Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

CHƯƠNG 6: CHÍNH SÁCH TIỀN

TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Khoa Kinh tế quốc tế


Đỗ Hoàng Oanh
Đường tổng cầu dốc xuống là do 3 nguyên nhân
• Đối với nền kinh tế Mỹ
• The wealth effect – ít quan trọng nhất
• Giữ tiền– một phần nhỏ của cải hộ gia đình
• The exchange-rate effect – không lớn
• Exports and imports – phần nhỏ trong GDP
• The interest-rate effect
• Quan trọng nhất
6.1.2. Lý thuyết sở thích thanh khoản (Liquidity Preference)

• Lý thuyết sở thích thanh khoản: lãi suất điều chỉnh để đưa cung
tiền và cầu tiền về trạng thái cân bằng.
• Tác dụng lý thuyết sở thích thanh khoản (Liquidity Preference):
- Lý giải độ dốc hướng xuống của đường tổng cầu
- Lý giải chính sách tiền tệ và tài khóa có thể làm dịch chuyển
đường tổng cầu như thế nào.
- Giải thích nguyên nhân gây ra biến động kinh tế ngắn hạn và cách
đối phó với những biến động này.
Cung tiền và Cầu tiền
•Cung tiền, MS
• Do NHTW kiểm soát
• Số lượng tiền cung ứng
• Giả sử: Được cố định theo chính sách NHTW
• Không thay đổi theo lãi suất
• NHTW thay đổi cung tiền
• Thay đổi lượng dự trữ trong hệ thống ngân hàng
• Mua, bán trái phiếu chính phủ bằng nghiệp vụ thị trường
mở
Cung tiền và Cầu tiền
• Cầu tiền, MD
• Tiền - tài sản có tính thanh khoản cao nhất
• Có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ
• Giả sử của cải hộ gia đình chỉ 2 tài sản:
• Tiền: thanh khoản cao nhưng không có lãi
• Trái phiếu được trả lãi nhưng không thanh khoản cao
• Lãi suất - chi phí cơ hội của việc giữ tiền
• Đường cầu tiền - dốc xuống
• Tăng lãi suất
• Tăng chi phí giữ tiền
• Giảm lượng cầu tiền
Cung tiền và Cầu tiền

• Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ


• Lãi suất - điều chỉnh để cân bằng cung và cầu
tiền
• Lãi suất cân bằng
• Lượng cầu tiền cân bằng chính xác lượng tiền
cung ứng
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

• Monetary policy/ Chính sách tiền tệ


• Cung tiền được thiết lập bởi Ngân hàng trung ương
• Fiscal policy / Chính sách tài khóa
• Các mức chi tiêu của chính phủ và thuế do Quốc
hội quy định
VỀ DÀI HẠN:
Chính sách tài khóa ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu
tư và tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá trong
dài hạn.
NGẮN HẠN:
Bây giờ chúng ta xem xét tác động của các chính
sách này lên tổng cầu và các biến số kinh tế vĩ mô
trong ngắn hạn?
Lý thuyết ưu thích thanh khoản
• Biến ảnh hưởng đến cầu tiền: Y, r, và P
• Giả sử Y tăng:
• Hộ gia đình muốn mua nhiều hàng hóa và dịch vụ
hơn, họ cần nhiều tiền hơn
• Để có tiền này, họ sẽ bán trái phiếu

Y tăng dẫn đến cầu tiền tăng, khi yếu tố khác không
đổi
Cung tiền và Cầu tiền
• Nếu lãi suất > cân bằng
• Số lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ
• Ít hơn số lượng tiền cung ứng
• Những người nắm giữ thặng dư
• Mua tài sản sinh lời
• Lãi suất giảm
• Mọi người - sẵn sàng giữ tiền hơn
• Đến khi: cân bằng (equilibrium)
Cung tiền và Cầu tiền

• Nếu lãi suất < cân bằng


• Số lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ
• Nhiều hơn số lượng tiền cung ứng
• Mọi người - tăng lượng tiền nắm giữ của họ
• Bán - tài sản sinh lời
• Làm tăng lãi suất
• Đến khi: equilibrium
Trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ
Hiệu ứng Fisher
• Lãi suất danh nghĩa là lãi suất đo lường sự thay đổi số
lượng tiền theo thời gian, để dễ hiểu, lãi suất danh nghĩa là
lãi suất mà ngân hàng trả
• Lãi suất thực tế là lãi suất danh nghĩa đã loại trừ lạm phát,
hay là phần chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm
phát.
Hiệu ứng Fisher (tt):
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát kỳ
vọng
Lãi suất danh nghĩa điều chỉnh theo tỷ lệ 1:1 với tỷ lệ lạm
phát
Một sự tăng lên trong tỷ lệ tăng trưởng cung tiền cuối cùng
sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa, nhưng không
làm thay đổi lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực (tt):
Lãi suất thực sau thuế = Lãi suất danh nghĩa*(1 – thuế
suất) - Tỷ lệ lạm phát (hoặc lạm phát kỳ vọng)
VD: Một chủ sở hữu một trái phiếu kho bạc có lãi suất
14% năm, thì theo qui định thuế thu nhập biên tế là
30%, và nếu tỉ lệ lạm phát được dự đoán cho năm sau
đó là 8% thì lãi suất thực sau khi trừ thuế thu nhập là
1,8%/năm. Lãi suất thực sau thuế = 0.14 * (1 – 0.3) –
0.08 = 0.018 = 1.8%
Bảng 7.1. Bảng so sánh hai quốc gia khi đánh thuế thu nhập
ir sau thuế = (1 – tax) in - π A (ko lfát) B (lfát)
Lãi suất thực ir 4% 4%
Tỷ lệ lạm phát π 0 8
Lãi suất danh nghĩa (Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm in = ir + π 4 12
phát)
Lãi suất giảm do bị đánh thuế 15 % (0,15 x lãi 0,15 in 0,6 1,8
suất danh nghĩa)
Lãi suất danh nghĩa sau thuế (0,85 x lãi suất in - 0.15 in 3,4 10,2
danh nghĩa)
Lãi suất thực sau thuế (Lãi suất danh nghĩa sau ir = in - π 3,4 2,2
thuế - tỷ lệ lạm phát)
Thay đổi cầu tiền
Thay đổi cung tiền
Sự tác động của cung tiền thay đổi lên đường tổng cầu
Vai trò của mục tiêu lãi suất trong chính
sách của NHTW
NHTW thường xem lãi suất thay vì cung tiền là công cụ
chính sách dễ thực hiện hơn. NHTW đã thực hiện chính
sách này bằng cách ấn định mục tiêu cho lãi suất liên ngân
hàng (là lãi suất mà ngân hàng sẽ tính toán cho việc vay
ngắn hạn lẫn nhau).
Vai trò của mục tiêu lãi suất trong chính sách của NHTW
Lý do để NHTW ấn định mục tiêu lãi suất liên ngân hàng là:
- Vì chính sách cung tiền khó đo lường được chính xác trong thực tế và
cầu tiền biến động linh hoạt theo thời gian. Cho nên, khi điều chỉnh lãi suất
chính là điều chỉnh cung tiền phù hợp với dịch chuyển hằng ngày của đường
cầu tiền
- Khi NHTW ấn định mục tiêu lãi suất liên ngân hàng, cũng là cam kết
điều chỉnh cung tiền và điều chỉnh nghiệp vụ thị trường mở để làm cho thị
trường tiền tệ cân bằng đúng mục tiêu đó. Ví dụ, để hạ lãi suất liên ngân
hàng, các nhà giao dịch trái phiếu của NHTW sẽ mua vào trái phiếu chính
phủ, hành động này làm tăng cung tiền và hạ lãi suất cân bằng
Nền kinh tế bị vướng “bẫy thanh khoản”
Theo lý thuyết sở thích thanh khoản, chính sách tiền tệ mở rộng
thông qua giảm lãi suất và kích thích chi tiêu đầu tư. Nhưng nếu
lãi suất đã giảm gần về không thì có lẽ chính sách tiền tệ không
còn hiệu lực nữa vì lãi suất danh nghĩa không thể xuống thấp
hơn không. Trong khi, tổng cầu, sản xuất và việc làm lại bị mắc
kẹt ở mức thấp.
=> nâng kỳ vọng lạm phát bằng cách tự cam kết với người dân
Đường cầu tiền dịch chuyển khi mức giá hàng hóa thay đổi

đường cầu tiền sẽ di chuyển khi lãi suất thay đổi. Và đường cầu tiền dịch chuyển khi: giá P thay đổi, hoặc lượng hàng hóa
dịch vụ Y (thu nhập) thay đổi.
NHTW tăng cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. lãi
suất giảm làm chi tiêu C tăng và đầu tư I tăng (giả sử như mức giá P không đổi) nên tổng cầu AD
dịch phải. Lúc này, điểm cân bằng mới sẽ tại B với mức giá là P và sản lượng là Y2
Tác động số nhân lên tổng cầu:
Những chuyển dịch thêm của đường tổng cầu xuất phát
từ việc chính sách tài khóa mở rộng làm tăng thu nhập
và theo đó làm tăng chi tiêu tiêu dùng. Nghĩa là, cứ 1
đồng Chính Phủ chi tiêu có thể làm tăng tổng cầu hàng
hóa nhiều hơn 1 đồng, gọi là tác động số nhân lên tổng
cầu.
Hệ số gia tốc đầu tư (investment accelerator)
là hệ số đầu tư xảy ra khi cầu đầu tư của chính phủ đã tạo
nên tác động thúc đẩy cầu đầu tư tư liệu sản xuất của doanh
nghiệp
Số nhân k là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng
quốc gia ∆Y khi tổng cầu thay đổi ∆AD một đơn vị.

∆𝐘 𝟏
𝒌= =
∆𝐀𝐃 1 − MPC
Khuynh hướng tiêu dùng biên
(MPC – Marginal propensity to consume, thường ký hiệu
Cm ) là tỷ lệ của thu nhập tăng thêm khi mà hộ gia đình chi
tiêu, thay vì tiết kiệm.
Ví dụ: MPC = 0.75: nghĩa là cứ 1 đồng thu nhập thì hộ gia
đình tiêu dùng 0.75 đồng và tiết kiệm 0.25 đồng
Tác động lấn át: Sự sụt giảm tổng cầu hình thành khi
việc mở rộng tài khóa làm tăng lãi suất
Tác động lấn át (tt)
Tác động số nhân và tác động lấn át, còn có một yếu tố quan trọng khác
quyết định quy mô dịch chuyển của tổng cầu do thuế thay đổi: nhận định
của hộ gia đình về việc thuế thay đổi là vĩnh viễn hay tạm thời.
Ví dụ, giả sử chính phủ tuyên bố giảm thuế từ 10% thu nhập còn 8% thu nhập cho
mỗi hộ gia đình. Để quyết định sẽ chi tiêu bao nhiêu từ số tiền thuế được giảm này,
hộ gia đình phải cân nhắc liệu phần thu nhập tăng thêm 2% này sẽ kéo dài được
bao lâu.
Nếu hộ gia đình cho rằng việc giảm thuế là lâu dài thì họ sẽ xem đây như là phần
bổ sung đáng kể vào nguồn lực tài chính của mình và do đó sẽ tăng chi tiêu một
khoản lớn. Trong trường hợp này, việc cắt giảm thuế sẽ có tác động lớn lên tổng
cầu.
Chính sách tiền tệ tác động lên AD

• Liquidity trap/Bẫy thanh khoản


• Nếu lãi suất đã giảm xuống khoảng 0
• Chính sách tiền tệ có thể không còn hiệu lực
• Tổng cầu, sản xuất và việc làm có thể bị "mắc kẹt"
ở mức thấp
Chính sách tiền tệ tác động lên AD

• Zero lower bound (interest rate)/ Tiệm cận đáy Zero


• Ngân hàng trung ương tiếp tục có các công cụ để mở rộng nền
kinh tế:
• NHTW có thể tăng lạm phát kỳ vọng bằng cách cam kết giữ
lãi suất thấp
• Nới lỏng định lượng: mua nhiều loại công cụ tài chính hơn
(thế chấp, nợ doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ dài hạn)
Chính sách bình ổn chủ động (chính sách bình ổn tổng cầu)
là cách sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ và chính sách
tài khoá để bình ổn tổng cầu và kết quả là thúc đẩy việc làm
và sản xuất toàn dụng, ổn định hóa nền kinh tế.
- Khi người dân quá bi quan, NHTW có thể mở rộng
cung tiền để hạ lãi suất và mở rộng tổng cầu.
- Khi người dân quá lạc quan, NHTW có thể thu hẹp
cung tiền để tăng lãi suất và thu hẹp tổng cầu.
Sử dụng chính sách bình ổn nền kinh tế

• Trường hợp chính sách bình ổn chủ động


• Sự thay đổi trong tổng cầu
• Chính phủ: sử dụng chính sách tài khóa
• Fed: sử dụng chính sách tiền tệ
• Để ổn định nền kinh tế
• Nhiều người ủng hộ chính sách ổn định chủ động
• Chính phủ nên sử dụng chính sách để giảm bớt những biến động này:
• Khi GDP giảm xuống dưới sản lượng tự nhiên, dùng chính sách
tài khóa hoặc tiền tệ mở rộng để ngăn chặn hoặc giảm suy thoái.
• Khi GDP tăng cao hơn sản lượng tự nhiên, dùng chính sách điều
chỉnh để ngăn chặn hoặc giảm sự bùng nổ lạm phát
Sử dụng chính sách bình ổn nền kinh tế
• Trường hợp không ủng hộ chính sách bình ổn chủ động
• Chính phủ
• Nên tránh chủ động sử dụng chính sách tiền tệ và tà khóa để
cố gắng bình ổn nền kinh tế
• Ảnh hưởng đến nền kinh tế với sự tụt hậu lớn
• Công cụ chính sách
• Cần được thiết lập để đạt được các mục tiêu dài hạn
• Nền kinh tế - đối phó với những biến động ngắn hạn
CÁC NHÂN TỐ BÌNH ỔN TỰ ĐỘNG

Các nhân tố bình ổn tự động là những thay đổi trong chính


sách tài khóa để kích thích tổng cầu khi nền kinh tế đi vào suy
thoái mà các nhà hoạch định chính sách không cần phải có
hành động chủ đích nào.
CÁC NHÂN TỐ BÌNH ỔN TỰ ĐỘNG

(i) Nhân tố bình ổn tự động quan trọng nhất là hệ thống thuế


Vì thu nhập, lương và lợi nhuận tất cả đều giảm khi có suy thoái, số thu thuế của
chính phủ sẽ giảm theo. Sự cắt giảm thuế tự động này kích thích tổng cầu và do đó
làm giảm độ lớn của những biến động kinh tế.

(ii) Nhân tố bình ổn tự động thứ hai là chi tiêu của chính phủ
khi nền kinh tế đi vào suy thoái, người lao động bị sa thải, nhiều người nộp đơn xin
hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hưởng phúc lợi và các hình thức hỗ trợ thu nhập
khác. Do đó, chính phủ gia tăng chi tiêu để tài trợ cho các hình thức này, nghĩa là đã
tự động kích thích tổng cầu vào đúng thời điểm tổng cầu giảm để duy trì toàn dụng
lao động.
37

You might also like