Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

3.

Tác động của chính sách tiền tệ

– Khi sản lượng cân bằng cân bằng của nền kinh tế dưới mức toàn dụng, Ngân hàng
trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng mức cung tiền
làm cho SM > DM → lãi suất i giảm → đầu tư I tăng → tổng cầu tăng → sản lượng
(thu nhập) tăng.

– Khi Y tăng → cầu tiền giao dịch, dự phòng tăng, thị trường tiền tệ có SM
< DM → lãi suất i tăng → đầu tư I giảm → tổng cầu giảm → sản lượng (thu nhập)
giảm. Đến lượt nó Y  SM  DM  i  I  AD  Y  . Cứ như vậy
hai thị trường tự điều chỉnh để cùng cân bằng.

Hình 6.13 cho thấy khi nền kinh tế suy thoái Y < Yp để đưa sản lượng đến mức
tiềm năng, ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền làm cho thị trường tiền tệ có:

SM  DM  i  I  AD  Y 

Y  DM  SM  i  I  AD  Y 

Y  SM  DM  i  I  AD  Y  .... cứ như vậy cho đến khi hai thị


trường đồng thời cân bằng, lãi suất giảm, sản lượng tăng.

i
Yp
LM0

IS0 LM1

E0
i0
E1
i1

Y0 Y1 Yp Y
Hình 6.13: Tác động của chính sách tiền tệ
– Tương tự với trường hợp sản lượng của nền kinh tế đang lớn hơn sản lượng tiềm
năng và chính phủ phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Lúc đó, đường LM
dịch chuyển lên trên (sang trái), kết quả là sản lượng cân bằng trên thị trường giảm
và lãi suất tăng.
– Khái niệm bẫy thanh khoản: Là hiện tượng lạm phát tăng nhanh mà sản lượng
không tăng hoặc tăng rất ít khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ để kích
cầu đầu tư chống suy thoái.

4. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

– Khi Chính phủ can thiệp cùng một lúc 2 công cụ tài khóa và tiền tệ, hiệu quả tác
động đến sản lượng quốc gia (thu nhập) là rất lớn, mà điều này chúng ta chưa thấy
được khi sử dụng từng chính sách riêng biệt.

 Đối với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô


 Khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm

năng việc kết hợp cùng một lúc chính sách tài khóa mở rộng đồng thời
chính sách tiền tệ mở rộng, kết quả là sản lượng cân bằng chắc chắn sẽ
tăng, còn lãi suất cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.

i
Yp
LM0
IS1
IS0 LM1

E0
i0
E1
i1

Y0 Y1 Y
Hình 6.14: Chính sách với mục tiêu ổn định
 Sự thay đổi của lãi suất do mức độ dịch chuyển của hai đường IS và LM
quyết định, tức là do mức độ mở rộng tài khóa và tiền tệ nhiều hay ít.

¤ Mở rộng tiền tệ nhiều (hình 6.16) lãi suất có xu hướng đi


xuống.

¤ Mở rộng tài khóa nhiều lãi suất sẽ có xu hướng đi lên.

¤ Mở rộng tài khóa và mở rộng tiền tệ làm cho đường IS và đường


LM dịch chuyển sang phải một khoảng như nhau thì lãi suất sẽ
không thay đổi.

 Đối với mục tiêu tăng trưởng

 Khi nền kinh tế đã đạt được mức sản lượng mục tiêu (sản lượng tiềm
năng), thì mục tiêu tăng trưởng (tức làm tăng mức tiềm năng) là vấn đề
mà các quốc gia quan tâm. Mục tiêu tăng trưởng là việc tìm cách gia
tăng năng lực sản xuất của quốc gia - yếu tố có ý nghĩa quyết định làm
tăng năng lực sản xuất là vốn đầu tư. Mà muốn tăng vốn đầu tư thì biện
pháp được xem là hiệu quả đó là tác động làm giảm lãi suất trên thị
trường tiền tệ, nhưng vẫn ổn định hóa thu nhập.

 Để thực hiện được mục tiêu này chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính
sách tài khóa thu hẹp và chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách này thực
chất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế: giảm bớt lượng hàng tiêu dùng, gia
tăng hàng tư bản để phục vụ cho nhu cầu đầu tư.

 Lưu ý: Chính sách trên chỉ thu được kết quả mong muốn khi việc thu
hẹp tài khóa không làm giảm đầu tư của chính phủ. Muốn như vậy khi
thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp phải dùng biện pháp cắt giảm chi
tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) chứ không cắt giảm đầu tư của
chính phủ (Ig). Nếu thu hẹp tài khóa bằng cách tăng thuế thì đòi hỏi việc
tăng thuế không làm triệt tiêu tác động khuyến khích đầu tư tư nhân.

i
Yp
LM0
IS0
LM1
IS1
i1 E0

i0 E1

Y0 Y
195
Hình 6.15: Chính sách với mục tiêu tăng trưởng

THUẬT NGỮ

Đường IS Investment equals saving

Đường LM Liquidity preference and money supply

Tác động lấn át Crowding out effect

You might also like