Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ SỐ 19: CHIẾC LƯỢC NGÀ

BÀI TẬP CHUNG


1. (2.0 ) Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
- (0,5) NG QUANG SÁNG (1932-2014) QUÊ Ở AN GIANG, ĐÃ TỪNG THAM GIA
VÀO 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN
- (0,5) ÔNG CHUYÊN VIẾT CUỘC SỐNG, CHIẾN ĐẤU CỦA NHÂN DÂN NAM BỘ
- HOÀN CẢNH SÁNG TÁC :
+ (0,5) ST NĂM 1966 KHI TÁC GIẢ Ở CHIẾN TRƯỜNG NAM BỘ ,
+ (0,5) ĐÂY LÀ THỜI KỲ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ĐANG Ở GIAI
ĐOẠN ĐẦY GAY GO, THỬ THÁCH
2. (2.0) Nêu và phân tích giá trị nghệ thuật của các tình huống trong tác phẩm ?
- (0,25) TRUYỆN CÓ 2 TÌNH HUỐNG :
+ (0,5) SAU 7-8 NĂM ĐI KHÁNG CHIẾN ÔNG SÁU ĐƯỢC VỀ NHÀ THĂM
CON NHƯNG BÉ THU NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU NHẬN ÔNG LÀ CHA VÌ
TRÊN MẶT ÔNG VẾT SẸO KHIẾN ÔNG KHÔNG GIƠNGS VỚI HÌNH ẢNH
NGƯỜI CHA TRONG TẤM HÌNH . SAU ĐÓ, TẬN LÚC ÔNG ĐI, BÉ MỚI NHẬN
CHA
+ (0,5) KHI ÔNG SÁU VÀO CĂN CỨ, ÔNG LÀM CHIẾC LƯỢC NGÀ NHƯNG
CHƯA KỊP TRAO CHO CON THÌ ÔNG HI SINH
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
+ (0,25) TÌNH HƯỚNG VỪA BÁT NGỜ VỪA HỢP LÝ, TỰ NHIÊN
+ (0,25) TÌNH HUỐNG LÀM NỔI BẬT ĐƯỢC CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM : CA NGỢI
TÌNH CHA CON TRONG HOÀN CẢNH CHIẾN TRANH
+ (0,25) TÌNH HUỐNG LÀM NỎI BẬT TÍNH CÁCH CÁC NHÂN VẬT
3. (2.5) Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có
tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện? Nêu
những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?
- (0,5) TRUYỆN KỂ THEO LỜI TRẦN THUẬT CỦA BÁC BA – NGÔI THỨ NHÂT S
- CÁCH CHỌN NGÔI KỂ RẤT CÓ HIỆU QUẢ :
(0,5) + LÀM CHO CÂU CHUYỆN THÊM CHÂN THỰC
(0,5) + BỘC LỘ ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA NHÂN VẬT TRƯỚC NHỮNG SỰ KIỆN
TRONG TRUYỆN
- NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC :
(0,25) + TÌNH HUÔGNS TRUYỆN BẤT NGỜ, ĐỘC ĐÁO VÀ ĐẶC SẮC
(0,25) + NHÂN VẬT CÓ TÍNH CÁCH RÕ RÀNG : BÉ THU VỪA NGÂY THƠ,
VỪA BƯỚNG BỈNH , CÓ TÌNH YÊU CHA RẤT MÃNH LIỆT. ÔNG SÁU LÀ NG
CHA YÊU THƯƠNG CON SÂU SẮC
(0,25) + LỰA CHỌN CÁC CHI TIẾT TIÊU BIỂU , ĐẶC SẮC, ĐẶC SẮC NHẤT
LÀ CHI TIẾT CHIẾC LƯỢC NGÀ
(0,25) + NGÔN NGỮ TRUYỆN SINH ĐÔNBGJ, ĐẬM MÀU SẮC NAM BỘ
4. (2Đ) Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những
chi tiết, sự việc nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn người cán bộ cách
mạng ấy?
- TÌNH CẢM SÂU NẶNG VÀ CAO ĐẸP CỦA ÔNG SÁU ĐỐI VỚI CON ĐÃ ĐƯỢC
THỂ HIỆN QUA NHỮNG CHI TIẾT, SỰ VIỆC
0,25 + LÚC MỚI VỀ ĐẾN NHÀ: NHÌN THẤY BÉ THU ÔNG NHẢY THÓT TỪ
XUỐNG LÊN BỜ
0,25 + 3 NGÀY ÔNG KHÔNG ĐI ĐÂU XA, CHỈ MONG ĐƯỢC Ơ GẦN CON , CỐ
TÌM CÁCH CHĂM SÓC CHO CON
0,25 + KHI CHIA TAY , ÔNG RẤT BUỒN VÌ LÚC ĐẦU BÉ THU KHÔNG NHẬN
MÌNH ; KHI BÉ GỌI BA, ÔNG VÔ CÙNG HẠNH PHÚC, ĐẾN MỨC RƠI NƯỚC
MẮT
0,25 + KHI VÀO CĂN CỨ, ÔNG LUÔN DAY DỨT VÌ ĐÃ ĐÁNH CON
0,25 + ÔNG LÀM CHIẾC LƯỢC NGÀ CẨN TRỌNG, TỈ MỈ, MONG MỎI ĐƯỢC
TRAO CHIẾC LƯỢC CHO CON
0,25 + TRƯỚC KHI NHẮM MẮT, ÔNG ĐÃ CỐ HẾT SỨC TÀN ĐỂ TRAO GỬI
CHIẾC LƯỢC CHO ÔNG BA
- 0,5 ĐIỀU ĐÓ ĐÃ BỘC LỘ THÊM NÉT ĐẸP CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG CON VÔ
BẾN Ở NGƯỜI CÁCH MANG NÀY
5. (1,5) Thái độ và hành động của bé Thu đối với ba rất trái ngược trong những ngày đầu
khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi, nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân
vật. Em hãy giải thích điều đó.
THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BÉ THU ĐỐI VỚI BA RẤT TRÁI NGƯỢC TRONG
NHỮNG NGÀY ĐẦU KHI ÔNG SÁU VỀ THĂM NHÀ VÀ LÚC ÔNG SẮP RA ĐI,
NHƯNG VẪN NHẤT QUÁN TRONG TÍNH CÁCH CỦA NHÂN VẬT, VÌ:
- (0,5) KHI THẤY ÔNG SÁU MẶT MŨI BIẾN DẠNG , KHÁC HẲN VỚI HÌNH ẢNH
BÉ QUEN THUỘC TRONG ẢNH , BÉ PHẢN ỨNG KHÔNG NHẬN ÔNG SÁU VÌ
BÉ YÊU THƯƠNG VÀ TRUGN THÀNH VỚI NGƯỜI CHA TROGN TẤM HÌNH
- (0,5) KHI ĐÃ HIỂU MỌI CHUYỆN , BÉ SẴN SÀNG GẠT MỌI E NGẠI ĐỂ ĐƯỢC
GOIJ CHA, ĐỂ ĐƯỢC ÔM LÂY NG CHA BÉ YÊU TƯƠNG MÃNH LIỆT .
 (0,5) CẢ 2 SỰ VIỆC NÀY ĐỀU CHO THẤY THU LÀ MỘT ĐỨA TRẺ TÍNH
CÁCH MÃNH LIỆT, RÕ RÀNG VÀ YÊU THƯƠNG CHA VÔ CÙNG
.
6. Viết 1 đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch nêu cảm nhận của em về tình cảm
cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Trong đoạn văn có một
câu có thành phần phụ chú và một câu rút gọn(gạch dưới thành phần phụ chú và câu rút gọn
đó)
ĐỀ 1:
Cho đoạn trích sau:
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi
vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau
đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.
Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có 3 ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé
không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé,
nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi…
a. (1đ) Tại sao bé Thu không nhận ra cha mình?
- Bé Thu chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh đã không nhận ra anh là cha đẻ của mình
- Bé Thu hoảng sợ bỏ chạy vì ông Sáu có vết sẹo dài trên má “giần giật ửng đỏ” mỗi khi xúc
động, không giống tấm hình mà anh chụp chung với mẹ của bé
b. (1đ)Tìm các thành phần biệt lập trong đoạn văn trên?
- Thành phần tình thái: chẳng bao giờ
- Cảm thán:
- Gọi đáp: Má! Má!
c. (1đ) Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên và phân tích giá trị nghệ thuật của
biện pháp ấy?
- Biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn là: "hai tay buông xuống như bị gãy"
- Tác dụng: nhấn mạnh trạng thái hụt hẫng, nỗi đau khổ vô cùng của ông Sáu => nỗi đau tinh
thần đã trở thành nỗi đau thể chất, không thể ngờ được hy vọng vào giây phút mà cha con hội
ngộ lại tan vỡ
d. (3đ) Tìm các phép liên kết và lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên?
- Phép liên kết (2đ):
+ LK nội dung (1):
 (0.5)Liên kết chủ đề: các đoạn văn phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu trong
đoạn cũng phải nói về chủ đề chung của đoạn văn: bé Thu không chịu nhận cha và sự
đau đớn của ông Sáu
 (0.5)Liên kết logic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự
hợp lý: Trở về nhà => con bé không nhận cha / Trong 3 ngày ở nhà => nỗ lực để con
bé nhận ra cha => thất bại
+ LK hình thức (1):
 Phép lặp: "con bé - anh - con"
 Phép nối: "Nhưng", "Vì đường xa"
 Phép thế: "con bé - nó"
- Lời dẫn tt (1đ): "Má! Má!"
e. (0,5đ) Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau. Chỉ ra kiểu câu của câu văn phân loại
theo cấu trúc ngữ pháp và theo mục đích nói.
Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông
thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy
=> câu ghép + câu trần thuật
f. Viết 1 đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu quy nạp phân tích tâm trạng của ông Sáu trong
những ngày ở nhà với con, mong con nhận mình là ba mà bé Thu không chịu nhận. Trong
đoạn văn có một từ láy toàn phần và một câu ghép có quan hệ tăng tiến (gạch dưới từ láy
toàn phần và câu ghép có quan hệ tăng tiến đó)
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu nhân vật ông Sáu và hoàn cảnh éo le trong những ngày ở nhà với con.
- Nêu vấn đề: Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong những ngày ở nhà với con, mong con
nhận mình là ba mà bé Thu không chịu nhận.
II. Thân đoạn:
1. Nỗi niềm mong mỏi được gặp con và niềm vui đoàn tụ ngắn ngủi:
- Sau tám năm xa cách, ông Sáu trở về nhà với niềm mong mỏi được gặp con, bù đắp cho
con những tháng ngày thiếu thốn tình cha.
- Quá xúc động và nhớ con, chất giọng run run cùng khuôn mặt với vết sẹo đỏ bừng giật giật
theo từng cơn xúc động.
2. Nỗi buồn tủi và thất vọng khi bé Thu không nhận mình là ba:
- Phản ứng của bé Thu lần đầu gặp mặt: "giật mình tròn mắt nhìn", "ngơ ngác, lạ lùng", tái
mặt, chạy vụt đi vừa chạy vừa kêu thét lên đầy sợ hãi "Má! Má!".
→ Điều đó khiến ông đau đớn, chua xót không thôi, "mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống
như bị gãy", bất lực, thất vọng đến cùng cực của một người cha bị từ chối phũ phàng, đau
đớn.
- Trong những ngày nghỉ phép:
+ Bé Thu hờ hững, xa lánh, thậm chí còn tỏ thái độ hờn dỗi, gắt gỏng, từ chối mọi hành động
quan tâm của ông Sáu.
+ Nỗi buồn như ngưng đọng trong ánh mắt của ông Sáu mỗi khi nhìn con.
+ Sự im lặng của bé Thu như một lưỡi dao cứa vào tim ông.
+ Ông Sáu cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, nhưng càng tìm hiểu, ông càng thêm đau đớn.
+ Nỗi đau đơn của ông Sáu như vỡ òa khi ông nghe bé Thu gọi "ba" nhưng tiếng gọi ấy lại
dành cho người ông lính khác.
3. Nỗ lực hàn gắn tình cảm với con và sự thất bại cay đắng:
- Luôn kiên trì, nhẫn nại chờ đợi sự hồi đáp của bé Thu bằng những cử chỉ săn sóc đầy yêu
thương: “lúc nào cũng vỗ về con”
- Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, bé chỉ nói trống không “Vô ăn cơm, cơm chín rồi” => chỉ
biết cười gượng gạo vì buồn mà không thể khóc.
- Khi bé nói trống không nhờ anh Sáu chắt nước cơm, anh Sáu vờ như không nghe thấy với
mong mỏi nó gọi tiếng ba nhưng nó tự loay hoay làm mà không cần anh Sáu giúp đỡ.
- Trong bữa cơm, anh Sáu gặp cho nó miếng trứng cá ngon nhất nhưng nó đã dùng đũa hất
ra, quá cáu giận, anh Sáu đã vung tay đánh nó. Những tưởng nó sẽ khóc nhưng không, nó im
lặng, gắp miếng trứng cá bỏ lại bát rồi bỏ đi sang ngoại → anh Sáu vô cùng buồn bã và ăn
năn.
III. Kết đoạn:
- Khẳng định tâm trạng đau đớn, tủi nhục và thất vọng của ông Sáu trong những ngày ở nhà
với con.
- Nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, đồng thời thể hiện sự
xót thương cho số phận của những đứa trẻ mồ côi cha trong chiến tranh.
Bài 2: Cho đoạn trích sau:
.. Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ
chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi
mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ
lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến
thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và x é cả ruột gan mọi người, nghe thật
xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra
từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thốt lên và dang
hai tay ôm chặt lấy cô ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
(“Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam)
a. (1đ) Hãy cho biết tại sao bé Thu lại bất ngờ thay đổi thái độ, nhận ông Sáu là cha
khi ông chuẩn bị lên đường?
Bé Thu lại bất ngờ thay đổi thái độ, nhận ông Sáu là cha khi ông chuẩn bị lên đường, vì:
- Con bé sang nhà bà ngoại => nghe bà ngoại giải thích => hiểu nguyên nhân của
vết sẹo trên mặt cha khiến nó tưởng lầm rằng đó là người đàn ông khác
- Thu yêu thương cha vô cùng => e dè, ngại ngần, ân hận vì những chuyện đã làm
với cha => gạt mọi e ngại, muốn bộc lộ tình cảm của mình với cha trước khi cha
chuẩn bị lên đường
b. (2đ) Chỉ ra các thành phần tình thái và các câu đặc biệt trong đoạn văn trên
c. (1đ) Chỉ ra 1 biện pháp tu từ trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp đó.
- Biện pháp so sánh "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi
người, nghe thật xót xa"
- Tác dụng: nhấn mạnh vào giá trị của tiếng thét => tiếng gọi dồn tụ bao nhiêu tình cảm
yêu thương, trân trọng, nhớ mong của 8 năm trời xa cách, mong mỏi tình cha => tiếng
gọi vỡ tung từ đáy lòng bé Thu khiến mọi người đều xúc động => từ đó ca ngợi tình
cảm cha con sâu nặng
d. (1đ) Câu văn Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy
lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo ngữ pháp và mục
đích nói? .
e. (2đ)Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Nêu cảm nhận của em về tâm
trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ.
- Đôi mắt của anh Sáu và bé Thu (0.5)
- Cảm nhận (1.5)
+ Anh Sáu: Đôi mắt trìu mến, hết sức yếu thương con, muốn ôm lấy con trước khi đi (0.5) +
nó cũng rất buồn rầu vì bé Thu không nhận ra anh là cha (0.5)
+ Bé Thu: ăn năn, hối hận vì những chuyện đã làm nên không dám lại gần ba (0.25), muốn
chạy vào lòng ôm ba. (0.25)
f. (1đ)Ngoài lần miêu tả ở đoạn này, tác giả còn 1 lần nữa tả lại cái nhìn đầy ám ảnh của
ông Sáu "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn
tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh
thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh." Theo em, cái nhìn lần thứ 2 này ẩn chứa điều gì
khiến ông Ba không thể quên được?
Cái nhìn thứ hai của ông Sáu ẩn chứa nhiều điều:
- Nỗi đau đớn, bất lực của một người cha biết là không thể gặp con mình được nữa
- Như một lời trăng trối cuối cùng, gửi trao niềm hy vọng, sự tin cậy vào người bạn của mình
sẽ trao được chiếc lược ngà cho con gái
- Sự gửi trao tình cảm và trách nhiệm cho người bạn thân của mình với sự cầu khẩn và tin
cậy
- Ánh mắt không bao giờ chết cũng giống như tình cha con bất diệt, không bao giờ có thể
huỷ diệt được

You might also like