Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 8:

-Con người: là một khái niệm chung chỉ một thực thể sinh vật xã hội có ý thức có ngôn ngữ
là chủ thể của hoạt động nhận thức và hoạt động xã hội lịch sử. Ở con người ta cần nghiên
cứu cả 3 mặt: sinh vật - tâm lý - xã hội.
-Cá nhân: là thuật ngữ dùng để chỉ con người với tư cách đại diện cho loài người là thành
viên của xã hội loài người. Cá nhân xét đến con người cụ thể, là một đơn vị người không thể
chia cắt, có những đặc điểm riêng để phân biệt người này với người khác. Ở cá nhân cần
nghiên cứu 3 mặt: sinh vật – tâm lý – xã hội.
-Cá tính: là tính đặc thù của mỗi cá nhân đó là khái niệm chỉ cái độc đáo cái có 1 0 2, cái
không lặp lại trong sinh lý và tâm lý của cá nhân. Người ta dùng cá tính để nhấn mạnh một
đặc điểm nổi bật nào đó của cá nhân (phân biệt nó với người khác).
Là thuật ngữ dùng để chỉ cái đơn nhất cái độc đáo trong tâm lý hoặc sinh lý của cá thể động
vật hoặc cá thể người.
-Nhân cách:
+Trong tâm lí học:
 Quan niệm sai lầm:
Quan niệm sinh vật hóa nhân cách
Quan niệm xã hội hóa nhân cách
 Quan niệm khoa học về nhân cách
Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, quy định bản sắc và giá trị
xã hội của con người. (ĐN cuối cùng)
Nhân cách là một cá nhân có ý thức chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện
một vai trò xã hội nhất định (A.G. covaliov)
Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy
định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội. (E.V. sô rô khô va)
Nhân cách là cá thể hoá ý thức xã hội (Mukhina).
-Nhân cách thể hiện ở ba cấp độ:
+ cấp độ bên trong cá nhân
+ cấp độ liên cá nhân: thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác.
+ cấp độ siêu cá nhân: gây ra những biến đổi ở người khác.
-Các đặc điểm của nhân cách:
+ tính thống nhất của nhân cách: thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài.
Tính thống nhất còn thể hiện ở 3 cấp độ bên trên.
VD: “Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
+ tính ổn định của nhân cách
+ tính tích cực của nhân cách
+ tính giao lưu của nhân cách
-Các thuộc tính tâm lí của nhân cách:
Xu hướng của nhân cách
Khái niệm: là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống động cơ
quy định tính tích cực của hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó.
Các mặt biểu hiện của xu hướng:
+Nhu cầu: là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh là những đòi
hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Đặc điểm:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Gồm 3 cấp đối tượng
Mức độ thấp: đối tượng còn mơ hồ, chưa rõ ràng. VD: cảm thấy muốn ăn gì đó
Mức độ 2: Cụ thể hơn. VD: Muốn ăn thịt gà
Mức độ 3: Được cá nhân nhận thức một cách rõ ràng. VD: Muốn ăn thịt gà ở quê
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định.
Nhu cầu có tính chu kỳ
Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của vật
Nhu cầu của con người rất đa dạng.
+Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời
sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm.
+Lý tưởng:
+Thế giới quan và niềm tin
Tính cách
Khí chất

Năng Lực (còn gọi là khả năng)


Khái niệm: là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc
trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả cao.
Mức độ phát triển của năng lực: Năng lực, tài năng, thiên tài.
Phân loại năng lực: Năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Cấu trúc của năng lực mang tính cơ động
Các thành phần trong cấu trúc của năng lực gồm: chủ đạo (cơ bản), chỗ dựa, làm nền.
-Khái niệm tư chất: là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của
bộ não của hệ thần kinh của cơ quan phân tích cơ quan vận động tạo ra sự khác biệt giữa con
người với nhau.
-Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách: giáo dục, hoạt động, giao tiếp, tập thể.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nhân cách có mấy cấp độ?
2. Có mấy đặc điểm của nhân cách?
3. Những thuộc tính tâm lí của nhân cách bao gồm?
4. Có bao nhiêu mặt biểu hiện của xu hướng?
5. Có bao nhiêu mức độ phát triển của năng lực
6. Cao bao nhiêu loại năng lực?
7. Tư chất là gì?
8. Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách là?

You might also like