Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Trong dài hạn, các hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận kinh tế

bằng không do các yếu tố sau:


-Việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
không có trở ngại đáng kể ngăn cản các hãng mới gia nhập hoặc rời bỏ thị trường. Khi
các hãng hiện tại có lợi nhuận kinh tế dương (lợi nhuận vượt trội hơn mức bình thường),
điều này sẽ thu hút các hãng mới gia nhập thị trường, nguồn cung tăng và giá giảm.
Ngược lại, nếu ngành hàng có lợi nhuận kinh tế âm, các hãng sẽ rút lui, giảm cung hàng
hóa và làm tăng giá bán sản phẩm. Quá trình này tiếp tục cho đến khi lợi nhuận kinh tế
bằng không.
-Không có sức mạnh thị trường: Trong thị trường này phải rất nhiều người mua và người
bán. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường. Chính vì vậy
mà họ không thể tác động tới giá của thị trường được. Tham gia vào thị trường này các
hãng sản xuất là người “chấp nhận giá” sẵn có trên thị trường. Mỗi hãng đều có thể bán
toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá “chấp nhận” đó.
- Giá cả thị trường ổn định: Trong dài hạn, cung và cầu của thị trường điều chỉnh để đạt
được trạng thái cân bằng, nơi mà giá bán bằng với chi phí trung bình tối thiểu của các
hãng. Khi giá bán bằng với chi phí trung bình tối thiểu, các hãng không kiếm được lợi
nhuận kinh tế dương, do đó lợi nhuận kinh tế là bằng không.
-Giá cả bằng chi phí biên: Trong dài hạn, do tính chất cạnh tranh hoàn hảo, giá bán hàng
hóa sẽ điều chỉnh để bằng chi phí biên của việc sản xuất. Khi giá bằng chi phí biên, các
hãng không thể kiếm được lợi nhuận kinh tế vượt trội, chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất và
chi phí cơ hội của vốn đầu tư.
- Cạnh tranh hoàn hảo và tối ưu hóa nguồn lực: Cạnh tranh hoàn hảo đảm bảo rằng các
nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả nhất. Mỗi hãng sản xuất với chi phí thấp nhất
và giá bán phản ánh đúng giá trị thực của sản phẩm. Bất kỳ lợi nhuận kinh tế nào xuất
hiện sẽ nhanh chóng bị cạnh tranh xóa bỏ, dẫn đến tình trạng lợi nhuận kinh tế bằng
không trong dài hạn.
Giả sử ban đầu thị trường cân bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được
đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo thu được lợi nhuận kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các hãng mới gia nhập
ngành này. Hãng sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản
lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi
lên). hãng sẽ điều chỉnh quy mô của mình để có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản lượng
bán giảm đi, theo luật cung do đường cung của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên).
- Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp
-Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản lượng
của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0.
-Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạngthái cân bằng mới được
thiết lập tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng
dài hạn là:
+ Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = LMC
+ Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin

- Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng Vì tại mức giá

- Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản
lượng của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi

You might also like