Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

G h é p kênh phân chia theo thòi gian (TDM)


TDM là kỹ thuật ghép kênh cho cả tín hiệu tương tự và số. Tuy nhiên, về nguyên tắc, tín
hiệu tương tự phải được số hoá trước khi ghép. Cũng có thê thực hiện lấy mẫu kết hợp với
ghép kênh TDM tức là tỉ số τ /Ts rất nhỏ (khoảng cách giữa các xung PAM cạnh nhau rất lớn,
tín hiệu khôi phục càng giống với tín hiệu ban đầu). TDM thực hiện truyền các tín hiệu
khác nhau qua cùng một kênh băng rộng với cùng tần số nhưng vào các thời điểm khác
nhau. Sự trực giao giữa các tín hiệu ở đây chính là trực giao về thời gian.

Trong khối ghép kênh bên phát, thời gian được phân thành các khe thời gian, ấn định mỗi
khe cho một dòng số đến từ một kênh khác nhau theo cách xoay vòng. Việc tách kênh được
thực hiện bên thu bằng cách chuyển mạch tín hiệu thu vào các thời điểm thích hợp. Khác
với FDM, trong hệ thống TDM, yêu cầu tất cả các bộ phát và thu phải tuân theo một đồng
hồ chung.

2. Nguyên lý ghép và tách kênh TDM

Để minh hoạ cho nguyên lý ghép và tách kênh TDM, ta xét ví dụ đơn giản là ghép
TDM cho 3 tín hiệu tương tự x1(t),x2(t) và x3(t) , sau đó truyền qua hệ thống 3
PCM như hình 1

Hình 1. Hệ thống TDM – PCM 3 kênh

Bộ lấy mẫu kết hợp với ghép kênh có thể xem như một bộ chuyển mạch 3 đầu vào, lần
lượt lấy mẫu các tín hiệu tương tự trong 3 kênh. Như vậy, đầu ra của bộ lấy mẫu chính là
dãy xung PAM được lấy mẫu lần lượt từ ba tín hiệu tương tự vào. Tần số lấy mẫu được xác
định theo định lý lấy mẫu như trường hợp không ghép kênh. Gọi tần số lấy mẫu là fs, chu
kỳ lấy mẫu là Ts = 1/fs, khoảng cách giữa hai xung PAM cạnh nhau trong dãy xung TDM-
Pam là Ts/3. Bộ chuyển mạch bên thu phải đồng bộ hoàn toàn với bộ chuyển mạch bên
phát để các xung PAM xuất hiện chính xác trong kênh tương ứng. Điều này được gọi là
đồng bộ khung (frame synchronization). Bộ lọc thông thấp (LPF) được sử dụng để tái tạo
tín hiệu tương tự từ các xung PAM. Nếu băng thông của kênh truyền không đủ rộng thì có
thể xảy ra giao thoa liên ký tự ISI dù cho đồng bộ trong hệ thống vẫn được duy trì tốt. Tín
hiệu trong kênh này có thể xuất hiện trong kênh khác và gọi là hiện tượng XUYÊN ÂM
(CROSSTALK)

3. Đồng bộ khung

Đồng bộ khung là cần thiết để bên thu có thể phân biệt chính xác dữ liệu trong kênh
này với dữ liệu trong kênh khác, từ đó dữ liệu được đưa đến kênh đầu ra thích hợp.

Có thể cung cấp đồng bộ khung cho mạch tách kênh bên thu bằng 2 cách:

+ gửi tín hiệu đồng bộ khung từ kênh phát trên 1 kênh riêng

+ chèn tín hiệu đồng bộ khung vào chính tín hiệu TDM (kinh tế hơn nhưng phức
tạp hơn)

Tín hiệu đồng bộ khung (từ mã đồng bộ khung) có thể được ghếp kênh cùng với các từ
mã mang tin trong hệ thống
Khung TDM gồm các khe thời gian. Mỗi khe thời gian chứa một từ mã mang tin trong
một kênh thông tin riêng.
Từ mã đồng bộ khung nằm ở đầu của khung TDM.

Hình 2. Khuôn dạng của 1 khung TDM

Mạch đồng bộ khung:


Mạch đồng bộ khung có tính tương quan chéo giữa tín hiệu TDM khôi phục với từ mã
đồng bộ khung. Khi tương quan chéo lớn nhất, tín hiệu đồng bộ khung được khôi phục.

Có thể xảy ra khả năng khôi phục nhầm. Thực tế thường dùng dãy giả PN
(pseudorandom Noise) để làm từ mã đồng bộ.

4. Các phương pháp ghép kênh TDM

{
Ghép xen ký tự
Ghép đồng bộ Ghép xen bit Ghép không đồng bộ: Ghép thống kê
Ghép chèn bit

Ghép kênh TDM đồng bộ TDM không đồng bộ


- Rất phổ biến - Dùng trong hệ thống LANs
- Phân khe thời gian cố định - Phân khe thời gian theo nhu cầu
- Băng thông tín hiệu bằng tổng băng - Băng thông tín hiệu tổng ít hơn tổng
thông tất cả tín hiệu nhánh băng thông tất cả tín hiệu nhánh
- Hiệu quả sử dụng băng thông tốt hơn
do không cần bit “Start” và bit “Stop”

Ghép kênh đồng bộ


Bộ ghép kênh lấy mẫu dữ liệu phát từ các thiết bị theo kiểu xoay vòng 32143214
Thiết bị nào phát dữ liệu nhanh hơn các thiết bị khác sẽ lấy mẫu dữ liệu của thiết bị đó
nhiều hơn.

Nếu có thiết bị không phát dữ liệu sẽ chèn bit 0 vào dòng dữ liệu ghép kênh.

Ghép kênh không đồng bộ

Ghép thống kê: Các bộ vi xử lí có trong phần cứng của hệ thống TDM kết nối các
đường dữ liệu vào và hủy kết nối tạm thời các đường không có dữ liệu vào. Do đó, tốc độ
dữ liệu ra của bộ ghép kênh < tổng dung lượng dữ liệu của các đường vào bộ ghép kênh.
Nó cho phép tăng số lượng nguồn ghép vào một đường truyền chung của hệ thống.

Nếu chỉ có 2 bộ phát dữ liệu thì bộ ghép kênh chỉ ghép dữ liệu A và C vào trong luồng
TDM.

5. Phân cấp:

* Phân cấp cận đồng bộ (PDH Plesiochronous Digital Hierarchy)

* Phân cấp đồng bộ (Synchronous Digital Hierarchy)

Phân cấp số cận đồng bộ (PDH)

- Có 2 loại chính:

+ bộ ghép kênh kết nối các hệ thống máy tính số, loại này ghép tín hiệu số từ nhiều
nguồn khác nhau để truyền qua một đường truyền tốc độ cao đến 1 máy tính số.

+ bộ ghép kênh sử dụng trong các mạng công cộng (chuẩn chính Bắc Mỹ và Nhật)

- Để được một luồng số bậc cao (tốc độ cao) phải qua nhiều lần ghép kênh từ các luồng cơ
sở.
- Các luồng nhánh có tốc độ bit khác nhau chút ít.
- Trước khi ghép, phải hiệu chỉnh cho tốc độ bit của các luồng cơ sở bằng nhau (chèn thêm
bit giả).
- Bộ tách kênh không biết được vị trí mỗi luồng nhánh trong luồng bậc cao.

CHUẨN PDH BẮC MỸ VÀ CHÂU ÂU


Chuẩn Ký hiệu Tốc độ bit (Mbps) Số kênh thoại/ dữ liệu
DS1 1.544 24
DS1C 3.152 48
DS2 6.312 96
Bắc Mỹ DS3 44.736 672
DS4E 139.264 1920
DS4 274.176 4032
DS5 560.160 8064
E1 2.048 30
E2 8.448 120
CCITT E3 34.368 480
E4 139.264 1920
E5 565.148 7680
Khuyết điểm của PDH
- Không mềm dẻo, linh hoạt
Phải qua nhiều cấp tách ghép khi cần sử dụng luồng nhánh trong luồng bậc cao
- Khả năng quản lý, giám sát và bảo dưỡng mạng kém.
Trong khung tín hiệu PDH không đủ các byte nghiệp vụ để cung cấp cho điều
khiển quản lý, giám sát và bảo dưỡng.
- Không phù hợp với các dịch vụ mới băng rộng
Tốc độ bit cao nhất chỉ đạt 565 Mbps (CCITT).
- Khó khăn trong việc hòa mạng và đồng bộ mạng
Tồn tại hai chuẩn PDH khác nhau.

Phân cấp số đồng bộ (SDH)


Khi nhu cầu tương các giữa các thiết bị tốc độ cao trở nên cấp bách.
Mục đích thiết lập một chuẩn truyền dẫn băng rộng, đồng bộ tất cả các thiết bị theo 1
đồng hồ chủ.

Tốc độ cơ sở của SDH là STM-1: 155Mbps

Các tốc độ cao hơn: STM4 (622 Mbps), STM-16 (2.5 Gbps), STM-64 (10 Mbps),
STM-256 (40 Gbps)...
Ưu điểm của SDH
- Mềm dẻo, linh hoạt trong liên kết mạng
Tách/ghép các luồng nhánh dễ dàng nhờ kỹ thuật con trỏ.
- Khả năng quản lý, giám sát và bảo dưỡng mạng được cải thiện
Khoảng 5% dung lượng trong tín hiệu SDH dành cho các byte nghiệp vụ, hỗ trợ
cho giám sát, quản lý, bảo dưỡng mạng.
- Khả năng phục vụ đa dạng, linh hoạt
Tốc độ bit cao, cho phép đáp ứng các dịch vụ mới, SDH cũng tương thích với các
hệ thống PDH hiện hành.
- Độ an toàn mạng cao
Sử dụng cấu hình mạng vòng kín (ring network), nối chéo...

You might also like