Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

a) Nguồn gốc cây lúa

Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di
truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ[1].

Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế
giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng
năm 1000 – 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm.

Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía Bắc.
Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là cái
nôi của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi xuất
phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa
hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số nhà
nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta và
Campuchia.

Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn
Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất
xứ của lúa trồng. S. Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt
Nam và Miến Điện.

Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di
tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của
các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là
ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện
thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử và đời sống
của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng nguồn gốc của
lúa trồng.
b) Đặc tính thực vật

+ Đặc điểm thực vật:

Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh
trưởng (dàI hay ngắn), chịu thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh ... khác
nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình tháI, giảI phẫu
và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.

Rễ lúa: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ
trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.

Thân lúa: Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được
bao bọc bởi bẹ lá. Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2.
Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất.
Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài. Số lóng dài từ 3-8 lóng. Theo giải
phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.

Nhánh lúa: Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau
khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ
làm đốt, làm đồng.

Lá lúa: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi
theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. Lá làm nhiệm vụ quang hợp,
chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc
hạt, năng suất cao. Gồm bẹ lá, phiến lá, lá thìa, tai lá.

 Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân,
 Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
 Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
 Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Bông và hạt lúa: Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hoá
đòng cho đến khi lúa trỗ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt , cây lúa đủ dinh
dưỡng bông lúa sẽ phát triển đấy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian
phát triển bông ở giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày.

+ Đặc tính sinh thái:

Việt Nam có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cây lúa gạo.
Đặc điểm sinh thái phù hợp với lúa gạo bao gồm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và
cận nhiệt. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và sự phân bố mưa quanh
năm là các yếu tố quan trọng giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ và đạt được năng
suất cao.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã tạo ra thách thức cho ngành nông nghiệp và
trồng trọt lúa gạo. Hiện tượng biển dâng và ngập lụt đang ảnh hưởng đến các vùng
trồng lúa chính của Việt Nam, như đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và
đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng cao của nhiệt độ và hiện tượng kéo dài của mùa
nắng nóng có thể dẫn đến thiếu độ ẩm và nước cần thiết cho cây lúa gạo.

+Thời gian sinh trưởng:

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi
chín hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.

Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.

Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.

Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 - 120 ngày,
giống lúa trung ngày là 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo
cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 - 200 ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh
trưởng 200 -240 ngày ở vụ mùa , cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh
trưởng đến 270 ngày…

c) Cấu tạo hạt lúa

Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ
quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20-
21% so trọng lượng hạt thóc. Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu.

Cám (Bran): phần bên ngoài của hạt lúa, nằm dưới lớp vỏ trấu, thường được
loại ra khi sản xuất gạo trắng.

Phôi nhũ (Gern): nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển
thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so
với khối lượng toàn hạt.

Nội nhũ (Endosperm): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các
chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm
đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác. Nằm phía trong vỏ trấu và bao
bọc phía ngoài nội nhũ là vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran.
Hình 1.1

1.1.2. Thành phần dinh dưỡng:

Trong gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tinh bột (80%) một thành phần
chủ yếu cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các
chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể[2].

+Tinh bột:

Trong gạo tinh bột tồn tại dưới dạng carbohydrate (carb) và trong con người
dưới dạng glucogen. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người trong
đó gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng
lượng gạo cung cấp do carb. Trong tinh bột có hai thành phần - amylose và
amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu,
nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng.

Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít
amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẻo hơn. Với các loại gạo thông
thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25% amylose. Đây chính là thước đo
để bạn có thể lựa chọn gạo giàu dinh dưỡng.

+Protein:

Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người.
Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym,
kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là
63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).

+Vitamin:

Khi nhắc đến gạo giàu dinh dưỡng thì không thể thiếu vitamin. Cũng giống
như các loại ngũ cốc khác, lúa gạo không chứa các loại vitamin A, C hay D, nhưng
có vitamin B-1, vitamin B-2, niacin, vitamin E, ít chất sắt và kẽm và nhiều chất
khoáng Mg, P, K, Ca, đây là nguồn vitamin dồi dào cung cấp cho cơ thể.

+Khoáng chất:

Gạo cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành
phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu,
thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P
(giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động
enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng
trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)...

1.1.3.Sản lượng hằng năm:

Năm 2023[3], tính đến giữa tháng 7, cả nước gieo cấy được gần 6,2 triệu héc-ta
lúa. Các địa phương đã thu hoạch gần 3,7 triệu héc-ta, sản lượng đạt hơn 24,1 triệu
tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến sản lượng lúa cả nước năm 2023
đạt 43,2-43,4 triệu tấn, bảo đảm nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.4.Thị trường tiêu thụ:

Gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 130.000 tấn/năm; giá gạo xuất
khẩu tăng khoảng 17 USD/tấn/năm. Năm 2020 lượng gạo xuất khẩu đạt 6,25 triệu
tấn, giá bình quân 499,3 USD/tấn, giá trị xuất khẩu gạo đạt 3,12 tỷ USD, tăng 2,52
triệu tấn về lượng và 2,8 tỷ USD về giá trị so với năm 2001.

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là ASEAN [4], chiếm tới 61%
trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong tháng 1/2024, Philippines vẫn
đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 53,6% trong tổng lượng và chiếm
39% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

1.2 Quy trình sản xuất:

1.2.1. Sơ lược về quá trình sấy:

Sấy (hay sấy khô) là một quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng
phương pháp nhiệt[5]. Nhiệt cung cấp cho vật liệu ẩm bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu,
bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao. Mục đích của quá trình sấy
là làm giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ liên kết bề mặt và bảo quản được tốt
hơn.

Trong quá trình sấy, nước được bay hơi ở nhiệt độ bất kì do sự khuếch tán bởi
sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt vật liệu. Đồng thời bên trong vật liệu có sự chênh
lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung quanh.

1.2.2: Công nghệ sấy thóc:

Thóc là đối tượng cần xử lí nhiệt nhiều hơn bất cứ loại hạt ngũ cốc nào khác.
Sấy sẽ làm giảm độ ẩm của thóc vừa thu hoạch đến mức an toàn (13-14%) để bảo
quản và xay xát. Yêu cầu của quá trình sấy là nâng cao tốc độ sấy, giảm thiểu thời
gian sấy và năng lượng tiêu hao mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm sấy.

a)Sấy bằng không khí tự nhiên-phơi nắng:

Sấy tự nhiên là quá trình tiến hành làm bay hơi bằng năng lượng tự nhiên như
mặt trời, năng lượng gió…còn gọi là phơi sấy tự nhiên[6].

Phương pháp này đỡ tốn nhiệt năng, không tốn kém về năng lượng, thúc đẩy
quá trình sinh lí chín của hạt, ngoài ra có khả năng diệt trừ nấm, côn trùng, sâu
mọt…bởi ánh sáng mặt trời.

Nhưng không chủ động điều chỉnh được vận tốc quá trình theo yêu cầu kỹ
thuật, phụ thuốc khá nhiều vào thời tiết, tốn thêm nhân công lao động, không thể
thực hiện tự động hóa. Thời gian để đạt đến độ ẩm an toàn thì dài, năng suất không
cao

Do cần trải trên bề mặt phẳng như sân, thảm.. ngoài trời, nên có thể gặp nhiều
bất tiện như: dễ lẫn cát, bụi, dễ ẩm mốc nếu gặp mưa. Vì vậy khi cần làm khô một
lượng lớn sản phẩm thì nên dùng sấy nhân tạo.

b)Sấy nhân tạo:

Những phương pháp thường gặp gồm có:

+ Sấy đối lưu:

Là phương pháp sấy cho tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy với tác nhân sấy là
không khí nóng, khói lò,…
Đặc trưng của công nghệ sấy đối lưu chính là sự chuyển động của luồng
không khí. Chúng được dùng làm tác nhân sấy nhưng với điều kiện không khí trong
buồng sấy luôn phải nóng, chuyển động theo vòng tuần hoàn trong buồng sấy[7].

Chúng sẽ tác động tới vật phẩm cần sấy và làm bốc hơi nước, độ ẩm còn dư
trong vật phẩm sấy đó. Chính luồng không khí nóng sẽ đưa lượng hơi ẩm này thoát
ra ngoài. Từ đó, vật phẩm được sấy khô hoàn toàn. Đây cũng là nguyên lý làm việc
của những sản phẩm máy sấy đối lưu, hệ thống sấy nông sản hiện nay.

Công nghệ sấy đối lưu có thể ứng dụng để sấy cho nhiều loại vật phẩm sấy
khác nhau. Bên cạnh đó, dải nhiệt độ sấy nóng rộng hơn nhiều công nghệ sấy khác
và dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ sấy khô theo ý muốn. Chính vì thế mà công nghệ
sấy đối lưu ngày càng ứng dụng rộng rãi hơn.

+ Sấy bằng tia hồng ngoại: là phương pháp sấy dùng năng lượng của tia hồng
ngoại do nguồn nhiệt phát ra truyền cho vật liệu sấy.

+ Sấy thăng hoa: là phương pháp sấy trong điều kiện môi trường có độ chân
không cao, nhiệt độ rất thấp, nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ
trạng thái rắn thành hơi không qua trạng thái lỏng (nên gọi là thăng hoa).

+ Sấy chân không: là phương pháp sấy được vật liệu không chịu được nhiệt độ
cao hay dễ bị oxy hoá, vật liệu dễ bị bụi hay vật liệu thoát ra dung môi quý cần thu
hồi và vật liệu dễ nổ.

+ Sấy bằng dòng điện cao tần: Sấy bằng dòng điện cao tần là phương pháp sấy
dùng năng lượng điện trường có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của
lớp vật liệu.
+ Sấy tiếp xúc: là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp
vật liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách
ngăn.

+ Sấy lạnh: là phương pháp sấy trong điều kiện nhiệt độ và ẩm của tác nhân
sấy thấp hơn nhiều so với môi trường. Nhiệt độ thấp để đảm bảo đặc tính cảm quan
của sản phẩm, còn ẩm thấp để tạo ra chênh lệch ẩm, do đó ẩm trong vật liệu sẽ
thoát ra ngoài dễ dàng.

c) Các dạng máy sấy lúa:

+ Hệ thống sấy tĩnh vĩ ngang:

Máy sấy tĩnh vĩ ngang có cấu tạo đơn giản, phù hợp với sản xuất phân tán và
giá thành chấp nhận được.

Máy sấy tĩnh vì ngang có cấu tạo bao gồm 4 bộ phận chính: quạt, lò đốt,
buồng sấy và nhà che. Được chia làm 2 loại là loại không có đảo gió và loại có đảo
gió.

 Máy sấy tĩnh loại không đảo gió:

Quá trình sấy được thực hiện như sau: thóc được đồ trên mặt sàn lưới lỗ với
lớp dày khoảng 0.2-0.5m. Không khí nóng tạo nên bởi lò đốt, được quạt sấy hút và
thối vào giỏ hông, sau khi đã hòa trộn với không khí môi trường đạt đến nhiệt độ
khí sấy cần thiết. Sau đó từ ống gió hông, khí sấy chuyển hướng qua buồng gió
chính (buồng sấy) nằm phía dưới sàn lỗ và đi hướng lên xuyên qua lớp hạt mang
ẩm thoát ra ngoài. Quá trình sấy tiếp diễn cho đến khi cả lớp hạt dưới và trên đạt
được độ ẩm cần thiết.
Nhược điểm của loại không có đảo gió là chiếm nhiều mặt bằng tức năng suất
thấp tính theo diện tích chiếm chỗ. Phải đảo trộn thủ công để có sự đồng đều ẩm độ
hạt sau khi sấy, nên không phù hợp với yêu cầu cơ giới hóa công đoạn sấy.

 Máy sấy tĩnh vì ngang loại có đảo chiều không khí sấy.

Để khắc phục nhược điểm của loại sấy không đảo gió. Máy sấy vì ngang loại
có đảo chiều không khí sấy có những ưu điểm mới là kết cấu nhỏ gọn, so với các
máy sáy tĩnh với cùng năng suất, nó chỉ chiếm ½ diện tích mặt bằng lắp đặt, do sấy
lớp hạt dầy hơn (50-60cm). không còn tốn công lao động cào đảo, vẫn đảm bảo độ
đồng đều ẩm độ hạt sau khi sấy. Giải quyết được bài toán đồng đều ẩm độ hạt sau
khi sấy, vì về nguyên tắc, luồng khí đi lên hoặc đi xuống theo phương thẳng đứng
thì đồng đều nhất.

Ngoài ra, lớp hạt nằm ngang ít chịu nén, có khả năng tự điều chỉnh cục bộ
khối vật liệu sấy do co rút khi vật liệu sấy khô dần, ít tác động xấu đến độ phân bố
gió đã được thiết lập, do đó tăng được khả năng đồng đều về ẩm độ sau cùng của
sản phẩm. Điều này khó đạt được nếu đảo chiều với lớp hạt thẳng đứng.

+ Máy sấy tháp:

Hệ thống máy sấy gồm caloriphe hoặc cấp nhiệt trực tiếp từ buồng đốt hòa
trộn với không khí, hệ thống quạt và các thiết bị phụ trợ khác.

Tháp sấy là một không gian hình hộp mà chiều cao lớn hơn rất nhiều so với
chiều rộng và chiều dài. Trong tháp sấy người ta bố trí các hệ thống kênh dẫn và
thải tác nhân xen kẽ nhau ngay trong lớp vật liệu sấy.

Tác nhân sấy từ kênh dẫn gió nóng luồng lách qua lớp vật liệu thực hiện quá
trình trao đổi nhiệt sấy và nhận thêm ấm đi vào các kênh thải ra ngoài.
Vật liệu sấy chuyến động từ trên xuống dưới từ tính tự chảy do trọng lượng
bản thân của chúng. Tháp sấy nhận nhiệt do trao đổi nhiệt đối lưu giữa dòng tác
nhân chuyến động vừa ngược chiều vừa cất ngang và do dẫn nhiệt từ bề mặt kênh
dẫn và kênh thải qua lớp vật liệu nằm trên các bề mặt đó.

Vì vậy trong thiết bị sấy tháp, nhiệt lượng vật liệu sấy nhận được gồm 2 thành
phần: thành phần đối lưu giữa tác nhân sấy với hối lượng hạt và thành phần dẫn
nhiệt giữa bề mặt các kênh gió nóng, kênh thải ấm với chính lớp vật liệu nằm trên
đó.

Khi sấy hạt di chuyến từ trên cao (do gầu tải hoặc vít tải đưa lên) xuống mặt
đất theo chuyến động thẳng đứng hoặc dzích dzắc trong tháp sấy. Tùy theo cách bố
trí của dòng hạt di chuyến qua tháp sấy có thể lien tục hoặc tuần hoàn - theo mẻ.

 Sấy tháp liên tục:

Hạt qua tháp sấy một lượt rồi vào bin ủ, và nghỉ (ủ) ở đó một thời gian (từ 2-
24h tùy chế độ sấy và loại hạt) sau đó lại qua tháp sấy lượt thứ 2,3...mục đích của ủ
là cho độ ẩm ở trung tâm hạt có thời gian ra ngoài mặt để dễ bốc hơi. Chênh lệch
ấm độ quá nhiều giữa gần mặt hạt với trung tâm hạt sẽ gây ứng suất làm gãy vỡ hạt
điều này là tối kị trong sấy lúa. Xay ra gạo bị bế thành tấm.

Không khí vào từ những máng úp ngược, và thoát ra ở những máng song song
nằm so le phía trên và phía dưới.

 Sấy tháp tuần hoàn:

Hạt đi qua tháp sấy được gầu tải đư trở lại tháp. Thời gian "ủ" thực chất là thời
gian hạt ở trong gầu tải và ở trong thùng chứa phía trên buồng sấy nên tương đối
ngắn, khoảng 30'. Hạt chảy xuống giữa hai vách lưới lỗ song song cách nhau 15-
23cm. không khí từ buồng giữa thối xuyên qua lớp hạt lớp hạt trong và lớp hạt
ngoài cứ đi xuống song song, không trộn lẫn nhau nên có sự chênh lệch độ ẩm
cuối.

+ Sấy tầng sôi:

Sấy tầng sôi là một trong các phương thức sấy thích hợp cho việc sấy các hạt
nông sản.

Bộ phận chính của TBS tầng sôi là một buồng sấy, phía dưới buồng sấy đặt
ghi lò. Ghi buồng sấy là một tấm thép có đục nhiều lỗ thích hợp hoặc lưới thép để
tác nhân sấy đi qua nhưung hạt không lọt xuống được, tác nhân sấy có nhiệt độ cao,
độ ẩm thấp được thối từ dưới lên để đi qua lớp vật liệu. Với tốc độ đủ lớn, tác nhân
sấy năng các hạt vật liệu và làm cho lớp hạt xáo trộn.

Quá trình sôi này là quá trình trao đổi nhiệt ẩm mành liệt nhất giữa tác nhân
sấy và vật liệu sấy. Các hạt vật liệu khô hơn nên nhẹ hơn sẽ nằm ở lớp trên của
từng hạt đang sôi, và ở một độ cao nào đó hạt khô sẽ được đưa ra ngoài qua đường
tháo liệu

Ưu điểm của sấy tầng sôi là:

- Năng suất sấy cao

- Vật liệu sấy khô đều

- Có thể tiến hành sấy liên tục

- Hệ thống thiết bị sấy liên tục

- Dễ điều chỉnh nhiệt độ vật liệu ra khỏi buồng sấy

- Có thể điều chỉnh thời gian sấy


Nhược điểm:

- Trở lực sôi lớn

- Tiêu hao nhiều điện năng để thối khí tạo lớp sôi

- Yêu cầu cỡ hạt nhỏ và tương đối đồng đều

d) Các yêu cầu đặc trưng của hạt lúa sau khi sấy:

Lúa sau khi sấy có thể được sử dung làm lương thực hoặc để làm giống, dự
trữ. Vì vậy lúa sau khi sấy cần đạt những yêu cầu như: Hạt lúa còn nguyên vẹn vỏ
trấu bao bọc hạt gạo, nguyên vẹn về hình dạng và màu sắc, kích thước. Độ ẩm duy
trì ở mức ổn định từ 10-14%, không bị mất chất lượng khi tiếp xúc với môi trường,
không lẫn bất kì tạp chất nào khác.

Vật liệu composite

Có một số loại vật liệu composite được thiết kế để giảm thiểu hoặc tránh sự thất thoát nhiệt. Dưới
đây là một số ví dụ:

1. Vật liệu composite chống nhiệt: Các vật liệu composite được thiết kế đặc biệt để có khả năng
chống nhiệt cao và giữ lại nhiệt độ trong quá trình sử dụng. Ví dụ, một số composite sử dụng sợi
thủy tinh hoặc sợi carbon cung cấp khả năng cách nhiệt tốt.

2. Vật liệu composite có khả năng cách nhiệt cao: Các vật liệu composite có tính chất cách nhiệt
tốt có thể giảm thiểu sự thất thoát nhiệt. Ví dụ, foam composite (vật liệu composite có cấu trúc
bọt) thường được sử dụng trong các ứng dụng cách nhiệt như cách âm và cách nhiệt trong ngành
xây dựng và cảm biến nhiệt độ.

3. Vật liệu composite chịu nhiệt độ cao: Các vật liệu composite được làm từ resin chịu nhiệt cao
cùng với sợi thủy tinh hoặc sợi carbon có thể giữ được nhiệt độ trong các điều kiện nhiệt độ cao
mà không bị biến dạng hoặc hỏng.
4. Vật liệu composite có lớp cách nhiệt bảo vệ: Một số loại vật liệu composite được phủ lớp cách
nhiệt bảo vệ như lớp ceramic hoặc kim loại nhẹ để giảm thiểu sự thất thoát nhiệt.

5. Vật liệu composite có cấu trúc kín khí: Các vật liệu composite có cấu trúc kín khí có thể giữ
nhiệt tốt hơn bằng cách ngăn chặn sự thất thoát nhiệt qua truyền dẫn nhiệt và hỗn hợp không khí
nhiệt.

Khi lựa chọn vật liệu composite để tránh sự thất thoát nhiệt, quan trọng là phải xem xét các yếu
tố như nhiệt độ hoạt động, cách nhiệt, cách âm, độ bền và độ cứng để đảm bảo rằng vật liệu được
chọn phù hợp với yêu cầu cụ thể của ứng dụng.

You might also like