Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Giải phẫu Thanh quản.

Thanh quản là đường dẫn khí.

Nằm giữa hầu và khí quản.

Là cơ quan phát âm chính.

ở người lớn, thanh quản nằm lộ ở phía


trước cổ;

đối diện với các đốt sống cổ III  VI.

Ở Nam, thanh quản to và dài hơn ở nữ.

Larynx = những sụn nối với nhau bằng các dây chằng và các màng => khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.

I. Các sụn của thanh quản.

Các sụn thanh quản: sụn giáp; sụn nhẫn; sụn phễu; sụn thượng thiệt ; sụn sừng.

1. Sụn giáp.
Sụn đơn- giống quyển sách mở ra sau.
Gồm 2 mảnh phải và trái => gắn với nhau tại Lồi thanh quản.
Khuyết giáp trên:ở trên lồi thanh quản.
Bờ sau, 2 mảnh cách xa nhau. Mỗi mảnh kéo dài  Sừng trên và Sừng dưới.
Sừng dưới khớp với mặt bên sụn nhẫn tại khớp nhẫn- giáp.

2. Sụn nhẫn
Là một sụn đơn hình nhẫn. Nằm dưới sụn giáp.
Gồm mảnh sụn nhẫn ở trướcvà cung sụn nhẫn ở sau.
Mặt bên của mảnh khớp =>2 Sừng dưới của sụn giáp
Bờ trên mảnh khớp với các sụn phễu.
Bờ dưới sụn nhẫn  qua 1 màng  liên kết với vòng
sụn thứ nhất của khí quản.

3. Hai sụn phễu


Nằm ở bờ trên sụn nhẫn; ở 2 bên đường giữa.
Mỗi sụn có hình tháp 3 mặt:
Đỉnh khớp với Sụn sừng.
1 đáy khớp với bờ trên mảnh sụn nhẫn tại khớp nhẫn-
phễu.
Đáy hình tam giác;
Mỏm thanh âm: nằm ở góc trước  cho dây
chằng thanh âm bám.
Mỏm cơ: góc ngoài  cho 1 số cơ thanh quản
bám.
Sụn sừng: đôi sụn nhỏ nằm ở đỉnh 2 sụn phễu.

4. Sụn thượng thiệt – Sụn nắp thanh quản.


Sụn đơn hình chiếc lá.
Cuống lá dính vào góc giữa 2 mảnh sụn giáp.
II. Các màng và các dây chằng.
Các sụn được gắn với nhauu và với xương móng và sụn khí
quản bằng các dây chằng và các màng.

a. Màng giáp-móng:
Từ bờ trên sụn giáp  thân và sừng lớn xương móng.

b. Màng tứ giác.
Bốn bờ:
 Bờ trên: phủ bằng nếp phễu- nắp.
 Bờ dưới là dây chằng tiền đình( từ góc sụn giáp => mặt
trước- bên của sụn phễu và được nếp tiền đình che phủ)
 Bờ trước bám vào góc sụn giáp và sụn thượng thiệt.
 Bờ sau bám vào sụn sừng và sụn phễu.

c. Nón đàn hồi ( màng nhẫn- thanh


âm)
- Bờ dưới: dính vào bờ trên sụn
nhẫn
- Bờ trên: (còn gọi là dây chằng
thanh âm) từ góc sụn giáp
mỏm thanh âm của của sụn
phễu. Được Nếp thanh âmche
phủ

d. Dây chằng nhẫn- giáp giữa.


Bờ trên cung sụn nhẫn  bờ dưới sụn giáp.
e. Dây chằng nhẫn- khí quản.
Bờ dưới sụn nhẫn  bờ trên vòng sụn khí quản đầu tiên.
f. Dây chằng nhẫn- hầu.
Mảnh sụn nhẫn ra sau tận hết trong niêm mạc hầu.
g. Dây chằng nhẫn- phễu.
Phần sau bờ trên của mảnh sụn nhẫn  bờ sau của đáy
sụn phễu.
h. Các dây chằng của thượng thiệt.
Sụn thượng thiệt ( Nắp thanh môn) gắn với :
 xương móng = các dây chằng móng- thượng thiệt
 rễ lưỡi = nếp lưỡi- thượng thiệt giữa và 2 nếp lưỡi-
thượng thiệt bên.
 Sụn giáp = dây chằng giáp- thượng thiệt.

III. Các cơ của thanh quản.


xem lại giải phẫu 3D
- Cơ ngoại lai: Gồm các cơ trên móng và cơ dưới móng
Nâng, hạ, cố định thanh quản.
- Cơ nội tại các sụn thanh quản dịch chuyển=>thần kinh
thanh quản quặt ngược ( trừ cơ nhẫn-giáp do TK thanh
quản trên)

1. Cơ nhẫn-giáp.
Mặt ngoài cung sụn nhẫn => bờ dưới mảnh sụn giáp.
Cơ ở 2 bên cùng co  sụn giáp bị kéo xuống dưới và ra
trước căng dây thanh âm và khép nếp thanh âm.

2. Cơ nhẫn- phễu sau


Mặt sau cung sụn nhẫn mỏm cơ của sụn phễu
 Kéo mỏm cơ ra sau và xoay mỏm thanh âm ra ngoài
(???) hở khe thanh môn.
3. Cơ nhẫn- phễu bên.
Bờ trên cung sụn nhẫn => mỏm cơ sụn phễu
 Kéo mỏm cơ ra trước và xoay mỏm thanh âm vào
trongkhép khe thanh môn ( tác dụng ngược lại với
cơ nhẫn-phễu sau)

4. Cơ phễu ngang và cơ phễu chéo.


Sụn phễu bên này => sụn phễu bên đối diện
khép thanh môn.
5. Cơ giáp- phễu
Mặt trong sụn giáp và nón đàn hồi => mỏm cơ
sụn phễu
 Khép thanh môn và làm trùng dây thanh âm.
6. Cơ thanh âm.
Lẫn vào cơ giáp-phễu.
Từ góc giữa 2 mảnh sụn giáp => mỏm thanh
âm sụn phễu thay đổi độ căng của nếp
thanh âm khi phát âm.
IV. Ổ thanh quản.
Ổ thanh quản thông với hầu tại lỗ (hay đường) vào thanh quản.
Đường vào : hướng ra sau và hơi lên trên  thành trước
thanh quản dài hơn thanh sau.
Được giới hạn bởi:
- Bờ trên của thượng thiệt ở trước.
- Nếp gian phễu ở sau.
- Nếp phễu- thượng thiệt ở 2 bên.
Ổ thanh quản: từ Đường vào thanh quản => chỗ tiếp nối thanh- khí
phế quản.
 Nếp tiền đình: giới hạn nên Khe tiền đình.
 Nếp thanh âm: nằm ở 2 bên của phần trước Khe thanh
môn.
 Khe thanh môn hẹp hơn khe tiền đình nơi hẹp nhất
của thanh quản.
Được các cấu trúc xung quanh ( nếp thanh âm; sụn
phễu; nếp gian phễu)  được gọi là thanh môn.
Gồm 2 phần:
 Phần gian màng ở trước: nằm giữa các nếp thanh
âm.
 Phần gian phễu ở sau: nằm giữa các sụn phễu.
Khe được giới hạn ở sau = màng niêm mạc căng giữa các
sụn phễu ( Nếp gian phễu)

 Nếp tiền đình và nếp thanh môn là những nếp niêm mạc phủ
lên các dây chằng cùng tên:
 dây chằng tiền đình( góc sụn giáp  mặt trước- bên sụn
phễu) ;
 dây chằng thanh âm ( góc sụn giáp  mỏm thanh âm sụn
phễu )
Các nếp và khe chia ổ thanh quản thành 3 phần:
- Phần trên là tiền đình thanh quản: lỗ vào  nếp tiền đình .
- Phần giữa: (ổ thanh quản trung gian) phần thắt hẹp nhất của ổ : từ
khe tiền đình  khe thanh môn.
- Phần dưới: ổ dưới thanh quản: nếp thanh âm  bờ dưới sụn nhẫn.
Ổ thanh quản rộng dần từ thanh môn ngược lên tới Đường vào ( hình phễu) và xuôi xuống tới khí quản ( hình
phễu ngược) .

V. Mạch và thần kinh.


1. Mạch
- ĐM giáp trên  cấp nhánh
động mạch thanh quản
trên và động mạch thanh
quản dưới.
- Tĩnh mạch đi kèm động
mạch tương ứng.
- Bạch mạch đổ vào các hạch
cổ sâu.
2. Thần kinh
- Thần kinh thanh quản trên:
cảm giác cho phần thanh quản ở
phía trên nếp thanh âm.
- Thần kinh thanh quản quặt
ngược: cảm giác cho đoạn còn lại
dưới thanh âm cùng chi phối cho
tất cả các cơ nội tại của thanh quản( trừcơ nhẫn- giáp: do nhánh thanh quản ngoài của TK thanh quản trên chi phối).
Test lượng giá tự nghĩ.
1. Khí quản được cấp máu bởi động mạch nào?
2. Cơ nào làm hở khe thanh âm?
3. Cơ nào làm khép khe thanh âm?
4. Cơ nào làm căng dây thanh âm?
5. Cơ nào làm trùng dây thanh âm?
6. Sụn thượng thiệt gắn với những cơ quan nào?
7. Lỗ trên màng giáp- nhẫn cho cấu trúc gì đi qua?
8. Khí quản tương ứng với đốt sống nào?
9. Đường đi của khí quản
10. Thanh quản tương ứng với đốt sống cổ mấy?
11. Mở khí quản ở đâu?
12. Mở khí quản cấp cứu ở đâu?
13. Hạch cổ có mấy vùng?
14. Ung thư thanh quản di căn nhóm hạch nào?
15. Thanh quản được chia làm mấy vùng?
16. Cơ giáp- phễu được thần kinh nào chi phối?
17. Cảm giác cho thanh quản là thần kinh nào?
18. Thanh quản dài bao nhiêu ở ?
- Người lớn
- Sơ sinh
- 5 tuổi
- 10 tuổi
19. Tĩnh mạch phế quản Trái/ phải đổ vào đâu?
20. ĐM phế quản tách ra từ động mạch nào?

You might also like