TỈNH NGHỆ AN CB PTTT 2023

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NÂNG CAO NĂNG LỰC CHẾ BIẾN, PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

NÔNG LÂM THỦY SẢN TỈNH NGHỆ AN


Lê Anh Tường
Phó Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế
biến nông lâm thủy sản, nhờ lợi thế về đất đai rộng lớn, sản phẩm nông nghiệp
phong phú, có chất lượng. Với lợi thế về đất đai, vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng
giao thông đang được đầu tư phát triển, cùng với sự quan tâm về chính sách của
Nhà nước và của tỉnh để trở thành “Trung tâm chế biến nông lâm thủy sản của
vùng Bắc Trung bộ”. Bởi vậy, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản được
xem là lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn và được tỉnh hết sức chú trọng từ khâu
xây dựng quy hoạch, các chương trình, đề án cho đến hoạt động xúc tiến đầu tư.
Đứng trước ngưỡng cửa thay đổi để phát triển, Nghệ An đang tập trung
thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy các cơ sở chế biến quy mô lớn, hiện đại, đảm
bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt, giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng
chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị
trường tiêu thụ đang là giải pháp mà các địa phương trong tỉnh Nghệ An hướng
đến.
Tính đến nay, toàn ngành chế biến nông lâm thủy sản có tổng số hơn
15.000 cơ sở quy mô khác nhau, giải quyết cho khoảng 35.000 lao động thường
xuyên. Hiện đã hình thành được một số lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm
thủy sản có thế mạnh, sản phẩm ngày càng khẳng định được vị thế trên thị
trường.
Cụ thể, về chế biến mía đường, toàn tỉnh có 3 nhà máy chế biến đang hoạt
động, gồm: Nhà máy đường Sông Con; nhà máy đường Sông Lam và nhà máy
đường NASU, tổng công suất thiết kế đạt 14.000 tấn mía cây/ngày. Tổng sản
lượng đường kính hàng năm đạt từ 110 ÷ 130 ngàn tấn.
Với chế biến chè, cả tỉnh hiện có 35 cơ sở chế biến tập trung ở các huyện
Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp. Trong đó, Công ty cổ phần
Phát triển chè Nghệ An có công suất lớn nhất với 5.000 tấn chè khô/năm,
chuyên chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu. Các cơ sở tư nhân thì chủ yếu chế
biến chè thô làm nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến ngoại tỉnh, có đầu
tư dây chuyền máy móc thiết bị chế biến. Ngoài ra, có một số hợp tác xã, doanh
nghiệp chế biến chè đang sử dụng phương thức hái bằng tay, chế biến chè xanh
với bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ phục vụ cho mục đích
tiêu dùng trực tiếp trong nước.
Về chế biến mủ cao su, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến mủ cao su,
tuy nhiên thiết bị chế biến còn ở dạng bán thủ công trong đó có 4 cơ sở áp dụng
chế biến mủ cốm và 02 cơ sở chế biến mủ tờ. Công suất chế biến mỗi cơ sở từ
3,5 ÷ 5 tấn mủ tươi/ngày. Sản lượng cao su mủ khô toàn tỉnh năm 2022 ước đạt
5.250 tấn.
Sản phẩm dược liệu, hiện trên địa bàn Nghệ An có một số loài cây dược
liệu đã cho sản phẩm cung cấp cho thị trường phải kể đến như: quế, nghệ, gấc,...
Tập đoàn TH, Công ty cổ phần gấc Tân Thắng đã đầu tư phát triển trồng và chế
biến sản phẩm từ gấc tại Quỳnh Lưu. Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống
(thuộc tập đoàn TH) đầu tư trồng và sơ chế dược liệu sạch theo tiêu chuẩn
GACP tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn và Công ty CP dược liệu Pù Mát
(Con Cuông) đã phát triển một số cây dược liệu như: đẳng sâm, đan sâm, sâm
Puxailaileng, hà thủ ô đỏ, đỗ trọng, đương qui, bảy lá một hoa...
Sản phẩm tinh bột sắn, toàn tỉnh có 06 cơ sở chế biến tinh bột sắn với
tổng công suất chế biến thực tế đạt khoảng 850 - 1.200 tấn củ tươi/ngày trong đó
có 03 cơ sở có công suất chế biến tương đối lớn là: Nhà máy chế biến tinh bột
sắn Thanh Chương Intimex (công suất 180 tấn nguyên liệu/ngày); Nhà máy Chế
biến tinh bột sắn của Công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn (công suất 250 tấn
nguyên liệu/ngày); Nhà máy tinh bột sắn Long Sơn (150 tấn nguyên liệu/ngày).
Các nhà máy này lắp đặt dây chuyền đồng bộ, tự động hoá khá cao.
Chế biến lâm sản chủ yếu các loại sản phẩm gồm gỗ ghép thanh, đồ mộc,
ván MDF, bột giấy, dăm giấy, viên nén mùn cưa và các sản phẩm lâm sản ngoài
gỗ như song mây, hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa thông,... Các doanh nghiệp chế
biến lâm sản trên địa bàn tỉnh hiện có 85 đơn vị, trong đó có một số nhà máy
quy mô lớn mới được đầu tư gần đây với công nghệ hiện đại từ Châu Âu như
dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh 12.000 m3/năm và gỗ ván MDF công suất
130.000 m3/năm của Công ty cổ phần Lâm nghiệp tháng Năm; nhà máy gỗ
MDF Anh Sơn công suất 250.000 m3/năm, nhà máy viên nén sinh khối của
Công ty TNHH Biomass Fuel Việt Nam với công suất 240.000 tấn (Khu công
nghiệp VSIP) và nhà máy viên nén sinh khối với công suất 120.000 tấn (Khu
công nghiệp Nam Cấm).
Chế biến thủy sản đã thu hút đầu tư nhiều dự án về sản xuất nước mắm, cá
hộp, bột cá như: Dự án Trung tâm thực phẩm Masan miền Bắc tại KCN Nam
Cấm chế biến các sản phẩm thủy sản như: nước mắm, tương ớt, nước tương
Chin-su, Nam Ngư, Đệ Nhị, Tam Thái Tử; nhà máy chế biến cá hộp Royal
Foods, cá ngừ Frescol Tuna với 2 dây chuyền có công suất trên 100 tấn cá/ngày;
nhà máy chế biến bột cá Xuri Việt Trung, nhà máy Hải An (công suất đạt 15 ÷
20 tấn bột cá/ngày). Các hộ chế biến cá thể cũng phát triển khá mạnh, hiện có
trên 500 cơ sở chế biến thủy sản với khoảng 200 kho đông lạnh, nước mắm
truyền thống với hàng ngàn hộ, sản lượng 15 triệu lít/năm, thủy sản khô 20.000
tấn.
Đáng chú ý, về chế biến trái cây, với vùng nguyên liệu cây ăn quả lâu
năm rộng lớn trên địa bàn tỉnh như: cam quýt, dứa, nhãn, chanh leo,...,trên địa
bàn tỉnh hiện có Công ty CP Thực phẩm Nghệ An (Nafoods) với dây chuyền sản
xuất nước chanh leo cô đặc, nước ép trái cây và nhà máy dứa cô đặc Quỳnh Lưu
với công suất 200 tấn dứa quả/ ngày (tương đương 35.000 tấn dứa quả/năm chế
biến được 8.750 tấn nước dứa cô đặc/năm), thị trường chủ yếu xuất khẩu sang các
nước Châu Âu khá ổn định. Tại Nghĩa Đàn, Tập đoàn TH đã đầu tư Nhà máy
nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên để sản xuất nước tinh khiết và
chế biến nước quả, nước thảo dược có công suất dây chuyền nước hoa quả là
36.000 chai/giờ.
Hiện nay có một số cơ sở chế biến hoa quả sấy phát triển như Công ty Cổ
phần HASAFOOD Nghệ An (Quỳ Hợp), HTX dứa Hạnh Phúc (Quỳnh Lưu),…các
cơ sở này chế biến trái cây: mít, dứa,…đóng gói đảm bảo xuất bán ra thị trường.
Sản phẩm khá đẹp, đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP
3 sao.
Về chế biến sữa, tổng công suất chế biến sữa trên địa bàn tỉnh hiện nay
đạt khoảng 250 triệu lít/năm với 2 nhà máy TH True Milk và Vinamilk. Ngành
chế biến sữa của tỉnh có tiềm năng mở rộng trong những năm tiếp theo nhờ lợi
thế vùng nguyên liệu và diện tích chăn nuôi đàn bò sữa vẫn còn dư địa mở rộng,
cùng với khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất của các
doanh nghiệp chế biến sữa hiện tại.
Hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối thị trường nông sản những năm
gần đây cũng đầy khởi sắc với nhiều hoạt động nổi bật.
Trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hoạt động có
tầm cỡ về xúc tiến thương mại, như phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ
chức “Diễn đàn kết nối tiêu thụ Cam Vinh” nhằm giới thiệu và quảng bá sản
phẩm cam Vinh, “Tuần lễ giới thiêu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp Nghệ An
tại Thành phố Hà Nội”; phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường tổ
chức “Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản các tỉnh khu vực miền Trung” tại Nghệ
An giới thiệu các sản phẩm vùng miền vào các thị trường, siêu thị lớn như
WinCommerce, New Green Way, các siêu thị Mega Market VN tại vinh, Big C
Vinh, Chuỗi cửa hàng Vinmart; đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh Nghệ An
lên các sàn giao dịch thương mại điện tử voso, postmart…; kết nối hiệu quả các
sản phẩm nông sản của tỉnh Nghệ An với các thị trường lớn như thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các siêu thị AEON, Winmart+… (năm 2021).
Năm 2022, ngay từ đầu năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức “Hội
nghị phối hợp triển khai Chương trình hợp tác xúc tiến thương mại nông
nghiệp” giữa ba đơn vị: Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương
mại, Du lịch Thành phố Hà Nội nhằm đẩy mạnh hợp tác thu hút đầu tư, tiêu thụ
sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp giữa Thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An.
Đến tháng 5/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã tổ chức
đoàn công tác thực hiện xúc tiến đầu tư và tiêu thụ nông sản tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã có buổi
làm việc chính thức với Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hồ Chí Minh;
Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh về
các nội dung liên quan về hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực
nông nghiệp, đặc biệt các nội dung đã được đề cập tại Thỏa thuận hợp tác ký
ngày 13/4/2019 giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Nghệ An.
Đặc biệt là trong năm 2023, Tỉnh đã tổ chức “Sự kiện trưng bày, giới
thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, các tiềm năng của miền
Tây Nghệ An” tại Bộ Nông nghiệp và PTNT từ ngày 17÷18/11/2023 vừa qua
với 162 sản phẩm tiêu biểu của các huyện miền Tây, sản phẩm OCOP đặc trưng
tại 6 gian hàng, như bò giàng, gà đen, dệt thổ cẩm, trà dược liệu, tinh dầu thiên
nhiên, ngũ cốc, mật ong, cam Vinh, ổi, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ… Đây là một sự
kiện quan trọng có ý nghĩa rất lớn khi lần đầu tiên UBND tỉnh Nghệ An phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức nhằm đầy mạnh công tác tuyên
truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, các tiềm năng, lợi thế của miền
Tây Nghệ An, lan tỏa cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan, bộ, ngành
Trung ương trong chiến lược xây dựng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
khu vực miền Tây Nghệ An. Giúp tỉnh Nghệ An mang vẻ đẹp thiên nhiên, nét
đặc sắc về văn hóa, con người miền Tây xứ Nghệ đến với người dân cả nước -
như lời của đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
đã chia sẻ.
Trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung có các giải pháp để nâng cao năng
lực chế biến và phát triển thị trường bảo đảm tính ổn định, giá trị cao cho nông
sản Nghệ An.
Một là, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất nguyên liệu đến
chế biến, tiêu thụ. Trước hết, cần có chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp
theo hướng tập trung, công nghiệp, tạo khối lượng nông sản lớn, đáp ứng yêu
cầu về chế biến.
Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng bảo đảm nguyên liệu “đầu vào”
cho chế biến công nghiệp, đồng thời là cơ sở để bảo đảm hài hòa lợi ích của các
đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, triển khai có hiệu quả
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp. Trên cơ sở liên kết sản xuất, giảm thiểu đầu mối trung gian, tổ
chức hệ thống kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất sản
phẩm theo từng khâu. Thực hành sản xuất nông nghiệp có chứng chỉ, đưa tỷ lệ
diện tích các vùng sản xuất nông sản hàng hóa được cấp chứng nhận VietGAP,
GlobalGAP, chứng chỉ hữu cơ…
Tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát
triển 3 nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm
là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của
từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế biến
nông sản và dịch vụ thương mại nông nghiệp. Tăng cường công tác khuyến
nông để nhân rộng các mô hình sản xuất tiến tiến. Thực hiện “liên kết ngang”
giữa các hộ nông dân, hình thành các vùng nguyên liệu lớn, cùng trà, cùng giống
chất lượng cao; tổ chức, hình thành các “liên kết dọc” gắn doanh nghiệp với
nông dân.
Hai là, tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản gắn với
tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với thị trường tiêu thụ và gắn với vùng nguyên
liệu nông nghiệp công nghệ cao để phát triển ổn định, bền vững; tạo những mặt
hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao. Lựa chọn các nhóm sản
phẩm chủ lực Nghệ An có lợi thế như sữa chế biến, chè, gỗ mỹ nghệ, trà thảo
dược, nước trái cây, gạo, thịt… để ưu tiên phát triển bằng nhiều loại hình công
nghệ khác nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có
phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, an toàn với môi
trường, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; có quy mô phù hợp với
vùng nguyên liệu; tạo được sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao, có khả
năng cạnh tranh thị trường và giải quyết được nhiều việc làm ổn định cho lao
động địa phương.
Ba là, tập trung quy hoạch xây dựng một số tổ hợp công - nông nghiệp,
các cụm công nghiệp chuyên ngành, các cụm liên kết ngành được đầu tư cơ sở
hạ tầng đồng bộ; trọng tâm ở vùng Phủ Quỳ và một số huyện miền Tây của tỉnh.
Đồng thời phát triển các vùng nguyên liệu nông nghiệp GAP an toàn, trong đó
tập trung vào các vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm; vùng sản xuất rau
quả; vùng nguyên liệu cây công nghiệp để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm
khép kín.
Chú trọng thu hút các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ
logistics cho nông nghiệp nói chung và phục vụ ngành chế biến nông lâm sản
nói riêng. Xây dựng và phát triển một mạng lưới dịch vụ logistics hoàn chỉnh
với hạ tầng cảng biển, hệ thống kho bãi, hệ thống giao thông kết nối tới các
vùng trọng điểm của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ.
Bốn là, tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển sự
giao lưu trao đổi nông sản, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất - tiêu dùng. Gắn kết
các khu vực kinh tế - kỹ thuật - thương mại - dịch vụ cho các vùng sản xuất
hàng hóa. Thực hiện chính sách thương mại mở, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản.
Đa dạng hóa các kênh lưu thông phân phối trên mọi cấp độ, một mặt vừa
chú trọng các kênh lưu thông vừa và nhỏ phù hợp với quy mô cung - cầu ở thị
trường các khu vực. Đồng thời đặc biệt quan tâm xây dựng các kênh, các cấp độ
lưu thông hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và đủ sức
mạnh hướng dẫn sản xuất trong nước như hỗ trợ vốn, khoa học và công nghệ
cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với
các thị trường truyền thống, đồng thời phải vươn tới mở rộng và củng cố vị thế
hàng nông sản trên thị trường khu vực và các thị trường mới.
Đó là những giải pháp mà tỉnh Nghệ An sẽ ưu tiên thực hiện và phát triển
trong thời gian tới. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương
mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm qua báo, đài, website, xây dựng thương hiệu
sản phẩm, tăng cường xuất khẩu sang thị trường các nước./.

You might also like