Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ÔN KIỂM TRA GIỮA KÌ HKII LỚP 12 NĂM 2023-2024

BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA


Câu 1. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do
A. công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ. B. cấu trúc dân số trẻ.
C. qui mô dân số đông. D. tuổi thọ trung bình tăng.
Câu 2. Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến
A. các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư.
B. các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp.
C. vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo.
D. các vùng có kinh tế phát triển.
Câu 3. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
B. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư.
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.
Câu 4. Gia tăng dân số được tính bằng
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. B. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. D. tỉ suất gia tăng tự nhiên cộng với xuất cư.
Câu 5.Tình trạng di dân tự do trong những năm gần đây dẫn đến
A. bổ sung nguồn lao động kịp thời cho các vùng thưa dân.
B. suy giảm các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,
C. khai thác hiệu quả tài nguyên đất.
D. phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước.
Câu 6. Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do
A. kinh tế xã hội chưa phát triển. B. khí hậu phân hoá theo độ cao.
C. thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp. D. tài nguyên đất, nước bị hạn chế.
Câu 7. Cần giảm tỉ lệ tăng dân số ở nước ta là vì
A. kinh tế chưa phát triển. B. phân bố dân cư không đều.
C. kết cấu dân số trẻ và dân số đông. D. nhiều thành phần dân tộc.
Câu 8. Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng,
ven biển
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. hạ tầng cơ sở phát triển mạnh. D. lối sống văn minh đô thị.
Câu 9. Nhận định không đúng về đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
A. tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng và ven biển. B. thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
C. sống chủ yếu ở vùng nông thôn. D. tỉ lệ dân số thành thị cao hơn nông thôn.
Câu 10. Biểu hiện không phản ánh được sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng ở nước
ta hiện nay
A. đồng bằng với miền núi và cao nguyên. B. thành thị và nông-thôn.
C. trong một vùng kinh tế. D. miền Bắc với miên Nam.
Câu 11. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung.
B. đồng bằng sông cửu Long. D. Đông Nam Bộ.
Câu 12. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.
Câu 13. Mục đích phần bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm
A. sử dụng hợp lí nguồn lao động, khai thác tốt tiềm năng mỗi vùng.
B. nâng cao tỉ lệ dân số thành thị.
C. giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
D. góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.
Câu 14. Dân cư nông thôn ở nước ta tập trung chủ yếu ở
A. các vùng cửa sông. C. đồng bằng phù sa châu thổ.
B. dọc theo các con sông lớn. D. các vùng ven biển.
Câu 15. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm
A. hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
Câu 16. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến
A. việc phát triển giáo dục và y tế. B. khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. vấn đề giải quyết việc làm. D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 17. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ
A. góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
B. có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện.
C. khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.
D. góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh.
Câu 18. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do
A. loài người định cư khá sớm.
B. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.
Câu 19. Nguyên nhân lớn nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực
hiện
A. công tác kế hoạch hóa gia đình. B. việc giáo dục dân số.
C. pháp lệnh dân số. D. chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Câu 20. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là làm
A. ô nhiễm môi trường. B. cạn kiệt tài nguyên.
C. giảm GDP bình quân đầu người. D. giảm tốc độ phát triển kinh tế
BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
Câu 1. Hạn chế nào không đúng của nguồn lao động nước ta?
A. Có trình độ cao còn ít. B. Thiếu tác phong công nghiệp.
C. Năng suất lao động chưa cao. D. Phân bố hợp lí giữa các vùng.
Câu 2. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu
do
A. năng suất lao động nâng cao.
B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.
C. tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và quá trình đổi mới.
D. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 3. Nhận định nào không chính xác về chất lượng nguồn lao động nước ta?
A. Cần cù, sáng tạo.
B. Chất lượng nguồn lao động cao.
C. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
D. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 4. Nhận định nào không chính xác của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Có chất lượng ngày càng nâng cao.
B. Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn mỏng.
C. Lao động có trình độ tập trung ở các thành phố lớn.
D. Chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Câu 5. Việc tập trung lao động trình độ cao ở các thành phố lớn gây khó khăn gì?
A. Việc bố trí, sắp xếp việc làm.
B. Phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao.
C. Thiếu lao động có trình độ ở miền núi, trung du.
D. Thiếu lao động tay chân cho các ngành cần nhiều lao động.
Câu 6. Quỹ thời gian lao động chưa tận dụng triệt để là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở các xí
nghiệp
A. tư nhân. B. quốc doanh. C. liên doanh. D. có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 7. Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
A. Dồi dào, tăng khá nhanh. B. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.
C. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất. D. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.
Câu 8. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là
A. mở các trường dạy nghề, xuất khẩu lao động.
B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.
C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, cần nhiều lao động.
D. xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động của nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
B. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
C. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 10. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo xu hướng
A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước.
B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng.
D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 11. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo xu hướng
A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ.
B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
C. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng.
Câu 12. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động không phải là
A. góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm.
C. nâng cao thu nhập cho người lao động. D. nâng cao tay nghề cho người lao động.
Câu 13. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ.
Câu 14. Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
A. khu vực I giảm, khu vực II tăng, khu vực III tăng.
B. khu vực I giảm, khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng.
C. khu vực I không thay đổi, khu vực II tăng, khu vực III giảm.
D. khu vực I tăng, khu vực II giảm, khu vục III tăng.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật phân bố tương đối đều.
C. Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng tăng.
D. Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp.
Câu 16. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực
khác vì
A. khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
B. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
C. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu 17. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ
A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.
Câu 18. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn
A. đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
B. thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
C. coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.
D. phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.
Câu 19. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì
A. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
C. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
Câu 20. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ
A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.
C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Câu 21. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng có tác dụng
A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.
B. gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.
C. tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
D. giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.
Câu 22. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 23. Khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của
nước ta là
A. ngư nghiệp. B. xây dựng. C. quốc doanh. D. có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 24. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là
A. nông, lâm nghiệp. B. thuỷ sản. C. công nghiệp. D. xây dựng.
Câu 25. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ
A. có điều kiện phát triển các ngành công nghệ cao. B. khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.
C. có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ. D. giải quyết nhu cầu việc làm ở các đô thị.
BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA
Câu 1. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là
A. trình độ đô thị hóa thấp. B. tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.
Câu 2. Vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay là
A. đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. duyên hải miền Trung.
Câu 3. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?
A. Có dân số đông nhất cả nước. B. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.
C. Số lượng đô thị nhiều nhất cả nước. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao nhất cả nước.
Câu 4. Tại sao từ năm 1965 đến năm 1972, quá trình đô thị hóa ở nước ta bị chững lại ?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm. B. Chính sách thu hút dân thành thị về nông thôn.
C. Các đô thị bị chiến tranh phá hoại. D. Chính sách hạn chế di dân tự phát đến thành thị.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải là tác động của quá trình đô thị hóa tới nền kinh tế nước
ta?
A. Tạo thêm việc làm cho người lao động. B. Tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số. D. Tỉ lệ dân cư thành thị tăng nhanh.
Câu 6. Tỉ lệ dân số đô thị hiện nay chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ
A. nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều lao động.
B. điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện đáng kể.
C. hầu hết các đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.
Câu 7. Các đô thị ở Việt Nam phân bố như thế nào?
A. Chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển.
B. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Bắc.
C. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Nam.
D. Mạng lưới đô thị phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.
Câu 8. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa đến nền kinh tế nước ta là
A. giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. B. đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tăng nhanh thu nhập cho người dân. D. tạo ra thị trường có sức cạnh tranh lớn.
Câu 9. Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?
A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt. B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.
C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp. D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.
Câu 10. Đây là biểu hiện cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp.
A. Cả nước chỉ có 2 đô thị đặc biệt. B. Không có một đô thị nào có trên 10 triệu dân.
C. Dân thành thị mới chiếm có 27% dân số. D. Quá trình đô thị hoá không đều giữa các vùng.
BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
Câu 1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ năm 1990 đến nay, nhóm cây chiếm tỉ
trọng lớn nhất là
A. cây lương thực. B. cây ăn quả. C. cây công nghiệp. D. cây rau đậu.
Câu 2. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng sản phẩm không qua giết mổ.
C. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
D. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
Câu 3. Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là
A. giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp.
B. tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm, giảm tỉ trọng ngành trồng
cây ăn quả.
C. giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm.
D. tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa.
Câu 4. Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là
A. khí hậu và nguồn nước. B. lực lượng lao động.
C. cơ sở vật chất - kĩ thuật. D. hệ thống đất trồng.
Câu 5. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải
A. tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.
B. khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.
Câu 6. Đối tượng lao động trong sản xuất nông nghiệp nước ta là
A. đất đai và nguồn nước. B. cây trồng, vật nuôi.
C. cơ sở vật chất kĩ thuật. D. đất đai và khí hậu.
Câu 7. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta
A. nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.
B. là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
C. góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.
D. góp phần cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Câu 8. Trong các loại cây trồng dưới đây, cây nào là cây trồng chủ yếu ở trung du miền núi?
A. Cây lương thực. B. Cây rau đậu.
C. Cây ăn quả. D. Cây công nghiệp lâu năm.
Câu 9. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta
A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
C. mở rộng diện tích canh tác. D. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
Câu 10. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 11. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh. B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. D. mở rộng diện tích canh tác.
Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng mạnh nhất
trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là do
A. đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp chủ lực: cà phê, điều, hồ tiêu,…
B. tỉ trọng giá trị sản xuất các cây công nghiệp khác giảm.
C. đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp hàng năm.
D. thuận lợi về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá bắc – nam.
Câu 13. Ở nước ta trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây
công nghiệp hằng năm cho nên
A. cơ cấu diện tích cây công nghiệp mất cân đối trầm trọng.
B. sản phẩm cây công nghiệp hằng năm không đáp ứng được yêu cầu.
C. cây công nghiệp hằng năm có vai trò không đáng kể trong nông nghiệp.
D. sự phân bố trong sản xuất cây công nghiệp có nhiều thay đổi.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. công nghiệp chế biến chưa phát triển. B. chậm thay đổi giống cây trồng.
C. thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 15. Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công
nghiệp ngắn ngày nhờ
A. có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.
B. có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.
C. nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.
D. có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
BÀI 24. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Câu 1. Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp?
A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. B. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm.
C. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới. D. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.
Câu 2. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng
A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Cà Mau.
Câu 3. Nghề nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng rất phát triển ở tỉnh
A. Đồng Tháp. B. Cà Mau. C. Kiên Giang. D. An Giang.
Câu 4. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 5. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản
A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
Câu 6. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, đặc biệt là ở
A. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. B. đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng sông Hồng và Đ/bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ và Đ/bằng sông Cửu
Long.
Câu 7. Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là
A. thiếu lực lượng lao động. B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm. D. không có phương tiện đánh bắt.
Câu 8. Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết đó là
A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới.
B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân.
D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.
Câu 9. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là
A. Hải Phòng- Quảng Ninh. B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu. D. Kiên Giang- Cà Mau
Câu 10. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản là
A. đồng bằng sông Hồng. B. đồng bằng sông Cửu Long.
C. duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.
Câu 11. Nhà Nước chú trọng đánh bắt xa bờ không phải vì
A. nguồn lợi thùy sản ngày càng cạn kiệt. B. ô nhiễm môi trường ven biển ngày càng trầm trọng.
C. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân. D. điều kiện đánh bắt dể dàng, vốn đầu tư thấp.
Câu 12. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có
A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
C. nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt. D. phương tiện đánh bắt hiện đại.
Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng với nguồn lợi hải sản của vùng biển nước ta?
A. Có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế.
B. Có 1467 loài giáp xác, trong đó có hơn 200 loài tôm.
C. Nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.
D. Có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp...
Câu 14. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.
B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.
C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.
D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.
Câu 15. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là
A. kênh rạch. B. đầm phá. C. ao hồ. D. sông suối.
Câu 16. Nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế ở nước ta là
A. bãi biển, đầm phá. B. các cánh rừng ngập mặn.
C. sông suối, kênh rạch. D. hải đảo có các rạn đá.
Câu 17. Nơi thuận lợi dể nuôi cá, tôm nước ngọt ở nước ta là
A. rừng ngập mặn. B. đầm phá. C. ao hồ. D. bãi triều.
Câu 18. Hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Bến Tre và Tiền Giang. B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. An Giang và Đồng Tháp. D. Cà Mau và Bạc Liêu.
Câu 19. Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Câu 20. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho
nên
A. lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.
B. lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
C. việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.
D. rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.
Câu 21. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là
A. tạo sự đa dạng sinh học. B. điều hoà nguồn nước của các sông.
C. điều hoà khí hậu, chắn gió bão. D. cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Câu 22. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. rừng phòng hộ. B. rừng đặc dụng. C. rừng sản xuất. D. rừng trồng.
Câu 23. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh
A. Lâm Đồng. B. Đồng Nai. C. Ninh Bình. D. Thừa Thiên - Huế.
Câu 24. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm
A. rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng.
B. mỗi năm trồng được khoãng 0,2 triệu ha.
C. rừng trồng luôn lớn hơn rừng bị phá.
D. rừng mới trồng nhiều loại gổ quý.
Câu 25. Loại nào sau đây không được xếp vào loại rừng phòng hộ?
A. Rừng đầu nguồn. B. Vườn quốc gia.
C. Rừng chắn sóng ven biển. D. Rừng chắn cát bay.

You might also like