Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

II.

Sự khác nhau của con người Nhật Bản trong hai tác phẩm
Cả hai tác phẩm Nỗi lòng và Thất lạc cõi người đều được ra đời trong những giai đoạn
quan trọng khi mà Nhật Bản có những bước chuyển mình to lớn, vậy nên không chỉ
riêng về kinh tế hay chính trị, những vấn đề trọng đại của đất nước họ, mà cả tư duy,
tư tưởng về tình yêu và tình dục ở mỗi thời cũng có những sự khác biệt rõ rệt.
1. Tình yêu
1.1. Tình yêu thầm lặng trong Nỗi lòng
Trong sự nghiệp văn chương của Natsume Soseki, không có cuốn sách nào được đọc
nhiều hơn và luận bàn nhiều hơn là “Nỗi lòng”. Lấy tựa gốc là “Kokoro”, với phiên
âm Hán tự là chữ “Tâm”, vừa miêu tả trái tim con người, vừa thể hiện tâm tư của
người đó. Ngoài ra, bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Natsume Soseki đã vẽ lên được
sự “hỗn loạn” trong nỗi lòng của từng người dân Nhật thời kì đổi giao giữa thời đại
Minh Trị và Đại Chính – một thời kì chuyển giao quan trọng của Nhật Bản.
Khi bắt đầu câu chuyện, độc giả sẽ bị cuốn hút bởi lối viết giản dị nhưng đầy gợi mở
của Natsume Soseki, với câu chuyện về cuộc gặp gỡ của nhân vật Tôi và Tiên sinh.
Hai người gặp nhau và từ đó bắt đầu qua lời kể của cả hai nhân vật, như một cách đối
thoại, số phận của người trẻ, và bí mật của một người già được hé lộ.
Vị Tiên sinh sau khi tự sát để lại bức di thư giải bày về đời mình, từ khi là một đứa
con mồ côi được nuôi dạy trong nếp nhà êm ả đến khi là một cậu sinh viên khăn gói
lên kinh đô Tokyo phù hoa, từ một thanh niên nặng lòng với mối tình câm dành cho cô
tiểu thư nhà chủ, đến một người đàn ông u uất vì niềm ghen tuông với người bạn sống
chung cũng đem lòng yêu cô gái ấy, từ một chàng trai rụt rè chẳng thể nào thổ lộ mối
yêu đương, đến một kẻ phản bội bạn bè để đạt được tình yêu.
Qua chi tiết đó có thể thấy rằng, tình yêu trong Nỗi lòng, hay tình yêu ở thời Minh Trị
thường là những cảm xúc thầm lặng, kín đáo. Phái nữ thời xưa, dù cho bản thân có
tình cảm với người nào thì cũng không thể tự mình quyết định hạnh phúc cá nhân
được, mà phải tuân theo sự sắp xếp của cha mẹ. Về phía nam giới, ví dụ như nhân vật
Tiên sinh trong tác phẩm, do từ nhỏ đã thấm nhuần những luân lý đạo đức, từ đó mà
sinh ra hoài nghi về mọi thứ xung quanh. Ông nghĩ nếu lỡ cô chủ không thích mình thì
sao, lỡ K và cô ấy thật sự yêu nhau mà ông lại thổ lộ thì chẳng phải sẽ gây ra một bi
kịch tình yêu hay sao. Nỗi lo sợ về những định kiến, ràng buộc trong xã hội, nỗi lo
nghĩ cho người khác đã dẫn đến việc không dám nói lên tiếng lòng, thổ lộ cảm xúc
của bản thân.
Hay có một giai thoại thế này về văn hào Natsume Soseki thời Minh Trị, rằng có một
lần, ông dạy học trò chuyển ngữ câu “Anh yêu em” sang tiếng Nhật phải là “Trăng
hôm nay sáng quá!”. Chỉ một lời tỏ tình thôi mà phải nói gần nói xa, phải “vòng vo
tam quốc”, phải “vẽ mây nẩy trăng” như những họa sư tranh thủy mặc.
Từ đó càng thấy rõ hơn sự thầm kín trong tình yêu thời Minh Trị lúc bấy giờ, yêu
nhưng không dám nói cho đối phương biết, chỉ có thể giữ trong lòng, để rồi một ngày
khi nhận ra đối phương đang từng bước dần rời xa mình, thì lại đưa ra những quyết
định trong phút chốc bồng bột dẫn đến những sai lầm khiến bản thân ân hận đến hết
đời.
Soseki đã quá tinh tế khi thản nhiên mà để nỗi lòng riêng tư tuôn chảy như dòng nước
nhỏ, rất nhỏ giữa một cánh đồng mênh mông. Nỗi lòng của mỗi người đều riêng tư
đến thế, bí mật đến thế, thăm thẳm đến thế, và chỉ có những lặng lẽ dịu dàng mới có
thể khiến nỗi lòng ấy một lần cất tiếng, để rồi giã biệt. Nỗi lòng là dư âm, vang vọng
mãi trong thinh lặng.
1.2. Tình yêu phóng khoáng trong Thất lạc cõi người
Chắt lọc tất cả sự diễm tuyệt văn chương của bản thân, Thất lạc cõi người trở thành
tác phẩm để đời của Dazai không chỉ ở chỗ là tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử
văn học Nhật Bản với hơn 10 triệu bản in được tiêu thụ, mà ở Thất lạc cõi người, ta
như thấy được tác giả qua nhân vật chính Oba Yozo. Tưởng như với chính Oba Yozo,
Dazai rút ruột mình mà phơi bày tất cả nỗi lòng, trải nghiệm bi thảm của cuộc đời đầy
cô đơn..
Xuyên suốt truyện, dễ nhận thấy Yozo rất “sát gái”, cái số đào hoa đến tự nhiên khi
không phải Yozo có tài tán tỉnh gì, mà ở bản thân Yozo, một ma lực nào đó khiến cho
nữ giới, từ cô gái đồng trinh cho đến phụ nữ có gia đình, đều sẵn sàng ngã vào lòng
anh chàng. “Cái mùi “sát gái” đã ngấm vào người tôi […] Đó là “phần thưởng” của
việc ngâm mình trong cái không khí bỉ lậu, mất danh dự”, Yozo đã phải tự thuật như
thế. Đào hoa đấy, nhưng đó cũng là khổ đau, khi Oba Yozo ngày càng lệ thuộc, làm
chồng hờ, sống dựa, sống gửi vào sự thương yêu của phụ nữ, quên mình trên bầu ngực
của những cô gái bất hạnh yêu thương anh. Và cũng chính vì thế, Yozo sống vô định,
không mục đích, không chí hướng, sống gửi, sống tạm, vùi mình trong rượu chè và
say sưa bên phụ nữ để quên đi thực tại khắc nghiệt. Đây cũng chính là một chi tiết cho
thấy được tư duy cởi mở hơn về tình yêu cũng như tình dục của tác giả Dazai Osamu
so với những tác phẩm ở những thời kỳ trước, khi mà con người ta không cần phải
quá kín đáo trong việc nói lời yêu với đối phương.
Trong cuộc đời của Oba Yozo có tất thảy ba người phụ nữ (được xem như người
tình/người vợ chính thức) đó là Tsuneko, Shizuko và Yoshiko. Tsuneko là người đầu
tiên cho Yozo biết cái cảm giác được gọi là “hạnh phúc”, và chỉ có nàng mới là người
khiến hắn phải dùng từ “hạnh phúc” theo một cách nghiêm túc. Phải chăng cảm giác
“hạnh phúc” và “tự do” đó đến từ việc Tsuneko và Oba Yozo đều cùng là những kẻ vô
loài, họ dường như không thuộc về cõi nhân gian thường nhật. Nàng là người đầu tiên
mà hắn yêu, dẫu đó là tình yêu của một kẻ luôn sợ hãi và không hiểu con người. Ở bên
cạnh nàng, Yozo lần đầu tiên thoát ra khỏi nỗi cô độc và sự sợ hãi, bởi lẽ người đàn bà
kia cũng như hắn, cho hắn “cảm giác hoàn toàn cô độc như thể một cơn gió lạnh luôn
thổi quanh thân nàng, để những lá khô vàng rơi loạn vũ.”
Nhưng hắn lại sợ. Một kẻ chẳng bao giờ biết mùi hạnh phúc, cho rằng bản thân không
xứng đáng được sống, được hạnh phúc, đương nhiên hạnh phúc đến, hắn sẽ sợ hãi và
trốn tránh. Chỉ là vài cảm xúc vui vẻ trong buổi hoan lạc cũng khiến hắn phải bỏ chạy,
hắn sợ hạnh phúc hay sợ cái sự hàm ơn - đàn bà lúc này chẳng qua cũng chỉ đang uy
hiếp hắn, như những chủ nợ muốn đòi cái món nợ tình mà Yozo vay mượn.
“Sáng hôm sau, mở bừng mắt tỉnh dậy, tôi lại trở thành tên hề khinh bạc thuở nào.
Một kẻ yếu ớt sợ hãi ngay chính cả hạnh phúc. Tôi bị thương bởi lớp bông gòn. Hạnh
phúc sẽ làm tôi bị tổn thương”.
Và đây cũng chính là người con gái đã cùng hắn tự tử, “cùng chết” chỉ vọn vẹn hai
chữ thôi nhưng chính là dấu chấm hết cho một kiếp người khốn cùng, trách mình hay
trách người cũng thế thôi một khi đã quyết định thì không bao giờ hối tiếc, “nhưng
nàng thì chết, chỉ có tôi là được cứu”. Có lẽ ông trời lại cười khinh miệt cho một thằng
hề vốn đã vô dụng mà đến cái chết cũng không được trọn vẹn, cùng gieo mình xuống
biển tự vẫn nhưng chỉ một người ở cõi âm, còn một người vẫn vướng phải cục nợ đời
lại cố gồng mình lên mà sống cho hết cái nghiệt oán này. Anh rơi vào vòng lao lý và
ám ảnh suốt đời về kỷ niệm đen tối ấy, và đời Yozo cứ thế trượt dài.
Nhưng rồi tình yêu lại đến, đẩy anh vào mức độ tuyệt vọng cuối cùng. Ánh sáng trinh
bạch ngây thơ đến đem lại hạnh phúc, sự cứu chuộc, niềm khát vọng. Tia sáng cuối
đường hầm. Người con gái chân thật, cả tin, tinh khiết bán thuốc lá đem lại cho Yozo
một nguồn sáng mới, dường như thậm chí có thể giúp anh thay đổi toàn bộ con người
mình. Một tình yêu diệu kì, bất chợt và đầy say đắm đem đến ánh sáng quá hạnh phúc
đến mức Yozo quên đi cả cái bóng tối luôn lẩn khuất bên cạnh ánh sáng. Thời gian ở
bên cạnh Yoshiko có lẽ là thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời Yozo, mà cũng chính
vì thế mà khi bóng tối đến anh hoàn toàn đổ vỡ và tuyệt vọng cùng cực. Người con gái
trinh bạch cứu rỗi cuộc đời anh bị biên tập viên của anh làm nhục ngay trước mặt anh,
mà tất cả những gì anh làm là trơ mắt ra nhìn và lập tức chìm vào bể bùn của tuyệt
vọng với nhân cách con người. Con người đáng sợ nhất. Con người là toàn bộ vấn đề.
Mọi chuyện đổ vỡ một lần nữa với chất bi kịch cực đoan hơn nhiều lần.
Qua những chi tiết trên, có thể thấy rằng, khác với tác phẩm Nỗi lòng (cuối thời Minh
Trị), tình yêu trong Thất lạc cõi người lại được khắc họa một cách phóng khoáng hơn
cả trong tình yêu lẫn tình dục. Có thể một phần do tác phẩm này được viết vào khoảng
thời gian sau chiến tranh Thế Giới thứ hai, thời điểm nước Nhật đang có những bước
chuyển mình, từ đó kéo theo sự thay đổi về mặt cảm xúc cũng như xã hội có những tư
duy cởi mở hơn trước. Tuy nhiên, cũng bởi sự phóng khoáng, cởi mở trong đó, đã
mang những đau khổ tột cùng đến cho Yozo. Dẫu được nhiều người yêu thương và
chăm sóc, trải qua rất nhiều mối tình thì Oba Yozo vẫn từng ngày nếm trải nỗi đau
“bất khả tương giao” với người khác.

You might also like