Cảm nhận nhân vật

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CẢM NHẬN NHÂN VẬT- PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÍ, HÀNH ĐỘNG

NHÂN VẬT/BÌNH LUẬN NGẮN ( Đuôi phân hóa)

A. DÀN Ý KHÁI QUÁT


I. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài
+ Giới thiệu tác giả : vị trí
+ Giới thiệu tác phẩm : tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiêp sáng tác của tác giả, chủ đề
- Nêu vấn đề:
+ Giới thiệu nhân vật cần phân tích, cảm nhận ( tên, ví trí, ấn tượng ban đầu )
+ Chuyển ý và nêu vấn đề bình luận ( đuôi phân hóa)
+ Nêu ý chính, trích dẫn đoạn trích.
II. Thân bài :
1. Phân tích, cảm nhận tính cách ( diễn biến tâm lí) nhân vật
a. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích ( tiểu dẫn sgk, tìm hiểu chung của
đề cương)
b. Giới thiệu nhân vật: ngoại hình, hoàn cảnh, số phận nhân vật
c. Phân tích phẩm chất nhân vật / diễn biến tâm trạng nhân vật
- Mở đoạn: nêu đặc điểm, tính cách nhân vật / nêu diễn biến tâm trạng nhân vật tại một
thời điểm
- Thân đoạn: chọn dẫn chứng thích hợp tiêu biểu, phân tích làm rõ đặc điểm, tính cách
nhân vật. / làm rõ nêu diễn biến tâm trạng nhân vật
* Chú ý:
+ Phân tích cần kết hợp nêu cảm nhận và bình sâu, giảng kĩ
+ Phân tích các yếu tố: Cuộc đời, số phận hoàn cảnh; ngoại hình; tài năng; tính cách; quan
điểm sống; phẩm chất , diễn biến tâm trạng, hành động lời nói, mối quan hệ với cộng
đồng, xã hội... của nhân vật để làm rõ đặc điểm nhân vật
+ Nhân vật phải được nâng lên tầm khái quát, tâm trạng nhân vật phải có diễn biến
+ Nếu đề cho cảm nhận về nhân vật, dựa trên cơ sở phân số phận, tính cách phẩm chất,
tâm lí…của nhân vật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ, đánh giá của bản thân.
- Kết đoạn:
+ Tiểu kết giá trị nghệ thuật, nội dung đoạn trích
d. Đánh giá chung về nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật, ý nghĩa nhân vật)
- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí ( độc thoại nội tâm, đặt
nhân vật vào hoàn cảnh thử thách, tác giả sáng tạo những yếu tố tác động đến tâm
trạng nhân vật) , số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp nghệ thuật và
hình ảnh chi tiết; ngôn ngữ nhân vật; cách kể chuyện…Đánh giá nhân vật đối với sự thành
công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
2. Bình luận ngắn đuôi phân hóa
Ví dụ:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi...Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt
cứ chảy xuống ròng ròng.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.28, 29)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận
xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.
a. Cách tìm:
-Dựa vào các yếu tố sau để tìm đuôi phân hóa:
+ Dựa vào quá trình phân tích, cảm nhận nhân vật
+ Dựa vào đuôi phân hóa đề mặc định
-Các bước thực hiện:
+ Định nghĩa khái niệm ( đuôi khái niệm: chất thơ, bi tráng, lãng mạn...)
● 3 loại đuổi cơ bản
+Đuôi nội dung: tóm lượt hết nội dung phần phân tích —> nhận xét tìm
+Đuôi nghệ thuật: liệt kê nghệ thuật đã phân tích
+ Đuôi phong cách tác giả: dựa vào kiến thức của giảng văn.
b. Bình luận:
+ Nhận xét: Mới mẻ, sâu sắc, tiêu biểu... làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm (ghi y chủ
để trên đề); thể hiện sự am hiểu sâu sắc, kiến thức sâu rộng; tài năng, phong cách của nhà văn
+ Tác dụng
● Đối với giai đoạn văn học, nền văn học dân tộc...?

● Bồi đắp những tư tưởng tình cảm gì ở người đọc nhất là tuổi trẻ?

Ví dụ:
a. Tìm:
- Dựa vào quá trình phân tích, cảm nhận nhân vật: bà cụ Tứ trong đoạn trích
- Dựa vào đuôi phân hóa đề mặc định: nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim
Lân
- Tìm đuôi phân hóa cụ thể
+ Định nghĩa khái niệm
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là cách nhà văn sử dụng những hình thức, thủ pháp nghệ thuật
để khai thác khám phá thế giới nội tâm nhân vật, từ đó, góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật.
+ Liệt kê nghệ thuật đã cảm nhận theo đuôi phân hóa đề mặc định
* Miêu tả tâm lí nhân vật bằng đối thoại, độc thoại với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, sử dụng nhiều
khẩu ngữ nhưng được chắt lọc, kĩ lưỡng, tinh tế.
* Miêu tả tâm lí nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
* Miêu tả tâm lí nhân vật bằng cách đặt nhân vật vào những tình huống hoàn cảnh đặc biệt.
b.Bình luận:
- Nhận xét:
+ Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, Kim Lân đã góp phần làm nổi bật hình tượng
nhân vật bà cụ Tứ với diễn biến tâm trạng phức tạp, từ đó, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhân
vật.
+ Qua ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật, Kim Lân đã chứng tỏ được sự thấu hiểu sâu sắc về tâm lí
của người nông dân.
+ Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, người đọc thấy được tài năng, phong cách của nhà văn,
đặc biệt là tài năng xây dựng nhân vật.
- Tác dụng
+ Đối với giai đoạn văn học, nền văn học dân tộc...?
● Bồi đắp những tư tưởng tình cảm gì ở người đọc nhất là tuổi trẻ?

● Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, Kim Lân đã đóng góp vào dòng văn
hoc Cách mang giai đoạn 1945- 1975 hình tượng người mẹ nông dân vừa chân thật, vừa
cảm động. Qua đó, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động: giàu lòng yêu
thương, tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống.
● Tác phẩm giúp người đọc, nhất là thế hệ trẻ rút ra những bài học quí báu về lòng
nhân ái, nghị lực và tình yêu cuộc sống.

III. Kết bài:


- Khẳng định vai trò của nhân vật trong đoạn trích, trong tác phẩm, vị trí của tác phẩm
trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn; khẳng định sức sống của tác phẩm với thời gian và
trong lòng người đọc; khẳng định đuôi phân hóa
- Bài học giáo dục
+ Học tập được điều gì từ nhân vật
+ Trách nhiệm của thanh niên đối với vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
B. ĐỀ LUYỆN TẬP
“ Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng
về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả
nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…
– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.
– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái
lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.
– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách
mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.
– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống
rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin
được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh..
– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất
vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, –
trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?
– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại
mới nói tiếp:
– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần
phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một
sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi
nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi
phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng
tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí
của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ
chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.
– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2015, tr.75-76)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó,
bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh
Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
I. Mở bài:
- Dẫn dắt :
“ Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình
thương bác ái, sự công bình… làm cho người gần người hơn”, Theo Nam Cao, tác phẩm
văn học phải có giá trị nhân đạo sâu sắc, là sợi dây kết nối tình người. Cùng quan điểm ấy
Nguyễn Minh Châu - một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt nam hiện
đại, là người mở đường tinh anh và tài năng nhất của nền văn học thời kì đổi mới với ước
nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang cái nhìn đa chiều về sự
việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình.
- Nêu vấn đề:
"Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn thể
hiện quan điểm nghệ thuật của NMC. Tác phẩm thể hiện cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình
thương và nỗi lo âu cho con người về tình trạng bạo lực trong gia đình, đồng thời bộc lộ
cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tiêu biểu là
đoạn trích sau “… Người đàn bà bỗng… con tôi chúng nó được ăn no…”
II. Thân bài :
1. Phân tích tính cách nhân vật
a. Tác giả, tác phẩm, đoạn trích
b. Hoàn cảnh, số phận
Nạn nhân của bạo lực gia đình, do sự tối tăm trong nhận thức, thói vũ phụ của người đàn
ông và cuộc sống nghèo đói.
- Xuất hiện không tên tuổi cụ thể với ngoại hình ngoài 40 tuổi thô lệch, rỗ mặt, lúc nào
cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”
🡪 Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nghèo khổ, một số phận đầy bất hạnh.
- Bị chồng đánh đập “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam
chịu “ không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”
🡪 Coi đó là lẽ đương nhiên, sẵn sàng chịu đựng tất cả
- Khi con phát hiện mình bị hành hạ và bênh vực mẹ
“Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu
hổ, nhục nhã”
“Miệng mếu máo… ôm chầm lấy”
● Bà không khóc khi bị chồng đánh nhưng đã khóc khi ôm con vào lòng đau đớn vì
không tránh được cho con khỏi bị tổn thương vì cảnh bạo lực trong gia đình, đau đớn vì
con thù địch với cha.
● Bà thương con, xót chồng, muốn tạ tội với con, muốn ccon hiểu và đừng trở nên độc
ác như bố.
🡪 Trong cuộc mưu sinh này, người đàn bà thật khổ và cũng thật đẹp: bà phải che chắn
con trăm chiều giông tố để bảo vệ hạnh phúc gia đình
c. Tính cách, phẩm chất:
* Người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời
- Nhận thức cuộc sống trên biển không thể thiếu người đàn ông:
Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:
van mài “ Qúi tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” 🡪
Lời van xin tha thiết và dứt khoát. Chị sẵn sàng chấp nhận mọi hình phạt
trả lời của chị khiến Phùng và Đẩu kinh ngạc. Sau câu nói của chị, Phùng cảm giác như
căn phòng của Đẩu bị rút hết không khí
- Nhưng của luật pháp để được sống chung với lão chồng độc ác
Chị là người vợ thủy chung hay có những ẩn khúc gì trong cuộc sống của chị những câu
tất cả những bí ẩn trong hành động của người đàn bà sẽ dần dần được hé mở qua lời tâm sự
giãi bày của chị
- Sau những giây phút trấn tĩnh, đôi mắt của chị như nhìn thấy suốt cả đời mình và chị bắt
đầu tâm sự. Trước mắt Phùng và Đẩu lúc nạy chị không còn là người đàn bà quê mùa, nhút
nhát mà là một người sắc sảo và tinh tế. Những lời tâm sự chân thành của chị khiến Phùng
và Đẩu “vỡ lẽ ra nhiều điều” Nhưng điều cơ bản là qua lời tâm sự của chị đã giúp Phùng
và Đẩu hiểu ra những nguyên nhân khiến người đàn bà ấy không thể bỏ chồng dù lão độc
ác. Đồng thời qua đó bộc lộ những nét đẹp trong phẩm chất của người đàn bà khốn khổ ấy.
Đây là “Những viên ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” mà NMC đã cất công đi tìm
kiếm
- Chị nhẹ nhàng trách Phùng và Đẩu “Các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các
chú…nhọc” đây là tiếng nói của người trong cuộc, cái nhìn của chị thực tế giúp Phùng và
Đẩu hiểu rằng nếu chỉ nhìn cuộc sống ở bề ngoài, ta sẽ không thấy được bản chất phức tạp
của nó; nếu không phải là người trong cuộc, ta không thể hiểu được hoàn cảnh của những
người rơi vào hoàn cảnh ấy
- Người đàn bà tiếp tục tâm sự “bởi các chú không phải là đàn bà…đàn ông”, “đám đàn
bà…đứa” Như vậy chị ý thức rằng cuộc sống trên biển luôn cần có sự chèo chỗng của
người đàn ông, cần một người đàn ông để chèo chỗng con thuyền qua phong ba bão táp để
nuôi đàn con của chị
=> Qua lời tâm sự của người đàn bà, ta thấy được chị là một con người có cái nhìn thực tế,
sâu sắc và hiểu đời
* Tình thương con vô bờ bến:
Người phụ nữ ấy đã hiểu được thiên chức cao cả của người mẹ phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình “ Đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được”
Chính tình yêu thương vô bờ bến đã giúp chị vượt qua tất cả: cuộc sống đau khổ, tủi nhục,
sự dèm pha, xoi mói của người đời trước hành động mà người ta cho rằng ngờ nghệch của
chị. Chị chấp nhận tất cả vì đàn con của mình. Sự hi sinh thật cao cả, tấm lòng của người
mẹ thật bao la “ Lòng mẹ bao la như biển Thái bình…”
* Trong khổ đau triền miên, người phụ nữ ấy vẫn chắt chiu được những hạnh phúc
bình dị đời thường.
Chị đã nói về hạnh phúc của mình trong sự xúc động“ở trên chiếc thuyền… vui vẻ”, “vui
nhất là khi…ăn no”. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy chính là nguồn động lực giúp chị tiếp
tục sống, tiếp tục chịu đựng, hi sinh để nuôi đàn con khôn lớn. Người đàn bà tuy thất học
nhưng lại hiểu sâu sắc giá trị của hạnh phúc
* Người vợ sống có tình nghĩa
- Trong khi mọi người đều lên án chồng chị là một gã đàn ông độc ác, vũ phu thi chị lại có
cái nhìn thông cảm bởi chị rất hiểu nỗi khổ của chồng
Chị hiểu bởi quá bế tắc trong cảnh nghèo túng nên chồng chị đã đánh chị để giải tỏa nỗi
vất vả những bế tắc đau khổ trong lòng “bất cứ lúc nào…đánh”. Như vậy lão đánh chị
không phải vì thù ghét vợ, chị hiểu điều đó
- Chị hiểu chồng mình hơn ai hết bởi hoàn cảnh đã khiến “anh con trai cục tính nhưng
hiền lành” trở thành một gã đàn ông tàn bạo bởi cuộc sống nghèo khổ bấp bênh trên biển
với đàn con nheo nhóc mà phương tiện mưu sinh chỉ là một chiếc thuyền mong manh giữa
biển khơi. Một mình lão phải chống chọi với bao giống tố. Gánh nặng mưu sinh là nguyên
nhân cơ bản khiến chồng chị thay đổi “giá tôi đẻ ít”, “cơ khi biển động…muối”
- Vốn sâu sắc và hiểu đời nên người phụ nữ ấy không chỉ cảm thông với chồng mà còn có
một chút hàm ơn với người chồng ấy. Năm xưa chị là một cô gái xấu xí “trong phố không
ai lấy”nhưng chồng chị đã đến với chị bằng một tình cảm chân thành. Có lẽ ân tình xưa ấy
cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị không thể bỏ lão
=> Qua những lời tâm sự của người đàn bà ta thấy chị có một cái nhìn cuộc sống tinh tế,
sâu sắc. Chị ráng chịu đừng những trận đòn của chồng để giúp ông lấy lại thăng bằng sống
tiếp những ngày gian khổ chèo chống con thuyền nuôi đàn con của chị. Qua lời lý giải của
người đàn bà ta thấy ánh lên vẻ đẹp của đức hy sinh, của lòng bao dung, vị tha, cao cả. Sự
hy sinh ấy xuất phát từ tình yêu thương con vô bờ bến từ việc ý thức sâu sắc giá trị
của hạnh phúc
“Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các
lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”
* SƠ KẾT:
- Là nhân vật chính có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Nhân vật được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa
thân phận và phẩm chất.
- Những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật:
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu: hiểu đời, hiểu thiên
chức làm mẹ, hiểu nỗi khổ và sự bế tắt của chồng; sâu sắc lẽ đời.
+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu
đức hi sinh
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc- chắt chiu
hạnh phúc đời thường, can đảm, cứng cỏi.
🡪 Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là hình ảnh của biết bao người phụ nữ VN truyền
thống.
d. Đánh giá về nhân vật:
- Nhân vật người đàn bà góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: cái nhìn thấu hiểu
trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu cho con người về tình trạng bạo lực trong gia đình, đồng
thời bộc lộ thái độ của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, về cự li nhìn
ngắm đời sống của người nghệ sĩ
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc
+ Diễn biến tâm lí nhân vật
+ Ngôn ngữ sinh động , phù hợp với tính cách.
+ Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa
+ Thủ pháp nghệ đối lập giữa dáng vẻ bên ngoài và tâm hồn nhân vật ...
🡪Làm nổi bật tính cách phẩm chất nhân vật.
2. Bình luận vấn đề
a. Bình luận về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong
tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:
- Đây là quá trình Nguyễn Minh Châu đi tìm “ Những viên ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con
người”. Thể hiện quan niệm của nhà văn: cuộc sống con người không đơn giản, người
nghệ sĩ không thể dễ dãi, giản đơn khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của đời sống.
- Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án, Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ ra nhiều điều về cách
nhìn đời sống và đây cũng là chính là thông điệp NMC gửi đến bạn đọc
+ Cuộc sống không đơn giản, luôn tồn tại những mặt đối lập cái tốt – cái xấu, cái thiện-ác
+ Vì thế người nghệ sĩ không được đơn giản khi nhìn nhận, đánh giá các sự vật hiện tượng
trong đời sống, phải nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa chiều toàn diện, sâu sắc. Có như thế
người nghệ sĩ mới có thể phản ánh chân thật, hiện thực đời sống và góp phần cải tạo đời
sống
b. Nhận xét cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm
+ Mới mẻ, sâu sắc, tiêu biểu làm nổi bật tư tưởng chủ đề tác phẩm
+ Tác dụng
● CTNX đã đặt ra những vấn đề tiêu biểu cho quan niệm về cách nhìn cuộc sống và
con người trong văn hoc Cách mang giai đoạn sau 1975
● Tác phẩm giúp người đọc, nhất là thế hệ trẻ rút ra những bài học quí báu về cách
nhìn nhận và đánh giá con người cũng như các sự viêc hiện tượng của đời sống.
III. Kết bài:
- Với những quan niệm mới mẻ, sâu sắc ấy, CTNX là tác biểu phẩm tiêu cho sự nghiệp
sáng tác của NMC sau 1975; xứng đáng được xem là một những tác phẩm đặc sắc của văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
Tên tuổi của nhà văn và tác phẩm sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
- Bài học giáo dục
+ Cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống con người sau chiến tranh; cách nhìn cuộc sống và
con người của bản thân.
+ Trách nhiệm của thanh niên đối với Đất Nước hôm nay đối với vấn đề xây dựng, phát
triển đất nước; bảo vệ quyền sống của người lao động.

You might also like