NGUYỄN TUÂN phía dưới Sơn La

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

… Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.

Trên sông bỗng có những


cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.
Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng
đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút
nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số
ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh
và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ác ặc lên
như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng
hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng
ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút
sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay
phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào
một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái
hút Sông Đà - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới
một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim
màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành
giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê
xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay phim cả người đang xem. Cái phim
ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự
thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt
vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2012)

HƯỚNG DẪN

Bàn về cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật và phẩm chất của một người
nghệ sĩ đích thực, SGK Ngữ văn 12 đã có lí cho rằng: “Nguyễn Tuân là một định
nghĩa về người nghệ sĩ” (SGK, Ngữ văn 12). Thật hiếm có trong lịch sử nghiên cứu,
phê bình văn học, một tác giả văn học lại được dùng để định nghĩa về lao động nghệ
thuật đặc trưng như thế. Quan niệm này có thể được xem xét trên số lượng những sáng
tác của NT cả trước và sau cách mạng tháng Tám, 1945; có thể xem xét trên đóng góp
về tư duy thẩm mĩ, hoặc thành tựu về thể loại; hoặc cũng có được đánh giá từ đặc điểm
phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nghệ sĩ NT. Từ phong cách nghệ thuật độc
đáo bậc nhất của văn đàn này, người đọc soi vào từng tác phẩm, từng trang sáng tác
của NT đều thấy tự hào về vẻ đẹp của văn hóa, thiên nhiên và con người VN. Và, có lẽ
ấn tượng nhất, từ thể loại “mang lối chơi độc tấu” – tùy bút, là những trang viết tài hoa
về dòng sông Đà; thậm chí, chỉ là cái hút nước mang thuộc tính hung bạo của hình
tượng sông Đà qua quãng Tà Mường Vát cũng giúp cho người đọc chiêm
ngưỡng cái tôi nghệ sĩ độc đáo Nguyễn Tuân.
Để khám phá được vẻ đẹp những trang tùy bút về dòng sông Đà, người đọc
cần biết rằng, đặc điểm của hình tượng trong tùy bút là sự thật đời sống được ghi chép
một cách linh hoạt, giàu chất trữ tình nhưng phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, cái
logic bên trong của cảm hứng tác giả. Hơn nữa, hình tượng sông Đà (trong tùy bút
Người lái đò sông Đà) được NT ghi chép vừa là thực thể của thiên nhiên, vừa là một
sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, tâm trạng khá phức tạp. Khi thì hung bạo
như kẻ thù số một của con người, khi thì lại đầy chất thơ, rất đỗi dịu dàng thân thiết
1
như một người tình, một “cố nhân” gặp thì mừng vui xa thì da diết nhớ nhung. Trong
đoạn trích miêu tả cái hút nước ở đoạn Tà Mường Vát, cái độc đáo trong tính cách
“độc Bắc lưu” của dòng Đà giang, thể hiện trong trường liên tưởng về cái hút nước
khi được NT so sánh với hệ thống hình ảnh: cái giếng bê tông, thở và kêu như cửa
cống cái bị sặc, quay lừ lừ những cánh quạ đàn, quãng đường mượn cạp, vào một cái
cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn,…nhằm gợi suy ngẫm về nét
nguy hiểm, bất thường, ghê sợ, đặc biệt/hiếm gặp mà hút nước tạo ra cho sự sống con
người. Nhưng cũng là môi trường để NT gửi đến người đọc khát vọng chinh phục khó
khăn ở mỗi con người.
Sông Đà, như lời đề từ của tùy bút: “Chúng hải giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”,
người đọc đã thấy ngay được tính cách dữ dội ở phần thượng nguồn, khi NT đã gọi tên
tới 73 thác lớn nhỏ khác nhau. Phân trích trong SGK là những trang tùy bút NT dừng
lại để ghi chép cẩn trọng nhất và cũng sinh động nhất về nét hung bạo của SĐ. Vượt
qua những cảnh đá dựng vách thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu, vượt qua
hàng cây số mặt nước với đá, với sóng, với gió ngỗ ngược ở mặt ghềnh Hát Loóng,…
thì đến quãng Tà Mường Vát ở phía dưới Sơn La, NT đã điểm mặt biết bao những hút
nước nguy hiểm:
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở
đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay
lừ lừ những cánh quạ đàn.
Hình dung về hút nước, NT đã liên tưởng đến ngay hình ảnh giếng bê tông. Giếng
bê tông vốn là vật thể có hình tròn, dạng ống, trụ có độ sâu sử dụng tương ứng với địa
hình, địa chất cấu thành; Hơn nữa, giếng bê tông là vật liệu trong xây dựng, hình ống
có đường kính lớn, kết cấu rắn chắc dùng thi công công trình lớn, địa hình khó khăn,
không thuận lợi,…Nhưng nếu nhìn ngắm từ bờ sông Đà, hay ngồi trên thuyền để quan
sát tạo ra sự ghê sợ của độ sâu, kéo người ngã xuống bất kỳ lúc nào. Tiếp theo, NT
dùng hàng loạt âm thanh của nước để liên tưởng cái ghê sợ của hút nước. Âm thanh
thở và kêu như cống cái bị sặc là các mức độ nguy hiểm khác nhau của sự sặc (thở là
phản ứng dòng chảy do có chênh lệch lòng chảy; còn kêu là sự chênh lệch dòng chảy
bị cản trở bởi vật thể, tạo ra sự di chuyển đột ngột). Nói đến cống cái bị sặc là miêu tả
dòng chảy chính bị vật thể cản trở, tác động tạo ra sự đổi dòng, chia dòng. Hình dung
này giống tình cảnh con người mất kiểm soát về đường thở đột ngột do có vật thể lạ
xuất hiện có nguy cơ dẫn đến sự nguy hiểm sức khỏe, thậm chí đến tính mạng. Chưa
dừng lại về tính nguy hiểm của hút nước ở bề mặt, NT đưa người đọc đến hình dung
khác về hút xoáy tít đáy như hình ảnh, âm thanh cánh quạ đàn. Hình ảnh này mang
màu sắc tâm linh, gợi âm thanh thê thiết, hình ảnh kì quái, ẩn chứa sự không bình
thường, báo hiệu tai ương, xui xẻo cho sự sống con người.
Tiếp tục gia tăng tính liên tưởng về những hút nước, NT đem đến khám phá mới:
Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng
chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một
quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng
qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ác ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều
bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có
những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt
biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở
khuỷnh sông dưới.

2
Trong những câu văn tùy bút này, hình ảnh thuyền, bè, ô tô là những phương tiện giao
thông xuất hiện phổ biến trong đời hiện đại được sử dụng để phục vụ nhu cầu con
người. Việc di chuyển an toàn hay không những phương tiện này là phụ thuộc phần
lớn vào tay lái chủ phương tiện; vì thế, những đường cạp, giếng sâu, thuyền trồng cây
chuối ngược, tan xác,…đều là những tình thế nguy hiểm, gây cảm giác ghê sợ, tạo ra
những hậu quả khôn lường cho sự sống con người.
Đến với thiên nhiên TB, viết những trang tùy bút về Sông Đà, NT không phải chỉ
để thỏa mãn giác quan ngắm nhìn những cảnh tượng kì vĩ, những hiện tượng kỳ quái,
ghê sợ; mà đến với Tây Bắc, người nghệ sĩ đam mê “xê dịch” còn muốn kiếm tìm
chất vàng mười, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo với khát khao được khám phá chinh
phục thiên nhiên; nhất là, chinh phục thiên nhiên độc đáo qua trang tùy bút. Thế nên,
khi đọc đoạn trích, NT đã khóe léo, uyển chuyển di chuyển điểm nhìn nghệ thuật: từ
quan sát hút nước trên sông sang những lĩnh vực sáng tạo của những nghệ sĩ. Khi là
những kỹ sư xây dựng tạo nên những chiếc cầu tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông;
khi thì những nghệ sĩ với kỹ năng lái xe điêu luyện, thành thạo để chinh phục quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Đó vẫn chưa thỏa mãn đam mê, NT phải di chuyển
điểm nhìn sang nghệ thuật điện ảnh – phim ký sự, với kĩ thuật quay thượng thừa mới
thỏa lòng:
Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm
giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi
cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà - từ đáy cái hút nhìn
ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải (1).
Thế rồi thu ảnh (2). Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy
lia ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước
sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào
cả máy cả người quay phim cả người đang xem (3). Cái phim ảnh thu được trong lòng
giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân
ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê
nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn (4).
Đọc đoạn văn trên, người đọc thấy rằng, chủ thể là nghệ sĩ quay phim ở tư thế chủ
động thực hiện hành động vừa dũng cảm (ngồi vào thuyền thúng, thả xuống đáy cột
nước cao vài sải), vừa sáng tạo (quay ngược ống kính, xoay theo xoáy nước) để khám
phá hết những nét độc đáo của thiên nhiên. Ngôn ngữ của điện ảnh: hình ảnh, âm
thanh, ánh sáng, màu sắc, đạo cụ, kĩ thuật quay,…đã hòa hợp với ngôn ngữ văn
chương, nhất là ngôn ngữ tùy bút vốn phóng túng, linh hoạt. Cảm hứng chinh phục hút
nước của NT thể hiện qua việc sử dụng 4 câu kể (3 câu dài, hình thức câu phức, câu
ghép: câu 1 – tư thế, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên, đạo diễn sẵn sàng; câu 2 – câu
lệnh bấm máy; câu 3- cảnh quay diễn ra theo kịch bản; câu 4 – tâm lí của khán giả
như được sống trong cảm giác thực= cách tưởng tượng xem thước phim 3D vậy!) đem
lại cảm xúc thẩm mĩ tán thưởng cho cách ghi chép của NT. Một cách ghi chép tỉ mỉ,
đậm chất thẩm mĩ. Chẳng thế mà, có người kể rằng, để mô tả ống khói tàu hỏa, ông đã
ăn nằm tại ga Thanh Hóa mất gần một tháng để quan sát cho bằng được thời điểm của
ống khói hoạt động lúc bắt đầu nổ máy, lúc khởi hành từ từ bò ra khỏi ga, lúc tàu đạt
đến tốc độ tối đa cho phép, khi tàu giảm tốc độ để vào ga. Với NT, ông luôn tâm niệm
“khi viết phải vận dụng cả năm giác quan mới phát huy tột cùng hiệu năng của tiếng
Việt”...Ấy là một Nguyễn Tuân trước khi viết luôn tìm hiểu thật kỹ, thật chu đáo,
tường tận như khi viết về cây cầu Hiền Lương, nhà văn đã ra đến giữa cầu để đếm có
bao nhiêu thanh gỗ lát phía bờ Bắc, và nhờ người đếm hộ phía bờ Nam; hay như lời
3
khuyên đối với người viết trẻ “phải đọc nhiều. Ði thực tế là cần thiết nhưng chưa phải
là đủ. Phải đọc nhiều đọc rộng thì mới có kiến thức để lý giải những điều mình
thấy...”. Hơn nữa, đọc những câu văn trên, người đọc không ngạc nhiên về vốn tri thức
rất cụ thể, sâu sắc về lĩnh vực điện ảnh của NT; bởi lẽ, NT từng được tham gia đóng
phim Cánh đồng ma năm 1938, tại Hương Cảng TQ (theo cuốn hồi ký Cát bụi chân
ai của Tô Hoài thì diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam không ai khác chính là
nhà văn Nguyễn Tuân). Trải nghiệm đó giúp cho ông thể nghiệm những liên tưởng rất
đọc đáo, cá tính. Cũng trong lĩnh vực điện ảnh, NT còn tham gia đóng phim Chị Dậu,
vai chánh tổng, năm 1980. Viện dẫn như vậy, để người đọc thấy hết được vốn tri thức
giàu có, sâu sắc của NT về lĩnh vực điện ảnh.
Đoạn văn khép lại mà dư âm về hút nước SĐ còn mãnh liệt trong trí nhớ người
đọc. Đoạn văn miêu tả độc đáo, sinh động về hút nước sông Đà – quãng Tà Mường
Vát, góp phần tạo nên diện mạo của thứ kẻ thù số 1 đối với sự sống con người, với
sinh mệnh ông lái đò – đó là dòng sông hung bạo phần thượng nguồn. NT đã sử dụng
đến hệ thống 8 hình ảnh để liên tưởng, so sánh trong 12 câu văn hướng đến tối đa hóa
sự nguy hiểm, khác thường của hút nước. Đồng thời, hình ảnh các hút nước gợi khát
khao chinh phục thiên nhiên của con người. Khát vọng chinh phục không phải là sự
liều lĩnh, mất kiểm soát về lí trí, mà là ý thức được hoàn thiện mình, tôi rèn phẩm chất
con người. Vận dụng thể tùy bút linh hoạt, sáng tạo Nguyễn Tuân đã tạo nên thứ nghệ
thuật điêu luyện: nghệ thuật miêu tả giàu sức gợi, hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên
tưởng tưởng tượng cùng với những từ láy giàu chất tạo hình, nhiều động từ mạnh nối
tiếp nhau, dồn dập, vận dụng kiến thức của các lĩnh vực khác để miêu tả con Sông Đà
giúp Nguyễn Tuân làm nên diện mạo sông Đà sinh động: vừa dữ dội, vừa mới mẻ, hấp
dẫn.
Như thế, từ hình ảnh cụ thể về hút nước SĐ, người đọc thấy được những cảm nhận về
hình tượng trong tùy bút. Nhưng người đọc cần nhớ rằng, bản chất của tuỳ bút chính là
vai trò chủ đạo của cảm hứng, cảm xúc trữ tình của tác giả, nó chi phối kết cấu của tác
phẩm. Và, khi nhìn từ hình ảnh về hút nước ở quãng Tà Mường Vát trên SĐ đã góp
phần thể hiện trọn vẹn cái tôi NS NT. Trước hết, đó là cái tôi giàu cảm hứng về thiên
nhiên TB, về vùng đất mới lạ TB, nhất là thiên nhiên dữ dội, khắc nghiệt. NT hành
trình lên TB bằng tình yêu và hiểu biết sâu sắc về vùng văn hóa, ngọn nguồn thi ca tạo
nên thành quả của tập Tùy bút Sông Đà (1960), mà viên ngọc là Người lái đò Sông
Đà. Bên cạnh đó, đoạn trích là minh chứng cho một cái tôi uyên bác khi NT huy động
mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa hình tượng sông Đà – qua
hút nước: kiến trúc, giao thông, địa lí, điện ảnh, tâm linh, sinh học – y học, tâm lí học,
…Đồng thời, qua đoạn trích cũng đã đề cao cá tính, ý thức sáng tạo trong lao động
nghệ thuật bắt nguồn từ một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao
động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân
trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đáng quý này.
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ” là một khám phá đầy thú
vị của người đọc về tác giả của Người lái đò sông Đà. Đoạn trích là trang tùy bút hay
về hành trình dòng nước sông Đà xuôi về hạ lưu và hòa vào biển cả, qua phân cảnh
được ghi lại ở quãng Tà Mường vát, phía dưới Sơn La. Hút nước là đối tượng nghệ
thuật được NT dụng công miêu tả trong quan sát tỉ mỉ, với các giác quan và liên tưởng
dồi dào năng lượng sáng tạo. Mỗi một hình ảnh được mang ra so sánh, liên tưởng đều
có vốn tri thức chắt lọc, chưng cất trong quy trình nghiêm ngặt, đầy trách nhiệm của
nghệ sĩ. Hình ảnh thiên nhiên, vì thế đi vào trong đời sống con người. Cảnh hút nước
tạo nên diện mạo hùng vĩ của sông núi cũng là hình dung về thác ghềnh khó khăn thử
4
thách trong cuộc sống làm nên bản lĩnh con người, vẻ đẹp tâm hồn con người trong
ứng xử với thiên nhiên, với cuộc sống đang bộn bề lo toan!

You might also like