Nguyễn Lâm Anh - 2331320050

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1:

a.
Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin: Khả năng là cái hiện chưa
có, chưa tới, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. Ví dụ: Cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, toàn cầu hoá tạo ra khả năng
khách quan cho các dân tộc đang phát triển và Việt Nam có thể “phát triển rút
ngắn”, quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. Hiện
thực bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan
trong thực tế và cả những gì đang tồn tại trong ý thức của con người. Như
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Chúng ta đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn
diện hơn so với những năm trước đổi mới”. Đây là hiện thực đang tồn tại
“Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” ở nước ta.
Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin khả năng và hiện thực có
mối quan hệ biện chứng với nhau:
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời nhau, luôn chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của
sự vật. Chúng ta có đầy đủ khả năng khách quan và chủ quan cho quá trình thực
hiện quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Khả năng khách quan: Hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa đã xuất hiện và tỏ rõ tính ưu việt trên thực tế.
Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản luôn tồn tại những mâu thuẫn mà chúng không
thể khắc phục được. Ví dụ: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
toàn cầu hoá tạo ra khả năng khách quan cho Việt Nam có thể “phát triển rút
ngắn”, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, Việt Nam nằm trong một khu
vực phát triển năng động nhất của thế giới, thông qua giao lưu hợp tác
quốc tế có thể tận dụng lợi thế để phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các khả năng khách quan và chủ quan trên đã trở thành hiện thực
như lời Tổng Bí thư khẳng định: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới,
30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn.
Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại
một số khả năng.Ví dụ, ở nước ta sau khi thống nhất đất nước đứng trước ba
khả năng: hoặc đi lên chủ nghĩa xã hội hoặc đi theo chủ nghĩa tư bản, hoặc đan
xen các yếu tố, thậm chí dừng lại trong một thời gian ở nền sản xuất nhỏ.
Song để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thường cần không
phải một điều kiện mà là một tập hợp các điều kiện cần và đủ. Điều kiện để
chúng ta thực hiện quá độ, đi lên chủ nghĩa xã hội đó là: Sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam; Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì
dân là công cụ chính trị mạnh mẽ nhất của nhân dân ta đang chứng minh trên
thực tế hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế xã hội; Trong điều kiện quốc tế mới,
khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn nữa, các quan hệ quốc tế của Việt Nam
đã được đa dạng hoá, đa phương hoá.
Như vậy, qua phân tích cặp phạm trù khả năng và hiện thực chúng ta thấy
thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có đầy đủ khả
năng, điều kiện khách quan và chủ quan. Nhận định của Tổng Bí thư đã khẳng
định thực tiễn thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
hoàn toàn đúng đắn.
b.
Như Tổng Bí thư khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, đối ngoại...Những thành tựu của quá trình xây dựng kinh tế - xã
hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đó là:
Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, nhờ nắm vững, vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình
hình thực tiễn thế giới và trong nước, từng bước tổng kết thực tiễn khái quát
lý luận, khắc phục những quan điểm ấu trĩ, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và
bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nâng cao nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Đảng ta đã
quyết định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từng bước hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường
cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
Phát triển văn hóa, con người, giải quyết các vấn đề xã hội: xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu
vừa là động lực, là nguồn lực nội sinh của phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú hơn đời sống văn hóa, con người Việt
Nam. Đảng ta đã quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công
nghệ, coi phát triển giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc
sách hàng đầu. Tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo thực
hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo ở các cấp học và ngành học.
Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hợp tác và phát triển; đã phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần
tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa binh, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới.
Câu 2.
a.
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất hữu cơ của các
thuộc tính thành tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, làm
cho nó là nó mà không phải là cái khác.
Cùng với tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có tính quy định
về lượng. Đó là phạm trù triết học để chỉ số lượng các thuộc tính, tổng số các
bộ phận, các đại lượng biểu thị tính quy định vốn có của sự vật, để phân biệt
sự vật này với sự vật khác về quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động,
phát triển của sự vật đó.
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất của sự vật, nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa
làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Nhưng sự thống nhất giữa lượng và chất là sự thống nhất giữa hai mặt
đối lập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một sự vật. Với tư cách là cái
đặc trưng cho quy mô, tính chất, nhịp điệu của sự vật nên lượng thường xuyên
biến đổi hơn chất. Sự biến đổi về lượng diễn ra từ từ, nhỏ nhặt, chậm chạp
theo đường tiệm tiến trong sự phát triển. Trong thực tế sự biến đổi về lượng
diễn ra thường khó thấy và là quá trình biến đổi để tích tụ dần các thuộc tính
mới, mở rộng dần quy mô, tăng dần nhịp điệu vận động theo hướng hình
thành sự vật mới trong giới hạn “độ” của sự vật cũ. Như Trong tác phẩm V.
Lênin viết: "Cuộc sống và và sự phát triển trong giới tự nhiên bao gồm cả sự
tiến hóa chậm rãi”.
Trong lịch sử do tuyệt đối hoá tính tiệm tiến, tính liên tục của sự biến
đổi về lượng nên các nhà siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của những bước
nhảy. Hêghen cho rằng tính tiệm tiến chỉ là sự thay đổi về lượng và chỉ bằng
phạm trù tiệm tiến thì không thể giải thích được sự xuất hiện của chất mới. Từ
đó ông khẳng định rằng, bất kỳ sự thay đổi về chất nào cũng phải thông qua
bước nhảy. Tư tưởng này của G. V. Ph. Hêghen được V. I. Lênin đánh giá rất
cao và ông nhấn mạnh: “tính tiệm tiến mà không có bước nhảy vọt, thì không
giải thích được gì cả”... “phân biệt bằng cách nào, một sự chuyển hoá biện
chứng với một sự chuyển hoá không biện chứng? bằng bước nhảy vọt ... bằng
sự gián đoạn của tính tiệm tiến”.
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi
là bước nhảy. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ
giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó
gây ra. Xét về bản chất, bước nhảy chính là sự đứt đoạn của tính tiệm tiến về
lượng, là sự tích hợp giữa tính liên tục và tính gián đoạn trong sự phát triển.
Như trong tác phẩm V. Lênin viết: "... cả những bước nhảy vọt nhanh chóng,
những sự đứt đoạn trong liên tục”. Trong tính đa dạng của những hình thức thay
đổi về chất, chúng ta lưu ý tới một số lợi bước nhảy cơ bản sau đây: đột biến và
dần dần, toàn bộ và cục bộ.
Như vậy, Trong tác phẩm V. Lênin viết: "Cuộc sống và và sự phát triển
trong giới tự nhiên bao gồm cả sự tiến hóa chậm rãi và cả những bước nhảy
vọt nhanh chóng, những sự đứt đoạn trong liên tục” đã bao hàm tính chất tuần
tự và nhảy vọt trong sự phát triển, chuyển hóa giữa lượng và chất.
b.
Trong quá trình học tập của bản thân cách thức phát triển là quá trình đi
từ tích lũy dần dần về lượng dẫn tới sự chuyển hóa về chất các yếu tố cấu
thành năng lực toàn diện của sinh viên.
Phạm trù số lượng trong học tập của sinh viên được biểu hiện thông qua
khối lượng nội dung thông tin, kiến thức cần được trang bị của học viên, khối
lượng các yêu cầu, nhiệm vu đặt ra, phương pháp, hình thức mà các chủ thể
tiến hành…Trong đó, quan trọng nhất là khối lượng thông tin cần được trang bị
cho sinh viênviên. Việc xác định lượng thông tin phụ thuộc chủ yếu vào mức
độ phù hợp của các hình thức, phương pháp, phương tiện truyền thụ, hệ tiêu
chuẩn để xác định và trọn lọc thông tin, cường độ hoạt động của các chủ thể
với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
Phạm trù chất lượng trong học tập của sinh viên viên là tổng hợp chất
lượng các yếu tố, các khâu, các bước cấu thành toàn bộ quá trình học tập của
sinh viên. Trong đó, biểu hiện hiện tập trung ở chất lượng của các thành tố cấu
thành năng lực của sinh viên.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong học tập
của sinh viên có vị trí, vai trò quan trọng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ
rõ, mỗi sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể thống nhất bao gồm chất và lượng
nhất định, trong đó chất là cái tương đối ổn định, bền vững, còn lượng thì biến
đổi liên tục. Sự biến đổi của lượng trong giới hạn của độ sẽ tạo ra mâu thuẫn
giữa chất và lượng. Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định vượt qua giới
hạn của độ, thực hiện bước nhảy, phá vỡ chất cũ, tạo ra chất mới. Chất mới
được hình thành tương ứng với lượng mới, lượng lại tiếp tục biến đổi, tạo ra
mâu thuẫn mới. Cứ như vậy, chất và lượng tác động biện chứng với nhau tạo
thành cách thức vận động, phát triển của sự vật.
Đối với quá trình trình học tập, chất và lượng có mối quan hệ tương
quan, thống nhất với nhau. Lượng thông tin, kiến thức của sinh viên không thể
định lượng theo toán học thuần túy mà nó biểu hiện chủ yếu trong nội dung,
chương trình đào tạo của Nhà trường qua từng năm học, với khối lượng kiến
thức các môn học cần được trang bị cho học viên. Đặc biệt đó là tri thức
chuyên ngành. Các tri thức này được cung cấp theo logic nhận thức và logic
của môn học. Lượng thông tin(tri thức) mà sinh viên cần được tiếp cận, trang bị
có sự biến đổi theo chiều hướng ngày càng tăng dần từ kiến thức đại cương đến
kiến thức chuyên sâu, từ dễ đến khó. Từ đó dần hình thành mâu thuẫn với nhân
thức hiện có của sinh viên. Khi bản thân sinh viên đạt đến một lượng thông
tin(tri thức) nhất định đồng nghĩa với quá trình nhận thức, quá trình tư duy của
sinh viên cũng đạt đến một trình độ nhất định.
Sinh viên cần tích cực học tập, nghiên cứu, tích lũy tri thức, kinh
nghiệm, kỹ năng cần thiết trong nội dung, chương trình đào tạo. Từ đó làm gia
tăng trình độ nhận thức của bản thân. Các kỳ thi cuối kỳ như là những bước
nhảy để sinh viên vượt qua, tạo sự biến đổi về chất qua từng năm học. Chính vì
vậy, sinh viên cần không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ về
mọi mặt, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

You might also like