Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1

Hóa 12 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

BÀI KIỂM TRA ESTER LẦN 1


Lớp Live Vip hóa 12 – 2k7 – chương trình mới
Đăng kí khóa Xuất phát sớm hóa 12 các em inbox cho Cô nhé!

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi
thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Ester nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?

A. Isoamyl acetate. B. Propyl acetate. C. Isopropyl acetate. D. Benzyl acetate.


Câu 2: Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C3H6O2?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3. Thuỷ phân ester X trong môi trường kiềm, thu được sodium acetate và ethyl alcohol. Công thức
của X là:
A. C2H3COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3.
Câu 4. Ester X được tạo bởi ethyl alcohol và formic acid. Công thức của X là
A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 5: Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: C4H9OH (1), C3H7COOH (2) và
CH3COOC2H5 (3)?
A. (1) < (3) < (2). B. (1) < (2) < (3). C. (3) < (1) < (2). D. (3) < (2) < (1).
Câu 6: Thuỷ phân ester X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và
Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC3H5.
Câu 7: Ester nào thủy phân trong môi trường acid thu được hỗn hợp 2 chất đều tham gia phản ứng tráng
bạc?
A. CH3COOCH3 B. HCOOCH2-CH=CH2 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH=CH-CH3.
Câu 8: Chất nào dưới đây vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng được với dung dịch
NaOH tạo 2 sản phẩm tráng gương ?
A. HCOOCH=CH2. B. CH2=CHCOOH. C. CH3COOCH3. D. HOCH2CH2OH.
Câu 9: Đặc tính nào sau đây là của ester?
A. Tan tốt trong nước. B. Không bị thủy phân.

Cô Thân Thị Liên – giáo viên chuyên luyện thi THPT QG môn hóa - SĐT: 0933 555 694
2

Hóa 12 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

C. Hầu như không tan trong nước. D. Các ester đều không có mùi thơm
Câu 10. Thuỷ phân hoàn toàn m gam methyl acetate bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam
muối. Giá trị của m là
A. 6,0. B. 7,4. C. 8,2. D. 8,8.
Câu 11. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp methyl ethanoate và ethyl acetate trong dung dịch NaOH, thu được
sản phẩm gồm
A. 2 muối và 2 alcohol. B. 2 muối và 1 alcohol.
C. 1 muối và 2 alcohol. D. 1 muối và 1 alcohol.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Methyl formate có phản ứng tráng bạc.
B. Thủy phân methyl acetate thu được methyl alcohol.
C. Methyl acrylate không làm mất màu dung dịch bromine.
D. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ethyl acetate có công thức phân tử là C4H8O2.
B. Phân tử methyl methacrylate có một liên kết π trong phân tử.
C. Methyl acrylate có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2 trong dung dịch.
D. Ethyl formate có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn 22,8 gam ester đơn chức, mạch hở cần dùng 200 mL dung dịch NaOH
1M, thu được ethyl alcohol và m gam muối. Giá trị m là
A. 21,6. B. 18,80. C. 25,2. D. 19,2
Câu 15: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm ester X (C3H6O2) và ester Y (C7H6O2) cần dùng vừa đủ 320 mL
dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Giá trị
của m là
A. 33,76. B. 32,64. C. 34,80. D. 35,92
Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 2,388 gam hỗn hợp hai ester bằng dung dịch NaOH thu được 2,46 gam
muối của một carboxylic acid và 1,128 gam hỗn hợp hai alcohol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức
của hai ester đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Câu 17: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và
tham gia phản ứng tráng bạc . Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công
thức của X, Y lần lượt là
A. HCOOCH3, CH3COOH. B. HOCH2CHO, CH3COOH.
C. HCOOCH3, HOCH2CHO. D. CH3COOH, HOCH2CHO.
Câu 18: Ester X có công thức cấu tạo là CH3-COO-CH2-COO-CH=CH2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung
dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được gồm
A. 1 muối và 2 alcohol. B. 2 muối và 1 aldehyde.
C. 2 muối và 1 alcohol. D. 1 muối, 1 alcohol và 1 aldehyde.

Cô Thân Thị Liên – giáo viên chuyên luyện thi THPT QG môn hóa - SĐT: 0933 555 694
3

Hóa 12 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Hợp chất X có công thức là HCOOCH3.
a. X có thể tham gia phản ứng tráng gương.
b. X là ester có phân tử khối nhỏ nhất.
c. Phần trăm khối lượng của O trong X là 53,33%.
d. X có tên gọi là methyl formate hoặc methyl methanoate

Câu 2. Cho salicylic acid (hay 2 – hydroxylbenzoic acid) phản ứng với
methyl alcohol có mặt sulfuric acid làm xúc tác, thu được methyl salicylate
(C8H8O3) dùng làm chất giảm đau (có trong miếng dán giảm đau khi vận
động hoặc chơi thể thao).
a. Công thức phân tử của salicylic acid là C8H6O3.
b. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong methyl salicylate là
31,58%.
c. Methyl salicylate thuộc hợp chất hữu cơ đa chức.
d. 1 mol salicylate phản ứng tối đa với 2 mol NaOH.

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau (biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ đơn chức khác nhau):
+ CH OH
C6H12O6 ⎯⎯⎯⎯
→ X ⎯⎯⎯⎯
→Y + CuO, t o + Br2 + H2O
⎯⎯⎯⎯ → Z ⎯⎯⎯⎯⎯ →T
men r­îu 3
o
H SO ®Æc, t
2 4

Hãy cho biết những nhận xét sau là đúng hay sai?
a. Dung dịch chứa chất lỏng Y (nồng độ 2 – 5%) có thể dùng để tẩy cặn trong ấm đun nước.
b. Chất T có tên là methyl acetate.
c. Chất Y có khả năng phản ứng với Cu(OH)2/NaOH đun nóng, tạo thành dung dịch màu xanh lam thẫm.

d. Chất X có vùng hấp thụ trên phổ hồng ngoại (IR) ở khoảng sóng với peak đặc trưng có giá trị từ 3650 –
3200 cm–1.

Câu 4: Hình vẽ minh họa điều chế isoamyl acetate trong phòng thí nghiệm:

Cô Thân Thị Liên – giáo viên chuyên luyện thi THPT QG môn hóa - SĐT: 0933 555 694
4

Hóa 12 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

a. Hỗn hợp chất lỏng trong bình cầu gồm isoamyl alcohol, acetic acid và sulfuric acid loãng.
b. Trong phễu chiết, lớp chất lỏng nhẹ hơn có thành phần chính là isoamyl acetate.
c. Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình cầu.
d. Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh, chuyển isoamyl acetate từ trạng thái hơi và trạng thái lỏng.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có bao nhiêu hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2,
đều tác dụng được với dung dịch NaOH?

Câu 2. Cho các ester: ethyl formate, vinyl acetate, allyl acetate , methyl acrylate, phenyl acetate. Có bao
nhiêu chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra alcohol?

Câu 3. Aspirin là một hợp chất được sử dụng làm giảm đau, hạ sốt được điều chế
theo phản ứng sau:
H 2 SO 4 ®Æc , t o
(CH3CO)2O + HOC6H4COOH CH3COOC6H4COOH + CH3COOH
acetic anhydride salicylic acid aspirin
Để sản xuất 3,3 triệu viên thuốc aspirin cần tối thiểu m tấn salicylic acid. Biết rằng
mỗi viên thuốc có chứa 500 mg aspirin và hiệu suất phản ứng đạt 63,25%. Tính m.

Câu 4: Isoamyl acetate còn gọi là dầu chuối, được điều chế theo phản ứng sau:
CH3COOH + C5H11OH → CH3COOC5H11 + H2O
Để sản xuất 1,3 tấn isoamyl acetate cần tối thiểu m kg acetic acid. Biết hiệu suất phản ứng tính theo
acetic acid là 75%. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:


E + 2NaOH → X + Y + Z
X + HCl → F + NaCl
Y + HCl → T + NaCl
Biết: E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở (MZ < MF < MT). Trong phân tử E chỉ chứa
nhóm chức ester và có số nguyên tử carbon bằng số nguyên tử oxygen. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F không có phản ứng tráng bạc.
(b) Chất Z có thể điều chế được CH3COOH.
(c) Chất E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn sơ đồ trên.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
(e) Cho 1 mol chất T phản ứng với lượng dư kim loại Na, thu được 1 mol H2.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu

Cô Thân Thị Liên – giáo viên chuyên luyện thi THPT QG môn hóa - SĐT: 0933 555 694
5

Hóa 12 – chương trình SGK mới - Cô Thân Thị Liên

Câu 6: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:


(a) X + 4[Ag(NH3)2]OH → X1 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
(b) X1 + 2NaOH → X2 + 2NH3 + 2H2O
(c) X2 + 2HCl → X3 + 2NaCl
(d) X3 + C2H5OH ⇔ X4 + H2O
Biết X là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn X2, sản
phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3. Cho các phát biểu sau:
(a) Khử hoàn toàn X bằng NaBH4 thu được ethylene glycol.
(b) X3 có nhiệt độ sôi cao hơn X.
(c) X4 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Điều chế được X3 trực tiếp bằng cách oxi hóa không hoàn toàn X.
(e) X2 là hợp chất lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu

Cô Thân Thị Liên – giáo viên chuyên luyện thi THPT QG môn hóa - SĐT: 0933 555 694

You might also like