Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÁCH THỰC HIỆN VÀ ĐỌC NON STRESS TEST-

STRESS TEST ( NST – ST)


BS. Lưu Thị Thanh Đào
Mục tiêu:
1. Biết được cách thực hiện NST – ST
2. Kể được chống chỉ định của ST
3. Phân tích được kết quả của NST – ST

Nội dung:
- Để đánh giá sức khỏe thai bằng Monitoring sản khoa người ta thường áp
dụng Non Stress Test và Contraction Stress Test.
- Test được dùng rộng rãi, đơn độc hay kết hợp với các lượng giá sức khỏe
thai khác.
1. Non Stress Test (NST)
Freeman và Lee và CS (1975) đã giới thiệu NST nhằm mô tả sự
tăng nhịp tim thai khi có cử động thai
- Vào cuối những năm 1970, NST đã trở thành phương pháp đầu tiên
đánh giá sức khoẻ thai. Nó dễ thực hiện hơn và kết quả dương tính giả
ít hơn Stress Test.
- NST cho phép lượng giá sự toàn vẹn của hành não thai.
1.1. Điều kiện:
- Chưa chuyển dạ, nghĩa là khi không có cơn co tử cung
- Không làm NST khi tuổi thai quá nhỏ (chưa có khả năng nuôi)
- Thời gian thực hiện ít nhất 20’
- Sản phụ nằm ở tư thế Fowler hơi nghiêng trái
- Tp tự ghi nhận và đánh dấu các cử động thai khi cảm nhận được
- Tp nên đi tiểu và làm sau khi ăn
1.2. Thực hiện:
- Mắc 2 đầu dò:
+ 1 đầu dò ghi nhịp tim thai
+ 1 đầu dò ghi cơn co tử cung (khi làm ST)
Một dụng cụ bấm đánh dấu cử động thai và hướng dẫn cho sản phụ cách
sử dụng hoặc sản phụ được hỏi để ghi nhận cử động thai qua việc nhấn 1 nút ký
hiệu trên dãy máy Monitoring.
- Chuẩn bị máy, giấy ghi và cho máy chạy trong thời gian quy định.
1.3. Đánh giá kết quả:
Trước đây sự diễn giải NST dựa trên phản ứng của nhịp tim khi có
cử động thai:
(1) NST bình thường hoặc có đáp ứng khi nhịp tim thai tăng ít nhất
15 nhịp kéo dài ít nhất 15’’ theo sau 1 cử động thai, và phải có 2 lần như
thế trong khoảng cách 20’.
(2) NST gọi là không đáp ứng khi không có những lần tăng nhịp tim
thai trong đáp ứng với cử động thai. Ví dụ: được minh họa ở hình 1.1
NST có đáp ứng thường đảm bảo chắc chắn rằng không có suy thai. Tùy
vào tình trạng lâm sàng, thử nghiệm được lập lại mỗi 3- 4 ngày hay mỗi tuần.
Một NST không đáp ứng ngay lập tức nên tiến hành một đánh giá xa hơn
về sức khỏe thai là Stress Test.
Ngày nay, để có sự nhất quán và rõ ràng trong việc diễn giải kết quả, Hiệp
hội Sản Phụ Khoa Canada (SOOC) Chia kết quả NST thành các tiêu chuẩn CTG
sau đây:
Bình thường: trước đây gọi là đáp ứng
• Tần số tim thai cơ bản 110-150 lần/phút trong suốt 10 phút
• Biên độ dao động giữa 10 và 25 nhịp/phút
• Không nhịp giảm
• 2 nhịp tăng > 15 nhịp/phút và kéo dài > 15 giây
(Ý nghĩa rằng hiện tại tình trạng sức khỏe thai bình thường, test có
giá trị đảm bảo trong thời gian 1 tuần nếu như không có bất cứ vấn đề gì
xảy ra trong thời gian này)
Nghi ngờ (không điển hình):
• Nhịp tim thai 100-109 hoặc 151-170 lần/phút
• Biên độ dao động ≤ 5 nhịp/phút và kéo dài 40-80 phút
• Nhịp giảm bất định
• Không có nhịp tăng trong suốt 40 phút hoặc sau cử động thai
(Cần thực hiện thêm các test hổ trợ khác)
Bệnh lý:
• Nhịp tim thai cơ bản < 100 hoặc > 170 lần/phút
• Biên độ dao động ≥25 nhịp/phút, dài > 10 phút. Nhịp hình sin.
• Nhịp giảm muộn.
(Chỉ định chấm dứt thai kỳ ngay trong trường hợp có NST bệnh lý).

Hiện chưa có khuyến cáo thực hiện NST thường qui cho tất cả các thai kỳ
2. Stress Test ( ST)
CST (The contraction stress test) nhằm khảo sát sự đáp ứng của nhịp
tim thai với cơn co tử cung.
Khi có cơn co tử cung, sự tưới máu tử cung nhau giảm, sức khỏe thai có
khả năng bù cho việc giảm tưới máu từng đợt này. Trong khi đó, một thai nhi bị
suy không có khả năng làm được việc đó, sẽ biểu hiện những bất thường như
nhịp tim thai giảm.
2.1 Chống chỉ định:
 Doạ sanh non
 Nhau bấm thấp
 Chảy máu 3 tháng cuối chưa xác định nguyên nhân
 Vết mổ dọc thân lấy thai cũ
 Đa thai
 Hở eo tử cung
 Đa ối
 Tiền sử sanh non
 Thai chưa có khả năng sống khi ra ngoài tử cung
2.2 Thực hiện:
- Giải thích cho Sp hiểu thử nghiệm sắp được làm
- Cử người có kinh nghiệm theo dõi trong quá trình thực hiện
- Cho Sp nằm tư thế Fowler hơi nghiêng trái
- Lực co tử cung kế được đặt trên bụng người mẹ dọc theo đầu dò ghi
nhịp tim thai
- Tạo cơn co tử cung:
o Nếu cơn co tử cung đang xảy ra một cách tự nhiên thì thí nghiệm
được gọi là Contraction Stress Test (CST)
o Nếu truyền Oxytocin để tạo cơn co thì thử nghiệm được gọi là
Oxytocin Challenge Test (OCT), liều ban đầu là 0,5mIU/ phút và
tăng gấp đôi mỗi 10 phút cho đến khi có cơn co tử cung thích hợp
(Freeman, 1975), hoặc đạt liều tối đa 10mIU/phút. Tiêu chuẩn
stress được đạt nếu có ít nhất 3 cơn co kéo dài 40 giây trong
khoảng thời gian 10 phút.
o Có thể tạo cơn co bằng kích thích núm vú, lúc này thử nghiệm
được gọi là Breast Stimulating Test (BST).
* Tiêu chuẩn stress được đạt nếu có ít nhất 3 cơn co kéo dài 40 giây trong
khoảng thời gian 10 phút. Thời gian thực hiện 30- 45’ (nếu nghi ngờ có thể
làm 60’) thời điểm tính từ khi có cơn co tử cung thích hợp.
2.3. Đánh giá kết quả:
Bình thường:
• Nhịp tim thai cơ bản giữa 110 và 150 lần/phút
• Biên độ dao động 10-25 nhịp/phút
• Không có nhịp giảm
• Nhịp tăng bất định > 15 nhịp kéo dài > 15 giây
Nghi ngờ:
• Nhịp yim thai cơ bản 100-109 hay 151-170 lần/phút
• Biên độ dao động < 10 hay > 25 nhịp/phút
• Nhịp giảm bất định
• Không có nhịp tăng trong > 40 phút hoặc khi có cử động thai
Bệnh lý:
• Nhịp tim thai cỏ bản < 100 hay > 170 lần/phút
• Biên độ dao động < 5 nhịp/phút, số lần cắt ngang đường cơ bản < 5
• Không có nhịp tăng, nhịp giảm muộn hay nhịp giảm bất định.
Có chỉ định chấm dứt thai kỳ ngay trong những trường hợp CST bệnh lý.
* CST bình thường cho phép kết luận rất chính xác về tình trạng khỏe
mạnh của thai nhi. Tỷ lệ CST âm tính giả khoảng 1/1000 thai kỳ và dương
giả là 25-75%.
* Nhiều nghiên cứu ghi nhận độ đặc hiệu của ST chỉ khoảng 50- 60%.
Do đó nên kết hợp bệnh cảnh lâm sàng để phối hợp đánh giá.
Nhịp tim thai tăng

Nhịp giảm sớm


Nhịp giảm muộn

Nhịp giảm bất định

You might also like