cảm nhận về các đoạn thơ trong Quê Hương của Tế Hanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ 1: “Quê hương” là một tác phẩm rất thành công của Tế Hanh.

Trong bài thơ đó,


em ấn tượng nhất với hai câu thơ: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn
thân trắng bao la thâu góp gió”. Bằng hình ảnh độc đáo, nhà văn đã so sánh cánh buồm
– đối tượng cụ thể với mảnh hồn làng – đối tượng trừu tượng. Mảnh hồn làng gợi đến sự
bình dị, chân chất, không ngại gian khó của dân chài. Cánh buồm - một hình ảnh thân
quen nay được người thi sĩ thổi hồn vào bỗng trở nên đẹp đẽ, căng tràn sức sống lạ
thường. Nó dường như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Cũng chính
cánh buồm ấy đã “rướn thân trắng” như một chàng lực sĩ, ưỡn căng lồng ngực, hít một
hơi dài chủ động thu hết sóng gió của biển khơi để bay lên, ngang tầm với không gian
mênh mông của đại dương, để che chắn cho cả đoàn tàu. Không cần cầu kì, nhà văn đã
thể hiện được sự gắn bó mật thiết của hai đối tượng trên. Mảnh hồn làng là thiêng liêng
nhất nhưng cũng không thể thiếu cánh buồm bởi đó là biểu tượng của cả làng chài! Tế
Hanh đã thành công trong việc truyền tải niềm yêu thương cháy bỏng đối với quê hương
mình.Quả không sai khi nói hai câu thơ trên chính là linh hồn của cả bài thơ.

ĐỀ 2: “Quê hương” là một tác phẩm rất thành công cảu Tế Hanh. Trong đó, em ấn
tượng nhất với hai câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo
mạnh mẽ vượt trường giang.” Trên bầu trời nhuốm màu bình minh, con thuyền hiện lên
thật rõ nét. Bằng hình ảnh độc đáo, con thuyền của dân chài được so sánh với con tuấn
mã, qua đó làm bật lên sự mạnh mẽ, thể hiện niềm vui tười, ước mong về một cá to của
dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” mang lại phấn chấn,
hăng hái cho câu thơ, góp phần tô thêm vẻ hùng dũng, uy phong cho con thuyền. Vậy
đấy, hai câu thơ trên là bức tranh lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống. Trong bức
tranh đó có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động. Thiên
nhiên thì trong trẻo, dịu dàng, dân chài thì nhiệt tình, hăng say. Quả không sai khi nói
hai câu thơ trên không chỉ tái hiện lại xuất sắc cảnh con thuyền ra khơi lúc bình minh mà
còn làm tăng thêm tình nghệ thuật cho bài thơ.

ĐỀ 3: “Quê hương” là tác phẩm rất thành công của Tế Hanh. Trong đó, em ấn tượng
nhất với hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần
trong thớ vỏ.” Hai câu thở trên miêu tả chiếc thuyền nằm yên trên bến sau khi vật lộn
với sóng gió trở về. Bằng việc dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “im”, “bến mỏi”,
“trở về”, “nằm” và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe chất muối”, người đọc
cảm nhận được hình ảnh của một con thuyền ra khơi trở về bến như một người dân chài
đi đánh bắt trở về với quê hương. Không còn vô tri, chiếc thuyền giờ đây trĩu nặng sự
mệt mỏi như chính con người. Sau một đêm dài vất vả ở biển khơi bao la, cuối cùng, nó
cũng đã được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào
nguồn sống. Dường như, nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi
lòng với bạn đọc về những vất vả của nghề ra khơi. Ông đã lắng nghe cảnh vật bằng cả
tâm hồn của mình. Ở đó, nhà thơ nghe thấy tiếng sóng vỗ rì rào, nghe thấy sự lo lắng,
mòn mỏi của người mẹ, người vợ,… khi chưa thấy thuyền về, và cả những âm thanh lắng
đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, tình yêu quê hương, yêu biển đã thấm sâu vào
da thịt, tâm hồn nhà thơ và trở thành nỗi niềm day dứt, bâng khuâng kì diệu. Chính điều
này đã tạo nên cho Tế Hanh cảm xúc rất thật, rất chân thành để từ đó viết lên những
dòng thơ dạt dào cảm xúc đến vậy.

You might also like