Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

Đề tài: Thực trạng và thái độ của sinh viên K67 Báo chí trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn nạn tin giả trên
mạng xã hội hiện nay

Giảng viên : Th.S Trịnh Khánh Vân


Sinh viên : Phạm Khánh Linh
Mã SV : 22030029
Lớp : K67 Báo chí

1
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn đã đưa môn học Nhập môn năng lực thông tin vào trương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô
Trinh Khánh Vân đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Nhập môn
năng lực thông tin của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Nhập môn năng lực thông tin là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp
thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn
bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính
xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................5
2.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5
4. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................6
6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.........................................................................6
7. Bố cục đề tài......................................................................................................................7
PHẦN 2: NỘI DUNG................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN NẠN TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI.....................8
1.1. Thao tác hoá các khái niệm:...........................................................................................8
1.1.1. Tin giả...................................................................................................................8
1.1.2. Mạng xã hội...........................................................................................................8
1.1.3. Mối quan hệ giữa mạng xã hội và tin giả...................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN K67 BÁO CHÍ TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHXH&NV VỀ VẤN ĐỀ TIN GIẢ TRÀN LAN TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI
HIỆN NAY...........................................................................................................................10
2.1. Thực trạng của vấn nạn tin tức giả trên các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay........10
2.1.1. Sự lan truyền của tin tức giả..................................................................................10
2.1.2. Thực trạng vấn nạn tin giả trên mạng xã hội hiện nay..............................................11
2.2. Thái độ của sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn về vấn
nạn tin giả trên mạng xã hội................................................................................................12
2.2.1. Bảng khảo sát về thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 12
2.2.2. Thái độ của sinh viên K67 Báo chí về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội hiện nay........14
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN VÀ GIẢM THIỂU CÁC
TIN BÀI SAI SỰ THẬT LAN TRUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI............................................16
PHẦN 3: KẾT LUẬN..............................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................18

3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, tin tức
được truyền đến công chúng không chỉ qua các phương tiện truyền thông truyền
thống như báo chí, truyền hình, phát thanh,...mà còn qua các trang mạng xã hội.
Với ưu thế nổi trội về tốc độ đưa tin, hình thức đăng bài đa dạng, không cần qua
kiểm duyệt…đã khiến cho các trang mạng xã hội trở thành công cụ tiếp nhận
thông tin phổ biến nhất trong xã hội hiện đại ngày này. Tuy nhiên, cũng chính
bởi những đặc điểm này mà nhiều đối tượng với ý đồ xấu đã lợi dụng mạng xã
hội để đăng tải những thông tin sai lệch, bịa đặt, xuyên tạc, thiếu kiểm chứng
gây hoang mang, lo sợ trong dư luận. Mặc dù đã được cảnh báo trên báo, đài,
tivi nhưng vẫn còn rất nhiều người dùng bị “sập bẫy” vào ma trận tin giả và vô
tình chia sẻ những thông tin sai sự thật này đến nhiều người hơn. Sự lan truyền
mạnh mẽ của các tin giả này có thể gây ra những tổn thất nặng nề đến cá nhân,
tổ chức nếu không được ngăn cản kịp thời. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt
ra là phải tìm hiểu, làm rõ, tuyên truyền và đánh thức mối quan tâm của cộng
đồng sử dụng mạng xã hội về vấn nạn tin giả.
Từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng và thái độ
của sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn
nạn tin giả trên mạng xã hội hiện nay”.Với mục đích chỉ ra được thực trạng của
vấn nạn tin giả trên các trang mạng xã hội và đưa ra thái độ, quan điểm của các
bạn sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn
đề này. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.

4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu


Đề tài này nhằm tăng cường nhận thức của người dùng mạng xã hội về vấn
nạn tin giả và nâng cao sự cảnh giác về các bài đăng chưa xác định được được
độ chính xác trên các nền tảng này.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Phân tích cơ sở lý luận về tin giả, nguyên nhân và những hệ luỵ của
chúng.
- Chỉ ra thực trạng của vấn nạn tin giả trên mạng xã hội ngày nay và thái
độ, quan điểm của các sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn về tình trạng này .
- Đề xuất giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu việc các tin bài sai sự
thật lan truyền trên mạng xã hội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


- Vấn nạn tin giả trên các trang mạng xã hội
- Thái độ của sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn trước những bài đăng thiếu tính chính xác được lan truyền trên
mạng xã hội

3.2. Phạm vi nghiên cứu


- Không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Thời gian: tháng 10/2023 - tháng 11/2023

5
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Tin giả là những tin bài, thông tin chưa được kiểm chứng, có nội dung
không đúng với thực tế và lỗi sai trong quá trình thu thập thông tin của
người làm báo, chủ ý xuyên tạc của người viết bài, tính năng thiếu kiểm
duyệt của các trang mạng xã hội là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng
này.
- Tin giả đang xuất hiện ngày một nhiều trên mạng xã hội dưới nhiều hình
thức khiến cho những người dùng chưa có năng lực chọn lọc thông tin bị
đánh lừa, gây ra nỗi hoang mang, lo sợ không cần thiết.
- Các sinh viên K67 Báo chí do đã được đào tạo về chức năng thông tin
của báo chí nên có thái độ không đồng tình khá gay gắt về việc tin giả
tràn lan trên mạng xã hội.
- Tổ chức đào tạo kiến thức, năng lực thông tin trong thời đại số, xử phạt
nghiêm những hành vi đăng tin bài sai sự thật gây hậu quả xấu đến xã hội
sẽ góp phần giảm thiểu được tình trạng tin bài sai sự thật được đăng tải
trên mạng xã hội.

5. Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bảng hỏi
bằng hình thức trực tuyến thông qua ứng dụng Google biểu mẫu. Với số lượng
tham gia là 33 bạn trong tổng số 58 sinh viên lớp K67 Báo chí.

6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


Tính đến thời điểm hiện tại, cả ở trong nước và quốc tế đã có nhiều bài
nghiên cứu về hiện tượng tin giả cũng như những hệ luỵ mà nó mang lại. Bài
nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Journal of Public Health với tựa đề:
“The impact of fake news on social media and its influence on health during the
Covid-19 pandemic: a systematic review” của nhóm tác giả Yasmim Mendes
Rocha, Gabriel Acácio de Moura, Gabriel Alves Desidério, Carlos Henrique de

6
Oliveira, Francisco Dantas Lourenço, Larissa Deadame de Figueiredo Nicolette
đã cho ta cái nhìn sâu sắc về tác động của tin giả đến sức khoẻ tâm lý của con
người trong bối cảnh cách ly xã hội vì đại dịch Covid-19[11]. Ở Việt Nam, luận
án thạc sĩ: “Tác động của tin giả (Fake news) trên mạng xã hội đối với công
chúng Việt Nam hiện nay”[6] của tác giả Hoàng Hà My cũng đã chỉ ra những
bài học, giải pháp để hạn chế tin giả trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu nói trên đều hướng tới phạm vi nghiên
cứu khá rộng là công chúng hiện nay mà chưa thực sự đi sâu vào phân tích đến
nhận thức của giới trẻ hay sinh viên về vấn nạn tin giả khi họ lại chính là những
đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Chính vì vậy, trong nghiên cứu của
mình, tôi mong muốn được tiếp cận đối tượng là các bạn sinh viên khoa Báo chí
để tìm hiểu xem họ có thái độ như thế nào về vấn nạn tin giả khi là những sinh
viên có cơ hội được học và trải nghiệm với việc tiếp cận thông tin chính thống,
chính xác nhất.

7. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội
Chương 2: Thực trạng và thái độ của sinh viên K67 Báo chí trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn đề tin giả tràn lan trên các trang mạng xã
hội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tin bài
sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội

7
PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN NẠN TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ


HỘI

1.1. Thao tác hoá các khái niệm:

1.1.1. Tin giả


Tin giả được hiểu là những bài báo, bài tin, tin tức được đăng tải trên các
phương tiện truyền thông với nội dung sai lệch so với thực tế một cách cố tình
hoặc vô ý làm cho độc giả hiểu lầm và tin vào chúng[3]. Ngày nay, với sự phát
triển của mạng xã hội, nhiều bài đăng với hình thức tinh vi khiến cho độc giả
hay người dùng mạng xã hội không thể phân biệt được đâu mới là thông tin
chính xác. Nhiều bài đăng trên Facebook, TikTok,...được lan truyền với tốc độ
chóng mặt đã được báo cáo là thông tin không chính xác hoặc dễ gây hiểu
lầm[3].
Theo tổ chức UNESCO, tin giả được chia thành 2 loại là: thông tin sai lệch
hay xuyên tạc (disinformation) và thông tin không đúng sự thật
(misinformation)[12]
Thông tin sai lệch hay xuyên tạc (disinformation) là thông tin được cố tình
làm sai, không đúng sự thật nhằm mục đích bôi nhọ, làm tổn hại danh dự, nhân
phẩm, tài sản cho cá nhân, tổ chức hay quốc gia. Loại thông tin này được cho là
hành vi cố ý làm người khác hiểu sai hay xuyên tạc sự thật.
Thông tin không đúng sự thật (misinformation) chỉ thông tin bị sai do
những lỗi trong quá trình thu thập thông tin đó, có thể do người viết hay người
đọc hiểu sai, nhưng cuối cùng không có ý đồ gây hại đến cá nhân, tổ chức hay
quốc gia nào.

1.1.2. Mạng xã hội


Theo quy định tại khoản 22 điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng: Mạng xã hội (social

8
network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các
dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với
nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ
tương tự khác[1]. Các mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể
kể đến: Facebook, Instagram, Tik Tok, Twitter, Youtube.

1.1.3. Mối quan hệ giữa mạng xã hội và tin giả


Trong quá trình hình thành và phát triển, mạng xã hội và báo chí luôn cạnh
tranh gay gắt với nhau trong việc đưa tin. Tuy nhiên, mạng xã hội với đặc điểm
nổi trội về tốc độ thông tin, khả năng kết nối xã hội, tự do thông tin cùng khả
năng cung cấp thông tin đa dạng (ảnh, video,...) đã dần chiếm ưu thế hơn so với
các nguồn báo chí chính thống. Tuy nhiên, chính bởi những đặc điểm đó cũng
đã tạo ra lỗ hổng để những kẻ có ý đồ xấu đăng những thông tin độc hại, sai sự
thật. Tin giả cũng vì vậy mà hình thành. Do tính tự do về thông tin và khả năng
kết nối người dùng lớn của mạng xã hội, bất kỳ ai cũng có thể viết bài và đăng
bài. Đồng thời, một khi những thông tin sai sự thật nào được chia sẻ có thể ngay
lập tức lên xu hướng, định hướng dư luận và gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Chính vì vậy, có thể nói, tin giả khi được đăng tải trên mạng xã hội sẽ có khả
năng lan truyền và có sức ảnh hưởng đến nhiều người hơn so với các phương
tiện truyền thông khác.

9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN K67 BÁO CHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV VỀ VẤN ĐỀ TIN GIẢ TRÀN LAN TRÊN
CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY.

2.1. Thực trạng của vấn nạn tin tức giả trên các phương tiện truyền thông xã hội
hiện nay

2.1.1. Sự lan truyền của tin tức giả


Tin tức giả không phải là một hiện tượng mới, nhưng những kỹ thuật
truyền thông mới đã góp phần tạo ra nhiều hình thức và kênh truyền giúp tin giả
tiếp cận được nhiều đối tượng công chúng hơn[4]. Trong lịch sử truyền thông,
tin tức giả đã xuất hiện dưới dạng tin đồn thất thiệt và chủ yếu qua sự truyền
miệng. Cho đến năm 1436, khi kỹ thuật in ấn ra đời tại Châu Âu, việc lan truyền
tin tức giả trở nên dễ dàng hơn thông qua con đường báo chí chính thống và từ
đây khái niệm về tin tức giả hay báo lá cải trở nên rõ ràng hơn.[4]
Hiện nay, tin giả xuất hiện dưới nhiều hình thức phức tạp và dễ dàng được
đăng tải, lan truyền thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. Trong đó,
mạng xã hội đóng vai trò quan trọng. Giờ đây, mạng xã hội không chỉ là công
cụ để chia sẻ tin tức với bạn bè và người thân mà còn là phương tiện để phát tán
tin giả. Mạng xã hội được coi là nền tảng tiện ích để kết nối báo chí với cộng
đồng, thúc đẩy tranh luận, phản biện, và thể hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ
công dân, đồng thời tham gia vào quá trình xây dựng nền dân chủ. Tuy nhiên,
mặt trái của nó là tiếp tay cho tin giả lan truyền nhanh chóng và rộng rãi do tính
năng yêu thích và chia sẻ trên các mạng xã hội. Theo Chen và Suen trong bài
viết "How Fake News Spreads" (Cách Tin tức giả lan truyền) vào năm 2017,
không phải mọi tin giả đều kích thích hành động của công chúng. Có nghiên
cứu chỉ ra rằng công chúng có xu hướng tin vào những điều phù hợp với niềm
tin sẵn có của họ và sau đó chia sẻ tin tức này với người khác[10]. Có thể lấy ví
dụ, trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, hầu
hết mọi người sống trong nỗi lo sợ vì thực tế số ca nhiễm và số người chết vì
bệnh dịch này đều có dấu hiệu tăng nhanh. Chính vì vậy, khi có thông tin sai sự

10
thật như “Hà Nội thất thủ”, “Máy bay phun khử khuẩn ở Hồ Chí Minh” được
đăng tải trên mạng xã hội, ngày lập tức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân
và hầu hết công chúng đều tin vào tin giả này cho đến khi chính quyền lên tiếng
bác bỏ.

2.1.2. Thực trạng vấn nạn tin giả trên mạng xã hội hiện nay
Xét trong bối cảnh đại dịch Covid-19 - thời điểm có nhiều tin giả nhất
được ghi lại: Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters tháng 3/2020
(từ ĐH Oxford) đã đưa ra những con số đáng chú ý. Theo nghiên cứu này, trong
tổng số 225 thông tin sai lệch liên quan đến dịch COVID-19, tới 88% trong số
đó xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Trong khi đó, 59% thông tin không
chứa xác nhận vẫn tồn tại trên Twitter mà không có cảnh báo cụ thể. Các con số
tương tự cho Youtube và Facebook lần lượt là 27% và 29%, trong khi trên
truyền hình và các phương tiện báo chí khác là 9% và 8%.[8] Một ví dụ điển
hình về vấn nạn tin giả ở Việt Nam trong đại dịch Covid-19 chính là những tin
bài sai sự thật, cho rằng “Hà Nội thất thủ” đã gây ra tác động không hề nhỏ đến
công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn Đảng, toàn dân. Chỉ một bài đăng
trên mạng xã hội nhưng ngay sau đó là tình trạng vơ vét lương thực tại các siêu
thị, mất niềm tin vào sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước,...
Trong thời gian gần đây, tình trạng lan truyền tin giả và tin sai sự thật trên
Internet và mạng xã hội đang trở nên ngày càng phức tạp và đáng báo động, với
xu hướng gia tăng. Các đối tượng đã tỏ ra rất tinh vi trong việc lợi dụng các tính
năng của mạng xã hội để tiến hành tuyên truyền, vu cáo, và kích động chống
Đảng, Nhà nước, và chính quyền các cấp, gây rối loạn thông tin. Phương thức
thông dụng bao gồm việc tạo tài khoản cá nhân giả mạo các lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, và các quan chức chính quyền, cũng như mạo danh người nổi tiếng. Họ
còn chỉnh sửa thông số kỹ thuật của tập tin thời gian để đăng tải tin giả và tin sai
sự thật, nhằm dẫn dắt ý kiến cộng đồng. Ngoài ra, họ còn lợi dụng các sự kiện
"nóng" và "vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội" để tạo ra thông tin giả mạo,

11
đánh lừa dư luận. Đồng thời, xuất hiện nhiều đối tượng có động cơ vụ lợi kinh
tế, tạo ra tin giả và tin sai sự thật để lan truyền trên mạng, đặc biệt là trên mạng
xã hội, nhằm thu hút sự tương tác từ người dùng và đạt được lợi ích từ việc bán
hàng, ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hay lợi ích vật chất, tạo ra sự hoang mang trong
dư luận[2]. Như trường hợp giả mạo VTV để quảng cáo thuốc Đông Y đã về
thu về 1,6 triệu lượt xem, hơn 4000 bình luận cùng những lượt chia sẻ chóng
mặt[7]. Mặc dù gắn mác VTV1, có đội ngũ ê-kíp đầy đủ nhưng thực chất đây
chỉ mà một hình thức giả mạo, “treo đầu dê bán thịt chó”, một loại hình tin giả
tinh vi đã lừa được rất nhiều người dân nhẹ dạ cả tin. Có nhiều người dân đã tin
tưởng vào bài thuốc thần kỳ được “VTV kiểm chứng” này liên tục chia sẻ, giới
thiệu cho người thân, gia định. Hậu quả là nhiều người đã mất đến cả triệu đồng
để mua thứ thuốc Đông Y kia, tiền mất tận mang nhưng bệnh lại không hề
thuyên giảm. Hay mới đây nhất là vụ việc một tài khoản đăng tải clip phản ánh
rằng có chất ma túy trong kẹo trái cây bán cho học sinh ở cổng trường tại Lạng
Sơn đã gây xôn xao dư luận thực chất lại được xác định là không chứa ma tuý.
Ngoài ra còn rất nhiều các bài tin giả khác, nhẹ thì gây hoang mang dư luận,
nặng thì gây tổn thất đến tài sản của các công chúng nhẹ dạ cả tin.
Từ đó có thể thấy rằng, vấn nạn tin giả thực sự là một vấn đề cấp thiết cần
được nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền giám sát và theo dõi. Tin giả
không chỉ mang lại nhiều hệ luỵ, tổn thất về tinh thần, tài sản của cá nhân, tổ
chức mà còn có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

2.2. Thái độ của sinh viên K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội.

2.2.1. Bảng khảo sát về thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn

12
13
2.2.2. Thái độ của sinh viên K67 Báo chí về vấn nạn tin giả trên mạng xã hội
hiện nay.
Dựa vào kết quả của bảng khảo sát ta có thể thấy rằng 100% các bạn sinh
viên được khảo sát đều sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tiếp nhận các
thông tin mới, 71.4% sử dụng các tờ báo chính thống và 28.6% qua các bản tin
thời sự truyền hình. Như vậy, khả năng hết các bạn sinh viên tiếp xúc với tin giả
trên mạng xã hội là rất cao khi hầu hết các bạn đều tiếp nhận một lượng thông
tin lớn từ mạng xã hội. Qua số liệu thống kê từ câu hỏi thứ 2 trong bảng hỏi,
chủ yếu các tin giả mà các bạn sinh viên được tiếp xúc có liên quan đến lĩnh vực
giải trí (85.7%), y tế (71.4%) và chính trị (71.4%). Những tin giả về các lĩnh

14
vực này luôn tiềm ẩn những mối nguy hại nhất định đến tinh thần và niềm tin
của nhân dân, công chúng vào Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực y tế
và chính trị.
Trong tất cả 33 bạn sinh viên K67 Báo chí, do đã được đào tạo về kỹ năng
tìm kiếm thông tin từ trước nên đa số các bạn đã có tư duy phản biện đối với
những tin bài được đăng tải trên các trang mạng xã hội: 57.1% các bạn sinh viên
được khảo sát sẽ tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác để xác định tính chính
xác của các thông tin trên mạng xã hội, 28.6% các bạn cho rằng bản thân không
đặt niềm tin hay kỳ vọng vào tính xác thực của những bài đăng này và 14.3%
tin tưởng vào chúng. Khi được hỏi về thái độ của các bạn khi gặp phải tin giả,
100% các bạn bày tỏ sự quan tâm của mình về vấn đề này. Các bạn đều cho
rằng hành vi tung tin giả đều đáng bị phê phán, 85.7% các bạn tỏ ra bức xúc vì
vấn nạn tin giả có thể gây ra nhiều hệ quả khôn lường trong xã hội. Và cuối
cùng, 71.4% số sinh viên được khảo sát đồng tình với quan điểm hành vi tung
tin giả nên được xử lý nghiêm minh, phạt nặng, 28.6% cho rằng tuỳ theo mức
độ thiệt hại mà tin giả đó gây ra để quyết định chế tài xử phạt cho hợp lý.
Như vậy, thông qua kết quả khảo sát, tất cả các bạn sinh viên lớp K67 Báo
chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đều đã có ý thức chọn lọc
thông tin trên mạng xã hội. Các bạn đều có tư duy phản biện, tinh thần cảnh
giác trước những bài đăng chưa được xác định tính chính xác trên các nền tảng
này. Đồng thời, các bạn sinh viên được khảo sát đều bày tỏ thái độ phản đối khá
gay gắt trước hành vi tung tin giả và bảy tỏ mong muốn có những chế tài xử lý
thích đáng cho những kẻ tạo ra vấn nạn này.

15
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN VÀ
GIẢM THIỂU CÁC TIN BÀI SAI SỰ THẬT LAN TRUYỀN TRÊN MẠNG
XÃ HỘI

Để ngăn chặn tình trạng tin giả lan truyền một cách nhanh chóng và rộng
rãi trên mạng xã hội cần có sự quan tâm, đóng góp và can thiệp của mọi cá nhân
tổ chức.
Về phía cá nhân, mỗi người nên biết cách chọn lọc thông tin để tiếp nhận
trên mạng xã hội. Khi xuất hiện những tin tức có yếu tố giật gân, nghi ngờ giả
mạo thì không nên quá lo sợ, hoang mang mà nên chờ sự điều tra, làm rõ và xác
nhận của các cơ quan thông tấn có uy tín như: Các tờ báo lớn: Báo Nhân dân,
Báo Thanh niên, Báo tuổi trẻ, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam…Đồng thời, các cá nhân cũng tránh chia sẻ những thông tin mà mình
chưa chứng minh được tính xác thực lên mạng xã hội để giảm thiểu tối đa cơ
hội lan truyền quá nhanh của các tin giả.
Về phía chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền, cần xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật riêng biệt về phòng chống tin giả, có những chế tài xử phạt
nghiêm đối với những hành vi tung tin đồn thất thiệt gây ra tổn hại lớn đối với
xã hội. Đồng thời, nên khuyến khích mở các lớp đào tạo kỹ năng tìm kiếm
thông tin cho mọi đối tượng công chúng, giúp họ biết cách phân biệt được tin
thật và tin giả, từ đó giảm thiểu được những tác hại của tin giả đối với đời sống
của công chúng. Các cơ quan báo chí cũng cần tích cực tuyên truyền cho người
dân những tác hại khôn lường của tin giả, cảnh báo và cung cấp cho họ những
dấu hiệu hữu ích để phân biệt tin giả với tin thật.
Về phía các tập đoàn công nghệ, các công ty mạng xã hội như facebook,
google nên có những tính năng cảnh báo, phát hiện đường link có nguy cơ nguy
hiểm cho người dùng. Vận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm duyệt, phát hiện
những bài đăng có ngôn từ, hình ảnh, nội dung không phù hợp, nhạy cảm, thù
địch trên không gian mạng.

16
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn nạn tin giả, đặc biệt trên các trang
mạng xã hội - nơi từng phút, từng giờ có hàng triệu lượt truy cập, tôi đã thực
hiện đề tài nghiên cứu trên với mong muốn làm rõ thực trạng cùng thái độ của
sinh viên lớp K67 Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn
đề này. Sau quá trình phân tích tài liệu cùng những kết quả thu được từ bài khảo
sát, tôi có thể đưa ra được kết luận rằng: tin giả trên mạng xã hội hiện nay đang
diễn biến ngày một phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi khiến độc giả không
phân biệt được thật-giả và gây ra nhiều hệ luỵ, tổn hại đến sức khoẻ tâm lý, tài
sản của không chỉ cá nhân, tổ chức, cộng đồng mà còn là mối nguy hại đối với
cả Đảng và Nhà nước. Là những cử nhân ngành báo chí trong tương lai, hầu hết
các bạn sinh viên K67 Báo chí được khảo sát đều đã có ý thức phòng - chống tin
giả, đồng thời, các bạn cũng bày tỏ thái độ lên án hành vi lan truyền tin giả và
mong muốn có mức xử phạt xứng đáng với hành vi trên. Cuối cùng, để ngăn
chặn và giảm thiểu lượng tin giả lan truyền, trôi nổi trên mạng xã hội, các cá
nhân, tổ chức phải cùng chung tay tạo ra “miễn dịch” tin giả cộng đồng, hạn chế
được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của vấn nạn tin giả đến cuộc sống của
người dân.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:


1. Chính phủ (2013), Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng, truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-
thong-tin/Nghi-dinh-72-2013-ND-CP-quan-ly-cung-cap-su-dung-dich-vu-
Internet-va-thong-tin-tren-mang-201110.aspx
2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng chính sách, pháp luật (2022),
Tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật đang diễn biến rất phức tạp, truy cập từ
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tinh-trang-tan-phat-tin-gia-tin-sai-su-
that-dang-dien-bien-rat-phuc-tap-119220809093329549.htm
3. Bùi Thị Thanh Diệu (2020), “Tin giả và vấn đề đào tạo kiến thức thông tin
trong môi trường giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam – Tài
liệu. 30, tr. 13-18.
4. Trần Vũ Thị Giang Lam (2021), “Hiện tượng tin tức giả, một số phương thức
nhận biết và ngăn chặn”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp – Tài liệu. 2, tr.
102-109.
5. Bùi Thị Diệu Linh, Âu Quang Hiếu (2020), Nhận diện tin giả trong bối cảnh
dịch bệnh Covid-19 của sinh viên trường ĐH Giáo dục, truy cập từ
https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/133525/1/KY_20211023214
341.pdf
6. Hoàng Hà My (2018), Tác động của tin giả (Fake News) trên mạng xã hội đối
với công chúng Việt Nam hiện nay, truy cập từ
https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/69452
7. Trung tâm Tin tức VTV24 (2019), Giả mạo VTV quảng cáo thuốc đông y:
"Treo đầu dê bán thịt chó", truy cập từ https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/gia-mao-
vtv-quang-cao-thuoc-dong-y-treo-dau-de-ban-thit-cho-
20190107121802756.htm

18
8. Võ Thị Hải Yến (2021), Thực trạng tin giả trên mạng xã hội trogn địa dịch
Covid-19, truy cập từ
https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/data/2021/7/HAI_YEN_-
_THUC_TRANG_TIN_GIA_TREN_MANG_XA_HOI_TRONG_DAI_DICH_
COVID_%E2%80%93_19.docx

Tài liệu Tiếng Anh:


9. Allcott và Gentzkow (2017), “Social Media and Fake News in the 2016
Election”, Tạp chí Journal of Economic Perspectives - Tài liệu. 31, tr. 211-236.
10. Chen & Suen (2017), How Fake News Spreads. Knowledge Exchange, truy
cập từ https://www.fbe.hku.hk/ research-digests/how-fake-news-spreads
11. Rocha, de Moura, Desidério, de Oliveira, Lourenço, de Figueiredo Nicolete
(2021), “The impact of fake news on social media and its influence on health
during the COVID-19 pandemic: A systematic review”, Tạp chí Journal of
Public Health – Tài liệu. 31, tr. 1007-1016
12. UNESCO (2005), Development of Information Literacy through School
Libraries in South-East Asian Countries (IFAP Project 461RAS5027), Bangkok,
12p.

19

You might also like