Chương 5. Mô hình ra quyết định

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

4/4/2024

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

NỘI DUNG CHƯƠNG 5

1. Quy trình ra quyết định


2. Phân loại môi trường ra quyết định
3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro
4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn

1
4/4/2024

1. Quy trình ra quyết định

Công ty đang xem xét có nên


mở rộng quy mô sản xuất khi
nhận được 02 phương án sau:
- Xây dựng hai nhà máy nhỏ
- Xây dựng một nhà máy lớn
Lợi nhuận kỳ vọng cho cả hai
phương án trên như sau:

Phương án Lợi nhuận


Xây dựng nhà máy lớn $ 200,000

Xây dựng hai nhà máy nhỏ $ 100,000

2. Phân loại môi trường ra quyết định

Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn:


- Người ra quyết định biết chắc chắn kết quả của mỗi phương án.
- Phương án lựa chọn: làm cực đại lợi nhuận hay cực tiểu thiệt hại
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro:
- Người ra quyết định biết xác suất xảy ra của mỗi trạng thái và cố gắng làm
cực đại kỳ vọng lợi nhuận của mình.
Trong môi trường này, người ta thường sử dụng hai tiêu chuẩn:
- Cực đại giá trị kỳ vọng tính bằng tiền Max(Expected Monetary Value-EMV)
- Cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng Min(Expected opportunity Loss – EOL)
Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn:
- Người ra quyết định không biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái.
- Khi đó, phải giả định xác suất có thể xảy ra. VD:

2
4/4/2024

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

- Người ra quyết định biết xác suất xảy ra của mỗi trạng thái và cố gắng làm
cực đại kỳ vọng lợi nhuận của mình.
Người ta thường sử dụng hai tiêu chuẩn để ra quyết định:
- Cực đại: giá trị kỳ vọng tính bằng tiền Max(Expected Monetary Value-EMV)
- Cực tiểu: thiệt hại cơ hội kỳ vọng Min(Expected opportunity Loss – EOL)

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro


Cực đại giá trị kỳ vọng tính bằng tiền Max(Expected Monetary Value-EMV):

VD1: Tính giá trị kỳ vọng tính bằng tiền và chọn phương án:

3
4/4/2024

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

Nếu dùng tiêu chuẩn Max EMV, ta nên chọn phương án thứ hai:
Xây dựng hai nhà máy nhỏ.

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro


Cực tiểu thiệt hại cơ hội kỳ vọng (EOL):
Là lợi ích đã bỏ qua do quyết định không chọn phương án tốt nhất ứng với mỗi
trạng thái.
Thiệt hại cơ hội là sự khác biệt giữa lợi ích tối đa (giá trị lớn nhất) và lợi ích
thực sự nhận được.
Khi tính thiệt hại cơ hội ta lưu ý rằng giá trị thiệt hại nên được biểu diễn thành
giá trị dương để tiện việc tính toán sau này.
VD: Tính thiệt hại cơ hội kỳ vọng và chọn phương án:

4
4/4/2024

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

Nếu dùng tiêu chuẩn Min EOL, ta nên chọn phương án thứ hai:
Xây dựng hai nhà máy nhỏ.

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro. Bài tập 1

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Sử dụng hai tiêu chuẩn:


- Cực đại: giá trị kỳ vọng tính bằng tiền Max(Expected Monetary Value-EMV)
- Cực tiểu: thiệt hại cơ hội kỳ vọng Min(Expected opportunity Loss – EOL)
Bạn tư vấn cho Ban giám đốc Công ty nên lựa chọn phương án nào?

5
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện thông tin hoàn hảo

Công ty nhận được đề nghị từ công ty tư vấn:


- Công ty tư vấn sẽ nghiên cứu thị trường để cung cấp cho Công ty biết chắc
chắn khi nào thị trường sẽ thuận lợi hoặc không thuận lợi.
- Thông tin này sẽ giúp Công ty tránh phạm phải sai lầm dẫn đến thiệt hại.
- Ngược lại Công ty phải trả số tiền là $65.000 cho công ty tư vấn.
Nếu là GĐ Công ty, bạn sẽ quyết định thế nào? Không chấp nhận đề nghị của
công ty tư vấn hoặc nếu chấp nhận thì đồng ý trả đến giá nào?
Để trả lời câu hỏi này, ta cần một xác định giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn
hảo.
Quá trình gồm hai bước:
Bước 1: Xác định giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo (Expected Value With
Perfect Information - EVWPI) = Giá trị kỳ vọng của các trị lợi nhuận cực đại
Bước 2: Tính giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo (Expected Value of
Perfect Information - EVPI)
EVPI = Giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo - Max (EMV)

4. Ra quyết định trong điều kiện thông tin hoàn hảo. Ví dụ:

Bước 1: Xác định giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo
Xác định giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo cho mỗi trạng thái:
Khi thị trường thuận lợi, lợi nhuận cực đại là 200,000 (xác suất là 0.5)
Khi thị trường không thuận lợi, lợi nhuận cực đại là 0 (xác suất là 0.5)
Khi đó, giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo là: 0.5 (200.000) + 0.5 (0) = 100.000
Công ty hy vọng sẽ nhận được nhiều nhất là 100.000 với thông tin hoàn hảo.
Bước 2: tính giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo (EVPI)
EVPI = Giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo - Max (EMV)
Vì Max (EMV) là 40.000 (đã tính ở VD1), nên ta có:
EVPI = 100.000 – 40.000 = 60.000
Vậy, công ty sẽ trả tối đa là 60.000 để có thông tin hoàn hảo để ra quyết định.

6
4/4/2024

3. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro. Bài tập 2

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Nếu Ban giám đốc Công ty thuê Công ty tư vấn để chọn phương án thì mức
phí tư vấn mà nên Công ty trả tối đa là bao nhiêu?

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn

Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn tức là các dữ kiện xác suất
không có sẵn.
Có thể dùng các tiêu chuẩn sau:
- Maximax
- Maximin
- Đồng đều ngẫu nhiên (Equally likely)
- Tiêu chuẩn hiện thực (Criterion of realism)
- Minimax

7
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn

1- Maximax
Tiêu chuẩn maximax giúp ta tìm được phương án làm cực đại những lợi nhuận
lớn nhất so sánh với những phương án khác.
Tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn lạc quan.

Maximax = 200.000$: Xây 01 nhà máy lớn.

Ví dụ: Maximax

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:
Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0
Sử dụng tiêu chuẩn Maximax, bạn sẽ chọn phương án nào?

8
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn


2- Maximin
Đây là tiêu chuẩn để chọn phương án có thiệt hại ít nhất,
Tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn bi quan.

Maximin = 0$: Không làm gì

Ví dụ: Maximin

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Sử dụng tiêu chuẩn Maximin, bạn sẽ chọn phương án nào?

9
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn


3- Đồng đều ngẫu nhiên (Equally likely/Laplace)
Tiêu chuẩn đồng đều ngẫu nhiên (còn gọi là tiêu chuẩn Laplace) là tiêu chuẩn
đi tìm phương án làm cực đại giá trị trung bình các lợi nhuận.

Chọn xây 2 nhà máy nhỏ

Ví dụ: Đồng đều ngẫu nhiên (Equally likely/Laplace)

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Sử dụng tiêu chuẩn Đồng đều ngẫu nhiên, bạn sẽ chọn phương án nào?

10
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn


4- Tiêu chuẩn hiện thực (Tiêu chuẩn Hurwitz)
Tiêu chuẩn hiện thực sử dụng phương pháp trung bình có trọng số
(Hurwitz) = α (cực đại trong từng hàng) + (1 - α ) (cực tiểu trong từng hàng)
Nếu chọn α = 0.8 cho thí dụ trên, ta có:

Chọn xây 01 nhà máy lớn

Ví dụ: Tiêu chuẩn hiện thực (Tiêu chuẩn Hurwitz)

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Sử dụng tiêu chuẩn Tiêu chuẩn hiện thực (Tiêu chuẩn Hurwitz), với α = 0.7
cho thí dụ trên bạn sẽ chọn phương án nào?

11
4/4/2024

4. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn


5- Minimax
Tiêu chuẩn Minimax dựa trên những giá trị thiệt hại cơ hội

Chọn xây 02 nhà máy nhỏ

Ví dụ: Minimax

Do nhu cầu mở rộng SXKD, Phòng dự án đầu tư Công ty đã nghiên cứu và đề


xuất Ban giám đốc Công ty phương án xây dựng 01 nhà máy mới tại Hà Nội
hoặc Bắc Ninh. Các phương án được đề xuất cụ thể như sau:

Xác suất
Phương án Thuận lợi Không thuận lợi
0.55 0.45
Xây dựng tại Hà Nội 5000 -4000
Xây dựng tại Bắc Ninh 5500 -5000
Không đầu tư 0 0

Sử dụng tiêu chuẩn Minimax cho thí dụ trên bạn sẽ chọn phương án nào?

12

You might also like