Gợi ý Đáp Án - pht Tiết Ôn Tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

PHIẾU HỌC TẬP TIẾT ÔN TẬP

Họ và tên: ………………………………………………………………………………. Lớp: ……..


CHƯƠNG B8: Sự hô hấp và trao đổi khí
Câu 1: Viết phương trình dạng chữ của hô hấp hiếu khí, kỵ khí đối với nấm men trong quá trình làm
bánh mì và kỵ khí ở cơ khi vận động mạnh.
Ở cơ
Hô hấp hiếu khí: glucose + oxygen → carbon dioxide + nước + năng lượng
Hô hấp kị khí: glucose → lactic acid + năng lượng
Ở nấm men
Hô hấp hiếu khí: glucose + oxygen → carbon dioxide + nước + năng lượng
Hô hấp kị khí: glucose → alcohol + carbon dioxide + năng lượng
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?
A. Phổi. B. Khí quản. C. Tim. D. Mũi.
Câu 3: Hình ảnh dưới đây thể hiện kết quả thu được khi cô gái
đang nghỉ ngơi. Dựa vào hình ảnh trên cho biết cô gái đã hít thở
bao nhiêu lần mỗi phút.
A. 11 B. 12 C. 13 D. 14
(1 phút = 60 giây, đếm trên hình vẽ)
Câu 4: Phát biểu đúng khi nói về sự khác nhau giữa thành phần
không khí khi hít vào và thở ra.
A. Hàm lượng khí oxygen khi hít vào nhỏ hơn so với khi thở ra.
B. Hàm lượng khí carbon dioxide khi hít vào lớn hơn khi thở ra.
C. Hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen khi hít vào và thở ra bằng nhau.
D. Hàm lượng khí oxygen khi hít vào lớn hơn khi thở ra.
Câu 5: Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra tại cơ quan nào dưới đây?
A. Mũi. B. Khí quản. C. Phế quản. D. Phế nang.
Câu 6: Thành phần nào có trong khói thuốc có tác hại gây nghiện?
A. Hắc ín. B. Carbon monoxit. C. Nicotine. D. Các vi hạt.
Câu 7: Các tế bào đài có đặc điểm tiết ra chất nhầy và chứa nhiều tế bào lông mao có tác dụng như thế
nào trong quá trình trao đổi khí?
A. Ngăn cản bụi và bảo vệ phổi khỏi các vi sinh vật gây bệnh.
B. Giúp lấy được nhiều khí carbon dioxide hơn.
C. Loại bỏ được nhiều khí carbon dioxide hơn.

1
D. Cung cấp được nhiều oxygen hơn.

Câu 8: Hô hấp kị khí ở nấm men được ứng dụng trong quá trình nào dưới đây?
A. Lên men sữa chua. B. Làm bia.
C. Làm bánh mì. D. Làm mứt.
Câu 9: Vị trí số 2 trong hình ảnh bên dưới mô tả cơ quan nào trong hệ
hô hấp.
A. Thanh quản. B. Khí quản. C. Phế quản. D. Phổi.
Câu 10: Hô hấp kị khí là:
A. Các phản ứng hóa học trong tế bào phá vỡ các phân tử chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng mà
không cần sử dụng oxygen.
B. Các phản ứng hóa học trong tế bào phá vỡ các phân tử chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cần
sử dụng oxygen.
C. Các phản ứng hóa học trong tế bào phá vỡ các phân tử chất dinh dưỡng để giải phóng các năng
lượng.
D. Quá trình phá vỡ các phân tử chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng mà không cần sử dụng
oxygen.
Câu 11: Chú thích tên các cơ quan có trong hệ hô hấp ở người và cho biết chức năng của mỗi cơ quan.

1. Khoang mũi: Có nhiều lông mũi cản bụi, chất nhày giữ bụi, mạch máu dày đặc làm ấm không
khí.
2. Khí quản: Có những vòng sụn chữ C giữ cho khí quản luôn căng phồng, dẫn khí xuống phế quản
3. Phế quản: Phân nhiều nhánh nhỏ đi vào phổi.
4. Phế nang: Nơi trao đổi khí diễn ra
5. Cơ liên sườn: phối hợp với cơ hoành làm tăng, giảm thế tích lồng ngực khi hít vào và thở ra
6. Cơ hoành: phối hợp với cơ liên sườn làm tăng, giảm thế tích lồng ngực khi hít vào và thở ra
2
7. Phổi: tập hợp của tất cả các phế nang, trao đổi khí.

Câu 12: Kể tên các thành phần có trong khói thuốc và nêu tác hại của mỗi thành phần.

Tác nhân gây hại Đặc điểm của tác


có trong khói nhân (tên gọi/ trạng Tác hại đến cơ thể người
thuốc lá thái…)

Kích thích não, làm hẹp các mạch máu, làm thành động
(1) Chất gây
Nicotine mạch giảm đàn hồi, hình thành các khối máu đông dẫn đến
nghiện
tăng huyết áp, gây bệnh động mạch vành.

CO Chiếm chỗ của O2 trên hemoglobin, làm giảm hiệu quả vận
(2) Khí độc
(cacbon monoxide) chuyển O2 đến các tế bào.

(3) Chất gây


Hắc ín Ảnh hưởng đến hệ gene, gây bệnh ung thư.
ung thư

Thường là các phân Gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); khí phế thủng;
(4) Các vi hạt tử cacbon kích làm tê liệt các lông rung trên niêm mạc đường dẫn khí, tích
thước nhỏ tụ chất nhày trong phổi, ngăn cản sự trao đổi khí.

CHƯƠNG B9: Phối hợp và cân bằng nội môi.


Câu 1: Hệ thần kinh trung ương gồm:
A. Não và dây thần kinh. B. Não và tủy sống.
C. Tủy sống và dây thần kinh. D. Dây thần kinh và hạch thần kinh.
Câu 2: Tế bào thần kinh dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng?
A. Hormone. B. Xung điện. C. Cung phản xạ. D. Chất hóa học.
Câu 3: Khi ta quan sát một vật, hình ảnh của vật sẽ xuất hiện tại vị trí nào trong mắt?
A. Giác mạc. B. Thủy tinh thể. C. Đồng tử. D. Võng mạc.
Câu 4: Hình ảnh dưới đây thể hiện 1 người đang nhảy dù.
Trong quá trình nhảy dù người này có 1 số thay đổi như
sau: nhịp tim tăng, đồng tử giãn, mạch máu co … Theo em,
hormone nào đã được tiết ra dẫn tới những thay đổi trên.
A. Adrenaline. B. Auxin.
C. Insulin. D. Glucagon.

3
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là chính xác khi nói về sự thay đổi của mắt khi có ánh sáng mạnh chiếu
vào.
A. Cơ xuyên tâm co rút, cơ vòng giãn, đồng tử giãn.
B. Cơ xuyên tâm giãn, cơ vòng co rút, đồng tử thu hẹp lại.
C. Cơ xuyên tâm giãn, cơ vòng giãn, đồng tử thu hẹp lại.
D. Cơ xuyên tâm co rút, cơ vòng co rút, đồng tử giãn.
Câu 6: Sau khi chạy bộ 30 phút, phản ứng nào dưới đây giúp điều hoà thân nhiệt?
A. Các mạch máu (tiểu động mạch) dưới da co lại. B. Nổi da gà.
C. Cơ thể run lên. D. Các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về phản xạ con ngươi?
A. Khi cường độ ánh sáng cao, đồng tử dãn để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn.
B. Khi cường độ ánh sáng cao, đồng tử co để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn.
C. Khi cường độ ánh sáng thấp, đồng tử dãn để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn.
D. Khi cường độ ánh sáng cao hoặc thấp, đồng tử dãn để tiếp nhận nhiều ánh sáng hơn.
Câu 8: Adrenaline do tuyến nội tiết nào tiết ra?
A. Tuyến yên. B. Tuyến sinh dục.
C. Tuyến giáp. D. Tuyến thượng thận.
Câu 9: Khi thân nhiệt xuống thấp dưới 37oC, cơ thể người có phản ứng:
A. Các tiểu động mạch cung cấp máu cho da dãn ra.
B. Cơ dựng lông co, mạch máu dưới da co lại.
C. Mồ hôi tiết ra nhiều hơn, tăng cường thoát nhiệt trên bề mặt da.
D. Các cơ dựng lông trong da dãn ra, mạch máu dưới da co lại.
(Hình B9.18 SGK trang 155)
Câu 10: a. Để điều hoà lượng đường trong máu, tuỵ tiết ra insulin và glucagon trong trường hợp nào?
tụy tiết ra insulin khi nồng độ glucose trong máu cao (ví dụ: sau một bữa ăn no cung cấp nhiều glucose)
tụy tiết ra glucagon khi nồng độ glucose trong máu thấp
b. Điền từ thích hợp vào vị trí 1 và 2 để hoàn thành sơ đồ cơ chế điều hoà nồng độ glucose trong máu.

4
1. insulin
2. glycogen (một phần glucose trong máu thực hiện quá trình hô hấp, một phần để tích trữ
dưới dạng glycogen)
Câu 11: Quan sát hình bên và trả lời câu hỏi:
a. Hiện tượng bên nói đến tính hướng kích thích nào ở thực vật?
Đặc điểm của thân cây và rễ cây với kích thích trong trường hợp này?
Tính hướng sáng
- chồi cây sinh trưởng hướng tới ánh sáng: tính sáng dương
- rễ cây sinh trưởng tránh xa ánh sáng: tính sáng âm
b. Giải thích cơ chế gây ra hiện tượng trong hình?
- Auxin là loại hormone thực vật luôn được tạo ra ở đỉnh chồi, khuếch
tán từ đỉnh chồi đi xuống đến toàn bộ phần còn lại của chồi.
-
Khi ánh sáng hng ti t mt hng: auxin tp trung phía khut ánh sáng Phía khut ánh sáng sinh trng nhanh hn ph

CHƯƠNG B10: Sinh sản ở thực vật


Câu 1: Hai bộ phận quan trọng nhất của hoa là:
A. Lá đài và cánh hoa. B. Nhị và nhụy.
C. Lá đài và nhị. D. Cánh hoa và nhụy.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là chính xác khi nói về sinh sản vô tính.
A. Số cá thể đời bố mẹ là 1 hoặc 2 cá thể.
B. Tạo ra các cá thể đời con có kiểu gen khác nhau.
C. Có sự tham gia của các giao tử và thụ tinh.
D. Tạo ra các cá thể đời con thích nghi với môi trường sống ổn định.
5
Câu 3: Biết giao tử ở người có bộ nhiễm sắc thể đơn bội chứa 23 nhiễm sắc thể. Hỏi số lượng nhiễm sắc
thể của hợp tử được tạo thành từ 2 giao tử trứng và tinh trùng ở người là bao nhiêu?
A. 11. B. 23. C. 46. D. 69.
Câu 4: Sự thụ phấn là:
A. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. B. Hạt phấn tiếp xúc với noãn.
C. Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy. D. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.
Câu 5: Hạt của quả là do bộ phận nào của hoa hình thành?
A. Hạt phấn. B. Nhị. C. Noãn đã thụ tinh. D. Bầu nhụy.
Câu 6: Sinh sản vô tính là
A. một quá trình dẫn đến việc tạo ra đời con giống hệt nhau về mặt di truyền từ một cơ thể mẹ.
B. một quá trình dẫn đến việc tạo ra đời con khác nhau về mặt di truyền từ một cơ thể mẹ
C. một quá trình bao gồm sự hợp nhất giữa nhân của hai giao tử (các tế bào sinh dục) để tạo thành một
hợp tử, tạo ra đời con khác nhau về mặt di truyền.
D. một quá trình bao gồm sự hợp nhất giữa nhân của hai giao tử (các tế bào sinh dục) để tạo thành một
hợp tử, tạo ra đời con giống hệt nhau về mặt di truyền.
Câu 7: Ở ngô, số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội ở tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n = 20 nhiễm sắc
thể. Đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái ở ngô là:
A. đơn bội, 2n = 20. C. lưỡng bội, 2n = 20.
B. đơn bội, n = 10. D. lưỡng bội, n = 10.
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với hình thức thụ phấn nhờ côn trùng của hoa?
A. Có các tuyến mật ở gốc của các cánh hoa.
C. Có mùi hương.
B. Đầu nhụy nằm bên trong hoa.
D. Hạt phấn mịn, nhẹ, nhiều.
Câu 9: Bộ nhiễm sắc thể trong nhân của các giao tử có đặc điểm:
A. Bộ NST lưỡng bội, bằng số NST trong tế bào bình thường.
B. Bộ NST đơn bội, bằng số NST trong tế bào bình thường.
C. Bộ NST đơn bội, bằng một nửa so với tế bào bình thường.
D. Bộ NST lưỡng bội, bằng một nửa so với tế bào bình thường.
Câu 10: Một trong những ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính là:
A. Thế hệ con có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
B. Duy trì những đặc tính tốt của cơ thể mẹ.
C. Một cá thể đơn lẻ cũng có thể sinh sản.
D. Thế hệ con có khả năng thích nghi với điều kiện sống ổn định.
6
Câu 11: Hàng năm đến mùa na (mãng cầu) ra hoa, người nông dân ở Lạng Sơn lại trở thành những chú
ong thợ đi thụ phấn cho na. Nhận định nào sau đây là đúng liên quan đến hoạt động này của người nông
dân?
A. Nếu người nông dân không thực hiện thụ phấn thì sự thụ phấn hoàn toàn không diễn ra.
B. Thụ phấn nhân tạo giúp tăng tỉ lệ thụ tinh và năng suất ra quả.
C. Hoa na là loại hoa thụ phấn nhờ gió nên rất cần sự thụ phấn nhân tạo.
D. Cả ba nhận định trên đều hợp lí.
Câu 12:
a. Bầu nhụy của một hoa chứa một hoặc nhiều noãn. Các noãn chứa
các giao tử cái. Sau khi thụ tinh, mỗi noãn trở thành một hạt chứa
một phôi.
0. Giải thích ý nghĩa của mỗi thuật ngữ sau: giao tử, sự thụ tinh.
Giao tử: một tế bào sinh dục, có bộ NST là đơn bội n;
Thụ tinh: việc nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái kết hợp
với nhau tạo thành hợp tử.
0. Phần A và B trên sơ đồ là phần còn sót lại của hoa. Nêu tên của phần A và chức năng của phần B
trong một hoa.
A – lá đài;
B – sản xuất hạt phấn;
Thử cho biết cấu trúc C đã phát triển từ bộ phận nào của hoa? thành của bầu nhụy

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không phù hợp với hình thức thụ phấn nhờ côn trùng của hoa?
A. Có các tuyến mật ở gốc của các cánh hoa. C. Có mùi hương.
B. Đầu nhụy nằm bên trong hoa. D. Hạt phấn mịn, nhẹ, nhiều.
CHƯƠNG B11: Sinh sản ở người
Câu 1. Chú thích các thành phần có trong tế bào trứng và tế bào tinh trùng được đánh số thứ tự tương
ứng trong hình ảnh bên dưới. (SGK trang 179, 180)

Hình B11.04
7
1. lớp màng keo
2. màng tế bào
3. tế bào chất chứa noãn hoàng - nguồn dự trữ năng lượng
4. nhân tế bào chứa các nhiễm sắc thể

Hình B11.05
1. đầu
2. nhân tế bào chứa các nhiễm sắc thể
3. thân chứa các ti thể để giải phóng năng lượng cho hoạt động bơi
4. Thể đỉnh chứa các enzyme dùng để làm tan (một phần) lớp màng keo bao xuong quanh trứng để
tạo thành một đường vào
5. đuôi (roi) giúp tinh trùng bơi lội
Câu 2: Chú thích tên các bộ phận sinh dục nam được đánh dấu trong hình ảnh dưới đây và cho biết chức
năng của các bộ phận. (SGK trang 178)

Hình B11.03
1. bàng quang
2. tuyến tiền liệt

8
3. Ống dẫn tinh
4. mào tinh hoàn
5. bìu
6. dương vật
7. tinh hoàn
8. mô cứng dương vạat
9. niệu đạo
10. túi tinh
Câu 3: Chú thích tên các bộ phận có trong cơ quan sinh dục nữ và cho biết chức năng của các bộ phận
đó. (SGK trang 178)

1. ống dẫn trứng (Fallobian)


2. buồng trứng
3. thành tử cung
4. niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung)
5. cổ tử cung
6. âm đạo
Câu 4: Vì sao thành tử cung trở nên dày và xốp trước khi trứng rụng?
để chuẩn bị đón tế bào trứng đã được thụ tinh. Niêm mạc tử cung chứa đầy các mạch máu li ti, sẵn sàng
cung cấp chất dinh dưỡng và oxygen cho phôi nếu phôi đến làm tổ.
Câu 5: Điều gì xảy ra nếu trứng không được thụ tinh?
nó sẽ chết đi vào thời điểm đến được tử cung, không bám sâu vào thành xốp của tử cung mà di chuyển
xuống ấm đạo.
Câu 6: Khái niệm HIV/AIDS, con đường lây truyền và biện pháp phòng tránh?
- HIV là bệnh truyền nhiễm do virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
9
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gây ra do virus HIV.
- 3 con đường lây nhiễm:
+ Qua đường tình dục: HIV sống trong chất dịch bên trong âm đạo, trực tràng, niệu đạo, máu. Trong
quá trình giao hợp, các chất dịch từ một người bạn tình sẽ tiếp xúc với các chất dịch của người kia →
Virus rất dễ lây truyền theo cách này.
+ Qua đường máu:
HIV sng trong máu ca ngi b bnh, khi máu ca ngi b HIV tip xúc vi máu ngi bình thng virus lâ

+ Từ mẹ sang con: Virus HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, trong lúc sinh
con hoặc cho con bú.
- Cách phòng tránh
+ Không bao giờ có nhiều hơn một bạn tình, quan hệ tình dục lành mạnh.
+ Không sử dụng chung kim tiêm, kiểm tra máu trước khi truyền máu.
+ Nếu mẹ dương tính với HIV điều trị bằng các loại thuốc kháng retrovirus trước và trong quá
trình mang thai, không cho con bú sữa mẹ.
CHƯƠNG B12: Di truyền
Câu 1: Trình bày khái niệm gene và nhiễm sắc thể, nhân đơn bội, nhân lưỡng bội?
- Gene: Một đoạn của một phân tử DNA mang thông tin mã hóa cho một loại protein.
- Nhiễm sắc thể: một cấu trúc dạng sợi của DNA, mang thông tin di truyền dưới dạng các genegene:
một đoạn DNA mang thông tin mã hóa cho một protein. Ví dụ ở người có 46 nhiễm sắc thể, gồm 23 cặp
nhiễm sắc thể tương đồng.
- Nhân đơn bội: một nhân chứa một bộ nhiễm sắc thể mà trong đó mỗi nhiễm sắc thể chỉ có một chiếc;
ví dụ: trong các giao tử. Kí hiệu là n. Ví dụ ở người, trong tế bào trứng và tinh trùng chứa nhân đơn bội
n=23 nhiễm sắc thể.
- Nhân lưỡng bội: một nhân có chứa bộ nhiễm sắc thể mà trong đó mỗi nhiễm sắc thể tồn tại thành từng
cặp; ví dụ: trong các tế bào cơ thể. Kí hiệu là 2n. Ví dụ ở người, trong tế bào sinh dưỡng chứa nhân
lưỡng bội 2n=46 nhiễm sắc thể.
Câu 2: Trình bày khái niệm về allele, đồng hợp, dị hợp, kiểu gene, kiểu hình, trội và lặn
- Allele: một trong hai hoặc nhiều trạng thái của một gene. Thường ký hiệu là các chữ cái. Ví dụ allele A
và allele a.
- Đồng hợp: là việc có hai allele giống hệt nhau của một gene cụ thể nào đó. Hai cá thể đồng hợp tử
giống hệt nhau giao phối với nhau sẽ tạo ra dòng thuần chủng. Ví dụ kiểu gene: BB, bb.
- Dị hợp: việc có hai allele khác nhau của một gene cụ thể nào đó, không tạo dòng thuần chủng. Ví dụ:
Bb.
- Trội: một allele sẽ được biểu hiện ra nếu nó có mặt. Ví dụ: Kiểu gene AA và Aa đều biểu hiện ra kiểu
hình hoa đỏ là tính trạng trội.
- Lặn: một allele chỉ được biểu hiện ra khi không có sự hiện diện của allele trội của gene đó. Ví dụ: kiểu
gen aa biểu hiện hoa màu trắng.

10
- Kiểu gene: cấu trúc di truyền của một sinh vật khi xét từ góc độ sự hiện diện của các allele. Ví dụ, từ 2
allele A và a có thể viết được 3 kiểu gene: AA, Aa, aa.
- Kiểu hình: các đặc điểm có thể quan sát được của một sinh vật. Ví dụ: Kiểu gene AA và Aa có kiểu
hình hoa đỏ. Kiểu gene aa có kiểu hình hoa màu trắng.
Câu 3: Nguyên phân là gì? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nguyên phân?
- Nguyên phân: sự phân chia nhân tạo ra các tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền.
- Xảy ra ở tế bào hợp tử, tế bào phôi, tế bào sinh dưỡng
- Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) tạo ra 2 tế bào mới giống hệt nhau (2n) về mặt di truyền.
- Vai trò:
+ giúp cơ thể sinh trưởng
+ tạo ra các tế bào mới giúp thay thế các tế bào bị tổn thương
+ cơ sở của sinh sản vô tính
Diễn biến quá trình nguyên phân

Giai đoạn Diễn biến

Kỳ đầu Các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.

Kỳ giữa Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kỳ sau Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.

Kỳ cuối Các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.

Câu 4: Giảm phân là gì? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của giảm phân?
- Giảm phân: sự phân chia nhân trong đó số lượng nhiễm sắc thể bị giảm một nửa từ lưỡng bội thành
đơn bội, tạo ra các tế bào khác nhau về mặt di truyền.
- Xảy ra ở tế bào sinh dục sơ khai. Tạo ra giao tử để thực hiện quá trình sinh sản.
- Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) tạo ra 4 tế bào mới có bộ NST đơn bội (n), tạo ra sự đa dạng về mặt di
truyền.

11
- Vai trò:
+ tạo giao tử, giúp tái tạo bộ NST đặc trưng cho loài qua thụ tinh.
+ tạo sự đa dạng di truyền: Hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST tương đồng không cùng nguồn gốc
tạo ra sự đa dạng di truyền.

Giai đoạn Diễn biến

Kỳ đầu 2 Các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất
hiện.

Kỳ giữa 2 Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào. Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kỳ sau 2 Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.

Kỳ cuối 2 Các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.

Kết quả Từ một tế bào lưỡng bội ban đầu sau khi trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra 4 tế
bào con mang bộ NST đơn bội (n).

Giai đoạn Diễn biến

Kỳ đầu 2 Các NST kép dần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất
hiện.

Kỳ giữa 2 Các NST kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào. Mỗi NST kép đính với thoi phân bào ở tâm động.

Kỳ sau 2 Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào.

12
Kỳ cuối 2 Các NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện.

Kết quả Từ một tế bào lưỡng bội ban đầu sau khi trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra 4 tế
bào con mang bộ NST đơn bội (n).

Câu 5: Allele E quy định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với allele e quy định tóc thẳng.
a. Hãy viết ra các kiểu gene và kiểu hình có có thể có tương ứng với các allele này?
EE: tóc xoăn
Ee: tóc xoăn
ee: tóc thẳng
b. Hãy viết ra các kiểu gene và kiểu hình của cá thể dị hợp, đồng hợp trội và đồng hợp lặn.
Dị hợp: có kiểu gen Ee và kiểu hình: tóc xoăn
Đồng hợp trội: có kiểu gen EE và kiểu hình tóc xoăn
Đồng hợp lặn có kiểu gen ee và có kiểu hình tóc thẳng
Câu 6: Nếu một tế bào bình thường của người có 46 nhiễm sắc thể, hỏi có bao nhiêu nhiễm sắc thể
trong một tế bào tinh trùng của người? 23 nhiễm sắc thể (cả ở tế bào trứng)
Câu 7:
a. Cặp nhiễm sắc thể quy định giới tính nam, nữ là gì?
XX: quy định giới tính nữ
XY: quy định giới tính nam
b. Viết sơ đồ lai mô tả sự di truyền giới tính ở người?

13
Câu 8:
a. Ở người, allele quy định tóc đỏ - b là lặn so với allele quy định tóc nâu - B. Một người đàn ông và vợ
của anh ta đều có tóc nâu. Họ có năm người con, ba trong số đó có tóc đỏ, hai người có tóc nâu. Hãy sử
dụng một sơ đồ lai để giải thích vì sao điều này xảy ra.
Allele B: nâu trội hơn allele b: đỏ
Vì họ người đàn ông và vợ của anh ta đều có tóc nâu (có thể là BB hoặc Bb). Họ có năm người con, ba
trong số đó có tóc đỏ (bb), hai người có tóc nâu (BB hoặc Bb) → Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp là Bb
Sơ đồ lai
Các kiểu gen của bố và mẹ Bb Bb
Các giao tử B, b B, b
Các kiểu gen và kiểu hình của đời con
Các giao tử B b
B BB: tóc nâu Bb: tóc nâu
b Bb: tóc nâu bb: tóc đỏ

Giải thích: Nếu cả bố mẹ đều dị hợp, lúc đó cả hai đều có thể


tạo ra các giao tử chứa allele b. Nếu hai giao tử như thế hợp
nhất với nhau để tạo hợp tử, kết quả đời con sẽ có kiểu gene
bb và có màu tóc đỏ. Cơ hội sinh con tóc đỏ của cặp vợ
chồng này ở mỗi lần sinh là 1/4. Khả năng này đã xảy ra ở
ba lần trong số năm lần sinh.
14
b. Sơ đồ phả hệ cho thấy màu tóc của ba thế hệ trong một gia đình. Hình vuông đại diện cho người nam,
hình tròn đại diện cho người nữ.
Xác định kiểu gene của người số 1 và người số 3 là gì? Kiểu hình của người số 2 là gì?
Allele B: nâu trội hơn allele b: đỏ
- Người số 1 phải là trạng thái dị hợp, Bb. Bởi vì ít nhất hai người con của ông ta có tóc màu đỏ,
suy ra chúng hẳn phải được thừa hưởng một allelle b từ cả bố lẫn mẹ.
- Người 3 có tóc màu đỏ, và do đó hẳn phải có kiểu gene bb.
- Người 2 cũng phải ở trạng thái dị hợp tử, Bb, vì lý do tương tự. Người này có tóc màu nâu.
Câu 9: Ở chó Dalmatian (chó đốm), allele quy định các đốm đen trội hơn allele quy định đốm nâu đỏ.
Nếu một nhà lai tạo có một con chó đốm đen, hỏi làm cách nào người đó biết được đặc điểm này ở con
chó ấy là đồng hợp hay dị hợp? (Gợi ý: nhà lai tạo sẽ cần cho con chó này lai với một con chó khác và
quan sát đời con). Sử dụng các sơ đồ lai để giải thích câu trả lời của em.
Cô ấy có thể cho giao phối chó đốm đen với chó đốm nâu đỏ. Nếu con chó ở trạng thái dị hợp.
Sơ đồ lai

Nếu chó đốm đen là đồng hợp, tất cả giao tử của nó sẽ có chứa allele B, vì vậy đời con sẽ có kiểu gene
Bb và sẽ có đốm đen. Do đó, nếu bất kỳ cá thể con nào có đốm nâu đỏ, người lai tạo sẽ xác định được
rằng kiểu gene của con chó đốm đen là Bb.
Câu 10: Lá của cây cà chua có thể có mép nhẵn hoặc mép răng cưa. Allele quy định mép lá răng cưa là
trội, allele quy định mép lá nhẵn là lặn.
a. Viết ra các kiểu gene của một cây có mép lá nhẵn đồng hợp và cây có mép lá răng cưa đồng hợp.
Quy ước: allele E: mép lá răng cưa trội hơn allele e: quy định mép lá nhẵn
Kiểu gen của một cây có mép lá nhẵn đồng hợp: EE
Kiểu gen của một cây có mép lá răng cưa đồng hợp: ee
b Một cây lá mép nhẵn thuần chủng (đồng hợp) được lai với một cây mép lá răng cưa đồng hợp. Tất cả
đời con đều có lá mép răng cưa. Xây dựng một sơ đồ lai hoàn chỉnh để giải thích vì sao điều này xảy ra.
15
c. Một số cây ở đời con có lá mép răng cưa nói trên được lai với nhau, tạo ra 302 cây có lá mép răng cưa
và 99 cây có lá mép nhẵn. Xây dựng một sơ đồ lai hoàn chỉnh để giải thích kết quả này.

Vì kết quả cho ra 302 cây có lá mép răng cưa và 99 cây có lá mép nhẵn là xấp xỉ 3:1, và sơ đồ di truyền
cho thấy có 3 mép lá răng cưa : 1 mép lá nhẵn;
Câu 11: Ruồi giấm, Drosophila melanogaster, thường được sử dụng trong nghiên cứu di truyền học.
Bản vẽ dưới đây thể hiện một con ruồi giấm. Ruồi giấm có thể có cánh bình thường hoặc cánh tiêu giảm
(rất nhỏ). Allele N là allele trội quy định cánh bình thường. Allele n là allele lặn quy định cánh tiêu
giảm.
a. Hoàn thành bảng sau để thể hiện các kiểu gene và kiểu hình có thể có của cánh ruồi giấm.
Kiểu gene Kiểu hình

NN cánh bình thường

Nn cánh bình thường

nn cánh tiêu giảm

b. Hoàn thành sơ đồ lai để dự đoán kiểu gene và kiểu hình ở đời con của một con ruồi giấm dị hợp tử
cánh bình thường và một con ruồi giấm cánh tiêu giảm.

16
c. Hai ruồi giấm này giao phối tạo ra đời con có 82 con. Hãy dự đoán có xấp xỉ bao nhiêu cá thể ruồi
giấm con trong số này có cánh tiêu giảm.
1. theo sơ đồ lai câu b, tỉ lệ đời con ruồi giấm có cánh tiêu giảm và cánh bình thường xấp xỉ 1:1 nên
số con cánh tiêu giảm là 82/2=41 con
Câu 12: Khi nghiên cứu về một bệnh ở người do một gene có hai allele quy định, allele trội là trội hoàn
toàn. Biết gene gây bệnh nằm trên NST thường. Cho một sơ đồ phả hệ như dưới đây:

a. Từ sơ đồ phả hệ trên, tìm bằng chứng cho thấy rằng bệnh này là do allele lặn gây ra?

17
Ngi n I-1 bình thng ly 1 ngi nam bình thng I-2 snh ra con gái II - 7 b bnh Bnh do allele ln gây ra.

b. Nếu người nam (III- 16) lấy 1 người vợ bình thường có kiểu gene dị hợp. Dự đoán về xác suất sinh
con bị bệnh là bao nhiêu %? Viết sơ đồ lai để giải thích?
Quy ước: A là allele bình thường trội hơn allele a quy định bệnh.
Vì vậy người nam III - 16 sẽ có kiểu gen là aa lấy một người vợ bình thường có kiểu gene dị hợp là Aa
nên xác suất sinh con bị bệnh là 50%.
Sơ đồ lai

CHƯƠNG B13: Biến dị và chọn lọc


Câu 1: Xác định xem mỗi đặc điểm sau đây thể hiện biến dị liên tục hay biến dị không liên tục
a nhóm máu ở người: không liên tục do gene quy định
b kích thước bàn chân ở người: liên tục do gene và môi trường quy định
c chiều dài lá ở một loài cây: liên tục do gene và môi trường quy định
d sự hiện diện của cặp sừng ở trâu bò: không liên tục do gene quy định
Câu 2: Đối với mỗi ví dụ từ a đến d ở trên, hãy thử cho biết xem biến dị đó chỉ do gene tạo ra hay do cả
gene và môi trường tạo ra.
Câu 3: Vì sao việc sử dụng các kháng sinh một cách không cần thiết là điều thiếu khôn ngoan?
- Các quần thể vi khuẩn tiếp xúc càng nhiều với một chất kháng sinh thì khả năng các vi khuẩn
kháng kháng sinh thu được lợi thế so với các vi khuẩn không kháng kháng sinh càng tăng cao.
Những vi khuẩn này sẽ sinh sản và truyền lại các gene kháng kháng sinh cho thế hệ tiếp theo của
chúng.
Câu 4:. Hãy tưởng tượng em là một nông dân có một đàn bò sữa. Em muốn gây dựng một đàn bò sữa có
năng suất cho sữa thật cao. Em được quyền tiếp cận với các mẫu tinh trùng từ những con bò đực mà mỗi
con đều có các ghi chép về năng suất sữa của thế hệ con của nó. Em sẽ làm gì? (SGK trang 209)
- Chọn tinh trùng từ một con bò đực có năng suất sữa cao từ các ghi chép về năng suất sữa của thế
hệ con của nó và những con bò cái con cho năng suất sữa cao.

18
- Chọn một con bò cái có năng suất sữa cao và thụ tinh cho trứng của nó bằng tinh trùng lấy từ con
bò đực được chọn.
- Lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ đến khi đặc điểm năng suất sữa cao trở thành những đặc điểm phổ
biến nhất trong quần thể
Câu 5:. Cừu sừng lớn sống trên các vách núi đá ở Canada. Các con đực có sừng rất lớn. Kích thước
sừng do gene của chúng quy định. Các thợ săn giết cừu sừng lớn và giữ sừng của chúng như chiến lợi
phẩm. Họ giết các con cừu có sừng lớn nhất. Biểu đồ bên dưới cho thấy sự thay đổi về kích thước trung
bình của sừng trong một quần thể cừu sừng lớn trong thời gian từ năm 1970 đến năm 2005.

Giải thích vì sao có thể việc săn bắn cừu sừng lớn đã gây ra xu hướng chung như được thể hiện trên
biểu đồ (Dùng kiến thức về chọn lọc tự nhiên để giải thích).
Đã có sự chọn lọc chống lại các con cừu có sừng lớn nhất. Các con cừu có sừng nhỏ hơn sẽ có
khả năng sống sót và sinh sản cao nhất. Chính vì thế, các allele quy định sừng nhỏ sẽ được truyền cho
các thế hệ tiếp theo một cách thường xuyên hơn so với các allele quy định sừng lớn. Qua thời gian, số
lượng cá thể cừu có sừng nhỏ ngày càng nhiều hơn trong quần thể cừu sừng lớn và do đó chiều dài trung
bình của sừng giảm đi.
Câu 6: Lúa mì bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh khác nhau, bao gồm một loại nấm được gọi là rỉ sắt
vàng.
a Hãy mô tả cách thức em có thể dùng sự chọn lọc nhân tạo để tạo ra một giống lúa mì mới, đề kháng
tự nhiên với bệnh rỉ sắt vàng.
Trồng lúa mì trong những điều kiện sẽ làm nó bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Thu lấy hạt từ bất kỳ cây lúa mì nào
không bị nhiễm bệnh, hoặc bị nhiễm bệnh nhưng không bị tổn hại. Trồng hạt này và lặp lại việc này qua
một vài thế hệ. Mỗi lần lặp lại như thế, ta đều chọn ra các hạt lúa từ những cây lúa mì bị ảnh hưởng ít
nhất bởi bệnh gỉ sắt.

19
b Khi các giống lúa mì đề kháng với bệnh rỉ sắt vàng được tạo ra, người ta nhận thấy rằng sau một
vài năm chúng lại bị nhiễm bệnh rỉ sắt vàng. Giải thích vì sao điều này có thể xảy ra.
Có thể một số sinh vật gây bệnh gỉ sắt có một biến dị cho phép chúng lây nhiễm cho các cây lúa mì có
đề kháng. Những sinh vật này sẽ có một lợi thế chọn lọc và có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn,
nhờ đó chúng sẽ truyền lại các gene quy định đặc điểm này cho thế hệ tiếp theo của nấm gây bệnh gỉ sắt.
Qua thời gian, có thể phần lớn nấm gây bệnh gỉ sắt đều sẽ có gene này và có khả năng lây nhiễm cho
những cây lúa mì vốn trước kia có khả năng đề kháng.
CHƯƠNG B14: Sinh vật và môi trường sống
Câu 1:. Trình bày khái niệm quần thể, quần xã và hệ sinh thái?
- Quần thể: tập hợp những cá thể cùng loài sống trong cùng một khu vực, tại cùng một thời điểm nhất
định, có thể giao phối tạo con hữu thụ.
- Quần xã: Tập hợp nhiều quần thể loài khác nhau.
- Hệ sinh thái: một đơn vị bao gồm tất cả những sinh vật và môi trường sống của chúng, có tác động
qua lại lẫn nhau trong cùng một khu vực nhất định; ví dụ: một hồ nước,…
Câu 2: Phát biểu được khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
- Chuỗi thức ăn: sơ đồ thể hiện dòng năng lượng lưu chuyển từ một sinh vật này sang một sinh vật
khác, bắt đầu từ một sinh vật sản xuất.
- Lưới thức ăn: một mạng lưới các chuỗi thức ăn liên kết với nhau.
Câu 3: Phát biểu được khái niệm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt.
- Sinh vật sản xuất: một sinh vật tự tạo được chất dinh dưỡng hữu cơ, thường là bằng cách sử dụng
năng lượng từ ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp. Ví dụ: thực vật, tảo, …
- Sinh vật tiêu thụ: một sinh vật lấy năng lượng bằng cách ăn những sinh vật khác.
GỒM: - động vật ăn cỏ là Sinh vật tiêu thụ bậc 1: một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn thực vật.
Ví dụ: chấu chấu, thỏ,…
- động vật ăn thịt là Sinh vật tiêu thụ bậc 2: một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn các
động vật khác. Ví dụ: ếch, rắn,…
- Sinh vật phân giải: một sinh vật lấy năng lượng từ xác chết hoặc từ các chất thải hữu cơ. Ví dụ: vi
khuẩn.,,
- Động vật ăn cỏ là một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn thực vật.
- Động vật ăn thịt là một động vật lấy năng lượng bằng cách ăn các động vật khác.
Câu 4: Bậc dinh dưỡng là gì?
- Bậc dinh dưỡng là vị trí của một sinh vật trong chuỗi thức ăn, lưới thức ăn hoặc tháp sinh khối hay
tháp số lượng.
Câu 5: Giải thích Mặt trời là nguồn năng lượng chính của các hệ thống sinh học?

20
Tất cả các sinh vật sống đều cần năng lượng,chúng lấy năng lượng từ thức ăn nhờ quá trình hô hấp. Tất
cả năng lượng trong hệ sinh thái đều có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời
Một phần năng lượng trong ánh sáng mặt trời được giữ lại nhờ thực vật và được sử dụng để tạo thức ăn
(glucose, tinh bột, chất hữu cơ khác)
động vật lấy thức ăn qua đó lấy năng lượng nhờ vào việc tiêu hóa thực vật hoặc ăn động vật khác
Gần như tất cả năng lượng có trong các sinh vật sống trên Trái đất đều có nguồn gốc từ ánh sáng mặt
trời.
Câu 6: Vì sao các loại cây xanh được gọi là sinh vật sản xuất?
bởi vì chúng sản xuất ra thức ăn thông qua quá trình quang hợp, chúng sử dụng năng lượng từ ánh sáng
mặt trời để tạo ra thức ăn cung cấp năng lượng cho phần còn lại của chuỗi thức ăn
Câu 7: Tại sao chuỗi thức ăn thường có ít hơn năm bậc dinh dưỡng?
Năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng. Năng lượng truyền lên bậc cao hơn
chỉ khoảng 10% không còn đủ duy trì một mắt xích.
Thất thoát qua các quá trình:
- Hô hấp: Khi sinh vật sử dụng thức ăn cho quá trình hô hấp, một phần năng lượng được giải
phóng từ thức ăn bị thất thoát ra môi trường dưới dạng nhiệt
- Khi một sinh vật ăn một sinh vật khác, nó hiếm khi ăn hết cả sinh vật đó → Không phải tất cả
năng lượng đều được chuyển sang cho bậc dinh dưỡng tiếp theo
- Khi một động vật dùng một sinh vật khác làm thức ăn, các enzyme trong hệ tiêu hóa phân giải
hầu hết các phân tử có kích thước lớn nhưng không phải tất cả các phân tử đều được tiêu hóa và
hấp thụ. Những phân tử còn lại hông bị tiêu hóa và hấp thụ sẽ thoát ra ngoài cơ thể trong phân.
→ Càng đi sâu vào chuỗi thức ăn thì năng lượng khả dụng cho các nhóm sinh vật tiếp theo càng
ít. (SGK trang 215, 216)
Câu 8: a. Hãy xây một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái rắn, châu chấu,
diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
HS vẽ đúng mũi tên trong lưới thức ăn
Có vi sinh vật là SV phân giải trong lưới thức ăn

21
b. Tìm chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích nhất trong lưới thức ăn trên.

Cây c châu chu ch nhái rn vi sinh vt


c. Trong chuỗi thức ăn đó, xác định các bậc dinh dưỡng tương ứng?
bậc dinh dưỡng 1: cây cỏ
Bậc dinh dưỡng 2: châu chấu
Bậc dinh dưỡng 3: ếch nhái
bậc dinh dưỡng 4: rắn
Bậc dinh dưỡng 5: vi sinh vật
Cho biết đâu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ (bậc 1, bậc 2), sinh vật phân giải trong chuỗi thức ăn
đó?
Sinh vật sản xuất: cây cỏ
sinh vật tiêu thụ bậc 1: châu chấu
sinh vật tiêu thụ bậc 2: ếch nhái
Các con hoàn thành các bài tập trong phiếu hướng dẫn ôn tập, phiếu học tập, SGK và SBT nhé!
- HẾT –

22

You might also like