Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

CÂU HỎI ÔN TẬP TRANG BỊ ĐIỆN

Câu 1: Cho sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực điều khiển động cơ không đồng bộ
3 pha như hình 1.1.1 và hình 1.1.2. Yêu cầu:

a. Giới thiệu các thiết bị?


b. Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch trên?
Trả lời
a) Giới thiệu thiết bị:
CD: Cầu dao; CC: Cầu chì; 1K, 2K, 3K, 4K: Các công tắc tơ; R1, R2, R3: Các điện trở
khởi động; RN: Rơle nhiệt; 1T, 2T, 3T : Các rơle thời gian (ON DELAY); M: Nút nhấn
mở máy; D: Nút nhấn dừng máy.
b) Nguyên tắc hoạt động:
Trạng thái nghỉ: Do hở mạch tại M, nên các cuộn dây công tắc tơ 1K, 2K, 3K, 4K không
có điện, các tiếp điểm động lực của các công tắc tơ 1K, 2K, 3K, 4K hở, động cơ không có
điện.
Chạy động cơ: Đóng cầu dao CD, ấn nút M cuộn dây 1K và 1T có điện, động cơ khởi
động với 3 điện trở nối tiếp R1,R2,R3.

1
Khi hết thời gian đặt của Rơ le thời gian 1T, 1T kín nối điện cho cuộn dây 2K và 2T,
động cơ lúc này chỉ còn nối tiếp với các điện trở R2,R3.
Khi hết thời gian đặt của Rơ le thời gian 2T, 2T kín nối điện cho cuộn dây 3K và 3T,
động cơ lúc này chỉ còn nối tiếp với điện trở R3.
Khi hết thời gian đặt của Rơ le thời gian 3T, tiếp điểm thường hở đóng chậm 3T2 kín nối
điện cho cuộn dây 4K, chuyển động cơ vào chế độ làm việc bình thường. Đồng thời tiếp
điểm thường kín 4K1 hở ngắt điện các cuộn dây 1K,2K,3K,1T,2T.
Dừng động cơ: Nếu động cơ đang làm việc mà ấn nút D, dòng điện qua các cuộn dây bị
ngắt điện, động cơ ngừng làm việc.
Sự bảo vệ: Bảo vệ ngắn mạch: dùng các cầu chì (CC) trong mạch điều khiển cũng như
mạch động lực. Bảo vệ quá tải cho động cơ: dùng Rơ le nhiệt RN.
Câu 2: Cho sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực điều khiển động cơ không đồng bộ
3 pha như hình 2.1.1 và hình 2.1.2. Yêu cầu:

a) Giới thiệu các thiết bị?


b) Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch trên?
Trả lời

2
a) Giới thiệu thiết bị:
CD: Cầu dao; CC: Cầu chì; RN: Rơle nhiệt; T: Nút nhấn mở máy quay theo chiều thuận;
N: Nút nhấn mở máy quay theo chiều nghịch; D: Nút nhấn dừng máy; công tắc S dùng để
chọn tốc độ; Công tắc tơ 1K điều khiển động cơ quay theo chiều thứ nhất; Công tắc tơ 2K
điều khiển động cơ quay theo chiều thứ hai; Công tắc tơ 3K nối dây động cơ thành hình
tam giác để động cơ quay ở tốc độ thấp; Công tắc tơ 4K và 5K nối dây động cơ thành 2
hình sao song song để động cơ quay ở tốc độ cao.
b) Nguyên tắc hoạt động:
Trạng thái nghỉ: Do hở mạch tại T và N, nên các cuộn dây công tắc tơ 1K, 2K không có
điện, các tiếp điểm động lực của các công tắc tơ 1K, 2K hở, động cơ không có điện.
Chạy động cơ: Đóng cầu dao CD.
Điều khiển quay thuận: Giả sử S đang nối với cuộn dây 3K (tốc độ thấp), ấn nút T, cuộn
dây 1K và 3K có điện, tiếp điểm thường hở 1K1 và 1K3 kín, tiếp điểm 1K2 và 3K hở, 3
tiếp điểm động lực của 1K và 3K kín nối điện cho động cơ, động cơ làm việc ở tốc độ
thấp. Muốn chuyển sang tốc độ cao, chuyển công tắc S về phía cuộn dây 4K và 5K, cuộn
dây 3K mất điện, 3 tiếp điểm động lực của công tắc tơ 3K mở ra, tiếp điểm 3K kín nối
điện cho cuộn dây 4K và 5K, 2 tiếp điểm 4K và 5K hở đảm bảo ngắt điện cuộn dây 3K, 3
tiếp điểm động lực 4K và 5K kín chuyển động cơ sang tốc độ cao.
Điều khiển quay nghịch: Giả sử S đang nối với cuộn dây 3K (tốc độ thấp), ấn nút N, cuộn
dây 2K và 3K có điện, tiếp điểm thường hở 2K1 và 2K3 kín, tiếp điểm 2K2 và 3K hở, 3
tiếp điểm động lực của 2K và 3K kín nối điện cho động cơ, động cơ làm việc ở tốc độ
thấp. Muốn chuyển sang tốc độ cao, chuyển công tắc S về phía cuộn dây 4K và 5K, cuộn
dây 3K mất điện, 3 tiếp điểm động lực của công tắc tơ 3K mở ra, tiếp điểm 3K kín nối
điện cho cuộn dây 4K và 5K, 2 tiếp điểm 4K và 5K hở đảm bảo ngắt điện cuộn dây 3K, 3
tiếp điểm động lực 4K và 5K kín chuyển động cơ sang tốc độ cao.
Dừng động cơ: Nếu động cơ đang làm việc mà ấn nút D, dòng điện qua các cuộn dây bị
ngắt điện, động cơ ngừng làm việc.
Sự bảo vệ: Bảo vệ ngắn mạch: dùng các cầu chì (CC) trong mạch điều khiển cũng như
mạch động lực. Bảo vệ quá tải cho động cơ: dùng Rơ le nhiệt RN.
Câu 3: Thiết kế mạch điều khiển, mạch động lực và giải thích nguyên lý hoạt động mạch
khởi động Sao – Tam giác động cơ không đồng bộ 3 pha dùng Timer On Delay. Mạch có
bảo vệ ngắn mạch và quá tải.
Trả lời

3
Nguyên lý hoạt động:
Để động cơ hoạt động nhấn ON K, KY, T có điện. K có điện đóng tiếp điểm K(1-3) tự
giữ, đóng tiếp điểm K mạch động lực, K Y có điện mở tiếp điểm K Y(8-3) (khoá chéo an
toàn), đóng tiếp điểm KY mạch động lực động cơ hoạt động ở chế độ sao.
T có điện sau thời gian mở tiếp điểm T(3-5) làm cho K Y mất điện, KY mạch động lực mở
ra, đồng thời tiếp điểm T (3-7) đóng lại K  có điện đóng tiếp điểm K  mạch động lực,
động cơ hoạt động ở chế độ tam giác.
Muốn dừng nhấn OFF, tất cả các contactor mất điện trở về trạng thái ban đầu.
Câu 4: Cho mạch động lực và mạch điều khiển như hình 4.1. Yêu cầu:

4
a. Sửa mạch điều khiển trên cho hoàn chỉnh?
b. Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển đã được sửa hoàn chỉnh ở câu
a?
Trả lời
a) Mạch điều khiển:
- Vẽ tự giữ KH.
- Thay đổi tiếp điểm thường đóng K và KL cho nhau.
- Thay đổi cuộn dây K và KL cho nhau.

b) Nguyên lý hoạt động của mạch:


Để động cơ hoạt động ở tốc độ thấp nhấn ONL cuộn dây contactor KL có điện, đóng tiếp
điểm duy trì (3-5) đồng thời đóng tiếp điểm động lực K L động cơ được nối ở chế độ tam
giác nối tiếp.
Đây chính là tốc độ chậm của động cơ.
Để động cơ hoạt động ở tốc độ cao nhấn ON H cuộn dây contactor KL mất điện, K, KH có
điện, đóng tiếp điểm duy trì (9-511) đồng thời đóng tiếp điểm động lực K, K H động cơ
được nối ở chế độ sao song song.
Đây chính là tốc độ cao của động cơ.
Câu 5: Cho sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha như
hình 1.3.1 và hình 1.3.2. Yêu cầu: Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch?

5
Trả lời
Nguyên lý hoạt động:
Trạng thái nghỉ: Do hở mạch tại T và N, nên các cuộn dây công tắc tơ 1K, 2K không có
điện, các tiếp điểm động lực của các công tắc tơ 1K và 2K hở, động cơ không có điện.
Chạy động cơ: Đóng cầu dao CD.
Điều khiển quay thuận: Ấn nút T, cuộn dây 1K có điện, tiếp điểm 1K1 kín để duy trì
nguồn điện cho cuộn dây 1K, tiếp điểm 1K2 và 1K4 hở đảm bảo ngắt điện cuộn dây 2K
và 3K, tiếp điểm 1K3 kín nối điện cho Rơle thời gian T, tiếp điểm thường hở mở chậm T
đóng lại, tuy nhiên cuộn dây 3K vẫn không có điện do 1K4 hở, 3 tiếp điểm động lực 1K
kín nối điện cho động cơ làm việc.
Khi động cơ đang quay thuận, muốn dừng động cơ thì ấn nút D làm cuộn dây 1K mất
điện, 3 tiếp điểm động lực 1K hở ngắt điện động cơ, tiếp điểm 1K1 và 1K3 hở, làm rơle
thời gian T mất điện, 1K4 kín nối điện cho cuộn dây 3K, 2 tiếp điểm động lực 3K kín đưa
điện 1 chiều vào hãm động cơ, khi tốc độ động cơ gần bằng 0, tiếp điểm T hở làm mất
điện cuộn dây 3K, 2 tiếp điểm động lực 3K hở để chuẩn bị quá trình làm việc tiếp theo.
Điều khiển quay nghịch: Giải thích tương tự quay thuận.
Sự bảo vệ: Bảo vệ ngắn mạch: dùng các cầu chì (CC) trong mạch điều khiển cũng như
mạch động lực. Bảo vệ quá tải cho động cơ: dùng Rơ le nhiệt RN.

6
Câu 6: Cho sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển động cơ điện một chiều như hình
2.3.1 và hình 2.3.2. Yêu cầu: Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch?

Trả lời
Nguyên lý hoạt động:
Khi mạch điều khiển có điện cuộn dây rơ le thời gian T có điện, tiếp điểm T hở. Ấn nút
T, công tắc tơ 1K có điện, đóng các tiếp điểm tự duy trì 1k 1 và 1K4 ; mở tiếp điểm 1K2 để
khoá công tắc tơ 2K mở tiếp điểm 1K3 để khoá công tắc tơ 4K và ngắt điện cuộn dây rơ
le thời gian T; đóng 2 tiếp điểm động lực 1K nối điện cho phần ứng động cơ để động cơ
khởi động quay thuận với điện trở khởi động Rk. Sau thời gian trễ của T, tiếp điểm T kín
nối điện cho cuộn dây 3K, tiếp điểm 3K kín nối phần ứng động cơ trực tiếp vào nguồn
điện.
Điện áp trên phần ứng tăng theo tốc độ phần ứng. Khi điện áp trên phần ứng bằng điện áp
tác động của rơ le R, thì tiếp điểm R1 kín chuẩn bị nối điện cho cuộn dây công tắc tơ 4K;
tiếp điểm R2 hở để khoá không cho động cơ khởi động trong khi đang hãm (như vậy
tránh được việc vô tình đảo chiều khi động cơ đang quay làm dòng khởi động lớn).
Ấn nút D,công tắc tơ 1K mất điện, 2 tiếp điểm động lực 1K hở ngắt điện phần ứng động
cơ ; tiếp điểm 1K3 kín nối điện cho công tắc tơ 4K, tiếp điểm 4K kín nối phần ứng động
cơ với điện trở Rh, thực hiện hãm động năng.
Khi tốc độ động cơ gần bằng 0, điện áp trên phần ứng nhỏ hơn điện áp nhả của rơ le R,
tiếp điểm R1 hở ngắt điện công tắc tơ 4K kết thúc hãm; tiếp điểm R2 kín để có thể khởi
động động cơ được.

7
Câu 7: Thiết kế mạch điều khiển, mạch động lực điều khiển động cơ không đồng bộ 3
pha quay 2 chiều có hãm động năng sử dụng Timer On Delay. Mạch có bảo vệ ngắn
mạch và quá tải.
Trả lời

Câu 8: Cho sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha như
hình 3.3.1 và hình 3.3.2. Yêu cầu: Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch?

8
Trả lời
Nguyên lý hoạt động:
Trong sơ đồ: Rn là Rơ le tốc độ kiểu cảm ứng, các tiếp điểm Rn1, Rn3 tác động khi động
cơ quay thuận; các tiếp điểm Rn2, Rn4 tác động khi động cơ quay ngược.
Ấn nút T, công tắc tơ 1K làm việc, động cơ quay thuận, Rơ le tốc độ Rn tác động mở Rn1
và đóng Rn3. Công tắc tơ 2K không hoạt động vì tiếp điểm 1K2 hở.
Khi đang quay thuận mà ấn nút D, công tắc tơ 1K ngừng làm việc, tiếp điểm 1K2 kín nối
điện cho công tắc tơ 2K làm việc. Công tắc tơ 2K nối điện cho động cơ tạo mô men điện
từ ngược chiều mô men quán tính sinh ra tác động hãm. Khi tốc độ động cơ giảm gần đến
0, tiếp điểm Rn3 hở, ngắt điện công tắc tơ 2K, đưa mạch về trạng thái bình thường ( tiếp
điểm Rn1 có nhiệm vụ huỷ bỏ tác dụng tự duy trì của tiếp điểm 2K1 trong thời gian
hãm ).
Hoạt động khi cho động cơ quay thuận rồi dừng cũng tương tự.
Câu 9: Thiết kế mạch điều khiển, mạch động lực điều khiển động cơ không đồng bộ 3
pha tự dừng ở mỗi giới hạn hành trình sau một thời gian tự khởi động quay theo chiều
ngược lại, mạch có bảo vệ ngắn mạch và quá tải.
Trả lời

9
Câu 10: Cho sơ đồ công nghệ và đồ thị thời gian của mạch điều khiển đèn giao thông tự
động như hình 1.2.1 và hình 1.2.2. Yêu cầu:
a) Thiết kế mạch điều khiển?
b) Giải thích nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển trên?

10
Trả lời
a) Mạch điều khiển:
- Thiết kế mạch điều khiển được đèn Đ2, X1, V1.
- Thiết kế mạch điều khiển được đèn Đ1, X2, V2.
- Thiết kế mạch điều khiển lặp lại trạng thái đầu.

b) Nguyên tắc hoạt động:

11
Khi đóng cầu dao, đèn Đ2, X1 sáng và cuộn dây 1T có điện. Sau 1 thời gian tiếp điểm
1T1 hở, X1 tắt; tiếp điểm 1T2 kín, V1 sáng và cuộn dây 2T có điện.Tiếp điểm 2T1 kín để
tự duy trì cho 2T.
Sau 1 thời gian tiếp điểm 2T2 hở, ngắt điện ngắt điện cuộn dây 1T và đèn Đ2, V1; tiếp
điểm 2T3 kín, nối điện cho đèn Đ1, X2 sáng và cuộn dây 3T có điện. Tiếp điểm 3T1 hở
để ngắt nguồn vào V1, Đ2, cuộn dây 1T. Sau 1 thời gian tiếp điểm 3T2 hở, X2 tắt; tiếp
điểm 3T3 kín, V2 sáng và cuộn dây 4T có điện.
Sau 1 thời gian tiếp điểm 4T hở, ngắt điện cuộn dây 2T. Tiếp điểm 2T3 hở ngắt cuộn dây
3T và đèn Đ1,V2; tiếp điểm 2T2 kín đưa mạch trở lại trang thái ban đầu, bắt đầu 1 chu kỳ
mới.
Câu 11: Thiết kế mạch điều khiển, mạch động lực điều khiển 3 động cơ: M1, M2, M3 có
2 chế độ:

- Chế độ “làm việc” (LV):


Khi khởi động: M2 chỉ khởi động được khi M1 đã hoạt động, M3 chỉ khởi động được khi
M2 đã hoạt động.
Khi dừng: M2 chỉ dừng được khi M3 đã dừng, M1 chỉ dừng được khi M2 đã dừng.
- Chế độ "sửa chữa" (SC): các động cơ được điều khiển độc lập với nhau.
Mạch có bảo vệ ngắn mạch và quá tải.
Trả lời

12
Câu 12: Thiết kế mạch điều khiển, mạch động lực điều khiển 3 động cơ M1, M2, M3
theo yêu cầu:

- Khi khởi động: Nhấn M, động cơ M1 hoạt động, sau thời gian 5 giây động cơ M2 hoạt
động, sau thời gian 20 giây tiếp theo động cơ M2 dừng và động cơ M3 hoạt động; sau
thời gian 40 giây tiếp theo động cơ M3 dừng và động cơ M2 hoạt động trở lại (2 động cơ
M2, M3 thay phiên nhau hoạt động, M1 hoạt động liên tục).
- Khi dừng: Nhấn D, cả 3 động cơ đều dừng hoạt động.
- Khi gặp sự cố quá tải hoặc ngắn mạch cả 3 động cơ tự dừng.
Trả lời

13
Câu 13: Thiết kế mạch động lực, mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của
mạch điều khiển theo qui trình công nghệ như sau: Hệ thống băng tải gồm 3 động cơ:
M1, M2, M3, yêu cầu:
Khi khởi động: Ấn nút M (nút mở máy) động cơ M1 khởi động trước, sau 5 giây M2 tự
5s 5s
khởi động, sau 5 giây tiếp theo M3 tự khởi động ( M 1 → M 2→ M 3 ).
Khi dừng: Ấn nút D (nút dừng máy) động cơ M3 dừng trước, sau 5 giây M2 tự dừng, sau
5s 5s
5s tiếp theo M1 tự dừng ( M 3 → M 2→ M 1 ).
Mạch có bảo vệ ngắn mạch và quá tải.
Trả lời

14
Nguyên lý hoạt động:
Khi ấn nút M, cuộn dây rơ le R có điện. Rơ le R đóng tiếp điểm tự duy trì R1 và các tiếp
điểm khác của nó, tiếp điểm R2 kín, nối điện cho cuộn dây 1K ,2T. Tiếp điểm 1K nối
điện cho động cơ M1 hoạt động. Sau 1 thời gian (5s) tiếp điểm của 1T kín nối điện cho
cuộn dây 2K,2T,3T. Tiếp điểm 2K nối điện cho động cơ M2 hoạt động; tiếp điểm 3T kín
để duy trì nguồn cho cuộn dây 1K,1T khi rơ le R ngừng làm việc. Sau 1 thời gian (5s)
tiếp điểm của 2T kín nối điện cho cuộn dây 3K,4T. Tiếp điểm 3K nối điện cho động cơ
M3 hoạt động; tiếp điểm 4T kín để duy trì nguồn cho cuộn dây 2K,2T,3T khi rơ le R
ngừng làm việc.
Khi hệ thống đang làm việc mà ấn nút D thì cuộn dây R mất điện. Các tiếp điểm của R
hở. Tiếp điểm R4 hở ngắt điện cuộn dây 3K,4T. Tiếp điểm 3K ngắt điện động cơ M3.
Sau 1 thời gian (5s) tiếp điểm 4T hở ngắt điện cuộn dây 2K,2T,3T. Tiếp điểm của 2K
ngắt điện động cơ M2. Sau 1 thời gian (5s) tiếp điểm 3T hở ngắt điện cuộn dây 1K,1T.
Tiếp điểm 1K ngắt điện động cơ M1.
Câu 14: Giải thích nguyên lý hoạt động của Máy hàn hồ quang tự động AдC-1000T có
sơ đồ nguyên lý như sau:

15
Trả lời
Hoạt động của mạch: Động cơ M2 truyền động con lăn đẩy que hàn vào vùng hàn được
cấp nguồn từ máy phát 1 chiều đặc biệt F. Máy phát F có 2 cuộn kích từ KTF1 và KTF2.
Từ trường của 2 cuộn này ngược chiều nhau. Khi chưa mồi hồ quang, điện áp đặt lên
chỉnh lưu CL1 (Chính là điện áp giữa que hàn và vật hàn) lớn nhất, từ trường cuộn KTF2
lớn nhất và lớn hơn từ trường cuộn KTF1, M2 quay nhanh theo chiều đưa điện cực
xuống.
Khi điện cực chạm vật hàn thì điện áp đặt lên CL1 gần bằng 0, từ trường cuộn KTF1 lớn
hơn từ trường cuộn KTF2, M2 đổi chiều quay đưa que hàn đi lên để mồi hồ quang. Điện
áp đặt vào CL1 tăng theo sự tăng khoảng cách giữa que hàn và vật hàn làm từ trường
cuộn KTF2 tăng theo. Khi từ trường cuộn KTF2 bằng từ trường cuộn KTF1 thì điện áp
của F bằng 0, M2 ngừng quay. Khoảng cách que hàn - vật hàn ứng với trường họp này sẽ
tự động được duy trì, vì khi khoảng cách này tăng thì từ trường cuộn KTF2 sẽ lớn hơn từ
trường cuộn KTF1 do đó M2 sẽ đưa que hàn đi xuống để duy trì khoảng cách không đổi.
Biến trở VR dùng để điều chỉnh khoảng cách này.
Động cơ không đồng bộ M1 dùng để kéo máy phát F; Biến áp BA1 cấp nguồn cho mạch
chỉnh lưu CL2, CL2 kích từ cho M2; Biến áp BA1 cấp nguồn cho mạch hàn; Nút M cho
chạy công tắc tơ K đóng nguồn cho hệ thống; Nút D1 ngắt công tắc tơ, dừng hệ thống;
Nút D2 để dừng que hàn.

16
Câu 15: Sơ đồ mạch điện máy tiện 1И611P như hình 2.2.a và hình 2.2.b. Yêu cầu:

a) Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch?


b) Nếu máy tiện đang hoạt động, động cơ 1M bị sự cố (quá tải) thì mạch sẽ hoạt động
như thế nào?

Hình 2.2.a. Mạch động lực

17
Hình 2.2.b. Mạch điều khiển
Trả lời
a) Giải thích nguyên lý hoạt động của mạch?
 Tay gạt để ở giữa, Ấn nút 2KY, cuộn dây  có điện, các tiếp điểm  nối điện cho
động cơ bơm dầu 3M hoạt động và tự duy trì cho cuộn dây .
 Chạy động cơ truyền động chính: Kéo tay gạt lên trên, tiếp điểm 1KB nối điện cho
cuộn dây B,các tiếp điểm thường kín của B hở mạch các cuộn dây H,T; Tiếp điểm
thường hở của B nối điện cho cuộn dây rơ le thời gian PB; Các tiếp điểm động lực của B
nối điện cho động cơ truyền động chính 1M hoạt động theo chiều thuận.
Chạy máy theo chiều nghịch thì kéo tay gạt xuống dưới, hoạt động của mạch cũng
tương tự, chỉ khác lúc này công tắc tơ H làm việc .
 Ngừng và hãm động cơ truyền động chính: Việc ngừng và hãm xảy ra khi có 1 trong
các tác động sau:
+Ấn nút 1KY, các công tắc tơ ,B,H và rơ le thời gian PB mất điện. Động cơ 1M,3M
được tách khỏi nguồn AC; Tiếp điểm thường kín của ,B,H trong mạch cuộn dây công
tắc tơ T kín lại, nối điện cho cuộn dây T. Tiếp điểm động lực của T nối điện một chiều từ
mạch chỉnh lưu vào dây quấn stator động cơ 1M để hãm động năng. Sau thời gian trễ của
rơ le thời gian PB tiếp điểm của PB hở ngắt điện cuộn dây T, kết thúc quá trình hãm.
+Kéo tay gạt KB về giữa, các tiếp điểm của 1KB,2KB trở về trạng thái bình thường.
Các công tắc tơ B,H mất điện, các tiếp điểm động lực của B,H tách động cơ 1M khỏi
nguồn AC; Tiếp điểm phụ thường hở của chúng ngắt điện cuộn dây PB; Các tiếp điểm
thường kín của chúng và của 1KB, 2KB nồi điện cho cuộn dây công tắc tơ T và quá trình
hãm xảy ra giống như ở trên. Trường hợp này động cơ 3M vẫn hoạt động.

18
+Ấn KT, tiếp điểm thường kín của KT ngắt điện các công tắc tơ B,H. Các tiếp điểm
động lực của B,H tách động cơ 1M khỏi nguồn AC; Tiếp điểm phụ thường hở của chúng
ngắt điện cuộn dây PB; Các tiếp điểm thường kín của chúng và tiếp điểm thường hở của
KT nối điện cho cuộn dây công tắc tơ T, quá trình hãm xảy ra giống như ở trên.
 Muốn bơm nước thì sau khi chạy động cơ bơm dầu 3M đóng cầu dao 2BC để chạy
động cơ bơm nước 2M.
b) Nếu động cơ 1M bị sự cố (quá tải) thì rơle nhiệt 1PT sẽ tác động làm tiếp điểm
thường đóng 1PT ở mạch điều khiển hở ra ngắt điện toàn bộ mạch điều khiển, mạch
ngừng hoạt động.
Câu 16: Cho sơ đồ mạch điện thang nâng hàng 4 tầng như hình 3.13. Yêu cầu: Giải thích
nguyên lý hoạt động của mạch điện khi có tín hiệu gọi thang lên và hạ thang xuống?

19
Hình 3.13
Trả lời
 Giới thiệu các thiết bị:
K1M, K2M: Các công tắc tơ.
K1A, K2A, K3A, K3A, K4A, K5A: Rơle trung gian.
K6A: Rơle thời gian OFF Delay.
F1: Rơle nhiệt (bảo vệ quá tải).
20
S1 đến S4 : các nút gọi thang đến các tầng tương ứng.
S11 đến S14 : các nút dừng thang đặt ở các tầng tương ứng.
S21 đến S24: các tiếp điểm cửa ở các tầng tương ứng. Tiếp điểm kín khi cửa đóng.
S5: Chuyển mạch thay đổi trạng thái theo vị trí buồng thang. Vị trí hiện thời (tầng 3)
được vẽ bằng nét liền, 3 vị trí còn lại vẽ bằng nét đứt.
 Hoạt động của mạch:
 Điều khiển thang đi xuống: Máy nâng đang ở mức 3. Ấn nút S2 (gọi đến tầng 2),
rơ le K2A có điện, tiếp điểm của nó nối điện cho công tắc tơ K2M (hạ) qua chuyển mạch
S5. Tiếp điểm phụ thường hở của K2M nối điện cho rơ le K5A. Tiếp điểm của K5A tự
duy trì cho K2A và nối điện cho rơ le K6A. Tiếp điểm K6A hở, vô hiệu tất cả các nút gọi
S1 đến S4.
Khi đến tầng 2 tiếp điểm của chuyển mạch S5 hở ngắt điện công tắc tơ K2M, dừng
thang.
Khi thang dừng phải 5s sau tiếp điểm K6A mới kín lúc đó mới có thể gọi thang đến 1
vị trí khác.
Các tiếp điểm cửa tầng nối tiếp với mạch điều khiển, do đó khi các cửa tầng chưa đóng
thì thang không thể hoạt động được.
 Điều khiển thang đi lên: Máy nâng đang ở mức 3. Ấn nút S4 (gọi đến tầng 4), rơ le
K4A có điện, tiếp điểm của nó nối điện cho công tắc tơ K1M (nâng) qua chuyển mạch
S5. Tiếp điểm phụ thường hở của K1M nối điện cho rơ le K5A. Tiếp điểm của K5A tự
duy trì cho K4A và nối điện cho rơ le K6A. Tiếp điểm K6A hở, vô hiệu tất cả các nút gọi
S1 đến S4.
Khi đến tầng 4 tiếp điểm của chuyển mạch S5 hở ngắt điện công tắc tơ K1M, dừng
thang.
Khi thang dừng phải 5s sau tiếp điểm K6A mới kín lúc đó mới có thể gọi thang đến 1
vị trí khác.

21

You might also like