Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MẠCH MÁU CHI TRÊN

A. CÁC ĐM
I. ĐM nách.
1. Nguyên ủy
- Khoảng sau điểm giữa xương đòn  Ngang bờ dưới cơ ngực
lớn.
- Nó đi xuống dưới và ra ngoài qua nách theo một đường định
hướng là đường kẻ nối điểm giữa xương đòn với điểm giữa
nếp gấp khuỷu khi cánh tay giạng vuông góc với thân

2. Các liên quan


- ĐM nách được coi như cấu trúc trung tâm của nách và được
vây quanh bời:
o ở trước là các cơ ngực nhỏ và lớn
o ở sau là các cơ dưới vai, tròn lớn và lưng rộng
o ở trong là thành ngực bên được phủ bằng các bó trên của cơ
răng trước
o ở ngoài là cơ quạ-cánh tay.
- Vì ĐM nách đi chếch ra ngoài dần tiến sát và đi dọc bờ trong
cơ quạ-cánh tay ở thành ngoài cơ tùy hành của ĐM nách.

- TM nách chạy dọc ở phía trong ĐM; phần dưới đòn của ĐR TK
cánh tay cùng các nhánh của nó vây quanh ĐM. Các mạch máu
và TK được bọc chung trong một bao mạc  bao nách.
- Cơ ngực bé bắt chéo trước ĐM nách, chia liên quan của nó với đám rối cánh tay thành các đoạn trên, sau và dưới cơ
ngực bé.
o Ở trên cơ ngực bé, bó ngoài và sau nằm ngoài ĐM, bó trong ở sau ĐM
o Ở sau cơ ngực bé, ba bó vây quanh ở ngoài, trong và sau ĐM (như tên gọi của chúng)
o Ở dưới cơ ngực bé nhánh tận của ba bó lúc đầu vây quanh ĐM => sau đó dần đi xa khỏi ĐM, trừ các TK giữa, trụ
và quay.

3. Các nhánh: ĐM nách tách ra 6 nhánh:


- ĐM ngực trên chạy vào trong tới khoang gian sưởn I.
- ĐM ngực-cùng vai chạy ra trước xuyên qua mạc đòn-ngực=> chia thành bốn nhánh: đòn, ngực, delta và cùng vai.
o Nhánh đòn chạy vào trong khớp ức đòn
o nhánh delta đi xuống trong rãnh delta-ngực;
o nhánh ngực chạy xuống ở dưới mặt sâu cơ ngực lớn
o nhánh cùng vai chạy tới lưới mạch mỏm cùng vai để tiếp nối ở đó với các nhánh từ các ĐM trên vai và mu cánh
tay sau  đám rối mỏm cùng vai??? A414
- ĐM ngực ngoài chạy xuống trên mặt trước-bên của thành ngực dọc bờ ngoài cơ ngực bé. Nó phân nhánh vào cơ
răng trước và các cơ ngực và tiếp nối với các nhánh của các ĐM gian sưởn.
- ĐM dưới vai là nhánh lớn nhất tách ra từ đoạn dưới cơ ngực bé của ĐM nách. Nó đi ra sau và chia thành hai nhánh là
ĐM ngực- lưng và ĐM mũ vai.
o ĐM mũ vai chạy ra sau qua tam giác bả vai và tiếp nối với ĐM trên vai và nhánh sâu của ĐM ngang cổ ở mặt sau
xương vai. A414
o ĐM ngực-lưng đi
xuống ở mặt trước
cơ dưới vai, phân
nhánh vào cơ
dưới vai, cơ tròn lớn
và cơ răng trước rồi
tiếp tục đi ở mặt
trước cơ lưng rộng.
- ĐM mũ cánh tay trước
chạy ra ngoài vòng
quanh mặt trước cổ
phẫu thuật xương cánh
tay;
- ĐM mũ cánh tay sau
cùng với TK nách chui
qua lỗ tứ giác và chạy
vòng quanh mặt sau cổ
phẫu thuật xương cánh
tay dưới sự che phủ của cơ delta. Nó phân nhánh  cơ delta; tiếp nối với ĐM mũ cánh tay trước và với nhánh đi
lên của ĐM cánh tay sâu. A418
ĐM cánh tay
1. Nguyên ủy
- Chạy tiếp theo ĐM nách từ bờ dưới cơ ngực lớn.
- Nó đi xuống qua vùng cánh tay trước theo đường định hướng
giống như của ĐM nách
- tới vùng hố khuỷu, ngang mức với cổ xương quay, thì chia
thành các ĐM quay và trụ.
Trong A420 mốc phân biệt là bờ dưới cơ tròn lớn. Sách là bờ
dưới cơ ngực lớn???
2. Liên quan
- ĐM cánh tay đi ở phần trong ngăn trước (ngăn cơ gấp) của
cánh tay dọc bờ trong cơ nhị đầu cánh taycơ tuỳ hành của
ĐM.
- Phần trên của ĐM nằm trong một ống cơ-mạc ống cánh
tay, với các giới hạn sau:
o ở ngoài là cơ quạ-cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay;
o ở sau là vách gian cơ trong ở trên và cơ cánh tay ở dưới;
o ở trong là da và mạc cánh tay.
- Phần đưới của ĐM nằm trong rãnh nhị đầu trong với các giới
hạn như sau:
o ở trước là cân cơ nhị đầu;
o ở sau là cơ tam đầu;
o ở ngoài là gân cơ nhị đầu
o ở trong là cơ sấp tròn

- ĐM cánh tay đi cùng với hai TM; Ở phần ba trên cánh


tay, TK giữa nằm trước-ngoài ĐM, TK trụ và TK bì cẳng
tay trong nằm trong ĐM. Đến giữa cánh tay, TK trụ
xuyên qua vách gian cơ trong để đi vào ngăn mạc sau
canh tay, TK bì cẳng tay trong đi ra nông ; TK giữa bắt
chéo trước ĐM; từ đây trở xuống, chỉ còn TK giữa đi sát
bên trong ĐM ( từ giữa cánh tay đến khuỷu)

3. Các nhánh.
a. ĐM cánh tay sâu A418
- cùng với TK quay chui qua tam giác cánh tay tam đầu =>
ngăn mạc sau của cánh tay và chạy theo một đường
xoắn quanh xương cánh tay.

- ĐM cánh tay sâu tách ra các nhánh bên sau:


o các nhánh cho cơ tam đầu
o một ĐM nuôi xương cánh tay
o nhánh delta chạy lên tiếp nối với ĐM mũ cánh tay
sau.
- ĐM cánh tay sâu tận cùng bằng 2 nhánh tham gia vào mạng mạch khớp khuỷu:
o ĐM bên quay cùng TK giữa ??? ( TK quay chứ ??? ) đi qua vách gian cơ ngoài và tiếp nối với với ĐM quặt ngược
quay trong rãnh nhị đầu ngoài.
o ĐM bên giữa đi xuống và tiếp nối ĐM quặt ngược gian cốt ở sau khuỷu.

b. ĐM bên trụ trên tách ra ở khoảng giữa cánh tay.


- Nó cùng TK trụ xuyên qua vách gian cơ trong rồi đi xuống trong ngăn mạc cánh tay sau sau mỏm trên lồi cầu trong
và tiếp nối tại đây với nhánh sau của ĐM quặt ngược trụ.(ĐM quặt ngược trụ sau- như hình bên)
c. ĐM bên trụ dưới tách ra ở ngay trên khuỷu. Nó đi xuống trên mặt trước cơ cơ cánh tay và tiếp nối với các nhánh
trước và sau của ĐM quặt ngược trụ.
II. ĐM trụ
1. Nguyên ủy- liên quan
- tách ra ở hố khuỷu ngang mức cổ xương quay.
- Ở 1/3 trên cẳng tay, nó đi xuống dưới và vào trong,
lúc đầu đi sau cơ sấp tròn  đi giữa cơ gấp các ngón
nông và cơ gấp các ngón sâu.
- Ở 2/3 dưới cẳng tay, ĐM đi thẳng xuống dưới sự che
phủ của cơ gấp cổ tay trụ, giữa cơ này và cơ gấp các
ngón tay sâu; cơ gấp cổ tay trụ được coi là cơ tuỳ
hành của ĐM trụ.
- Ở ngay trên cổ tay, ĐM nằm nông ở giữa gân cơ gấp
cổ tay trụ và gân cơ gấp các ngón nông
- ở cổ tay, ĐM bắt chéo trước hãm gân gấp, ngoài
xương đậu. Nó tận cùng ở gan tay bằng cách tiếp nối
với nhánh gan tay nông của ĐM quay  Cung gan tay
nông.
- TK trụ chạy sát ở phía trong của ĐM trụ ở 2/3 dưới
cẳng tay và cổ tay.

2. Các nhánh. A435.


a. ĐM quặt ngược trụ chạy lên và sớm chia thành các
nhánh trước và sau.
- Nhánh trước chạy lên ở giữa cơ cánh tay và nhóm cơ
bám vào mỏm trên lồi cầu trong để tiếp nối  ĐM
bên trụ dưới của ĐM cánh tay.
- Nhánh sau chạy vào trong và lên trên để đi sau mỏm trên lồi cầu trong, giữa hai đầu cơ gấp cổ tay trụ, và tiếp nối với
ĐM bên trụ dưới (và ĐM bên trụ trên của ĐM cánh tay).

b. ĐM gian cốt chung chạy xuống dưới và ra ngoài một đoạn ngắn thì chia thành  các ĐM gian cốt trước và sau.
- ĐM gian cốt sau
o đi ngay ra sau ở giữa cơ gấp các ngón sâu và cơ gấp ngón cái dài, rồi lướt qua bờ trên màng gian cốt để đi vào
ngăn mạc cẳng tay sau.
o Lúc đầu, nó đi trên mặt sau màng gian cốt dưới sự che phủ của cơ ngửa.
o Khi lộ ra ở bờ dưới cơ ngửa, nó tách ra ĐM gian cốt quặt ngược : chạy lên giữa mặt nông cơ ngửa và mặt sâu cơ
khuỷu, rồi tiếp nối ở sau mỏm trên lồi cầu ngoài với nhánh bên giữa của ĐM cánh tay sâu.
o Phần còn lại của ĐM gian cốt sau đi xuống giữa hai lớp cơ của ngăn mạc cẳng tay sau, phân nhánh vào các cơ duỗi
và tiếp nối ở trên cổ tay  nhánh sau của ĐM gian cốt trước.
- ĐM gian cốt trước
o tách ra ĐM giữa cho TK giữa rồi đi xuống trên mặt trước màng gian cốt; giữa cơ gấp các ngón sâu và cơ gấp ngón
cái dài; nó tách ra các nhánh cơ trên đường đi xuống.
o Đôi khi, ĐM giữa, thay vì chỉ cấp máu cho TK giữa, là một ĐM lớn đi cùng TK giữa vào bàn tay, nơi nó tham gia vào
cung gan tay nông hoặc trực tiếp tách ra các ĐM ngón tay. (ơ thởi kì phôi thai, ĐM giữa là cuống ĐM chính của
bàn tay).
o ĐM gian cốt trước tận cùng bằng cách đi sau cơ sấp vuông và chia thành một nhánh trước và một nhánh sau;
 nhánh trước, nhỏ hơn, tiếp tục đi xuống ở trước khớp cổ tay
 nhánh sau đi qua một lỗ ở phần dưới màng gian cốt  phần sau-dưới cẳng tay.
 Nhánh sau tiếp nối với ĐM gian cốt sau và tiếp tục đi xuống tham gia vào mạng mạch mu cổ tay.
c. Các nhánh cổ tay. Ngay trước khi bắt chéo hãm gân gấp, ĐM trụ tách ra nhánh gan cổ tay chạy sau các gân gấp dài
tới  sàn ống cổ tay ; và nhánh mu cổ tay chạy vòng quanh mặt trong khớp cổ tay để gia nhập vào mạng mạch
mu cổ tay.
d. Nhánh gan tay sâu. Ngay sau khi bắt chéo trước hãm gân gấp, ĐM trụ tách ra nhánh gan tay sâu. Nhánh này lách
vào giữa các cơ mô út; nó có thể tham gia vào cung gan tay sâu hoặc không.
III. ĐM quay
1. Nguyên ủy- đường đi.
- Bắt đầu từ hố khuỷu, ngang mức cổ xương quay.
- ĐM quay đi xuống dưới và ra ngoài qua ngăn mạc trước
của cẳng tay dọc theo đường kẻ nối điểm giữa nếp gấp
khuỷu với rãnh mạch.
- Tới dưới mỏm trâm quay, nó vòng quanh mặt ngoài cổ
tay  mu tay.
- Cuối cùng, nó lách qua khe giữa nền các xương đốt bàn
tay thứ nhất và thứ hai vào gan tay và chia thành 
ĐM chính ngón cái và cung gan tay sâu

2. Liên quan
a. ở cẳng tay
- ĐM quay chạy qua cẳng tay dưới sự che phù của cơ
cánh tay-quay  cơ tuỳ hành của ĐM.
- Ở phần ba giữa cẳng tay, nhánh nông TK quay nằm
ngay bên ngoài ĐM.
- Ở phía trong, ĐM liên quan với cơ sấp tròn ở 1/3 trên
và cơ gấp cổ tay quay ở 2/3 dưới
- Ở ngay trên cổ tay, ĐM nằm giữa bờ trong gân cơ cánh
tay-quay và bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay quay, mặt
trước của nó chỉ có da và mạc che phủ.
- Trên đường đi xuống, ĐM lần lượt bắt chéo mặt trước
gân cơ nhị đâu A432, cơ ngửa, cơ sấp tròn, đầu quay cơ
gấp các ngón nông, cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông và
cuối cùng là xương quay, nơi ta có thể sở thấy mạch
đập.

b. Cổ tay-bàn tay
- Lúc chạy vòng ra ngoài tới mu tay, ĐM quay đi dưới gân của các cơ giạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn, tiếp đó
đi qua hõm lào giải phẫu rồi đi dưới gân cơ duỗi ngón cái dài để tới được khe giữa nền các xương đốt bàn tay nhất
và nhì.
- Tại khe này, ĐM nằm giữa hai đầu cơ gian cốt mu tay thứ nhất.

3. Các nhánh. A435


i. ĐM quặt ngược quay tách ra ở dưới nguyên ủy ĐM quay một đoạn ngắn. Nó chạy lên giữa cơ cánh tay-quay và các
cơ ở phía trục cẳng tay, dọc theo đường đi của TK quay, để tiếp nối nhánh bên quay của ĐM cánh tay sâu A420

ii. ĐM nuôi xương cánh tay và các nhánh cơ không có tên.

iii. Nhánh gan tay nông tách ra ngay trước khi ĐM quay vòng ra mu tay. Nhánh này chạy vào các cơ mô cái và tận cùng
bằng cách tham gia Cung gan tay nông.

iv. Nhánh gan cổ tay. Đây là một mạch nhỏ tách ra ngang mức nguyên uỷ của nhánh gan tay nông. Nó đi sau các gân
gấp và tiếp nối  nhánh gan cổ tay của ĐM trụ. Trong A không thấy nhánh này???
v. Nhánh mu cổ tay. Lúc đi ở mu cổ tay, ĐM quay tách ra một hoặc hai nhánh mu cổ tay và các nhánh đi đến cả hai
bờ của mu ngón cái và bờ ngoài mu ngón trỏ.
- Các nhánh mu cổ tay chạy ngang vào trong => để tiếp nối nhánh mu cổ tay cúa ĐM trụ và nhánh tận của ĐM gian
cốt trước  cung mu cổ tay.
- Cung mu cổ tay có thể là một cung đơn hoặc là một số quai tiếp nối. Nó tách ra ở phía xa ba ĐM mu đốt bàn tay.
- Khi các ĐM mu đốt đi qua đầu gần của các cơ gian cốt mu tay II, III và IV, chúng nhận được những nhánh xuyên từ
cung gan tay sâu; chúng chia ra ở gần chỏm của các xương đốt bàn tay thành các ĐM mu ngón tay. Ngay trước khi
phân chia, các ĐM mu đốt bàn tay tiếp nhận các nhánh xuyên từ các ĐM gan đốt bàn tay.

vi. ĐM chính ngón cái. Khi ĐM quay đi vào gan tay ở giữa hai đầu cơ gian cốt mu tay thứ nhất, nó chia thành ĐM chính
ngón cái và cung gan tay sâu.
- ĐM chính ngón cái chạy về phía xa, ở giữa cơ gian cốt mu tay thứ nhất và cơ khép ngón cái, và thưởng tách ra ĐM
quay ngón trỏ đi vào bờ ngoài của ngón trỏ (ĐM này có thể tách trực tiếp từ cung gan tay sâu)
- rồi sau đó, khi tới gần khớp đốt bàn tay-đốt ngón tay của ngón cái, chia thành hai ĐM cho hai bờ ngón cái. ĐM cho
bờ ngoài ngón cái chạy dưới gân của cơ gấp ngón cái dài và các ĐM trên ngón cái tương đương với các ĐM gan ngón
tay riêng.
- ĐM quay ngón trỏ cũng tương đương với một ĐM gan ngón tay riêng. Nó có thể nối với ĐM gan đốt bàn tay thứ nhất
và cung gan tay nông
IV. Các cung gan tay
1. Cung gan tay nông
- Cung gan tay nông là sự tiếp tục của ĐM trụ sau khi ĐM này tách ra nhánh gan tay sâu. Cung này thường được hoàn
thiện (khép kín) bằng cách nối với các nhánh của ĐM quay: nhánh gan tay nông, ĐM chính ngón cái và ĐM quay ngón
trỏ. Nhiều tiếp nối có thể cùng tồn tại.
- Cung nông chạy cong ra ngoài ngang qua gan tay, ở ngay sau cân gan tay và trước các thần kinh và các gân gấp ở
phần giữa gan tay. Nơi lồi xa nhất của cung nằm ở ngang mức bờ dưới của một ngón cái giạng hết cỡ.
- Các nhánh:
o 1 ĐM ngón tay bờ trong ngón út và 3 ĐM gan ngón tay chung.
o Các ĐM gan ngón tay chung chạy ra xa về phía những khoảng kẽ ngón tay giữa các ngón trỏ và giữa, giữa và nhần,
nhẫn và út. Chúng hợp với các ĐM gan đốt bàn tay ở gần các khớp đốt bàn tay- đốt ngón tay rồi sau đó chia thành
các ĐM ngón tay riêng đi vào những bờ ngón tay liền kề với các khoảng kẽ.

2. Cung gan tay sâu


- Cung gan tay sâu là sự tiếp tục của ĐM quay sau khi ĐM này tách ra ĐM chính ngón cái. Nó chạy vào trong ở bên
dưới các gân gấp và bắt chéo trước các cơ gian cốt và các xương đốt bàn tay.
- Cung được hoàn thiện ở phía trong bằng cách nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ. Nhánh sâu của thần kinh trụ gần
như chạy song song với cung gan tay sâu
- Các nhánh: Cung gan tay sâu tách ra 3 ĐM gan đốt bàn tay, các nhánh xuyên và các nhánh nhỏ cho cổ tay.
o Ba ĐM gan đốt bàn tay chạy về phía xa trên các cơ gian cốt và, khi đến gần các khớp đốt bàn tay-đốt ngón tay,
chúng tách ra các nhánh xuyên chạy về phía mu tay đổ vào các ĐM mu đốt bàn tay. Sau đó, chúng đổ vào các ĐM
ngón tay chung của cung nông.
o Các nhánh xuyên của cung gan tay sâu chạy thảng ra mu tay giữa các căp đầu của các cơ gian cốt mu tay từ thứ hai
đến thứ tư; chúng đưa máu tới các ĐM mu đốt bàn tay và thường lớn hơn các ĐM này tai nơi chúng tách ra từ
cung mu cổ tay.
o Các nhánh nhỏ chạy về phía gần cấp máu cho các dây chằng và các xương tạo nên sàn ống cổ tay.
B. CÁC TM
I. Các TM sâu
- Các TM sâu của chi trên chạy kèm theo các ĐM và có tên như các ĐM;
- ĐM nách có một TM đi kèm
- các ĐM còn lại có hai TM đi kèm.
- TM nách nằm trong ĐM; nó thu nhân tất cả máu TM của chi trên  TM dưới đòn.
II. Các TM nông: nằm ngay dưới da nên có thể nhìn thấy được. Chúng tiếp nối rộng rãi với nhau và với các TM sâu.
1. Tinh mạch đầu :
- từ phần ngoài mạng lưới TM mu tay, chạy lên uốn quanh bờ ngoài cẳng tay=> mặt trước cẳng tay và tiếp tục đi lên
dọc theo bờ trước-ngoài của cẳng tay, khuỷu và cánh taychạy qua Rãnh delta-ngực  TM nách ở ngay dưới xương
đòn.
2. TM nền
- từ phần trong mạng lưới TM mu tay => đi lên, lúc đầu ở mặt trong cẳng tay=> mặt trước-trong của khuỷu và cánh tay
- tới giữa cánh tay, nó xuyên qua mạc cánh tay vào sâu và tiếp tục đi lên tới nách. Nó cùng với các TM cánh tay hợp
nên TM nách.
- Ở trước khuỷu, TM đầu tách ra một nhánh lớn - có tên là TM giữa khuỷu- đi chếch lên trên và vào trong nối với TM
nền.
3. TM giữa cẳng tay
- từ cung TM gan tay nông ở gan tay=> đi lên qua mặt trước cẳng tay và tận cùng ở TM nền hoặc TM giữa khuỷu.
- Nếu TM giữa cẳng tay đổ vào TM giữa khuỷu thì TM giữa khuỷu trông như hai nhánh chẽ đôi của TM giữa cẳng tay,
nhánh chạy tới TM nền là TM giữa nền, nhánh chạy tới TM đầu là TM giữa đầu. ở trường hợp này các TM ở vùng
khuỷu tạo nên hình ảnh chữ M.

You might also like