mạng tư sản D. cách mạng tư sản kiểu mới
Câu 33. Điểm tương đồng về sự phát triển kinh tế của Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là
A. cả hai nước đều tốn kém, chi nhiều tiền trong việc chạy đua vũ trang
B. nhờ sự phát triển kinh tế, cả hai nước đều đi tiên phong trong chinh phục vũ
trụ
C. dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai đều trở thành cường quốc kinh tế đứng
đầu thế giới
D. cả hai nước là trụ cột của trật tự thế giới “hai cực” Ianta, chi phối các mối
quan hệ quốc tế
Câu 34. Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công
cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là
A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng
B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế
C. Đảng Cộng Sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa
D. đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng
kéo dài
Câu 35. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau Chiến tranh
lạnh là
A. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới “hai cực”
B. trở thành đồng minh chiến lược của EU, Trung Quốc và ASEAN
C. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
D. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
Câu 36. Cuộc cách mạng nào được V. I. Lênin đề cập đến trong nhận định sau đây:
“Cuộc cách mạng thứ nhất cho chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thế giới gây ra, đã bùng
nổ. Cuộc cách mạng đầu tiên đó chắc chắn sẽ không phải là cuộc cách mạng cuối
cùng” (V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 31, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr. 15)
A. Cách mạng năm 1905-1907 ở Nga
B. Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917
C. Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917
D. Cách mạng ngày 18/3/1971 của nhân dân Pari (Pháp)
Câu 37. Cho đoạn trích: “Giống như mặt trời chói lọi… chiếu sáng khắp năm châu,
thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử
loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 12, trang 300)
Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII).
B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
C. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)
D. Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam (1945)
Câu 38. Cho đoạn trích: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng
thật chứ không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa pháp khoe
khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho
công nông và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ đế quốc
chủ nghĩa và tư bản…” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996, tập 12, trang 280)
Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến nội dung nào?
A. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười (1917)
B. Bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (1917)
C. Nguyên nhân bùng nổ của Cách mạng tháng Mười (1917)
D. Mục tiêu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười (1917)
Câu 39. Từ Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, bài học kinh nghiệm
nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Chỉ tập trung đầu tư phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn
B. Khuyến khích các tập đoàn tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh
C. Chỉ nên chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng
D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của
nhà nước
Câu 40. Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông
Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế
B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên
ngoài
D. Cải tổ đổi mới về kinh tế xã hội trước tiên, sau đó mới đến cải tổ, đổi mới về
chính trị

You might also like