Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

I, Khái niệm E-logistics và sự hình thành E-logistics

1, Khái niệm E-logistics


E-logistics là viết tắt của electric logistics, hay logistics điện tử, là một hình thức logistics
được chuyển đổi số để phục vụ ngành thương mại điện tử. Về bản chất, e-logistics chính là
hoạt động logistics được áp dụng các công nghệ số để tương thích với các hoạt động trao đổi,
mua bán của doanh nghiệp và người mua trong thương mại điện tử, đồng thời đẩy nhanh quá
trình hậu cần cho những hoạt động này.
2, Điểm khác biệt giữa E-logistics và Logistics truyền thống

Logistics truyền thống Elogistics

Kiểu vận chuyển Số lượng lớn, khối lượng lớn. Số lượng nhỏ, theo từng lô.

Mục tiêu Chi phí hiệu quả. Tốc độ nhanh hơn và có thể đáp ứng
mong muốn khách hàng.

Các thức truyền đạt Thu thập thông qua fax, giấy tờ Thu thập thông qua Internet, dữ liệu
thông tin và Hệ thống Thông tin Quản lý điện tử (EDI), radio Frequency
(MIS). Identification (RFID) và Integrated
IS.

Liên kết Chuỗi cung ứng hạn chế. Mở rộng trong toàn chuỗi cung ứng.

Thời gian giao hàng Chậm. Nhanh.

Nhu cầu đặt hàng Ổn định Theo mùa, theo chu kỳ.

Chu kỳ đặt hàng Hằng tuần. Hằng ngày, hằng giờ.

Khách hàng Chiến lược (B2B). Thường, cơ bản (B2C).

Thời gian bổ sung Theo lịch trình. Theo thực tế.

Mô hình phân phối Cung (đẩy). Cầu (kéo).

Địa điểm đến Tập trung. Phân tán.

Cấu trúc nhà kho Hằng tuần, hằng tháng. Liên tục.

3,Các lợi ích của e-logistics


- Hỗ trợ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng
- tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp
- hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến
II, Tác động của đại dịch covid đến e-logistics trong Thương mại điện tử trên thế giới và
Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hoạt động logistics.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2020, nhiều doanh nghiệp logistics vừa và
nhỏ của Việt Nam nằm bên bờ vực phá sản, nhiều lao động bị giảm bớt khối lượng công việc
hoặc mất việc.

Về dịch vụ vận tải: Tình trạng suy giảm trong hoạt động thương mại trên thế giới và Việt
Nam đã khiến các đơn hàng cần vận chuyển giảm sút, tình trạng dịch bệnh cũng khiến số
lượng nhân viên vận chuyển thiếu hụt do phải cách ly hoặc phải đổi người vì dịch bệnh, hay
lệnh giãn cách xã hội, các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập cảnh tại các nước
gây ra khó khăn, làm tăng chi phí logistic.

Về dịch vụ giao nhận: Các hoạt động logistics giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch
vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam
giảm mạnh, một số thị trường khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trường
khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thường.

Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn
bộ thị trường lao động, đặc biệt lao động trong ngành Logistics. Nguy cơ hàng loạt doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics bị phá sản cũng như sự gãy đổ, thay đổi và gián
đoạn của các chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng nặng nề đến cục diện của thị trường lao động.

III, Sự phát triển của E-logistics tại Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2017, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ E-logistics, đến nay con số đã lên đến hơn 3000 doanh nghiệp đăng kí hoạt
động trong ngành logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp
liên doanh, 1% là doanh nghiệp nước ngoài.

Theo báo cáo toàn cảnh kinh doanh TMDT của Metric,vn, Việt Nam phát triển vượt bậc
hiện là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trong bối cảnh sau đại
dịch COVID-19.

E-logistics dần trở thành một yếu tố cạnh tranh tronh TMDT với lợi thế tương tác trực tiếp
với khách hàng cuối cùng.

You might also like