Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Việt bắc

Đoạn số 2:
Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD VN, 2018, tr.110)
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung
- Giới thiệu yêu cầu của đề bài:
II. THÂN BÀI
1. Khái quát
1.1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau 9 năm kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh dân tộc ta đã làm nên chiến thắng
lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hoà bình
được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng
được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời
chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng đất nước. Cuộc
sống thay đổi có tính chất bước ngoặt, từ chiến tranh sang hoà bình, từ núi rừng về
thành thị. Biết bao lưu luyến ân tình với những nơi đã từng đồng cam cộng khổ, chia
ngọt sẻ bùi. Nhân sự kiện có tính thời sự và lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ
“Việt Bắc” vào tháng 10-1954. Hơn nữa, trong hoàn cảnh ấy, người ta chó nhu cầu
muốn nhìn lại chặng đường lịch sử đã đi qua, lí giải chiến tháng và xác định con
đường đi tiếp. Hoàn cảnh ấy đã chi phối đến cảm hứng sáng tác và nội dung của bài
thơ.
2. Phân tích đoạn thơ: Lời người ở lại gợi nhắc về những ngày tiền khởi nghĩa,
cách mạng tháng Tám
2.1. Giới thiệu đoạn thơ
Kết cấu đối đáp được thể hiện rất rõ trong suốt đoạn trích, bao gồm cả đoạn
thơ này. Người ta đã có lý khi nói thơ Tố Hữu là thứ thơ "đốt cháy trái tim để trở
thành trí tuệ", với ý tưởng trữ tình hoá sự kiện chính trị cũng như đời sống chính trị
của đất nước, viết "Việt Bắc", Tố Hữu đã sáng tạo nên một cấu tứ rất độc đáo-khúc
hát đối đáp trong cuộc chia tay giữa người ở và người về xuôi để khơi gợi những kỉ
niệm gắn bó trong những ngày kháng chiến gian khổ mà vẻ vang.
Cặp từ mình – ta: Mình - ta vốn là cách xưng hô quen thuộc trong đời sống hàng
ngày, là cách xưng hô của vợ chồng hoặc giữa những người có mối quan hệ thân
thiết, gắn bó.Trong ca dao, dân ca cặp từ mình - ta thường xuất hiện trong các bài ca
dao giao duyên như:
Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi lấy nước tắm cho con mình
Hay:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Hoặc:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Cách xưng hô mình - ta gần gũi thân thương được Tố Hữu vay mượn trong
ca dao, dân ca. Sáng tạo của nhà thơ là ở chỗ nếu trong ca dao, dân ca mình - ta là đôi
lứa yêu nhau với một nam một nữ thì trong bài thơ mình - ta là người đi (người cán
bộ miền xuôi) và kẻ ở (nhân dân Việt Bắc). Sáng tạo hơn nữa là trong bài thơ
mình - ta có sự chuyển hóa, hòa quyện thành sự đồng vọng diễn tả chung tâm tư của
cả người đi, kẻ ở. Cả mình và ta đều chung những kỉ niệm gắn bó, chung một nỗi
niềm tâm trạng, nay phải chia tay biết bao lưu luyến, bịn rịn. Bài thơ đã vượt ra khỏi
những cảm xúc riêng tư để chuyển tải một vấn đề rất lớn của đời sống cách
mạng – đó là vấn đề ân nghĩa thủy chung của cách mạng với nhân dân. Trong
đoạn thơ, từ mình lúc được ghép thành "mình đi", lúc lại thành "mình về" có thể hiểu
một cách đơn thuần là chỉ người cán bộ cách mạng nhưng cũng có thể hiểu theo một
hướng khác là mình đi hôm nay liệu ngày mai mình có trở về và khi về còn nhớ. Từ
"mình" còn được ghép thành các cụm từ "Mình đi, có nhớ", "mình về, còn nhớ" thành
lời ướm hỏi, gợi nhắc, nhắn nhủ người ra đi ra về hãy nhớ.
Trong đoạn thơ 12 câu có 4 câu thơ đầu tái hiện những ngày tháng gian khổ trên
chiến khu Việt Bắc, 4 câu thơ tiếp theo là những ngày tháng nghĩa tình và 4 câu thơ
cuối khẳng định những ngày tháng trên chiến khu Việt Bắc đã làm nên những trang
sử vẻ vang của đất nước.
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Bốn câu thơ trước hết gợi lên bức tranh thiên nhiên Việt Bắc dữ dội, khắc nghiệt
với mưa nguồn, suối lũ, mây mù. Núi rừng Việt Bắc có những cơn mưa rừng dầm dề
tê buốt, những trận bão rừng đá nghiêng, cây đổ, những con suối róc rách, hiền lành
bỗng dưng thành dòng nước lũ cuốn phăng tất cả, rừng núi Việt Bắc thương bị mây
mù bao phủ bởi nó rất cao so với mực nước biển. Cảnh sương mù ở vùng rừng núi
miền Bắc nước ta cũng được nhà thơ Quang Dũng tái hiện trong "Tây Tiến" để nói về
những khó khăn, gian khổ của người lính:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Cách nói tăng tiến “những mây cùng mù” càng nhấn mạnh khung cảnh hoang sơ,
đầy thách với người cán bộ cách mạng. Những ngày đầu lập căn cứ địa cách mạng ấy,
người cán bộ từ miền xuôi chưa quen với cái khắc nghiệt của thiên nhiên rừng núi nên
bao nhiêu khó khăn gian khổ. Nhưng cũng từ buổi ấy, nhân dân và cán bộ đã cùng
nhau đồng cam, cộng khổ, gắn bó chia sẻ cùng nhau.
Không chỉ đối diện với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những người cán bộ
cách mạng và nhân dân Việt Bắc còn phải sinh hoạt trong điều kiện vật chất vô cùng
thiếu thốn, kham khổ. Thiếu thốn nên chỉ có miếng cơm chấm muối, bát cơm cũng
phải chia đôi, không có cơm thì ăn trám, ăn măng, cùng đắp chăn làm từ vỏ cây sui.
Mặc dù khó khăn gian khổ là thế nhưng họ vẫn cùng nhau vượt qua bởi cùng khắc
sâu mối thù với giặc. “Mối thù nặng vai” là hình ảnh hoán dụ có tác dụng vật chất
hóa, cụ thể hóa mối thù sâu nặng của nhân dân đối với bè lũ cướp nước và bán nước.
Nghệ thuật đối lập giữa miếng cơm nhỏ bé với mối thù to lớn đè nặng trên vai đã
nâng cao tầm vóc con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Với ý chí
quyết tâm, người Việt Nam đã vượt qua mọi khó khắn gian khổ để chiến đấu và chiến
thắng quân thù.
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Chính những ngày tháng khó khăn, gian khổ ấy đã làm nên nghĩa nên
tình, khiến cho những người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc xích lại gần
nhau, yêu thương gắn bó với nhau hơn. Bởi vậy mà những ngày tháng gian khổ cũng
là những ngày tháng nghĩa tình. Nghĩa tình sâu nặng nên khi phải chia tay mới lưu
luyến, bịn rịn, bâng khuâng, không cầm nổi lòng mình mà cất lên lời giãi bày, thổ lộ
tình cảm. Trong cuộc chia tay người ở lại đã lên tiếng giãi bày, thổ lộ tình cảm nhớ
thương, tha thiết qua hai hình thức gián tiếp và trực tiếp. Ban đầu, người ở lại giãi bày
tình cảm một cách gián tiếp, tế nhị bằng cách mượn các hình ảnh thiên nhiên như
rừng núi, trám bùi, măng mai. Đây là cách nói lấp lửng, giãi bày tình cảm đầy ý nhị,
khéo léo mà nhà thơ Tố Hữu học được từ ca dao:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật hoán dụ “rừng núi nhớ ai”, trong đó
hoán dụ "rừng núi" chỉ Việt Bắc và người Việt Bắc, đại từ phiếm chỉ "ai" chỉ người
cán bộ về xuôi đã diễn tả trong cuộc chia tay này, dường như cả thiên nhiên và con
người Việt Bắc đều thương nhớ người cán bộ về xuôi.
Người ở lại còn khéo léo bày tỏ tình cảm chân thành, mộc mạc của mình qua hình
ảnh trám bùi, măng mai vốn sản vật của núi rừng Việt Bắc. Đây là các món ăn thường
nhật của cán bộ kháng chiến, cũng được Hồ Chí Minh nhắc đến trong bài thơ "Tức
cảnh Pác Bó":
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Khi những người cán bộ cách mạng ở Việt Bắc, người Việt Bắc lấy măng, hái
trám để nuôi cán bộ. Vì thế bài thơ mới có những câu thơ tuyệt bút:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Tình cảm quân dân thắm thiết nên khiến hình ảnh cô gái hái măng một mình trong
rừng mà không hề gợi cảm giác lẻ loi, đơn chiếc. Nhưng bây giờ khi những người cán
bộ cách mạng về xuôi trám và măng không có người thu hái nên để trám rụng, măng
già.
Nhìn chung, việc mượn các hình ảnh thiên nhiên để giãi bày tình cảm đã
thể hiện tình cảm nhớ thương, cảm giác lẻ loi, trống vắng đến thẫn thờ, ngẩn ngơ của
người ở lại. Mình về ta nhớ và nỗi lòng của con người lan tỏa cả ra thiên nhiên,cảnh
vật khiến cả núi rừng dường như cũng ngẩn ngơ, trống trải, buồn bã đến lạ thường.
Hai câu thơ sau gợi ra cảnh vật Việt Bắc với những mái nhà tranh, vách đất, những bờ
lau xám hiu hắt. Đây vẫn là những hình ảnh được sử dụng để bộc lộ gián tiếp tình cảm
của người ở lại trong cuộc chia tay. Từ láy"hắt hiu" kết hợp với màu lau xám càng
làm nổi bật lên khung cảnh hoang vắng, đơn sơ, buồn bã của cảnh vật.
Nhưng dường như diễn tả tình cảm một cách gián tiếp chưa đủ, chưa thỏa,
chưa diễn tả hết được tình cảm sâu nặng nên người Việt Bắc sau đó không cần mượn
hình ảnh gián tiếp mà khẳng định trực tiếp, rõ ràng tình cảm của mình là "đậm đà lòng
son". "Lòng son" là từ ngữ rất đắt để thể hiện tình cảm sâu sắc, thủy chung, kết hợp
thêm với từ láy "đậm đà" cùng nghệ thuật đối lập, đối lập giữa "hắt hiu lau xám" với
"đậm đà lòng son"càng góp phần khẳng định tấm lòng sắc son, cao quý của nhân dân
Việt Bắc.
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Người ở lại một lần nữa nhắn nhủ người đi nhớ về Việt Bắc. "Núi non" ở
đây là hoán dụ chỉ thiên nhiên, con người Việt Bắc. Núi non này đã từng chở che và
cùng cán bộ kháng chiến, nhân dân Việt Bắc đánh giặc:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Lời người ở lại gợi nhắc lại những ngày còn là Việt Minh kháng Nhật, là những
ngày đầu đầu gian khổ của cuộc kháng chiến, người ở lại mong người về xuôi nhớ ghi
những thời khắc lịch sử ấy, bởi “mình – ta” đã gắn bó với nhau từ khi đó để làm nên
chiến thắng hôm nay.
Ở đoạn thơ 12 câu này cặp từ mình - ta được lặp đi lặp lại 8 lần. Trong đó,
mười câu thơ đầu của đoạn thơ "mình" chỉ người ra đi nhưng đến câu thơ "Mình đi,
mình có nhớ mình" thì từ mình chỉ cả người đi và kẻ ở. Mình với ta chuyển hóa, tuy
hai mà một thể hiện tình cảm gắn bó, mặn nồng. Người ở lại còn nhắc đến các tên địa
danh Tân Trào, Hồng Thái nay đã trở thành hai di tích lịch sử nổi tiếng, gắn với hai sự
kiện quan trọng của cách mạng. Cây đa Tân Trào là nơi làm lễ xuất quân của Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Việt Nam. Đình Hồng
Thái là nơi họp quốc dân đại hội phát động khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Những
sự kiện lớn lao ấy đã làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, mở ra là những
trang sử vẻ vang của dân tộc. Nhắc đến các địa danh này, người ở lại muốn nhắn nhủ
người ra đi nhớ về Việt Bắc là nhớ về quê hương cách mạng.
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật
- Bằng thể thơ lục bát êm dịu, kết cấu đối đáp của ca dao, dân ca, ngôn
ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, đậm chất ca dao, dân ca, giọng điệu thơ ngọt
ngào, truyền cảm, đặc biệt thể hiện qua việc sử dụng cặp từ mình - ta thân mật
cùng với các biện pháp tu từ như điệp từ, ẩn dụ, tiểu đối... Nét đặc sắc trong đoạn
thơ này là ở chỗ tiết tấu rất giàu nhạc điệu. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật đối một
cách triệt để trong các câu thơ tám chữ làm cho nhạc điệu của đoạn thơ trở nên réo rắt
và tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc với người đọc. Đoạn thơ vì thế đã trở
thành một khúc trữ tình, sâu lắng thể hiện tình cảm son sắc, thủy chung giữa
người đi và kẻ ở, giữa những người cán bộ cách mạng miền xuôi và nhân dân
Việt Bắc. Tình cảm trong sáng ấy là tình cảm cách mạng, tiêu biểu cho chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là
cội nguồn sức mạnh để Việt Bắc trở thành quê hương cách mạng, cội nguồn
chiến thắng.

You might also like