Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

III.

Vai trò của nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi
ích?
“Hài hòa các lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ
thể, trong đó hạn chế mặt mâu thuẫn, khuyến khích mặt thống nhất”.
“Đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế là sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ lợi ích
kinh tế bằng các công cụ giáo dục, pháp luật, hành chính, kinh tế… nhằm hạn chế mâu
thuẫn, tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế”.
Kinh tế thị trường vốn có tính hai mặt; một mặt nó tạo ra sự cạnh tranh, động lực để thúc
đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển; mặt khác nó cũng tiềm ẩn nhiều mặt trái, nảy sinh
nhiều mâu thuẫn và xung đột xã hội. Một trong những nguyên nhân cốt lõi xảy ra những
xung đột này là bắt nguồn từ quan hệ lợi ích kinh tế trong xã hội; nếu mâu thuẫn này diễn
ra căng thẳng quá sẽ kéo theo sự mất ổn định trong chính trị xuất hiện như biểu tình, bãi
công,… Bên cạnh đó, mọi hoạt động có ý thức của con người luôn gắn với những lợi ích
nhất định, một khi con người chưa có sự thống nhất về lợi ích thì chắc chắn sẽ không có
sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Do đó, đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
chính là động lực cho sự phát triển. Và để thực hiện điều đó thì vai trò của nhà nước là vô
cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vai trò của nhà nước
bao gồm:
1. “Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi
ích của các chủ thể kinh tế”.
Hoạt động kinh tế luôn được thực hiện trong một điều kiện môi trường nhất định, môi
trường càng thuận lợi thì hoạt động kinh tế càng có hiệu quả và sẽ tiếp tục được mở rộng.
Thế nhưng để có được môi trường hoạt động kinh tế rộng lớn thuận lợi thì phải được tạo
lập dưới sự điều hành của nhà nước thông qua hành lang pháp lý đó là pháp luật.

 Giữ vững ổn định về chính trị để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền
kinh tế trong nước, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ khi chính trị
được ổn định thì các doanh nghiệp FDI mới có thể yên tâm hoạt động kinh doanh
ở nước ta. Cần xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích
của đất nước, bên cạnh đó phải tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
 Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, đảm
bảo được lợi ích vật chất và tinh thần cho người dân sẽ tạo ra động lực nội sinh
quan trọng của quá trình phát triển.
 Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế; đồng thời tạo nhiều cơ hội việc
làm cho người lao động, có các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp
tư nhân, kinh tế tư nhân - một trong những động lực quan trọng trong phát triển
kinh tế ở nước ta.

2. “Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội”.


Do những xung đột về quan hệ lợi ích kinh tế và tác động của các quy luật thị trường, từ
đó tạo nên sự khác biệt trong thu nhập cũng như mức sống, xuất hiện sự phân hóa giàu
nghèo là một điều tất yếu. Một khi sự phân hóa trong xã hội thái quá sẽ dẫn đến sự căng
thẳng và gây ra xung đột xã hội. Vì vậy nhà nước cần có các chính sách phân phối thu
nhập hợp lí để điều hòa lợi ích kinh tế giữa các chủ thể.

 Chính sách “thuế thu nhập cá nhân”: là chính sách được đề ra với mục đích đánh
thuế những người có thu nhập cao và được nộp vào ngân sách nhà nước. Chính
nhờ chính sách này để điều hòa và phân hóa thu nhập, giúp rút ngắn được khoảng
cách giàu nghèo giữa các tầng lớp với nhau. Và một phần thuế được nhà nước hỗ
trợ cho những người có thu nhập thấp bằng cách thông qua các “quỹ phúc lợi xã
hội”, “quỹ trợ cấp”…
 Chính sách “tiền lương tối thiểu”: là chính sách được nhà nước quy định nhằm bảo
vệ lợi ích cho người lao động, bảo vệ họ tránh khỏi sự bóc lột trước sức ép của thị
trường. Chính sách này tạo ra giúp giảm đi sự nghèo đói, ngừa được sự tranh chấp
giữa người lao động với người sử dụng lao động; từ đó hạn chế ảnh hưởng xấu đến
nền kinh tế.
 Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ để nâng cao thu
nhập cho các chủ thể kinh tế, là những điều kiện vật chất để thực hiện sự công
bằng xã hội trong phân phối.

3. “Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội”.
Khi hoạt động kinh doanh diễn ra, tức từ đó làm xuất hiện các quan hệ lợi ích kinh tế như
quan hệ lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động… Mối quan hệ lợi ích đó
thống nhất với nhau nhưng đôi khi cũng gây ra những xung đột, mâu thuẫn. Chính vì thế
mà nhà nước cần đưa ra chính sách phân phối thu nhập công bằng và hợp lí góp phần
quan trọng vào việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó việc“kiểm soát,
ngăn chặn kịp thời các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã
hội”là hết sức cần thiết.

 Trước tiên nhà nước cần quan tâm, chăm sóc đến đời sống vật chất của người dân,
làm sao phải đạt được mức sống tối thiểu; nhà nước cần thực hiện có hiệu quả các
chính sách xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng các
nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu đãi xã hội. Đẩy
mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
 Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp. Về
nguyên tắc, người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm. Nhà nước
cũng cố gắng tạo điều kiện, giúp đỡ cho mọi người dân hoạt động kinh doanh để
có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ. Khi chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng được cải thiện thì kéo theo nền kinh tế cũng ngày càng được
ổn định và phát triển bền vững hơn.
 Các chủ thể kinh tế - xã hội để có thể nhận thức và hành động một cách đúng đắn
thì yêu cầu phải hiểu biết về“các nguyên tắc phân phối thu nhập của nền kinh tế thị
trường. Và việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết của các
chủ thể kinh tế - xã hội là điều vô cùng cần thiết.”
 Cần xây dựng bộ máy nhà nước liêm chính, có cơ chế kiểm soát thu nhập của mọi
công dân nhằm chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, những việc mà pháp
luật cấm. Nhà nước cần thực hiện một cách công khai và minh bạch mọi cơ chế,
chính sách. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, ngăn chặn các hình thức thu nhập
bất hợp pháp để nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong xã hội.

4. “Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế”.
Mâu thuẫn trong“quan hệ lợi ích kinh tế”là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế - xã hội. Khi có mâu thuẫn phát
sinh nhà nước cần phải nắm bắt và giải quyết kịp thời.

 Cơ quan nhà nước cần thường xuyên quan tâm đến việc phát hiện mâu thuẫn và
chuẩn bị chu đáo các giải pháp để đối phó. Nhà nước đóng vai trò là trọng tài, theo
nguyên tắc phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt
lợi ích của đất nước lên trên hết. Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế cần có
sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.

5. Liên hệ thực tiễn: Nhờ việc phát huy vai trò của nhà nước Việt Nam trong bảo đảm
hài hòa các quan hệ lợi ích mà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, cụ thể trong năm
2023 như sau:
- Việc giữ vững được sự ổn định chính trị đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu hút
được các nhà đầu tư nước ngoài đến và đầu tư vào nước ta. Không những thế kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế Việt Nam từng bước được cải thiện hơn góp phần giúp doanh nghiệp
trong nước ngày càng mở rộng, cùng với đó là các chính sách khuyến khích mở rộng phát
triển doanh nghiệp tư nhân được áp dụng hiệu quả. “Theo thống kê năm 2023, tổng số
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2023 gồm: vốn đăng ký cấp mới,
vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
gần 36,6 tỷ USD (tăng 32,1% so với năm 2022). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực
hiện tại Việt Nam ước đạt 23,18 tỷ USD (tăng 3,5% so với năm 2022). Đây là số vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, năm 2023 cả nước có 217,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và
quay trở lại hoạt động (tăng 4,5% so với năm trước)” - Trích từ báo cáo tình hình kinh tế
- xã hội năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
- Nhà nước ta nhờ việc thực hiện tốt chính sách phân phối thu nhập một cách công bằng
và hợp lí đã góp phần to lớn hạn chế sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và kéo theo nền
kinh tế phát triển và vững mạnh hơn. Việc nhà nước ban hành các chính sách phân phối
đi với đó là có sự tự giác thực hiện nghiêm chỉnh của các chủ thể có liên quan đã tạo ra
nhiều thành công trong công tác quản lí hài hòa quan hệ lợi ích của nhà nước.“Quy mô
GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 430 tỷ
USD). GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu
đồng/người (tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022)” - Trích từ báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
- Chất lượng đời sống của các hộ dân được cải thiện tốt hơn, “công tác an sinh xã hội”
được quan tâm thực hiện kịp thời và thiết thực, người lao động nhận được nhiều cơ hội
việc làm. “Lao động có việc làm tính chung năm 2023, lao động có việc làm là 51,3 triệu
người, tăng 683 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm trước. Theo báo cáo của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 19/12/2023, tổng trị giá tiền và quà
hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 12,3 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến ngày 22/12/2023
Chính phủ cấp xuất tổng số 21,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 1,4 triệu nhân khẩu” - Trích từ
báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của Tổng cục Thống kê.
- Xây dựng bộ máy nhà nước liêm minh và kỷ cương đã nhanh chóng ngăn ngừa cũng
như xử lí kịp thời các hành vi buôn bán hàng lậu, hàng chợ đen, hành giả,...; tạo môi
trường hoạt động thuận lợi cho các chủ thể kinh tế - xã hội. “Trong năm 2023, lực lượng
quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 71.928 vụ (tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2022),
phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm (tăng 19%), chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu
hiệu tội phạm (tăng 37%). Nhờ đó, lực lượng quản lý thị trường đã thu nộp ngân sách nhà
nước trên 501 tỷ đồng (tăng 2,2%)” - Trích trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2023
và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương).

You might also like