Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

TIỂU LUẬN
Môn Quản Trị Nhân Lực
ĐỀ TÀI: “KỸ SƯ VÀ KỸ THUẬT VIÊN ÂM THANH”

Lớp: Quản trị nhân lực_01 (2_2223_2)

GVHD: Ths. Nguyễn Tuấn Tài

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Huyền – 7123105032

Nguyễn Thị Mai Linh – 7123401033

Bùi Thị Loan – 7123401034

Nguyễn Đan Phượng – 7123401048

Phạm Thị Phượng – 7123401049

Nguyễn Thị Huyền Thanh – 7123401057

Nguyễn Phương Thảo – 7123106591

Phạm Thu Thùy – 7123105094

Lê Thị Tuyết – 7123401067

Phạm Thị Thu Uyên – 7123401068

Hà Nội, 6 – 2023

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CÔNG VIỆC...................................................................3
1.Cơ cấu tổ chức Ban Thời sự...................................................................................3
CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH......................................................................................3
1. Chiến lược Kinh doanh:.....................................................................................3
2. Chiến lược nguồn nhân lực:...............................................................................4
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC................................................................5
1. Bản mô tả công việc:...........................................................................................5
2. Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc:..........................................7
3. Bản tiêu chuẩn công việc:...................................................................................8
CHƯƠNG IV: TUYỂN DỤNG.....................................................................................9
CHƯƠNG V: ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN...................................................................10
1. Mục tiêu:...............................................................................................................10
2. Quy mô, số lượng:................................................................................................10
3. Nội dung đào tạo:.................................................................................................11
4. Phương pháp và hình thức đào tạo:...................................................................11
5. Thời gian, địa điểm, giảng viên và kinh phí:.....................................................12
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ.........................................................................................13
1. Phương pháp đánh giá kỹ thuật viên âm thanh:............................................13
2. Người đánh giá..................................................................................................15
3. Chu kì đánh giá.................................................................................................15

2
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CÔNG VIỆC

- Công việc: Kỹ sư và kỹ thuật viên âm thanh

- Nơi làm việc: Đài Truyền hình Việt Nam

- Phòng: Ban Thời sự

1.Cơ cấu tổ chức Ban Thời sự

Trưởng ban

BTV/MC/Thư kí biên
Bộ phận kỹ thuật Bộ phận sản xuất
tập

Tổng khống Quản lý sản


Âm thanh Ánh sáng chế truyền Nhà sản xuất Quay phim Đạo diễn
xuất
hình

Triết lý Nguồn nhân lực: Mỗi nhân sự đều là nhân tố tạo nên 1 e-kip truyền hình
chuyên nghiệp – năng động – sáng tạo.

CHƯƠNG II: HOẠCH ĐỊNH


1. Chiến lược Kinh doanh:
- Thu hút khách hàng:

+ Đối với khán giả: Cung cấp một loạt trải nghiệm truyền thông để đáp ứng nhu cầu và
mong đợi của các đối tượng khách hàng đa dạng

+ Đối với doanh nghiệp, công ty truyền thông: Cung cấp dịch vụ hoàn hảo, tốt nhất
đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp và công ty truyền thông.

- Cung cấp dịch vụ chất lượng cao: Luôn phân phối nội dung phản ánh cam kết của
Đài Truyền hình Việt Nam về chất lượng, độc lập và tiêu chuẩn biên tập cao.

- Nội dung sáng tạo: Theo đuổi những ý tưởng mới, cơ hội và quan hệ đối tác, và phát
triển khả năng của Đài Truyền hình Việt Nam trong tương lai.

3
- Tạo nền tảng giá trị: Chứng minh giá trị Đài Truyền hình Việt Nam trong mọi khía
cạnh của công việc, cung cấp đầy đủ nội dung các mặt của đời sống, phục vụ cuộc
sống.

- Tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên: Phát triển và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ và các phương tiện phục vụ công tác sản xuất nội dung và truyền
dẫn, phát sóng phục vụ công tác phát thanh, truyền hình.

- Hoạt động trong cộng đồng, thiết lập các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội, môi
trường và quy định: Thiết lập tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nội dung bài viết, chương
trình để không xảy ra lỗi, sai sót, sự tiêu cực về một vấn đề.

- Phát triển thương hiệu kênh truyền hình thông qua việc tiếp tục nghiên cứu thị
trường, khán giả, đối thủ cạnh tranh: Xây dựng chiến lược thương hiệu; tạo ra cho
kênh TH có những điểm khác biệt, từ đó xác định một vị trí quan trọng trong tâm trí
của khách hàng. Truyền thông thương hiệu là việc rất quan trọng để thiết lập hình ảnh
thương hiệu trong tâm trí khán giả. Tất cả những nỗ lực tạo dựng các yếu tố cốt lõi của
thương hiệu là cần phải chuyển đến khách hàng với những thông tin đầy đủ, hấp dẫn,
kịp thời nhất.

2. Chiến lược nguồn nhân lực:


- Tăng ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những
người làm công tác thông tin đối ngoại.

- Nâng cao năng lực của người lãnh đạo.

- Bố trí và sử dụng lao động thích hợp tại các bộ phận, phòng ban

- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ sản xuất.

- Chuyên nghiệp hóa đội ngũ dẫn chương trình TH.

- Nâng cao sức khỏe, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của người lao động.

- Xây dựng và hoàn thiện văn hóa đơn vị.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong công tác nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.

4
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

1. Bản mô tả công việc:

1.1. Thông tin chung:

- Chức danh: Kỹ sư/Kỹ thuật viên âm thanh


- Thời gian làm việc: Full time
- Bộ phận: Kỹ thuật
- Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng Kỹ thuật
- Địa điểm làm việc: Ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam
43 Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

1.2. Mục đích công việc:

Thực hiện thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị để ghi, đồng bộ hóa, chỉnh sửa hoặc
tạo mới âm thanh và các công việc khác liên quan đến âm thanh.

1.3. Nhiệm vụ cụ thể:

1. Lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống âm thanh cho các dự án âm thanh.

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh phụ trách việc thiết kế hệ thống âm thanh cho các công
trình như phòng họp, phòng hội thảo, trường học, phòng thu âm và sân khấu biểu
diễn... Công việc này bao gồm việc tính toán và lựa chọn các thiết bị âm thanh, ứng
dụng các phương tiện phân tích và đo lường âm thanh để đưa ra giải pháp thiết kế tối
ưu.

2. Thiết kế, cài đặt và vận hành các thiết bị âm thanh

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh có nhiệm vụ lắp đặt, cấu hình và bảo trì các thiết bị âm
thanh như mixer, loa, micro, ampli và các thiết bị xử lý âm thanh khác. Quản lý các
hoạt động kỹ thuật trong sản xuất phim, quảng cáo, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật và
các lĩnh vực khác liên quan đến âm thanh. Giám sát, xử lý sự cố âm thanh và thẩm
định chất lượng âm thanh trong các dự án âm thanh, đồng thời đề xuất các giải pháp
cải thiện chất lượng âm thanh.

3. Ghi âm, biên tập và phối âm bằng các phương tiện khác nhau để cho ra sản phẩm
hoàn chỉnh

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh thu âm, biên tập, hòa âm, phối khí bằng các thiết bị
chỉnh, công cụ kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện như video, bài nhạc…

5
4. Thực hiện các tác vụ bảo trì định kỳ để đảm bảo hệ thống âm thanh luôn hoạt động
tốt

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh phải thực hiện kiểm tra hệ thống âm thanh định kỳ để
phát hiện các sự cố kỹ thuật, và thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố để giữ cho
hệ thống luôn hoạt động tốt nhất.

5. Hỗ trợ khách hàng

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh phải hỗ trợ khách hàng trong việc giải đáp các thắc mắc
về công nghệ âm thanh, tư vấn về việc chọn lựa thiết bị và giải pháp phù hợp cho nhu
cầu của khách hàng.

6. Nghiên cứu và phát triển công nghệ âm thanh

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh thường phải nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới
trong lĩnh vực âm thanh để đem lại giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

7. Tham gia đào tạo

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh có thể tham gia đào tạo để truyền đạt kiến thức và kỹ
năng trong lĩnh vực âm thanh cho các kỹ sư mới và những người quan tâm đến lĩnh
vực này.

8. Đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn

Kỹ sư kỹ thuật viên âm thanh phải tuân thủ các quy định an toàn trong quá trình lắp
đặt, cấu hình và sửa chữa các thiết bị âm thanh của khách hàng.

1.4. Yêu cầu về công việc:

 Trình độ chuyên môn: Có bằng cấp hoặc chứng chỉ liên quan đến kỹ thuật âm
thanh, có kiến thức về các hệ thống âm thanh chuyên dụng và công nghệ âm thanh
hiện đại.
 Kỹ năng chuyên môn: Có khả năng phân tích, thiết kế, lắp đặt và điều khiển các
thiết bị âm thanh. Am hiểu về các thiết bị ghi âm và truyền phát âm thanh nói
chung, đồng thời thành thạo các phần mềm và công cụ liên quan đến công việc.
 Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập và trong nhóm, có kỹ năng giao tiếp,
khả năng ứng biến và xử lý vấn đề nhanh chóng.
1.5. Trách nhiệm:

6
 Thực hiện các yêu cầu kỹ thuật và thẩm định chất lượng âm thanh cho các dự án
âm thanh.
 Đảm bảo việc lắp đặt, vận hành và bảo trì các thiết bị âm thanh được thực hiện
đúng quy trình và đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật.
 Tích cực theo dõi tình trạng các loại thiết bị âm thanh, đề xuất các giải pháp nâng
cấp và cải thiện để đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất cho khách hàng.
1.6. Quyền hạn/ Quyền lợi:

 Lương: 10-15tr ( có thỏa thuận)


 Đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp…
 Được phân công và thực hiện các dự án âm thanh dựa trên năng lực và trình độ
của bản thân.
 Được sử dụng các thiết bị, công cụ và phần mềm chuyên nghiệp và hiện đại
 Tham gia các buổi họp, thảo luận và tham gia đào tạo để nâng cao năng lực và
kiến thức liên quan đến âm thanh

2. Bản tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc:
1. Kiến thức về âm thanh và các thiết bị âm thanh = > Hiểu biết về các chuẩn kỹ
thuật âm thanh, cách lắp đặt và vận hành các loại thiết bị âm thanh như mixer, loa,
micro, v.v
2. Kỹ năng phân tích và sửa chữa các hệ thống âm thanh => Biết cách kiểm tra và
phân tích lỗi liên quan đến âm thanh và có thể sửa chữa các hệ thống âm thanh.
3. Khả năng thiết kế giải pháp âm thanh cho các ứng dụng khác nhau => Có thể tư
vấn và thiết kế các giải pháp âm thanh cho các dự án ứng dụng âm thanh khác
nhau (ví dụ: hội thảo, triển lãm, sân khấu, phòng thu âm, ghi âm, hòa âm và phối
khí, vv).
4. Kỹ năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong sản xuất và vận hành thiết
bị âm thanh.
5. Khả năng giao tiếp và làm việc trong nhóm => Có thể làm việc cùng nhóm để thực
hiện các dự án âm thanh lớn, liên lạc và tương tác với khách hàng và các bên liên
quan khác.
6. Kiên trì và kiểm soát căng thẳng => Có sức bền và kiên nhẫn để giải quyết các vấn
đề liên quan đến âm thanh, và có khả năng kiểm soát căng thẳng trong các tình
huống khó khăn.

7
7. Năng lực học tập => Có khả năng học hỏi và cập nhật kiến thức trong lĩnh vực âm
thanh mới và các công nghệ liên quan khi cần thiết.

3. Bản tiêu chuẩn công việc:


3.1. Nhiệm vụ:

- Xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng yêu cầu
chương trình và thực tế hiện trường

- Tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối hợp âm thanh
(hòa âm) cho các chương trình, dự án

- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và quy trình công
nghệ

- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yếu tố an toàn khi có yêu cầu đối với các sự
kiện truyền hình trực tiếp

- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh hệ thống theo yêu cầu chương trình và phương
án kỹ thuật đề ra

3.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

- Có bằng tốt nghiệp CĐ/ĐH các chuyên ngành thiết kế âm thanh, điện thanh, điện tử
viễn thông.

- Có trình độ tin học, thành thạo các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, các thiết bị
liên quan đến âm thanh

- Có trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)

3.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu về âm nhạc, nắm vững nguyên tắc
kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu
diễn

8
CHƯƠNG IV: TUYỂN DỤNG

Mẫu poster thông báo tuyển dụng:

9
CHƯƠNG V: ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu:
Kỹ sư và kỹ thuật viên âm thanh không chỉ được bổ sung thêm các kiến thức và kỹ
năng vận hành thiết bị, phần mềm âm thanh từ đơn giản đến phức tạp, các kiến thức và
kỹ năng chuyên sâu về âm thanh vật lý, điện (Analogue Audio) cũng như kỹ thuật số
(Digital Audio) để có thể phân tích và tìm phương án khắc phục tối ưu mà còn được
nâng cao khả năng giao tiếp. Bên cạnh các kiến thức và kỹ năng, cũng đào tạo cho
nhân viên có thái độ tốt hơn và định hướng thích nghi linh hoạt trong tương lai. Cụ thể,
sau quá trình đào tạo, nhân viên sẽ nhận được:

- Tư duy thiết kế âm thanh mới mẻ, phù hợp với thị hiếu.

- Sử dụng thành thạo các thiết bị nén (Comprssor), thiết bị giới hạn âm thanh (Limit),
thiết bị kỹ thuật số (DBX), thiết bị điều chỉnh Effect – hiệu ứng âm thanh Delay,
Reverb, điều chỉnh Equalizer…

- Vận dụng linh hoạt các phần mềm thu âm nổi tiếng.

- Nâng cao kỹ năng về thu âm, kết hợp một cách thuần thục, sáng tạo các phần mềm và
phần cứng sao cho đạt hiệu ứng âm thanh tốt nhất.

- Có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề thực tiễn, xử lý thông minh các tình huống và
sự cố âm thanh khi nó xảy ra.

- Thuần thục khi sử dụng ngoại ngữ.

- Áp dụng được công nghệ tiên tiến vào quá trình làm việc.

- Hình thành tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, tác phong bình tĩnh, tự tin,
năng động.

- Nhiệt tình giúp đỡ, biết cách kết nối các công việc lại với nhau để hoàn chỉnh dự án.

2. Quy mô, số lượng:


- Cử 10 kỹ sư – kỹ thuật viên âm thanh đã làm việc 1 năm trở lên tại tổ chức tham gia
chương trình đào tạo.

- Ưu tiên những nhân viên ham học hỏi, có mong muốn học chuyên sâu về lĩnh vực âm
thanh và có khiếm khuyết về kiến thức chuyên môn.

10
3. Nội dung đào tạo:
- Kỹ năng nghe – đào tạo kỹ thuật về tai để giúp nhân viên có kỹ năng nghe quan trọng
cần thiết trong bối cảnh phòng thu âm nhạc.

- Kỹ năng mix & master: mẹo và thủ thuật trộn chuyên nghiệp, bộ cân bằng, bộ xử lý
động, hiệu ứng miền thời gian,…

- Kỹ năng xử lý file âm thanh bằng các lệnh chức năng thay vì thủ công.

- Kỹ năng sử dụng nhạc hiệu quả: nguồn beat, lấy nhạc, chuyển đổi file nhạc…

- Cách cài đặt và sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp, hiện đại.

- Kỹ năng thu âm chuyên nghiệp.

- Kỹ năng xử lý các sự cố âm thanh thường gặp như ré, hú, um, ụp…

- Kỹ năng sửa chữa, bảo trì thiết bị.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Ngoại ngữ.

- Tiếp cận thực tế với công nghệ mới trong ngành.

- Kỹ năng xây dựng đội nhóm.

4. Phương pháp và hình thức đào tạo:


- Đào tạo trực tiếp: Nhân viên được đào tạo trực tiếp tại trường, trung tâm đào tạo và
tại đài truyền hình. Đây là phương pháp đào tạo truyền thống và cung cấp cho nhân
viên cơ hội để học tập và thực hành trực tiếp với các thầy cô, chuyên gia trong lĩnh vực
âm thanh và các thiết bị âm thanh chuyên dụng.

- Đào tạo trực tuyến: Nhân viên có thể tham gia các khóa học trực tuyến để học tập và
thực hành các kỹ năng âm thanh. Đài truyền hình sẽ liên kết với các kỹ sư và kỹ thuật
viên âm thanh dày dặn kinh nghiệm để đào tạo cho nhân viên kết hợp việc học qua
video của họ và học trực tuyến 1 thầy 1 trò. Đây là phương pháp đào tạo linh hoạt và
tiết kiệm thời gian.

- Học tập tự học: Nhân viên có thể tự học thông qua các tài liệu, sách và video hướng
dẫn. Tuy nhiên, phương pháp này không cung cấp cho học viên cơ hội để thực hành
trực tiếp với các thiết bị âm thanh chuyên dụng.

11
- Thực tập: Nhân viên có thể tham gia các chương trình thực tập để có cơ hội thực
hành và trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực âm thanh.

Sau mỗi chương trình đào tạo, nhân viên sẽ có cơ hội thực hành và được đánh giá bởi
ban lãnh đạo dựa trên năng lực và yêu cầu của đài truyền hình. Bên cạnh đó, nhân viên
cùng với các chuyên gia sẽ cùng nhau đánh giá về hiệu quả và khắc phục khó khăn của
chương trình học đem lại.

5. Thời gian, địa điểm, giảng viên và kinh phí:


- Thời gian: Thời gian đào tạo có thể kéo dài từ 2 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào
chương trình đào tạo và mức độ chuyên sâu của nó. Đài truyền hình cũng sẽ bố trí thời
gian hợp lý và cân bằng cho nhu cầu học tập và thời gian làm việc của nhân viên.

- Địa điểm: Địa điểm đào tạo có thể là trường đại học ( Trường Sân khấu Điện ảnh Hà
Nội), trung tâm đào tạo (Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Âm thanh Ánh sáng tại Số 8, ngõ
159/192 Lê Trọng Tấn, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), các tổ chức đào tạo khác liên
kết với đài truyền hình và trực tiếp tại đài truyền hình.

- Giảng viên: Giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh hoặc các chuyên
gia khác có liên quan đến lĩnh vực này và các kỹ sư, kỹ thuật viên âm thanh trực tiếp
tại đài. Chất lượng của giảng viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình đào
tạo. Vậy nên trước khi quyết định giảng viên cần cân nhắc những giảng viên có nhiều
kinh nghiệm, trải nghiệm và có kỹ năng sư phạm.

- Kinh phí: Chi phí đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên âm thanh sẽ phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm địa điểm, giảng viên, thiết bị và tài liệu đào tạo. Chi phí có thể dao
động từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng tùy thuộc vào chương trình đào tạo.
Đài truyền hình sẽ phân bổ chi phí tùy thuộc vào tình trạng tài chính của đài để cân đối
với các hoạt động khác một cách hiệu quả và tiết kiệm. Dưới đây là chi phí dự kiến
cho 1 chương trình đào tạo ngắn kéo dài khoảng 2 tháng:

+ Trang thiết bị: 50-70 triệu đồng

+ Lương giáo viên: 40-60 triệu đồng (4 buổi/tuần)

+ Tài liệu: 20 triệu đồng

+ Thuê mặt bằng (nếu có): 6 triệu đồng.

12
CHƯƠNG VI: ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp đánh giá kỹ thuật viên âm thanh:

1.1. Mục tiêu đánh giá:

- Đánh giá được chất lượng thực hiện công việc.

- Giúp đưa ra quyết định có cần thiết tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề hay không.

- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc nhờ nhận biết những sai sót và huấn luyện
sửa đổi.

- Là cơ sở cho việc xây dựng lương, thưởng, chế độ đãi ngộ của công ty.

1.2. Phương pháp đánh giá kỹ thuật viên âm thanh bao gồm:

- Kiểm tra trình độ chuyên môn: Đánh giá khả năng của kỹ thuật viên trong việc sử
dụng các thiết bị cũng như hiểu biết về các kỹ thuật âm thanh.

- Thực hành và giải quyết vấn đề: Qua việc yêu cầu kỹ thuật viên thực hiện một số
công việc thực tế và giải quyết vấn đề liên quan đến âm thanh, đánh giá sự thành thạo
của họ.

- Phản hồi của khách hàng: Khách hàng có thể đánh giá kỹ thuật viên dựa trên trải
nghiệm của họ với dịch vụ âm thanh được cung cấp.

- Đánh giá của đồng nghiệp: Sự đánh giá của các đồng nghiệp về kỹ thuật và năng lực
của kỹ thuật viên có thể giúp định hướng đánh giá chính xác hơn.

- Đánh giá bằng phương pháp thang đo đồ họa:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN

Họ và tên:

Vị trí làm việc:

Phòng/Ban:

Nhân Quản lý
STT Tiêu chí đánh giá Thang điểm viên tự đánh
đánh giá giá
1 Khối lượng hoàn thành công việc: ☐≤30%
- Đánh giá tỷ lệ hoàn thành công việc so ☐ 31% -
với yêu cầu đề ra 60%

13
☐ 61% -
80%
☐ 81% -
89%
☐ 90% -
99%
☐ ≥100%
2 Chất lượng thực hiện công việc: ☐ Tốt
- Chuẩn bị nội dung, tham gia các hội ☐ Khá
thảo chuyên ngành.
☐ Trung
- Tổ chức thực hiện ghi âm, chọn nhạc,
bình
lồng nhạc, hòa âm chi những bộ phim,
công trình nghệ thuật có quy mô lớn ☐ Yếu
và nhỏ. ☐ Kém
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các
thiết bị âm thanh, quy chế và quy trình
công nghệ.
- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo
yếu tố an toàn đối với các sự kiện.
- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chỉnh
hệ thống theo yêu cầu chương trình và
phương án kỹ thuật đề ra.
3 Thái độ chăm chỉ, chủ động: ☐ Tốt
- Tích cực, chăm chỉ, sẵn sàng hợp tác, ☐ Khá
chủ động trong công việc.
☐ Trung
- Sẵn sàng tuân thủ điều động công việc
bình
ngoài giờ, hoặc ngoài chức năng.
☐ Yếu
☐ Kém
4 Kỹ năng làm việc nhóm: ☐ Tốt
- Biết lắng nghe, phối hợp nhịp nhàng ☐ Khá
với các thành viên, hạn chế mâu thuẫn
☐ Trung
nảy sinh.
bình
☐ Yếu
☐ Kém
5 Tham gia các hoạt động của công ty: ☐ Tốt
- Tham gia tích cự và đầy đủ trong các ☐ Khá
hoạt động phong trào của công ty khi
☐ Trung
có yêu cầu.
bình
☐ Yếu
☐ Kém
6 Tuân thủ nội quy, quy định: ☐ Tốt
- Chấp hành nội quy, quy định của công ☐ Khá
ty; kỷ luật lao động; quy trình làm

14
việc; chế độ báo cáo với cấp trên,… ☐ Trung
bình
☐ Yếu
☐ Kém
Tổng hợp kết quả ☐ Tốt
☐ Khá
☐ Trung
bình
☐ Yếu
☐ Kém

2. Người đánh giá

Người đánh giá kỹ thuật viên âm thanh có thể là:

- Quản lý trực tiếp kỹ thuật viên âm thanh, các chuyên gia, kỹ sư âm thanh, những
người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm thanh.
- Các nhà sản xuất thiết bị âm thanh cũng có thể là những chuyên gia đánh giá kỹ
thuật viên âm thanh để kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm của họ.
- Tự đánh giá: Kỹ thuật viên tự đánh giá bản thân và đưa ra các kế hoạch cải thiện.
- Đánh giá của khách hàng: Khách hàng cung cấp ý kiến của họ về kỹ thuật viên sau
khi hoàn thành dự án hoặc sự kiện âm nhạc.

3. Chu kì đánh giá


- Thường xuyên: Đánh giá định kì theo tháng, quý hoặc năm để đánh giá hiệu suất
của kỹ thuật viên và đưa ra các phải hồi và đề xuất cải tiến.
- Định kỳ: Đánh giá định kỳ sau mỗi dự án hoặc sự kiện âm nhạc để đánh giá hiệu
suất của kỹ thuật viên và cải thiện các khía cạnh không hoàn hảo.
- Đột xuất: Đánh giá trong trường hợp có sự cố xảy ra hoặc khi kỹ thuật viên không
đáp ứng được yêu cầu của công việc.

=> Hiện tại, Ban Thời sự đang thực hiện đánh giá định kỳ một năm một lần, vào giữa
tháng 12 hàng năm, người đánh giá bắt đầu lên kế hoạch đánh giá, thu thập thông tin
cần thiết, so sánh, kiểm tra những mục tiêu công việc đầu kỳ và tiến hành đánh giá
theo mẫu. Chu kỳ đánh giá này là hợp lý bởi vì Ban Thời sự sẽ rất dễ dàng sử dụng kết
quả đánh giá để xét thi đua theo năm, và đặt ra kế hoạch trong năm tới. Nó cũng không
quá dài và cũng đủ để tổng kết tình hình thực hiện công việc vủa mọi người. Thời gian
giữa hai kỳ đánh giá là một năm, đủ cho kỹ thuật viên kịp thời sửa chữa những khuyết
điểm của mình trong thời gian đánh giá, phát huy tốt những mặt mạnh và không bị tạo
áp lực và căng thẳng về vấn đề đánh giá thực hiện công việc.

15
16

You might also like