Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ LUYỆN 03

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu :


Khi chiếc lá xa cành Chảy theo anh khắp đường
Lá không còn màu xanh Anh đi xa càng xa
Mà sao em xa anh Tình em như cỏ hoa
Đời vẫn xanh rời rợi? Âu yếm và thiết tha
Có gì đâu em ơi Theo anh dài nương rẫy
Tình yêu là sự sống Anh đi biệt tháng ngày
Anh đi xa bao núi Tình em như sông dài...
Tình em như khe suối (Gửi em dưới quê làng, Hồ Ngọc Sơn)
Lưu luyến và nhớ thương

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, “tình em” được nhà thơ so sánh với những gì?
Câu 3. Nhân vật “em” đã thể hiện điều gì với người mình yêu qua đoạn thơ sau?/ Chỉ ra và nêu tác
dụng của phép tư từ trong các câu thơ sau:
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi?
Câu 4. Hai dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về tình cảm của cô gái dành cho chàng trai?
Anh đi biệt tháng ngày
Tình em như sông dài…
II. LÀM VĂN
Câu 1Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý nghĩa của tình cảm thủy chung trong tình yêu/ Sức mạnh của niềm tin
Câu 2. (5,0 điểm)

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn
cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại
tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. ASử
hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị.
Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc
lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra
ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.
Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn
nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người
nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng
sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị
thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gõ vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ
vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại tràn
trề tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo,tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời
tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài – SGK Ngữ Văn 12, Tập 2, NXBGD HN, 2016, trang 8).
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét tình cảm nhân
đạo của nhà văn Tô Hoài.
ĐỀ LUYỆN 04
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Biết lắng nghe không chỉ đơn giản là tránh ngắt lời người khác khi họ đang nói hay chưa nói
dứt câu mà còn là sự sẵn lòng lắng nghe mọi suy nghĩ của người đối diện, thay vì chỉ muốn nghe cho
qua chuyện để đến lượt mình phát biểu.
Ở một phương diện nào đó, cách lắng nghe của mỗi người cũng thể hiện cách sống của họ.
Chúng ta thường xem việc giao tiếp với người khác chẳng khác gì một cuộc đua. Chúng ta tìm cách
nhanh chóng lấp đầy khoảng trống giữa những câu nói bằng cách chuẩn bị những lời đáp trả ngay
lập tức. Thói quen giao tiếp này tạo áp lực lên cuộc sống của chúng ta, bởi lúc nào chúng ta cũng có
cảm giác gấp gáp trong mọi việc. Bạn sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng khi phải tìm cách đối
đáp tức thì với người đang nói chuyện với mình (dù họ đang ở trước mặt bạn hay trên điện thoại).
Ngược lại, nếu bạn biết lắng nghe thực sự, không chỉ bạn mà cả người tiếp chuyện bạn đều cảm thấy
thoải mái hơn. Họ sẽ an tâm giảm “tốc độ” lời nói của mình khi không còn cảm thấy phải cạnh
tranh với bạn để giành “quyền phát sóng”!
Trở thành người biết lắng nghe không chỉ giúp bạn biết kiên nhẫn mà còn phải cải thiện các
mối quan hệ của bạn. Tất cả chúng ta đều thích nói chuyện với những người biết cách lắng nghe.
(Tất cả đều là chuyện nhỏ, Richard Carlson, biên dịch: Hiền Lê – Thế Lâm – Vương
Long, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.74 - 75)

Câu 1. Theo đoạn trích trên, thế nào là biết lắng nghe?
Câu 2. Theo tác giả, “thói quen giao tiếp” được nói đến trong văn bản là gì?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Chúng ta thường xem
việc giao tiếp với người khác chẳng khác gì một cuộc đua”.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: “Ở một phương diện nào đó, cách lắng nghe của mỗi
người cũng thể hiện cách sống của họ” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc biết lắng nghe
Câu 2 (5,0 điểm)
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị
trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám
đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.
Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta
đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà
này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta
là thân phận đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người
kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị
tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ
đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng
làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ
biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi như
rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt
hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Ði ngay..."
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB GD-VN, trang 78)
Anh/ chị hãy phân tích hành động cứu A Phủ của Mị trong đoạn văn bản trên. Từ đó
nhận xét niềm tin vào con người của nhà văn Tô Hoài.

You might also like