Bao cáo HĐ XTTM sản phẩm NN năm 2023

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

1

UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /BC-SNN-QLCL Nghệ An, ngày tháng 11 năm 2023

BÁO CÁO
Kết quả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản
tỉnh Nghệ An năm 2023

I- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG CHẾ BIẾN:


1- Chế biến nông sản:
- Chế biến mía đường: Toàn tỉnh có 03 nhà máy chế biến mía đường đang
hoạt động là nhà máy đường Sông Con-Tân Kỳ; Nhà máy đường Sông Lam- Anh
Sơn và nhà máy đường NASU tại Quỳ Hợp. Tổng công suất thiết kế 3 nhà máy đạt
14.000 tấn mía cây/ngày. Công suất thực tế dự kiến đạt 11.500 tấn mía cây/ngày.
Sản lượng đường năm 2022 ước đạt 140 ngàn tấn.
Năm 2022, Công ty mía đường Sông Lam đầu tư hệ thống lọc chân không; hệ
thống thu tro lò trị giá hơn 5 tỷ đồng. Các nhà máy chế biến đường khác trong tỉnh
không đầu tư thay thế, sửa chữa lớn mà chỉ duy tu, bảo dưỡng. Các nhà máy chế
biến đường của tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2022, dự kiến kết thúc vào
tháng 4/2023.
- Chế biến chè:
Năm 2022, cả tỉnh hiện có 35 nhà máy, cơ sở chế biến chè còn hoạt động, tập
trung ở các địa phương: Thanh Chương, Anh Sơn. Sản lượng chè chế biến chè các loại
2022 ước đạt 12.560 tấn.
Công ty TNHH 1 thành viên ĐTPT chè Nghệ An, Công ty Trường Thịnh, Công
ty Rồng Phương Đông, Công ty Sông Lam… tham gia thu mua, chế biến chè xuất khẩu.
Các cơ sở tư nhân chủ yếu chế biến sản phẩm chế biến thô, sơ chế làm nguyên liệu đầu
vào cho các cơ sở chế biến ngoại tỉnh.
Các sản phẩm được đóng bao bì, nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ đến tận tay
người tiêu dùng chiếm tỷ trọng ít. Toàn tỉnh có 4 đơn vị sử dụng biện pháp hái tay, chế
biến chè xanh với bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ cho mục đích tiêu
dùng trực tiếp trong nước. Diện tích chè áp dụng VietGAP lũy kế đến năm 2022 ước đạt
220 ha (năm 2022 Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xây dựng mô
hình VietGAP chè tại Quỳ Hợp với diện tích 20 ha).
- Chế biến mủ cao su:

1
2

Trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở chế biến mủ cao su trong đó: Huyện Quỳ Hợp 02
cơ sở; Huyện Nghĩa Đàn 02 co sở; Huyện Tân Kỳ 02 cơ sở. Thiết bị chế biến đang
còn ở dạng bán thủ công trong đó có 4 cơ sở áp dụng chế biến mủ cốm và 02 cơ sở
chế biến mủ tờ. Công suất chế biến mỗi cơ sở giao động từ 3,5 - 5 tấn mủ
tươi/ngày. Sản lượng cao su mủ khô toàn tỉnh năm 2022 ước đạt 5.250 tấn. Giá cao
su mủ khô thời điểm tháng 12/2022 đạt 28.500.000 đ/tấn.
Diện tích cao su của Công ty CP ĐTPT Cao su Nghệ An ước đạt 3.363 ha
trong đó diện tích bắt đầu khai thác khoảng 280 ha với sản lượng 8-10 tấn mủ
tươi/ha. Toàn bộ số mủ trên được vận chuyển sang Hà Tĩnh để chế biến. Công ty
đang có kế hoạch xây dựng 1-2 nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Nghệ
An nhưng do khó khăn về vốn nên năm 2022 vẫn chưa thực hiện.
- Chế biến quả:
Trên địa bàn Nghệ An có 01 nhà máy chế biến nước dứa cô đặc của Công ty CP
Thực phẩm NaFoods với công suất 200 tấn dứa quả/ ngày (tương đương 35.000 tấn
dứa quả/năm chế biến được 8.750 tấn nước dứa cô đặc/năm). Năm 2022, hoạt động
nhà máy chế biến quả của Công ty CP Thực phẩm NaFoods ổn định. Thị trường xuất
khẩu chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu.
Nhà máy Núi Tiên tại xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn của tập đoàn TH sản
xuất ổn định. Sản phẩm nước tinh khiết, nước quả, nước thảo dược. Công suất 360.000
chai/h, dây chuyền chế biến nước thảo dược, nước quả đi vào hoạt động từ tháng
2/2020, hiện nay công suất thực tế đạt 30%. Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường trong
nước, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ký hợp đồng ghi nhớ với Công ty CP
Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao quy hoạch vùng trồng, xây dựng nhà máy chế biến
nước quả tại Nghệ An công suất 40.000 – 60.000 tấn quả tươi/năm. Hiện nay Sở Nông
nghiệp và PTNT đang phát triển vùng nguyên liệu.
Hiện nay có một số cơ sở chế biến hoa quả sấy phát triển như Công ty Cổ phần
HASAFOOD Nghệ An (Quỳ Hợp), HTX dứa Hạnh Phúc (Quỳnh Lưu),…các cơ sở
này chế biến trái cây: mít, dứa,…đóng gói đảm bảo xuất bán ra thị trường. Sản phẩm
khá đẹp, đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
- Chế biến tinh bột sắn:
Toàn tỉnh có 06 cơ sở chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến thực
tế đạt khoảng 850 - 1.200 tấn củ tươi/ngày trong đó có 03 cơ sở có công suất chế
biến tương đối lớn là: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Chương của Công ty
CP Nông thuỷ sản Nghệ An (công suất 180 tấn NL/ngày); Nhà máy Chế biến tinh
bột sắn của Công ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn (công suất 250 tấn NL/ngày); Nhà
2
3

máy tinh bột sắn Long Sơn (150 tấn NL/ngày). Các nhà máy này lắp đặt dây chuyền
đồng bộ, tự động hoá khá cao.
- Chế biến Thịt:
Nghệ An có 01 đơn vị chế biến thịt tập trung là Công ty cổ phần chế biến Súc
sản với công suất thiết kế: 10 tấn/ngày tương đương trên 3.000 tấn sản phẩm/năm.
Mặc dù vậy hoạt động thực tế tại đơn vị này gặp nhiều khó khăn, sản xuất thực tế
mỗi năm chỉ đạt khoảng 500-800 tấn SP các loại.
Nghệ An là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, lượng thịt xuất chuồng lên
tới hàng trăm ngàn tấn/năm nhưng không có các nhà máy chế biến thịt lớn trên địa
bàn. Lượng thịt cung cấp cho có thị trường tiêu thụ nội tỉnh khá lớn với 3 triệu dân
đang chủ yếu do các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong tỉnh cung cấp.
Thời gian qua, Nghệ An là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát
triểm mạnh, đặc biệt là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn. Hiện nay có trên 30
trang trại chăn nuôi lợn tập trung quy mô trên 1.000 con, nếu xây dựng nhà máy chế
biến thịt tại Nghệ An sẽ rất thuận lợi không chỉ chế biến lượng thịt của tập đoàn này
mà còn mở ra khả năng liên kết, tiêu thụ sản phẩm với các trang trại chăn nuôi khác
trong tỉnh.
Nghệ An là địa phương có số lượng cơ sở chế biến giò chả lớn, hiện có 185
cơ sở chế biến đã được cấp giấy cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sản lượng
chế biến mỗi năm khoảng 6.500 – 8.000 tấn. Sản phẩm gồm: giò lợn, giò bò, giò bê,
chả, xúc xích,…thị trường tiêu thụ trong nước. Đặc biệt giò bê là sản phẩm đặc sản
của Nghệ An được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Chế biến sữa: Nghệ An là trung tâm sản xuất chế biến sữa của cả nước.
Trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy chế biến sữa: Công ty CP thực phẩm TH tại Nghĩa
Đàn và Công ty chế biến sữa Vinamilk tại Cửa Lò với công suất 250 triệu lít/năm.
Lượng sữa sản xuất ra tiêu thụ ổn định, sản phẩm sữa các loại của tập đoàn TH
được thị trường trong nước, đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Trung Quốc.
- Chế biến sản phẩm nông sản (Lúa gạo, lạc, vừng …): Toàn tỉnh có 02 nhà
máy chế biến gạo, 1 nhà máy chế biến dầu ăn và hàng ngàn cơ sở chế biến gạo, lạc,
vừng quy mô hộ gia đình. Năm 2022, Tập đoàn TH xây dựng nhà máy chế biến lúa
gạo tại Khối 2, thị trấn Yên Thành với công suất 25.000 tấn/năm. Nguyên liệu thu
mua trên địa bàn huyện, sản phẩm gạo thành phẩm cung cấp cho nhà máy chế biến
Núi Tiên tại xã Nghĩa Sơn huyện Nghĩa Đàn chế biến nước sữa gạo bán ra thị trường.
Sản phẩm chế biến từ gạo, ngô, lạc,... quy mô hộ gia đình khá phát triển bao
gồm: gạo sấy, lạc sấy, cốm, kẹo, tương,... Sản phẩm lạc, vừng chủ yếu bán thô cho
các cơ sở trong nước, một phần xuất khẩu sang Trung Quốc. Trên địa bàn tỉnh có

3
4

nhiều cơ sở chế biến dầu lạc, dầu vừng nhưng chỉ mới ở dạng đơn giản. Nhìn chung
Nghệ An chưa có các cơ sở chế biến nông sản lớn, chủ yếu đang quy mô nhỏ, hộ
gia đình, sản phẩm phục vụ nội tiêu trong và ngoại tỉnh.
2- Chế biến Lâm sản:
Chế biến lâm sản hiện nay trên địa bàn Nghệ An khá đa dạng bao gồm các
sản phẩm: Chế biến đồ mộc: mộc dân dụng và hàng thủ công mỹ nghệ; chế biến
ván nhân tạo; chế biến giấy, sản phẩm bột giấy; dăm nguyên liệu và chế biến phi
gỗ: mây tre đan, dầu nhựa thông. Hiện nay Nghệ An đã có nhiều nhà máy chế biến
lâm sản đầu tư:
- Chế biến gỗ: Hiện nay có các nhà máy: Công ty CP Lâm nghiệp tháng 5
(Nghĩa Đàn) 130.000M3 ván MDF/năm, 6.000M3 ván ghép thanh/ năm; Công ty CP
ván nhân tạo Tân Việt Trung (Nghi Lộc) công suất 60.000 M3/năm; Công ty CP
chế biến & kinh doanh lâm sản Phihico (Nghi Lộc); Công ty TNHH Xuân Ngọc;…
- Viên ném tổng hợp: Công ty Biomass Fuel (Hưng Nguyên); Công ty CP sản
xuất & TM gỗ Thanh Chương công suất 160.000 tấn sp/năm; Công ty TNHH lâm
sản Khánh Tâm (Quế Phong) công suất 15.000 tấn SP/năm; Công ty CP đầu tư và
sản xuất Thành Phát (Thanh Chương);,….
- Dăm nguyên liệu giấy: Nhà Máy Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Và Trồng Rừng
Quỳnh Thiện (Hoàng Mai), công suất 180.000M3/năm; Công ty TNHH nguyên liệu
giấy Nghệ An (Nghi Lộc) công suất 100.000 tấn SP/năm; Công ty TNHH liên
doanh nguyên liệu giấy Nghệ An PP (Nghi Lộc) 70.000 tấn SP/năm;,…
Ngoài chế biến gỗ, các sản phẩm phi gỗ dùng làm thực phẩm, đồ uống thời
gian qua khá phát triển. Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn nên một số sản phẩm
như mật ong tự nhiên, măng tre núa, mộc nhĩ, có trữ lượng khá lớn được người dân
khai thác cung cấp thị trường trong và ngoại tỉnh. Nghệ An cũng chú trọng phát
triển dược liệu, đưa cây dược liệu là một trong những sản phẩm phát triển chủ lực
của tỉnh.
Nghệ An đang xây dựng Trung tâm chế biến lâm sản Công nghệ cao, việc
thành lập trong tâm chế biến công nghệ cao sẽ thu hút được nhiều sản phẩm chế
biến lâm sản trong và ngoài tỉnh tham gia.
3- Chế biến thủy sản:
Chế biến thủy sản Nghệ An tập trung chủ yếu tại các huyện ven biển: Thị xã
Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò.
3.1- Chế biến nước mắm, sản phẩm dạng mắm:

4
5

+ Nước mắm truyền thống:


Nghệ An là một trong những tỉnh có sản lượng nước mắm sản xuất hàng
năm lớn. Năm 2022, toàn tỉnh có 312 cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ...
Sản lượng nước mắm truyền thống sản xuất trong tỉnh ước đạt 12- 15 triệu
lít/năm. Các cơ sở sản xuất lớn của tỉnh như: Công ty CP Thủy sản Nghệ An; Công
ty CP Vạn Phần; Công ty Cổ phần Thủy sản Quỳnh Lưu; Làng nghề chế biến nước
mắm tập trung Quỳnh Dị, Thị xã Hoàng Mai, Làng nghề nước mắm Cửa Hội.
+ Nước mắm công nghiệp:
Nhà máy sản xuất nước mắm công nghiệp của tập đoàn MaSan đóng tại KCN
Nam Cấm có công suất thiết kế khoảng 100-120 triệu lít/năm.
3.2- Chế biến thủy sản:
Hiện nay Nghệ An có 2 nhà máy chế biến thủy sản là Nhà máy chế biến thủy
sản 38B tại Quỳnh Lưu và nhà máy sản xuất cá hộp Royal Foods tại Nam Cấm,
Nghi Lộc. Sản phẩm sử dụng nội tiêu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra có hàng
trăm hộ chế biến tại các địa phương: Quỳnh Dị, Quỳnh Lập - Thị xã Hoàng Mai,
Diễn Ngọc, Diễn Châu,...sản phẩm chủ yếu là cá khô, mực xuất khẩu sang Trung
Quốc và nội tiêu trong nước. Năm 2022, sản lượng thủy sản chế biến ước đạt
22.000 tấn.
3.3 - Hệ thống kho đông:
Không chỉ cung cấp nội tỉnh, Nghệ An còn là trung tâm thu mua, phân phối
thủy sản của cả nước. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 400 kho đông lạnh với công
suất thiết kế 80.000 tấn, trữ lượng dự trữ thực tế mỗi năm 32.000-38.000 tấn sản
phẩm. Năm 2022 ước đạt 35.000 tấn. Tập trung chủ yếu ở Cửa Lò, Thị xã Hoàng
Mai, Diễn Châu,...Sản phẩm chủ yếu là cá, mực đông lạnh.
4- Đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn
Trong năm 2022, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã
chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, các địa phương, đơn vị triển khai nhiều
chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về chất lượng nông, lâm sản và thủy sản:
- Đào tạo cấp chứng chỉ về thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm cho 46
cán bộ quản chất lượng, an toàn thực phẩm cấp huyện.
- Tổ chức 90 cuộc tập huấn về công tác quản lý chất lượng vật tư nông
nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho 2.989 người.
- Tổ chức 13 cuộc hội thảo có tham dự của 400 đại biểu, trong đó: 08 cu ộc
hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình, trao giấy chứng nhận VietGAP cho 05
mô hình (Cam, bưởi, lúa, dưa lưới, chè, dược liệu), 02 cuộc hội thảo trao giấy

5
6

chứng nhận HACCP, 03 cuộc hội thảo đánh giá kết quả và chuyển giao mô hình chế
biến nông lâm thủy sản.
- Phát hành 1.400 bản tin về quản lý chất lượng an toàn th ực ph ẩm, ch ế
biến và phát triển thị trường nông sản và khuyến nông; 19.950 tờ rơi tuyên
truyền về công tác kiểm soát giết mổ, Vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; 1.100
cuốn tuyên truyền về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
- In và phân phát 126 băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn thực
phẩm trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần, Tháng hành động vì an toàn thực
phẩm, Tết Trung thu năm 2022.
Thanh kiểm tra được 1.824 cơ sở trong đó: xử phạt vi phạm hành chính 133
cơ sở; cấp 342 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tiếp tục thực hiện giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Tập trung
kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giám sát dư lượng các chất độc hại
trong thủy sản nuôi, thủy sản sau thu hoạch, giám sát ô nhiễm sinh học và tồn d ư
hóa chất trong thịt, rau, chè. Triển khai lấy 200 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản
thực hiện các chương trình: Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong th ủy s ản và
sản phẩm động vật thủy sản; Giám sát theo Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT,
Cảnh báo nguy cơ về ATTP; Mẫu sản phẩm thực hiện các mô hình s ản xu ất theo
tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (VietGAP). Trong đó có 02 mẫu không đạt yêu c ầu (1
mẫu nhiễm Chloramphenicol, 1 mẫu sử dụng phụ gia bảo quản quá hạn mức).
Triển khai xây dựng 13 mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP;
02 mô hình chế biến theo tiêu chuẩn HACCP và 03 mô hình chuyển giao công nghệ
chế biến nông lâm thủy sản. Vì vậy, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng
nông, thủy sản từng bước được kiểm soát và nâng cao. Đến nay đã xây dựng, đánh
giá và xác nhận 65 chuỗi sản xuất và cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an
toàn.
5. Phát triển các sản phẩm OCOP
Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đã phát triển mạnh mẽ, hiện nay 21/21
huyện thành phố thị xã trong tỉnh đều tham gia xây dựng phát triển sản phẩm
OCOP. Đến hết năm 2022 toàn tỉnh đã có 403 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao
trở lên, trong đó, có 359 sản phẩm đạt 03 sao chiếm 89,08%; có 43 sản phẩm đạt 4
sao chiếm 10,66% và 1 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao. (Có danh sách cụ thể kèm
theo).

III- TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM


1- Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm nông sản chính

6
7

Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản trong năm 2022 ước đạt trên
538.161.000 USD, trong đó xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản 92.041.000 USD; sắn
và các sản phẩm từ sắn 33.242.263 USD, nhựa thông và tinh dầu thông 11.110.923
USD, gạo 12,8 triệu USD, chè xuất khẩu đạt 5,62 triệu USD; dăm gỗ 303 triệu
USD, viên nén gỗ 26,47 triệu USD...
1.1-Sản phẩm chè khô:
Sau dịch Covid 19, nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, xuất khẩu thuận lợi
hơn, chi phí xuất khẩu đã giảm tuy nhiên vẫn cao hơn khoảng 40% so với trước khi dịch
Covid 19 diễn ra. Giá chè tươi nguyên liệu trung bình đạt 4.500 -4.800 đồng/kg cao hơn
10% so cùng kỳ 2021. Một số doanh nghiệp chuyển hướng tập trung xuất sang thị
trường Trung Quốc, Đài Loan. Giá chè khô thành phẩm bán ra ở mức 20.000 đ/kg.
lượng chè khô tồn tại các cơ sở chế biến ước đạt 3.800 - 4.000 tấn.
Khó khăn hiện nay với ngành chè trong tỉnh là vật tư phân bón tăng cao nên hạn
chế đầu tư nguyên liệu. Lãi suất cho vay duy trì ở mức cao, hạn mức cho vay thấp của
các ngân hàng cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chè trong tỉnh.
1.2- Thủy sản:
Thủy sản Nghệ An xuất khẩu chủ yếu thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Lào. Xuất khẩu chính ngạch mới thực hiện được một số sản phẩm bột cá, cá
hộp. Các đơn vị xuất khẩu chính ngạch chủ đạo trong lĩnh vực thủy sản là Công ty
TNHH Royal Foods Nghệ An, Công ty TNHH FRESCOL TUNA (Việt Nam);
Công ty TNHH Hải An và Công Ty TNHH Chế Biến Phụ Phẩm Thủy Sản Xuri
Việt Trung.
Sản phẩm xuất khẩu thị trường Trung Quốc theo mùa vụ (từ tháng 10 đến
tháng 4 năm kế tiếp), chủ yếu vẫn xuất khẩu tiểu ngạch, ủy thác. Trung Quốc thắt
chặt quy định về nhập khẩu, đặc biệt nhập khẩu hàng đông lạnh để phòng chống
Covid 19; yêu cầu chuyển từ tiểu ngạch sang nhập chính ngạch với bao bì, gắn tên
phía nhập khẩu, truy xuất nguồn gốc,...nên tăng chi phí. Tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản năm 2022 đạt 92.041.000 USD USD.
1.3- Các sản phẩm tinh bột sắn.
Nghệ An là tỉnh sản xuất tinh bột sắn với sản lượng hàng năm lớn trên 65 ngàn
tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, ngoài ra có một số đơn hàng xuất
sang Malayxia; Nam Phi. Có 2 đơn vị thực hiện xuất khẩu chính ngạch là Công ty
Cổ phần Á Châu Hoa Sơn và Công ty CP Thương mại Bắc Hồng Lam, còn lại là
xuất tiểu ngạch, ủy thác, bán lại cho các cơ sở thu mua tại các tỉnh phía bắc.
Mặc dù gặp khó khăn trong chi phí sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu,..nhưng do
được giá nên sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn năm 2022 ổn định, giá bán sản phẩm
7
8

giao động từ 17-18 triệu đồng/tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn và các
sản phẩm từ sắn đạt 33.242.263 USD.
1.4- Sản xuất chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ:
Gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2021 xuất khẩu không nhiều, kim ngạch XK đạt
2.816.000 USD chủ yếu là các doanh nghiệp địa phương: Công ty TNHH Song
Thắng (Tp Vinh); Công ty TNHH Đài Duyên (Thị xã Thái Hòa); Công Ty CP
Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Hồng Anh (Tp Vinh),...xuất sang thị trường các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Công ty CP thế giới gỗ Việt Nam (doanh
nghiệp FDI) xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Các doanh nghiệp gặp khó khăn
chung về chi phí Logictic, mức tiêu thụ chậm hơn.
Dăm gỗ tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Các đơn vị tham
gia trong lĩnh vực này là: Công Ty TNHH Thanh Thành Đạt, Công ty TNHH Liên
doanh nguyên liệu giấy Nghệ An PP; Công ty Cổ phần TM Bảo Đạt Thành. Thị
trường xuất khẩu Trung Quốc. Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ
đạt 303.053.321 USD. Viên nén gỗ đạt 26.475.832 USD. Sản phẩm tinh dầu thông
và nhưa thông đạt 11.110.923 USD.
1.5- Hoa quả chế biến:
Nghệ An có 3 đơn vị tham gia xuất khẩu chính ngạch sản phẩm hoa quả là
Công ty CP NAFOODS GROUP; Công ty TNHH Alba và Công ty CP Vilaconic
tham gia. Thị trường xuất khẩu chính là các nước Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung
Quốc. Giá trị xuất khẩu đạt 41.612.903 USD.
1.6- Cao su mủ khô:
Cao su mủ khô sản xuất tại Nghệ An chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu sang
thị trường Trung Quốc thông qua tiểu ngạch và xuất ủy thác. Năm 2022, thị trường
Trung Quốc gặp khó khăn nên giá cao su mủ khô xuống thấp đạt 28 triệu đồng/tấn
(giảm 25% so với năm 2021). Cuối năm 2022, tình hình tiêu thụ được cải thiện.
Trung Quốc nới lỏng quản lý dịch bệnh Covid nên các cửa khẩu được mở, tình hình
tiêu thụ cao su mỏ khô đã tốt hơn.
1.7- Các sản phẩm thịt:
Sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng (đàn gia súc gần 1,7 triệu con, gia cầm
gần 29 triệu con), do dịch bệnh Covid-19, thị trường các tỉnh thực hiện giãn cách,
đặc biệt thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lưu thông khó khăn, do đó
tình hình tiêu thụ sản phẩm thịt giảm dẫn đến giá thịt hơi xuất chuồng giảm: Giá thịt
Gà khoảng 70.000 đồng/1kg; giá thịt lợn hơi xuống thấp, thời điểm tháng 11/2021
giá lợn hơi xuất chuồng tại các trang trại chăn nuôi trong tỉnh là 43.000 đ/kg, thấp

8
9

hơn giá thành sản xuất, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm
khác như: dê; vịt cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ.
1.8- Đường mía:
Sản lượng đường chế biến niên vụ 2020-2021 của 3 nhà máy chế biến đường
của tỉnh lên tới 108.550 tấn. Lượng đường tồn tại các nhà máy hiện tại khoảng
65.000 tấn. Giá đường thành phẩm tại các nhà máy năm 2022 đạt 18.500 đ/kg tăng
2.000 đ/kg so với cùng kỳ 2021. Các nhà máy đã triển khai thu mua theo độ đường.
Diện tích trồng mía đã được mở rộng, đặc biệt là vùng nguyên liệu mía tại huyện
Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn (diện tích trồng cam đã chuyển sang trồng mía nguyên liệu
cho nhà máy). Giá mía tăng lên sẽ hạn chế người dân tự ý chuyển đổi sang trồng
các loại cây khác.
13.9- Sản phẩm nông sản; rau, củ, quả:
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, nên năng suất, sản lượng nông sản, rau, củ,
quả các loại đều tăng so cùng kỳ năm trước. Thị trường trong tỉnh tiêu thụ bình
thường, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ trong nước
giảm, dồn thời vụ thu hoạch, liên kết sản xuất còn hạn chế ..., nên việc tiêu thụ một
số loại nông sản, rau, củ, quả đang thời điểm thu hoạch gặp khó khăn như: bí xanh,
dưa hấu, lạc; các vùng trồng rau tập trung cung cấp cho các nhà máy chế biến tại
các tỉnh không tiêu thụ được (hành ống tại huyện Quỳnh Lưu).
- Thuỷ sản: Thuỷ sản Nghệ An khá đa dạng (thuỷ sản tươi, thuỷ sản khô, sản
phẩm chế biến: chả cá, nước mắm, sản phẩm dạng mắm,…) chủ yếu tiêu thụ thị
trường trong tỉnh, trong nước, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên sức tiêu thụ giảm.
- Các sản phẩm gỗ và phi gỗ: Khó khăn trong tiêu thụ, đặc biết sản phẩm gỗ
cung cập nguyên liệu cho thị trường các tỉnh phía Nam.
1.10- Sản phẩm khác:
Một số địa phương mặc dù sản xuất không nhiều nhưng vẫn xảy ra tồn động
cục bộ như: dứa quả (Tân Thắng – Quỳnh Lưu), gừng củ (Kỳ Sơn), chanh quả
(Nam Đàn, Hưng Nguyên) tại thời điểm thu hoạch rộ tiêu thụ chậm và tồn đọng cục
bộ.

2- Hoạt động XTTM đã triển khai và kết quả đạt được.


Trong năm 2022, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã
tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT và trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động
hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
2.1- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại:

9
10

- Ngày 18 tháng 01 năm 2022, tại văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh
Nghệ An đã tổ chức “Hội nghị phối hợp triển khai Chương trình hợp tác xúc tiến
thương mại nông nghiệp” giữa ba đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An với Trung tâm
Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội nhằm đẩy mạnh hợp tác
thu hút đầu tư, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp giữa Thành phố Hà Nội
và Tỉnh Nghệ An;
- Tháng 5/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã tổ chức đoàn
công tác thực hiện xúc tiến đầu tư và tiêu thụ nông sản năm 2022 tại Thành phố Hồ
Chí Minh do đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và PTNT làm Trưởng đoàn. Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An
đã có buổi làm việc chính thức với Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hồ Chí
Minh; Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
về các nội dung liên quan về hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực
nông nghiệp, đặc biệt các nội dung đã được đề cập tại Thỏa thuận hợp tác ký ngày
13/4/2019 giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Tỉnh Nghệ An.
2.2- Tổ chức, tham gia các hội chợ kết nối tiêu thụ:
- Thực hiện Tuần lễ giới thiệu quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản của
Nghệ An tại Hà Nội.
Thời gian từ ngày 21-25/7/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi
cục Qản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức cho các đơn vị sản xuất,
chế biến nông sản an toàn, các sản phẩm đạt OCOP tham gia. Tỉnh Nghệ An tham
gia 15 gian hàng với 26 đơn vị (46 sản phẩm). Hội chợ đã thu được kết quả tốt,
hàng nông lâm thủy sản tham gia được Ban tổ chức và khách hàng đánh giá cáo.
Nhiều đơn vị tìm kiếm được đại lý tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội;
- Triển khai chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm nông lâm thủy sản
Nghệ An tại các tỉnh phía Bắc từ ngày 20-26/7/2022;
- Tham gia Hội chợ giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP
tại Trung tâm thương mại AEON MALL Long Biên từ ngày 04-07/8/2022. Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đăng ký tham gia 2 gian hàng với 5
đơn vị tham gia.
- Tham gia Hội chợ giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP
tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông từ ngày 17-21/8/2022. Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đăng ký tham gia 3 gian hàng với 6
đơn vị tham gia.
10
11

Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị thuộc Sở đã tổ chức,
tham gia 12 hội chợ trong cả nước với sự tham gia của 128 lượt đơn vị.
2.3- Thúc đẩy tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử
Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ các
đơn vị đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm quan kênh thương mại điện tử, thực hiện ký kết
thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm nông sản trên Sàn thương mại điện tử (TMĐT)
VOSO.VN của Tập đoàn Viettel. Sàn thương mại điện tử postmart.vn của Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam.
Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tăng cường tuyên
truyền về tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử, trực tiếp phối hợp với Sàn
thương mại điện tử VOSO tổ chức tập huấn cho người sản xuất nông sản trong tỉnh
về cách thức đưa nông sản lên sàn. Trong năm 2022 đã tổ chức được 6 lớp với tổng
số 250 lượt người tham gia. Lựa chọn các sản phẩm đã hội đủ điều kiện, các sản
phẩm tiềm năng như: Giò bê; cam, các sản phẩm đã được đóng gói, bao bì, nhãn
truy xuất nguồn gốc là những sản phẩm có thể đưa ngay lên sàn đồng thời xây dựng
kế hoạch, lộ trình để tăng số lượng sản phẩm nông sản Nghệ An lên sàn hàng năm.
2.4- Hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản
phẩm.
- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã triển khai các hoạt
động hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản trong tỉnh nâng cao chất
lượng sản phẩm, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất; áp dụng
HACCP trong chế biến; hoàn thiện các hồ sơ thủ tục chất lượng, bao bì nhãn mác, tạo
mã Qr code nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của các
tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản;... Năm 2022, Chi cục Quản lý
Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã triển khai xây dựng 13 mô hình sản xuất
an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; 02 mô hình chế biến theo tiêu chuẩn HACCP và
03 mô hình chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm thủy sản. Vì vậy, chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông, thủy sản từng bước được kiểm soát và
nâng cao.
Để nâng cao hình ảnh, thị hiếu và độ tin tưởng người tiêu dùng, Chi cục
Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Nghệ An đã tư vấn để xây dựng
mẫu bao bì, nhãn mác, tem truy xuất cho một số loại sản phẩm, như giò chả, chè,
các loại quả …; xây dựng phần mềm sản xuất cấp mã Qr-code truy xuất nguồn gốc
sản phẩm nông sản tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu dùng sản
phẩm có thông tin đầy đủ, chính xác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tỉnh Nghệ An có
chính sách hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng, điểm giới thiệu trưng bày sản phẩm
11
12

OCOP,... từ đó đã khuyến khích ngày càng có nhiều cửa hàng tiện lợi được hình
thành và tiêu thụ nông sản cho người dân sản xuất trên địa bàn tỉnh.
2.5- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Nghành, Địa phương trong hỗ trợ tiêu thụ
nông sản.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải,
UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh để phối hợp tiêu thụ nông sản, tháo gỡ
kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, để tư thương thu mua nông
sản tiếp cận được vùng sản xuất, chế biến để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Thông qua nền tảng Internet (zalo, facbook,..) thành lập nhóm Hỗ trợ tiêu thụ
nông sản Nghệ An trực tiếp kết nối lãnh đạo, cán bộ chuyên môn tại 21 huyện/thị
xã/thành phố với các nhà sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm trong tỉnh kịp thời
cung cấp thông tin, hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
- Kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kết nối tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
3- Đẩy mạnh công tác truyền thông:
Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền,
kiểm tra xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm, nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu
dùng và sản xuất của bà con nông dân. Tập trung tuyên truyền năm Vệ sinh ATTP
theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sở NN và PTNT đã ký chương trình
hợp tác quảng bá sản phẩm nông sản đặc biệt là các sản phẩm nông sản sạch, an
toàn với Đài PTTH Nghệ An, Báo Nghệ An,... Năm 2022 đã thực hiện các nội dung
tuyên truyền:
-Xây dựng 04 phóng sự sản xuất an toàn, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy
sản an toàn.
- Phối hợp Báo Nghệ An tuyên truyền 04 bài về chất lượng sản phẩm nông
nghiệp tốt.
- Phối hợp Báo Doanh nghiệp 01 bài; Báo Nông nghiệp Việt Nam 01 bài.
- Tham gia chương trình “Nhịp cầu nhà nông” phát sóng trực tiếp trên Đài
truyền hình Nghệ An để hỗ trợ sản xuất, kết nối hỗ trợ bà con nông dân, các đơn vị
sản xuất kiến thức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản,...
- Xây dựng Bản tin: Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, Chế biến và phát
triển thị trường nông sản Nghệ An. Nội dung bản tin phản ánh các hoạt động triển
khai trong công tác quản lý, thông tin thị trường, giá cả, mùa vụ sản xuất, quảng bá,
giới thiệu các sản phẩm nông sản Nghệ An đảm bảo chất lượng, sản phẩm đạt tiêu
12
13

chuẩn OCOP giới thiệu đến 63 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2022 đã phát hành
được 4 số với hình thức đẹp, nội dung phong phú với số lượng 1.500 cuốn. Nghệ
An là tỉnh tiên phong trong nội dung này và được Bộ Nông nghiệp và PTNT,
UBND Tỉnh ghi nhận, nhiều địa phương trong nước liên hệ trao đổi học tập kinh
nghiệm.
- Khai thác hiệu quả trang Website “chicucqlclnghean.gov.vn” để phục vụ
cho mục đích quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn. Chi cục đã đưa vào hoạt động,
những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo chất lượng tốt, an toàn sẽ
được đưa lên trang Web để giới thiệu người tiêu dùng biết.
III- KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN NĂM 2023
Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển hội nhập và tình hình thực tế chế
biến tiêu thụ nông sản của Nghệ An, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An triển khai
thực hiện một số hoạt động hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông lâm
thủy sản như sau:
1. Tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, chính sách
- Triển khai thực hiện Quyết định 4288/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của
UBND Tỉnh phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030.
- Triển khai thực hiện Quyết định 5080/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 về việc
phê duyệt Đề án: Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an
toàn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025.
- Triển khai Nghị quyết HĐND số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 -2025.
- Tham mưu UBND Tỉnh tăng thêm kinh phí từ ngân sách tỉnh, lồng ghép các
nguồn kinh phí hợp lý khác: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới,... để hỗ trợ sản xuất, chế biến nông sản, xúc tiến thương mại nông sản góp
phần tiêu thụ sản phẩm cho người dân;
- Tập trung nguồn lực không đầu tư dàn trải kinh phí xây dựng mô hình sản
xuất an toàn VietGAP; GlobGAP, HACCP,...; mô hình phát triển chuỗi liên kết
nông sản an toàn; chương trình xúc tiến thương mại nông sản,... để thực hiện hiệu
quả. Chỉ những đơn vị có quy định về chức năng, nhiệm vụ mới được phân công
thực hiện các nội dung trên;

13
14

- Tập trung phát triển chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ sản
xuất – chế biến – tiêu thụ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và trực tiếp tham gia chuỗi
liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sự phát triển bền vững.
2. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản
- Rà soát hiện trạng sản xuất, chế biến nông sản của tỉnh đặc biệt các sản
phẩm tỉnh có lợi thế về nguyên liệu, chất lượng sản phẩm để tham mưu UBND Tỉnh
mời các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh đầu tư.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông sản trong tỉnh đổi mới công
nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- Xây dựng mô hình chế biến nông lâm thuỷ sản đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm nâng cao chất lượng, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất đáp ứng yêu cầu
thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.
3. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định gắn với phát triển chế biến
- Tiếp tục thực hiện chính sách tích tụ đất để có diện tích quy mô đủ lớn thu
hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gắn với chế biến nông sản mang lại giá trị
cao.
- Tập trung xây dựng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn gắn với áp dụng
công nghệ cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến tạo nguồn hàng hóa
ổn định đủ cung cấp thường xuyên cho các thị trường lớn.
- Đối với sản xuất quy mô hộ gia đình thì phát triển theo hướng quy hoạch tập
trung, sản xuất, nuôi trồng quy mô lớn để đáp ứng được nguồn nguyên liệu cung
cấp cho chế biến; thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp giữa nhà doanh
nghiệp và người nông dân trên địa bàn.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư, phát triển vùng nguyên
liệu ổn định, phối hợp giải quyết tranh chấp nguyên liệu giữa các nhà máy chế biến
nông sản của tỉnh để phát triển chế biến một cách bền vững.
4. Nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh nông sản Nghệ An
trên thị trường
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản đầu tư thiết bị, công
nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn
thực phẩm. Tư vấn hỗ trợ các đơn vị đầu tư bao bì, nhãn mác, tem truy xuất để sản
phẩm nông sản của Nghệ An đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của các tập đoàn tiêu thụ
nông sản trong và ngoài nước.
- Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho sản xuất chế biến
nông lâm thủy sản phát triển:

14
15

- Tham gia các Hội chợ triển lãm do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà
Nội và các tỉnh;
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ các đơn vị sản xuất, chế
biến nông sản an toàn có lợi thế cạnh tranh tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh; tiếp tục
làm việc với các Trung tâm thương mại lớn Vincom, BigC, Lotte;..để nông sản xuất
xứ từ Nghệ An được tham gia tích cực vào hệ thống thương mại này.
- Thực hiện xúc tiến thương mại nông sản Nghệ An tại một số nước có điều
kiện thuận lợi.
- Tổ chức 2-3 cuộc giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Nghệ
An tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
- Đề xuất UBND Tỉnh cho xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông
nghiệp để làm đầu mối giới thiệu sản phẩm nông sản Nghệ An với người tiêu dùng
trong và ngoài tỉnh.
5. Tăng cường công tác truyền thông
- Tổ chức quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm của Nghệ An thông qua phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là
chương trình Nông nghiệp sạch để giới thiệu với người tiêu dùng trong và ngoài
tỉnh.
- Xây dựng trang website quảng bá, giới thiệu sản phẩm an toàn, đặc sản của
địa phương.
- Xây dựng tập san (hoặc bản tin) về chế biến, nông lâm thuỷ sản; quản lý an
toàn thực phẩm; thị trường sản phẩm,…để hỗ trợ cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm nông lâm thuỷ sản.
- Tham mưu để UBND tỉnh thành lập Hội nông sản an toàn do ngành Nông
nghiệp và PTNT chủ trì để nâng cao tính minh bạch, khâu nối sản xuất, kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm đồng thời
nâng cao hình ảnh tạo niềm tin cho các thị trường ngoài tỉnh cũng như các đơn vị
tiêu thụ thực phẩm lớn trong cả nước và phục vụ công tác quản lý chất lượng, an
toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chất lượng, Chế biến
và Phát triển thị trường nông sản:
1. Hỗ trợ tỉnh Nghệ An trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu
trực tuyến nhằm tìm kiếm đầu ra cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động

15
16

xúc tiến thương mại trong nước, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, chế biến nông
sản Nghệ An được tham gia các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
2. Tháo gỡ khó khăn như các rào cản kỹ thuật, chuyên gia giám sát,... cho các
doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường các nước, đặc biệt là xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc, Trung Đông, đồng thời có biện pháp thúc đẩy mở rộng thị
trường khác, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Việt Nam nói chung và Nghệ An nói
riêng.
3. Tỉnh Nghệ An có kế hoạch chức Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản các
tỉnh miền Trung tại Nghệ An; Tuần lễ giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Nghệ An tại
Hà Nội; Tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP Nghệ An tại Thành phó Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2023. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản quan
tâm, hỗ trợ để các sự kiện trên được tổ chức thành công.
Trên đây là báo cáo cung cấp thông tin tình hình hoạt động chế biến bảo
quản, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục CB và PTTTNS;
- Cục QLCL NLS và TS; (để b/cáo)
- UBND tỉnh Nghệ An;
- PCT (NN) UBND tỉnh;
- Các PGĐ Sở; (để biết và chỉ đạo)
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (T/hiện) Phùng Thành Vinh
- Lưu: VT, QLCL.

16

You might also like