1. Huỳnh Gia Nhi 21DH713234 2. Kim Thị Sa Vươn 22DH716912 3. Nguyễn Hương Nguyên 22DH713558 4. Nguyễn Nguyễn Quỳnh Như 22DH714050 5. Huỳnh Hữu Phúc 22DH714277

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhóm 2: Chủ đề 5.

Em hãy phân tích quy định của Luật giáo dục 2019 về Phương
pháp giáo dục. Làm sao để phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên.
1. Huỳnh Gia Nhi 21DH713234
2. Kim Thị Sa Vươn 22DH716912
3. Nguyễn Hương Nguyên 22DH713558
4. Nguyễn Nguyễn Quỳnh Như 22DH714050
5. Huỳnh Hữu Phúc 22DH714277

1. Phân tích quy định của Luật giáo dục 2019 về Phương pháp giáo dục.
Theo khoản 2 Điều 24 của Luật giáo dục 2019
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui
chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác
quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
- Tạo điều kiện thuận lợi: cung cấp 1 môi trường học tập an toàn, đầy đủ và phù hợp
với nhu cầu phát triển của trẻ em ví dụ như cơ sở vật chất có các thiết bị và đồ chơi
phù hợp với lứa tuổi, đội ngũ giáo viên và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
- Tích cực hoạt động: trẻ được tham gia vào các hoạt động phát triển thể chất và trí
tuệ một cách chủ động .
- Vui chơi: là phương pháp học tập tự nhiên và hiệu quả đối với trẻ em
- Tạo sự gắn bó giữa người lớn và trẻ em: đây không chỉ là mối quan hệ giữa người
lớn và trẻ em mà còn là giữa gia đình và trẻ em. Đây là yếu tố quan trọng trong sự
phát triển của trẻ. Người lớn cần hỗ trợ, quan tâm, tương tác tích cực và gương mẫu
- Kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý : giáo
viên cần kích thích sự phát triển giác quan của trẻ thông qua các hoạt động cảm
giác. Ví dụ: phát triển xúc giác: cho sử dụng nước, đất sét,.. để trẻ chạm và cảm
nhận… Cảm xúc của trẻ thì được hình thành qua các hoạt động ôm ấp, bồng bế, kể
chuyện, trò chuyện,..
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi,
khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú
của trẻ em.
- Vui chơi: trò chơi vận động, trí tuệ, giả tưởng,..) giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội,
thể chất và tư duy sáng tạo
- Trải nghiệm: trẻ được sắp xếp các chuyến tham quan, hoạt động ngoài trời hoặc các
buổi học thực hành để trẻ có cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ thế giới xung quanh
- Tìm tòi: kích thích sự tìm tòi của trẻ bằng cách cung cấp tài nguyên học tập như
sách vở hoặc đồ chơi và công cụ nghiên cứu như bản đồ, kính lúp, ống nhòm để
giúp trẻ phát triển kỹ năng nghiên cứu và sự tò mò tự nhiên
- Khám phá môi trường xung quanh: tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan
khu bảo tồn, công viên,... giúp trẻ hiểu biết thế giới tự nhiên, phát triển kỹ năng quan
sát,..
- Đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em: cần quan sát và lắng nghe để hiểu rõ sở
thích và nhu cầu của từng em để tạo các hoạt động linh hoạt phù hợp với từng cá
nhân

Theo khoản 3 Điều 30 của Luật giáo dục 2019:


Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập;
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc
trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh:
+ Đặc trưng từng môn học: mỗi môn học có nội dung và phương pháp tiếp cận riêng.
Ví dụ: toán cần phát triển tư duy logic, khả năng tính toán, Văn thì cần khả năng
phân tích và sáng tạo
+ Lớp học: trình độ của học trong mỗi lớp học khác nhau do đó phương pháp giảng
dạy cũng phải linh hoạt
+ Đặc điểm đối tượng học sinh: mỗi học sinh có phong cách học tập và sở thích riêng,
giáo viên cần hiểu rõ và điều chỉnh phương pháp để đáp ứng nhu cầu cá nhân
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư
duy độc lập:
+ Phương pháp tự học: hướng dẫn học sinh cách học tự lập, tự tìm kiếm tài liệu và tự
giải quyết vấn đề
+ Hứng thú học tập: tạo ra môi trường học tập hấp dẫn và khuyến khích sự tò mò, đam
mê ở học sinh
+ Kỹ năng hợp tác: khuyến khích học sinh làm việc nhóm, trao đổi ý kiến,..
+ Tư duy độc lập: phát triển khả năng suy nghĩ độc lập phân tích và giải quyết vấn đề
mà không cần sự hướng dẫn liên tục từ giáo viên
- Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học: Giáo dục không chỉ tập
trung vào kiến thức mà còn phải rèn luyện đạo đức, nhân cách và tinh thần trách
nhiệm của học sinh hơn nữa còn phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý
thời gian, làm việc nhóm,..
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục:
sử dụng các công cụ học trực tuyến, phần mềm hỗ trợ học tập và các nền tảng
truyền thông để cung cấp tài liệu, bài giảng. Giúp tạo ra phương pháp giảng dạy
mới, làm cho việc học trở nên sinh động hơn.
2. Các chiến lược:
- Áp dụng phương pháp dạy học tích cực: Sử dụng các phương pháp giảng dạy như
học qua dự án, học theo nhóm, thảo luận, và các hoạt động thực hành để khuyến
khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập. Điều này giúp học sinh phát
triển kỹ năng tự học và hợp tác.

- Khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo: Đặt ra các câu hỏi mở, tạo cơ hội cho
học sinh khám phá và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Học sinh cần được
khuyến khích đặt câu hỏi, thảo luận và đề xuất các ý tưởng mới.

- Cá nhân hóa quá trình học tập: Thiết kế các bài giảng và hoạt động học tập phù hợp
với nhu cầu, sở thích, và năng lực của từng học sinh. Sử dụng công nghệ và các
công cụ học tập trực tuyến để hỗ trợ.Việc cá nhân hóa quá trình học tập không chỉ
giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng của mình mà còn giúp họ phát triển kỹ năng
tự học, lòng say mê học tập, và khả năng thích ứng với các thách thức trong tương
lai.

- Tạo môi trường học tập kích thích: Xây dựng một môi trường học tập khuyến khích
sự tò mò, thử nghiệm và sai lầm. Điều này giúp học sinh cảm thấy an toàn khi thể
hiện ý tưởng và khám phá kiến thức mới.

- Phát triển kỹ năng tự học: Dạy cho học sinh các kỹ năng quản lý thời gian, tìm kiếm
thông tin, ghi chú hiệu quả và lập kế hoạch học tập. Cung cấp các tài liệu và hướng
dẫn để học sinh tự nghiên cứu và học tập.

- Đẩy mạnh hợp tác và làm việc nhóm: Tạo điều kiện cho học sinh làm việc cùng nhau
thông qua các dự án nhóm, bài tập hợp tác, và các hoạt động ngoại khóa. Học sinh
sẽ học được cách lắng nghe, giao tiếp, và làm việc hiệu quả với người khác.

- Tích hợp thực hành vào bài giảng: Kết hợp lý thuyết với thực hành để học sinh có cơ
hội áp dụng kiến thức vào thực tế. Sử dụng các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,
và các dự án thực tế để học sinh phát triển kỹ năng thực hành và thấy rõ ý nghĩa của
kiến thức.

- Khuyến khích lòng say mê học tập: Tạo ra các hoạt động học tập thú vị, liên quan
đến sở thích của học sinh. Khen thưởng và công nhận sự nỗ lực, tiến bộ của học
sinh để khích lệ tinh thần học tập.

Bằng cách thực hiện các biện pháp này, giáo dục sẽ trở nên khoa học, hiệu quả hơn, đồng
thời phát huy được tối đa tiềm năng và năng lực của người học.

You might also like