Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học của

học sinh trung học phổ thông

I. Các bước xây dựng một vấn đề nghiên cứu


 B1: Xác định chủ đề rộng: Giáo dục Đại học
 B2: Phân chia chủ đề lớn thành chủ đề nhỏ:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học
- Các nhân tố tác động đến quyết định đi làm sau khi tốt nghiệp THPT
- Lợi ích của mạng xã hội trong quá trình định hướng ngành nghề
- Xu hướng lựa chọn học nghề sau khi tốt nghiệp THPT
- Tìm hiểu về xu hướng chọn ngành hiện nay
- Nghiên cứu lợi ích của việc học Đại học
- Thực trạng chuyển ngành, chuyển trường của sinh viên
 B3: Chọn chủ đề nhỏ mà nhóm quan tâm nhất: chọn chủ đề “ Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT trong giai đoạn 2019-2023”
 B4: Đặt câu hỏi nghiên cứu:
- Quan điểm chọn trường của học sinh trung học phổ thông như thế nào?
- Các yếu tố cá nhân người học, môi trường bên ngoài, các nhân tố thuộc về trường học ảnh
hưởng thế nào đến quyết định chọn trường của học sinh ?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào ?
 B5: Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chính: Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại học của
học sinh trung học phổ thông.
- Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu về quan điểm chọn trường của học sinh.
 Tổng hợp, phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học
thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
 Những tác động của những yếu tố đó đến quyết định chọn trường Đại học.
 Đưa ra giải pháp để cải thiện được ảnh hưởng tiêu cực của những yếu tố đó nhằm giúp
cho học sinh có được lựa chọn phù hợp và giúp cho các trường Đại học có phương án
tuyển sinh hiệu quả.
 B6: Kiểm tra tính chắc chắn của lựa chọn.
- Mục tiêu của đề tài có thể đạt được dựa vào nguồn lực hiện tại ( 7 thành viên của nhóm)
trong thời gian hoàn thành môn PPNCKH.
- Nguồn lực tài chính sẽ do nhóm tự chi.
- Chuyên môn kỹ thuật của nhóm sẽ cố gắng trau dồi trong quá trình học môn PPNCKH
cùng với sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn môn học.
 B7: Kiểm tra tỉ mỉ lựa chọn.
- Nhóm đang thực sự quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm đồng ý với các mục tiêu nghiên cứu.
- Nhóm đang rèn luyện và học hỏi về những chuyên môn kỹ thuật chuyên môn để thực hiện
nghiên cứu.

II. Đặt vấn đề


Trong thời gian gần đây, giáo dục đại học trở thành vấn đề được quan tâm nhiều và cũng trở
thành một thị trường có tính cạnh tranh cao. Năm 2023, Việt Nam có khoảng 500 trường đại
học chưa tính các trường đại học của nước ngoài mở ở nước ta với cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên
tiến, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, môi trường học tập năng động,... trong khi đó số
lượng học sinh đăng ký học Đại học lại giảm mạnh do học sinh có xu hướng học Cao đẳng,
học nghề, đi làm ngay sau khi tốt nghiệp. Trước tình hình trên, sự cạnh tranh giữa các trường
đại học lại càng ngày càng trở nên khốc liệt, vì vậy việc các đơn vị đào tạo cũng như chính
bản thân các học sinh cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại
học của học sinh trung học phổ thông là thực sự cần thiết.
Dựa vào các nghiên cứu đã được thực hiện gần đây ( Lưu Ngọc Liêm, 2010; Trần Văn Quý
và Cao Hào Phi, 2009; Kee Ming, 2010) cùng với mô hình quyết định lựa chọn trường đại
học của Chapman (1981), mô hình của Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa
(2000), mục đích chính của bài nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới quyết
định chọn trường đại học của học sinh THPT ở Việt Nam giai đoạn 2019-2023, từ đó trả lời
những câu hỏi như quan điểm chọn trường của học sinh trung học phổ thông như thế nào?
Các yếu tố cá nhân người học, môi trường bên ngoài, các nhân tố thuộc về trường học ảnh
hưởng thế nào đến quyết định chọn trường của học sinh ? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đó như thế nào ? Từ đó giúp các trường đại học có những đổi mới trong kế hoạch tuyển sinh,
thu hút sinh viên; nhà trường trung học phổ thông, các tổ chức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên
cũng như thầy cô, gia đình, bố mẹ có biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện
tốt nhất cho học sinh THPT lựa chọn trường đại học; hơn hết là học sinh chọn được ngôi
trường và ngành học phù hợp, có ích cho tương lai sau này.

You might also like