Báo Cáo TNSHDC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3.

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM


3.1. Vật liệu tươi:
 Củ hành tím
 Khoai tây
 Nấm men
3.2. Hóa chất:
Dung dịch Lugol
Dung dịch NaCl 8%
3.3. Thực hành
3.3.1. Tế bào động vật: tế bào biểu mô miệng
a. Thao tác:
Dùng tăm tre sạch cạo nhẹ lên niêm mạc miệng.
Nhúng đầu tăm vào một giọt Lugol trên 1 lame sạch.
Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính x4, x10, x40.
b. Kết quả:
- Tế bào biểu mô miệng của người có thể quan sát rõ ở vật kính x40.
- Tế bào biểu mô miệng có hình dạng khác nhau, không đồng đều, thường là các tế
bào dẹt.
- Không có thành tế bào, có màng nguyên sinh chất bao bọc nguyên sinh chất.

c. Giải thích kết quả:


- Tế bào biểu mô miệng không màu, khi được nhuộm lugol thì bắt màu xanh.
- Tế bào biểu mô miệng có hình dạng khác nhau, không đồng đều, vì là tế bào động
vật, không có thành tế bào nên không có hình dạng nhất định.

3.3.2. Tế bào thực vật:


Tế bào vảy hành tím
a. Tiến hành TN
Thao tác: Tế bào hành tím trong nước:
Dùng dao lam tách vài mảnh biểu bì vảy củ hành tím, ngâm trong nước.
Chọn vài mảnh mỏng đặt trên lame trong một giọt nước, đậy lamelle.
Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính x10 và x40.
Kết quả:
- Những tế bào xếp liền nhau, thành tế bào dính với nhau.
- Tế bào có dạng hình đa giác dài.
- Mỗi tế bào có một nhân.
- Xung quanh nhân là nguyên sinh chất có màu tím, bên ngoài là màng nguyên
sinh chất không màu, ngoài cùng là lớp thành tế bào.
- Khi cho tế bào vào nước cất, tế bào không thay đổi hình dạng.

TN1: Co nguyên sinh


Thao tác:
Dùng giấy thấm hết nước dưới lamelle
Nhỏ 1-2 giọt NaCl 8% vào cạnh của lamelle.
Qua kính hiển vi, quan sát hiện tượng xảy ra ở vật kính x10, x40.
Kết quả:
- Ta thấy nguyên sinh chất của tế bào bị co rút lại.
- Khoảng trống giữa màng nguyên sinh chất và thành tế bào tăng lên.

TN2: Phản co nguyên sinh


Thao tác:
Dùng giấy thấm hết NaCl dưới lamelle
Nhỏ nước cất vào lamelle
Kết quả:
- Ta thấy nguyên sinh chất của tế bào hành tím tăng kích thước, trương ra trở lại
hình dạng ban đầu.
- Khoảng trống giữa màng nguyên sinh chất và thành tế bào được lấp đầy.
b. Giải thích kết quả :
- Dung dịch NaCl là môi trường ưu trương so với tế bào.
- Trong môi trường ưu trương, nồng độ chất tan trong dung dịch lớn hơn trong
tế bào, nước sẽ đi từ trong tế bào ra ngoài môi trường, tế bào bị mất nước, co
lại, gia tăng khoảng trống giữa màng nguyên sinh chất với thành tế bào -> hiện
tượng co nguyên sinh.
- Đây là tế bào thực vật, có thành tế bào, khi co nguyên sinh màng nguyên sinh
chất tách khỏi thành và co lại, thành tế bào không thay đổi hình dạng (thành
cellulose bền chắc).

Tế bào tinh bột: khoai tây


a. Thao tác:
Dùng kim mũi giáo cạo nhẹ mặt cắt lát khoai tây.
Đặt một lượng rất ít bột vừa cạo lên lame, trong 1 giọt nước.
Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính x10 và x40.
Lắc nhẹ ốc vi cấp để thấy vòng tròn đồng tâm của hạt tinh bột.

b. Kết quả:
Các hạt tinh bột có hình dạng, kích thước khác nhau (hình cầu, trứng, bầu dục,
…).
Hạt tinh bột cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chung quanh một điểm.

c. Giải thích kết quả


- Hạt tinh bột cấu tạo bởi nhiều lớp đồng tâm sắp xếp chung quanh một
điểm. Các lớp này tạo nên do hạt tinh bột lớn dần bằng cách tăng thêm các
lớp ở phía ngoài.
- Nguyên nhân: vì trong củ khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng như
carbohydrate, protein, … các chất này tạo nên các hạt tinh bột xếp gần
nhau.
- Các hạt tinh bột có nhiều vân giúp ta biết được sự tăng trưởng của khoai
tây.

3.3.3. Tế bào vi sinh vật: nấm men


a. Thao tác:
Nhỏ một giọt canh trường nấm men lên lame.
Đậy lamelle và quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính x40.

b. Kết quả:
- Tế bào nấm men không màu, có lớp thành tế bào màu đen bao xung quanh.
- Tế bào nấm men có màu trắng đục, dạng hình cầu, hình bầu dục, hình
trứng, có kích thuớc nhỏ, sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo bào tử.
- Tồn tại đơn lẻ hoặc thành từng cụm nhiều tế bào.

c. Giải thích kết quả:


- Tế bào nấm men có thành tế bào nên có hình dạng nhất định: dạng hình cầu
hay hình trứng, có kích thước nhỏ.
- Các tế bào mọc thành từng cụm do: chúng sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo
bào tử

You might also like