Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN CUỐI KỲ

KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC SÀN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Sơn

Mã lớp học phần: 23C1STA50800510

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Hoàng Thu Giang

Võ Khánh Hằng

Võ Hồng Kỳ Anh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Thành viên MSSV Tỉ lệ đóng góp

Nguyễn Thị Dung 31231027578 100%

Nguyễn Hoàng Thu Giang 31231025764 100%

Võ Khánh Hằng 31231027598 100%

Võ Hồng Kỳ Anh 31201029814 100%

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp phải rất nhiều thông tin, dữ liệu đa
chiều. Thống kê là một công cụ hữu ích giúp chúng ta hiểu, phân tích và xử lý những thông tin
này. Ngày nay, thống kê là một môn học quan trọng trong hệ đại học, giúp sinh viên trang bị
những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp trong tương lai.
Để áp dụng kiến thức thống kê vào thực tế, nhóm em đã thực hiện dự án “Khảo sát hành
vi tiêu dùng của sinh viên đối với các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam”. Đề tài này nêu lên
cái nhìn tổng quan về các vấn đề như sở thích, tần suất, số tiền bỏ ra tiêu dùng,... cho việc mua
sắm online trên các sàn thương mại điện tử.
Nhóm em đã thực hiện khảo sát online thông qua nền tảng Google Form. Sau hơn 1 tuần
khảo sát với khoảng 143 người tham gia là các sinh viên đến từ các trường đại học, nhóm em
đã có được những dữ liệu nền tảng, cần thiết để thực hiện tính toán và thống kê. Từ những
thông tin thu nhập được, nhóm em đã sử dụng biểu đồ, bảng biểu để phân tích và đưa ra kết
luận khách quan về thực trạng mua hàng online ngày nay.
Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi thành viên trong nhóm đều đã cố gắng thu thập và
xử lý dữ liệu một cách cẩn thận và chi tiết nhất. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những sai sót.
Bên cạnh đó, để có được một bài luận hoàn chỉnh, nhóm đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình từ thầy cô và bạn bè. Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- TS. Hà Văn Sơn – Giảng viên bộ môn thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh,
đã giúp đỡ tận tình, cung cấp những kiến thức cần thiết để nhóm em có thể hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu này.
- Các anh/chị, các bạn sinh viên đã bỏ thời gian thực hiện khảo sát để giúp đỡ nhóm trong
quá trình xây dựng bài luận này.

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢNG.......................................................................................................................4


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................................................5
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................................................6
1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu................................................................................6
1.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................6
1.3. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................7
1.3.1. Mục tiêu chung...........................................................................................................7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................7
1.4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................7
1.5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................7
1.6. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................8
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................9
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................................9
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................................10
2.3 Độ tin cậy và độ giá trị.....................................................................................................10
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................................10
3.1. Phân tích mô tả...............................................................................................................10
3.2. Ước lượng trung bình tổng thể......................................................................................33
3.3. Kiểm định........................................................................................................................35
4. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN..................................................................................................37
4.1. Đề xuất giải pháp............................................................................................................37
4.2. Kết luận............................................................................................................................37
5. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU.................................................................................38
5.1. Đối với đề tài....................................................................................................................38
5.2. Đối với nhóm...................................................................................................................38
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................38

3
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ tham gia khảo sát.........................................10
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện trường của sinh viên tham gia khảo sát........................................11
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số người tham gia khảo sát là sinh viên năm mấy.......................12
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện tần suất mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên
tham gia khảo sát.........................................................................................................................13
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số tiền sẵn sàng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử của sinh viên tham gia khảo sát......................................................................................14
Bảng 6: Bảng tần số thể hiện các sàn thương mại điện tử yêu thích của sinh viên tham gia khảo
sát................................................................................................................................................14
Bảng 7: Bảng tần số thể hiện cách biết đến các sàn thương mại điện tử của sinh viên tham gia
khảo sát........................................................................................................................................15
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện có hay không đồng ý tiếp tục mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử của sinh viên tham gia khảo sát......................................................................................16
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện lý do mua hàng trên các sàn thương mại điện tử.........................17
Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện tử.............18
Bảng 11: Bảng tần số thể hiện yếu tố thường xem xét để quyết định mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử......................................................................................................................19
Bảng 12: Phân phối tần số thể hiện hình thức thanh toán khi mua hàng trên các sàn thương mại
điện tử..........................................................................................................................................21
Bảng 13: Bảng thể hiện các trở ngại gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử....22
Bảng 14: Bảng đánh giá về dịch vụ của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam của sinh viên
các trường đại học.......................................................................................................................23
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về các sàn thương mại điện tử.........................32

4
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.......................................11
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện trường của sinh viên tham gia khảo sát..........................................11
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện số người tham gia khảo sát là sinh viên năm mấy..........................12
Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tần suất mua sắm............................................................................13
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện khả năng sẵn sàng chi trả cho mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử..........................................................................................................................................14
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích các sàn thương mại điện tử của sinh viên tham
gia khảo sát..................................................................................................................................15
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện cách biết đến các sàn thương mại điện tử của sinh viên tham gia
khảo sát........................................................................................................................................16
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện có hay không đồng ý tiếp tục mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử của sinh viên tham gia khảo sát......................................................................................17
Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện lý do mua hàng trên các sàn thương mại điện tử............................18
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện tử...............19
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện yếu tố thường xem xét để quyết định mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử......................................................................................................................20
Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện hình thức thanh toán khi mua hàng trên các sàn thương mại điện
tử................................................................................................................................................. 21
Biểu đồ 13: Biểu đồ thể hiện các trở ngại gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử
.....................................................................................................................................................22
Biểu đồ 14: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm của các sàn thương mại
điện tử..........................................................................................................................................23
Biểu đồ 15: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về tính đa dạng của các hàng hóa trên các sàn
thương mại điện tử......................................................................................................................24
Biểu đồ 16: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chính sách bảo vệ người mua của các sàn
thương mại điện tử......................................................................................................................25
Biểu đồ 17: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của các
sàn thương mại điện tử................................................................................................................26
Biểu đồ 18: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về giao diện thiết kế, cách sử dụng...................27
Biểu đồ 19: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về các chức năng tìm kiếm chọn lọc.................28
Biểu đồ 20: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về tốc độ truy cập App/Web..............................29
Biểu đồ 21: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về bảo mật của các sàn thương mại điện tử......30
Biểu đồ 22: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng với giá thành sản phẩm của các sàn thương mại
điện tử..........................................................................................................................................31
Biểu đồ 23: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về dịch vụ vận chuyển của các sàn thương mại
điện tử..........................................................................................................................................32
Biểu đồ 24: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về các sàn thương mại điện tử...........................33

5
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu

Thời đại công nghệ số 4.0 cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin,
đặc biệt là Internet, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi. Trong vài
năm trở lại đây, thuật ngữ “thương mại điện tử” ngày càng trở nên quen thuộc trong xã hội và
không còn là khái niệm mới lạ ở nước ta. Do đại dịch COVID-19 năm 2020, nền kinh tế đã trải
qua nhiều biến đổi và sự tăng trưởng theo cấp số nhân của thương mại điện tử đã đưa Việt Nam
trở thành một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong khu vực ASEAN. Theo Sách trắng
thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt
18%, quy mô 11,8 tỷ USD và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng
thương mại điện tử hai con số. Theo tính toán của các công ty lớn nhất thế giới như Google,
Temasek, Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ vượt mốc 52 tỷ USD vào
năm 2025, đứng thứ ba khu vực ASEAN.

Ngày nay, thương mại điện tử (e-commerce) đã trở thành một lĩnh vực có tác động cực
kỳ quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự
phát triển của thương mại điện tử không chỉ giúp tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh mà
còn mang lại nhiều giá trị mới, đáp ứng nhu cầu mới của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì
vậy, các nước trên thế giới đều quan tâm phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, người tiêu
dùng ngày càng mong đợi trải nghiệm mua sắm trực tuyến ở mức độ cao hơn và cuộc đua bắt
kịp xu hướng tiêu dùng mới trên nền tảng thương mại điện tử ngày càng trở nên khốc liệt.

Do đó việc nghiên cứu, lắng nghe, thấu hiểu và “bắt đúng nhịp đập” của người dùng là
bước đi cần thiết để các công ty thương mại điện tử xây dựng chiến lược phù hợp nhằm phục
vụ khách hàng và có được vị thế đáng kể trên thị trường. Nhận thấy được điều đó, nhóm đã lựa
chọn đề tài “KHẢO SÁT HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI NHỮNG SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM”. Đề tài sẽ góp phần giúp người đọc có những cái
nhìn sâu sắc hơn về các sàn thương mại điện tử cũng như hành vi và quyết định mua sắm của
sinh viên.

1.2. Cơ sở lý thuyết

- Sàn thương mại điện tử là một trang web, nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến
giữa người bán và người mua. Người bán có thể đăng bán các sản phẩm, dịch vụ của mình trên
sàn thương mại điện tử, còn người mua có thể tìm kiếm và mua sắm các sản phẩm, dịch vụ đó.

- Có thể thấy được những lợi ích mà những sàn thương mại điện tử mang lại cho không
chỉ là người tiêu dùng mà còn cả cho người bán hàng. Vậy nên, đây cũng là hình thức mua sắm
phát triển và được đẩy mạnh trong thời gian qua.

6
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Khảo sát và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn những sàn
thương mại điện tử để mua sắm của sinh viên tại các trường đại học. Qua đó, có thể biết
được những sở thích, yêu cầu, mong muốn, của sinh viên khi mua sắm tại các sàn
thương mại điện tử này. Từ đó, đề xuất những giải pháp đáp ứng được nhu cầu thị hiếu,
khách quan của sinh viên về quyết định sử dụng sàn thương mại điện tử nào để chi tiêu
mua sắm.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể


- Khảo sát tìm hiểu nhu cầu sử dụng các sàn thương mại điện tử để mua sắm của sinh
viên.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng tại các sàn thương mại
điện tử của sinh viên.
- Những nhận định, đánh giá và ý kiến của sinh viên đã mua sắm tại các sàn thương mại
điện tử.
- Tổng hợp những nhận xét, mong muốn của sinh viên để đề xuất những giải pháp nhằm
cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa mãn nhu cầu mua sắm của sinh viên cho
các trang thương mại điện tử.

1.4. Đối tượng nghiên cứu


- Sinh viên đại học là những người đã hoàn thành chương trình phổ thông và đang theo
học các ngành khác nhau ở các trường học tại Việt Nam.
- Đặc điểm chung: Bắt đầu tự quản lý tiền bạc, thời gian; có nhu cầu và sẵn sàng chi trả
cho việc mua sắm online.
- Các lý do ảnh hưởng đến việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên:
điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân, nhu cầu sử dụng,...
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Sinh viên các trường đại học tại Việt Nam.
- Bắt đầu tiến hành khảo sát trên Google Form từ 19/11/2023 đến 30/11/2023.

7
1.6. Mô hình nghiên cứu

1. Nhu cầu của sinh viên


- Có sở thích về mua sắm.
- Sự tiện lợi, nhanh chóng.
- Mong muốn có nhiều mẫu mã đa dạng, nhiều sự lựa
chọn.

2. Những yếu tố quan trọng khi sử dụng các sàn


thương mại điện tử
Hành vi tiêu
- Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đa dạng, phong phú.
dùng của sinh
- Thuận tiện,không cần di chuyển. viên đối với
những sàn
- Giá rẻ hơn khi mua trực tiếp.
thương mại điện
- Nhiều chương trình khuyến mãi, các ngày sale lớn tử ở Việt Nam.
trong năm.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng tốt.
- Vận chuyển hàng cẩn thận.

3. Mong muốn về các sàn thương mại điện tử trong


tương lai
- Vận chuyển hàng quốc tế nhanh hơn.
- Nâng cao chất lượng trang web, giao diện thân thiện
với người dùng.
- Hàng hoá đúng chất lượng so với quảng cáo.
- Kiểm soát hàng hoá, tránh hàng fake.
- Chính sách đổi trả dễ dàng, không phức tạp.
- Có nhiều voucher giảm giá.

8
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dùng phương pháp định lượng với mẫu là 143 sinh viên thông qua những câu hỏi trên
Google Form của các bạn sinh viên đại học các trường khác nhau.
- Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích, tính toán các kết
quả thu được.
- Thiết kế một bảng những câu hỏi trên Google Form, sau đó đăng đường dẫn lên các
nhóm học tập, hội sinh viên, gửi cho bạn bè,... để thu thập các câu trả lời.
- Dữ liệu sơ cấp

LOẠI THANG
STT TÊN BIẾN
ĐO
1 Giới tính Danh nghĩa
2 Có phải là sinh viên UEH Danh nghĩa
3 Năm học Thứ bậc
4 Tần suất mua hàng trên sàn thương mại điện tử Danh nghĩa
5 Số tiền bỏ ra cho việc mua hàng mỗi tháng Danh nghĩa
6 Sàn thương mại điện tử ưa thích Danh nghĩa
7 Biết đến sàn thương mại điện tử qua đâu Danh nghĩa
8 Lý do lựa chọn mua hàng trên các sàn thương mại điện tử Danh nghĩa
Những mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện Danh nghĩa
9
tử
Yếu tố quyết định khi mua hàng trên các sàn thương mại Danh nghĩa
10
điện tử
Hình thức thanh toán khi mua hàng trên các sàn thương Danh nghĩa
11
mại điện tử
12 Trở ngại khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử Danh nghĩa
13 Đánh giá về sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm Khoảng
Đánh giá về tính đa dạng của các hàng hóa Khoảng
Đánh giá về chính sách bảo vệ người mua Khoảng

9
Đánh giá về bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng Khoảng
Đánh giá về giao diện thiết kế, cách sử dụng Khoảng
Đánh giá về Các chức năng tìm kiếm chọn lọc Khoảng
Đánh giá về tốc độ truy cập app/web Khoảng
Đánh giá về độ bảo mật Khoảng
Đánh giá về giá thành sản phẩm Khoảng
Đánh giá về dịch vụ vận chuyển Khoảng
Mức độ hài lòng về các sàn thương mại điện tử Khoảng
14

2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu


Sử dụng phần mềm SPSS
2.3. Độ tin cậy và độ giá trị
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ chính xác của dữ liệu: Người thực
hiện khảo sát chỉ đơn giản là tiến hành khảo sát chứ không đọc kỹ và trả lời các câu hỏi
được đưa ra; số lượng câu hỏi và câu trả lời liên quan đến chủ đề nghiên cứu chưa phong
phú, người trả lời chưa trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc,...
- Cách đề phòng và khắc phục: Khi tiến hành khảo sát, người thực hiện khảo sát cần
thực hiện khảo sát một cách nghiêm túc, đọc câu hỏi chậm, rõ ràng và tìm cách giải
quyết câu hỏi phù hợp; chọn nơi đăng bài khảo sát uy tín để tránh dữ liệu rác, các dữ
liệu không đúng đối tượng, không phù hợp với câu hỏi yêu cầu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích mô tả

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện số lượng nam và nữ tham gia khảo sát

Giới tính Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Nam 40 28,0 28,0
Nữ 103 72,0 100,0
Tổng 143 100,0

10
GIỚI TÍNH

28%

72%

Nam Nữ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện trường của sinh viên tham gia khảo sát

Trường Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


UEH 78 54,5 54,5
Khác 65 45,5 100,0
Tổng 143 100,0
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện trường của sinh viên tham gia khảo sát

Trường

45.5

54.5

UEH Khác

11
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện số người tham gia khảo sát là sinh viên năm mấy

Năm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Năm 1 81 56,6 56,6
Năm 2 2 1,4 58
Năm 3 7 4,9 62,9
Năm 4 44 30,8 93,7
Khác 9 6,3 100,0
Tổng 143 100,0

SINH VIÊN NĂM MẤY


60 56.6

50

40
30.8
30

20

10 6.3
4.9
1.4
0
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Khác

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện số người tham gia khảo sát là sinh viên năm mấy
Nhận xét:
- Sau khi nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin về hành vi tiêu dùng của sinh viên đối
với những sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, nhóm đã tiến hành phân tích dữ liệu thu được
từ 143 sinh viên với 54,5% là sinh viên UEH, và 45,5 đến từ các trường khác. Trong đó, số
lượng sinh viên nam chiếm 28% trong khi sinh viên nữ chiếm 72%. Có thể thấy tỉ lệ nam nữ có
chênh lệch lớn.
- Ngoài ra, trong số 143 sinh viên tham gia khảo sát, có tới 81 sinh viên đang học năm
nhất (chiếm 56,6%), 2 sinh viên đang học năm 2 (chiếm 1,4%), 7 sinh viên đang học năm 3
(chiếm 4,9%), 44 sinh viên đang học năm 4 (chiếm 30,8%), còn lại là 9 sinh viên khác (chiếm
6,3%).
Tần suất mua sắm Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
12
Hiếm khi 3 2,1 2,1
Thỉnh thoảng 62 43,4 45,5
Thường xuyên 78 54,5 100,0
Tổng 143 100,0
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện tần suất mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh
viên tham gia khảo sát

Nhận xét:
Trong 143 sinh viên tham gia khảo sát, phần lớn sinh viên đều mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử, trong đó 54,5% sinh viên thường xuyên mua sắm và 43,4% sinh viên thỉnh
thoảng mua sắm. Chỉ có 2,1% sinh viên hiếm khi mua sắm online. Điều này cho thấy hầu hết
sinh viên đều có sự quan tâm lớn dành cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.

TẦN SUẤT MUA SẮM


2.1

43.4
54.5

Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên


Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tần suất mua sắm

13
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện số tiền sẵn sàng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử của sinh viên tham gia khảo sát
Số tiền Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
< 1 triệu 92 64,3 64,3
1-3 triệu 44 30,8 67,1
3-5 triệu 3 2,1 97,9
> 5 triệu 4 2,8 100,0
Tổng 143 100,0

SỐ TIỀN SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO VIỆC MUA SẮM


TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
70 64.3
60
50
40
30.8
30
20
10 2.8
2.1
0
< 1 triệu 1-3 triệu 3-5 triệu > 5 triệu

Số tiền sẵn sàng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện khả năng sẵn sàng chi trả cho mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử

Nhận xét:

Số liệu cho thấy phần lớn các bạn sinh viên tham gia khảo sát sẵn sàng chi tiêu cho việc
mua sắm trên các sàn thương mại điện tử là khá thấp với 64,3% dưới 1 triệu, 30,8% từ 1-3
triệu. Bên cạnh đó, chỉ có 2,1% các bạn sinh viên sẵn sàng mua sắm online từ 3-5 triệu và 2,8%
mua nhiều hơn 5 triệu.

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện các sàn thương mại điện tử yêu thích của sinh viên tham gia
khảo sát
Phần trăm các trường
Tên Tần số Phần trăm
hợp
Shopee 138 61,3 96,5
Lazada 17 7,5 11,9
Tiktok Shop 64 28,4 44,8
Tiki 6 2,8 4,2
Tổng 225 100,0 157,4

14
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ YÊU THÍCH

Tiki 2.8

Tiktok Shop 28.4

Lazada 7.5

Shopee 61.3

0 10 20 30 40 50 60 70

Sàn thương mại điện tử yêu thích

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích các sàn thương mại điện tử của sinh viên
tham gia khảo sát

Nhận xét:

Qua khảo sát, có thể thấy rằng Shopee là sàn thương mại điện tử được ưa chuộng nhất
với 138 lượt bình chọn từ các bạn sinh viên (chiếm 61,3%), bên cạnh đó Tiktok Shop cũng
trong danh sách đó với 64 bình chọn (chiếm 28,4%). Trong khi số sinh viên lựa chọn Lazada là
17 (chiếm 7,5%), còn Tiki chỉ là 6 (chiếm 2,8%). Từ đó, Lazada và Tiki cần tập trung vào việc
khắc phục nhược điểm, cải thiện để có thể thu hút thêm khách hàng.

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện cách biết đến các sàn thương mại điện tử của sinh viên tham
gia khảo sát
Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Bạn bè, người thân 20 14,0 14,0
Quảng cáo (tạp chí, tivi, website,
18 12,6 26,6
youtube…)
Mạng xã hội (Facebook, instagram...) 90 62,9 89,5
Tự tìm kiếm trên google 13 9,1 98,6
Khác 2 1,4 100,0
Tổng 143 100,0
Nhận xét:
- Dựa vào số liệu, có thể thấy phần lớn sinh viên biết đến các sàn thương mại qua mạng
xã hội với 90 sinh viên chiếm 63,9%. Bên cạnh đó, có 20 sinh viên biết qua bạn bè người thân

15
BIẾT ĐẾN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUA
ĐÂU

Khác 2 (1,4%)

Tự tìm kiếm trên google 13 (9,1%)

Mạng xã hội (Facebook, Instagram) 90 (62,9%)

Quảng cáo (tạp chí, tivi, website, youtube) 18 (12,6%)

Bạn bè, người thân 20 (14,0%)

0 10 20 30 40 50 60 70

Biết đến các sàn TMĐT qua đâu


(chiếm 14,0%), qua quảng cáo có 18 sinh viên (chiếm 12,6%), 13 sinh viên tự tìm kiếm trên
google (chiếm 9,1%), những lí do khác chỉ chiếm 1,4% qua 2 sinh viên.
- Qua đó, có thể thấy rằng mạng xã hội có ảnh hưởng lớn tới việc mua sắm của sinh
viên. Các sàn thương mại điện tử nên tăng cường tần suất xuất hiện trên các trang mạng xã hội
để ngày càng nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận.
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện có hay không đồng ý tiếp tục mua sắm trên các sàn thương
mại điện tử của sinh viên tham gia khảo sát

Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Có 141 98,6 98,6
Không 2 1,4 100,0
Tổng 143 100,0

16
KHẢ NĂNG TIẾP TỤC MUA SẮM TRÊN CÁC SÀN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1,4%

98.6%

Có Không
Biểu đồ 8: Biểu đồ thể hiện có hay không đồng ý tiếp tục mua sắm trên các sàn thương
mại điện tử của sinh viên tham gia khảo sát
Nhận xét:
- Qua khảo sát, có thể thấy hầu hết các sinh viên đều quyết định sẽ tiếp tục mua sắm trên
các sàn thương mại điện tử với 141 sinh viên chiếm 98,6% trong khi chỉ có 2 sinh viên thì
không chiếm 1,4%.
- Điều này cho thấy rằng việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đang là hình
thức mua sắm phổ biến và được ưa chuộng.
Bảng 9: Bảng tần số thể hiện lý do mua hàng trên các sàn thương mại điện tử
Phần trăm các
Tên Tần số Phần trăm
trường hợp
Thuận tiện, không cần di chuyển 127 36,0 88,8

Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn 103 29,2 72,0

Hàng hoá phong phú, đa dạng 103 29,2 72,0

Giá rẻ hơn mua trực tiếp 4 1,1 2,8

Bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt 13 3,7 9,1

Khác 3 0,8 2,1

Tổng 353 100,0 246,8

17
LÝ DO MUA HÀNG TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thuận tiện, không cần di chuyển 127 (88,8%)

Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn 103 (72%)

Hàng hoá phong phú, đa dạng 103 (72%)

Giá rẻ hơn mua trực tiếp 4 (2,8%)

Bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt 13 (9,1%)

Khác 3 (2,1%)

0 20 40 60 80 100 120 140

Lý do mua hàng trên các sàn thương mại điện tử


Biểu đồ 9: Biểu đồ thể hiện lý do mua hàng trên các sàn thương mại điện tử
Nhận xét:
- Qua khảo sát, ta thấy phần lớn sinh viên 88,8% mua hàng trên các sàn thương mại
điện tử vì lý do thuận tiện, không cần di chuyển. Theo sau đó là các lý do: nhiều chương trình
khuyến mãi hấp dẫn, hàng hoá phong phú, đa dạng, giá rẻ hơn mua trực tiếp. Ngược lại, chỉ có
13 trong tổng số 143 sinh viên chọn lý do bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt và 1 sinh
viên chọn lý do khác.
- Có thể thấy mua sắm trên các sàn thương mại điện tử có rất nhiều ưu thế so với việc
mua hàng trực tiếp, đặc biệt là với xu hướng sống năng động, bận rộn của giới trẻ hiện nay.
Nhìn chung, thông tin trên cho thấy sinh viên ngày càng coi trọng sự tiện lợi, tiết kiệm thời
gian và công sức khi mua sắm. Các sàn thương mại điện tử cần tập trung phát triển các yếu tố
này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Bảng 10: Bảng tần số thể hiện mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện tử
Phần trăm các trường
Tên Tần số Phần trăm
hợp
Thực phẩm 28 6,5 19,6
Mỹ phẩm 96 22,4 67,1
Thiết bị đồ dùng gia đình 62 14,5 43,4
Đồ công nghệ và điện tử 47 11,0 32,9
Sách, văn phòng phẩm 65 15,2 45,5
Thời trang (quần áo, giày dép, túi
128 29,9 89,5
xách...)
Khác 2 0,5 1,4
Tổng 428 100,0 299,4

18
MẶT HÀNG THƯỜNG MUA TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ

Khác 2 (1,4%)

Thời trang (quần áo, giày


128 (89,5%)
dép, túi xách...)

Sách, văn phòng phẩm 65 (45,5%)

Đồ công nghệ và điện tử 47 (32,9%)

Thiết bị đồ dùng gia đình 62 (43,4%)

Mỹ phẩm 96 (67,1%)

Thực phẩm 28 (19,6%)

0 20 40 60 80 100 120 140

Mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện tử
Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện mặt hàng thường mua trên các sàn thương mại điện tử
Nhận xét:
- Với 89,5% trên tổng số 143 sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn, thời trang (quần áo,
giày dép,…) là mặt hàng phổ biến nhất được sinh viên hướng tới khi mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử. Điều này cho thấy sinh viên ngày nay rất quan tâm đến ngoại hình và
phong cách của bản thân. Bên cạnh đó những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc
sống hàng ngày như thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình, đồ công nghệ và điện tử,
sách, văn phòng phẩm cũng được nhiều sinh viên lựa chọn mua sắm. Ngoài ra còn có 1,4%
sinh viên mua những mặt hàng khác.
- Thông tin trên cho thấy nhu cầu mua sắm của sinh viên trên sàn thương mại điện tử rất
đa dạng. Các sàn thương mại điện tử cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
của sinh viên.
Bảng 11: Bảng tần số thể hiện yếu tố thường xem xét để quyết định mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử
Phần trăm các trường
Tên Tần số Phần trăm
hợp
Giá cả 121 26,7 84,6
Các đánh giá khách hàng 114 25,2 79,7
Thương hiệu 77 16,9 53,8
Mã giảm giá 99 21,9 69,2
Thời gian vận chuyển 42 9,3 29,4
Tổng 453 100,0 316,7

19
YẾU TỐ XEM XÉT ĐỂ QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN CÁC
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thời gian vận chuyển 42 (29,4%)

Mã giảm giá 99 (69,2%)

Thương hiệu 77 (53,8%)

Các đánh giá khách hàng 114 (79,7%)

Giá cả 121 (84,6%)

0 20 40 60 80 100 120 140

Yếu tố xem xét để quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử
Biểu đồ 11: Biểu đồ thể hiện yếu tố thường xem xét để quyết định mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử
Nhận xét:
- Khảo sát cho thấy giá cả là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mua hàng của sinh
viên trên sàn thương mại điện tử với 84,6% lựa chọn. Điều này cho thấy sinh viên là nhóm
khách hàng có thu nhập hạn chế, do đó họ luôn mong muốn tìm được những sản phẩm chất
lượng với giá cả hợp lý.
- Đánh giá của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng, chiếm 79,7%. Điều này cho
thấy sinh viên rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của sàn thương mại điện tử.
Họ thường tham khảo đánh giá của những khách hàng đã mua hàng trước đó để có thêm thông
tin và tự tin hơn khi mua sắm.
- Mã giảm giá cũng là một yếu tố thu hút sự quan tâm của sinh viên, chiếm 69,2%. Điều
này cho thấy sinh viên luôn mong muốn tiết kiệm chi phí khi mua sắm. Các sàn thương mại
điện tử có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút sinh viên.
- Thương hiệu chiếm 53,8%. Điều này cho thấy sinh viên cũng quan tâm đến thương
hiệu của sản phẩm. Họ thường tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm của các thương hiệu uy tín.
- Thời gian vận chuyển chiếm 29,4%. Điều này cho thấy sinh viên mong muốn nhận
được hàng nhanh chóng. Các sàn thương mại điện tử cần có chính sách giao hàng nhanh chóng,
tiện lợi để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

20
Bảng 12: Phân phối tần số thể hiện hình thức thanh toán khi mua hàng trên các sàn
thương mại điện tử
Cách lựa chọn Phần trăm các trường hợp
Tần số
khi thanh toán (%)
Thanh toán khi nhận
86 60,1
hàng(COD)
Thẻ tín dụng/ghi nợ 10 7,0
Ví điện tử/ghi nợ 47 32,9
Tổng 143 100,0

HÌNH THỨC THANH TOÁN


100
90 86
80
70
60.1
60
50 47
40 32.9
30
20
10 7
10
0
Thanh toán khi nhận hàng Thẻ tín dụng/ghi nợ Ví điện tử

Tần số Phần trăm

Biểu đồ 12: Biểu đồ thể hiện hình thức thanh toán khi mua hàng trên các sàn thương mại
điện tử
Nhận xét:
Qua khảo sát ta thấy thanh toán khi nhận hàng là phổ biến nhất với 60,1% sinh viên lựa
chọn thanh toán khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Tiếp đó là sử dụng các loại ví
điện tử với 32,9% các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng. Ít phổ biến nhất là thẻ tín dụng/ghi nợ
chỉ có 10 bạn lựa chọn, chiếm tỉ lệ 7% trên tổng số. Có thể thấy các loại hình thức thanh toán
được sử dụng phổ biến nhất đều có ưu điểm chung là tạo sự nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo
quyền lợi an toàn của người dùng khi được phép kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

21
Bảng 13: Bảng thể hiện các trở ngại gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại điện
tử
Phần trăm các
Các trở ngại gặp phải Tần số
trường hợp

Sản phẩm nhận được không đúng với quảng cáo 90 36

Lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ 55 22

Chi phí vận chuyển cao 52 20,8

Thủ tục hoàn trả hàng tốn nhiều thời gian 48 19,2

Thái độ shipper không tốt 3 1,2

Không thể thử đồ trực tiếp 1 0,4

Sợ bị lạc mất đơn hàng 1 0,4

Tổng 250 100,0

TRỞ NGẠI KHI MUA SẮM


Sợ bị lạc mất đơn hàng 1

Không thể thử đồ trực tiếp 1

Thái độ shipper không tốt 3

Thủ tục hoàn trả hàng tốn nhiều thời gian 48

Chi phí vận chuyển cao 52

Lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ 55

Sản phẩm nhận được không đúng với quảng cáo 90

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Biểu đồ 13: Biểu đồ thể hiện các trở ngại gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại
điện tử
Nhận xét:

Khảo sát cho thấy các trở ngại thường gặp khi mua hàng trên các sàn thương mại điện
tử. Trở ngại phổ biến thường gặp nhất đó là sản phẩm nhận về không đúng với hàng quảng cáo
trên mạng với 63% các bạn sinh viên lựa chọn. Kế tiếp đó chính là thủ tục hoàn trả, đổi hàng

22
tốn nhiều thời gian không giải quyết triệt để được vấn đề với 50 bạn lựa chọn chiếm 34,2% trên
tổng số 143 mẫu khảo sát. Hai trở ngại được lựa chọn có số liệu gần như bằng nhau là lo ngại
thông tin cá nhân bị tiết lộ và chi phí vận chuyển cao lần lượt chiếm tỉ lệ 37,7% và 36,3%. Còn
một số trở ngại khác như thái độ của shipper giao hàng không tốt, bị lạc mất đơn hàng,… Từ
đó, các sàn thương mại điện tử nên khắc phục những hạn chế còn tồn tại để có thể đem lại trải
nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Bảng 14: Bảng đánh giá về dịch vụ của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam của sinh
viên các trường đại học

Bảng 14.1: Bảng tần số đánh giá sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 2 1,4 1,4
Không hài lòng 2 1,4 2,7
Bình thường 73 51 53,4
Hài lòng 62 43,4 96,6
Rất hài lòng 4 2,8 100,0
Tổng 143 100,0

SỰ ĐẢM BẢO VỀ CHẤT LƯỢNG


2.8% 1.4% 1.4%

43.4%
51.0%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 14: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm của các sàn thương
mại điện tử
Nhận xét:
- Đại đa số người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử hài lòng về chất lượng sản
phẩm, khi có 43,4% trong tổng số 143 người thực hiện khảo sát cảm thấy hài lòng và một số
nhỏ thể hiện sự rất hài lòng (2,8%). Có hơn một nửa số người (51%) cảm thấy bình thường, tức

23
là họ chất lượng hàng hóa ở mức ổn định, không quá tệ hay quá xuất sắc. Số ít còn lại ở mức
không hài lòng và rất không hài lòng, với tỷ lệ % ngang bằng nhau là 1,4%.
- Qua đó, ta có thể thấy hầu hết các mặt hàng trên các sàn thương mại điện tử hiện nay
đều có sự đảm bảo về chất lượng (94,4% người hài lòng/143 người khảo sát). Chỉ một vài phần
trăm nhỏ chưa thực sự hài lòng về chất lượng có thể là do hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng sao chép hình ảnh từ những thương hiệu khác để đăng bài bán hàng.
Bảng 14.2: Bảng tần số đánh giá về tính đa dạng của các hàng hóa
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 6 4,2 4,1
Không hài lòng 2 1,4 5,5
Bình thường 30 21 26,7
Hài lòng 72 50,3 76,7
Rất hài lòng 33 23,1 100,0
Tổng 143 100,0

TÍNH ĐA DẠNG CỦA HÀNG HÓA


4.2% 1.4%

23.1%
21.0%

50.3%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 15: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về tính đa dạng của các hàng hóa trên các
sàn thương mại điện tử
Nhận xét:
Đối với những tín đồ chuyên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử thì ai cũng phải
thừa nhận sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, xuất sứ,… của những sản phẩm tại đây. Từ quần
áo, phụ kiện đến trang thiết bị điện tử, đồ gia dụng,… hầu như đều có đủ trên “màn ảnh nhỏ”
cho người tiêu dùng thoải mái lựa chọn và mua sắm. Thể hiện cụ thể qua 143 khảo sát: 23,1%
và 50,3% người dùng rất hài lòng và hài lòng về tính đa dạng của hàng hóa khi mua sắm
online; 21% kế tiếp thể hiện ý kiến trung lập và sự không hài lòng, rất không hài lòng ở mức
4,2% và 1,4%.

24
Bảng 14.3: Bảng tần số đánh giá về chính sách bảo vệ người mua
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 2 1,4 1,4
Không hài lòng 10 7 8,2
Bình thường 75 52,4 60,3
Hài lòng 48 33,6 93,8
Rất hài lòng 8 5,6 100,0
Tổng 143 100,0

CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGƯỜI MUA


1%
6% 7%

34%

52%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 16: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về chính sách bảo vệ người mua của các sàn
thương mại điện tử
Nhận xét:
- Hơn một nửa số người tiêu dùng (52%) thực hiện khảo sát cho rằng những chính sách
bảo vệ người dùng của các sàn thương mại điện tử dành cho họ ở mức bình thường. Trong khi
đó chỉ với 33,6% mức độ hài lòng, là một con số còn khá thấp, chưa kể đến mức độ rất hài lòng
(5,6%) còn thấp hơn mức độ không hài lòng (8,4%).
- Vì vậy, các sàn thương mại điện tử cần xem xét và có giải pháp nâng cao quyền lợi khi
mua hàng cho người tiêu dùng, để họ yên tâm mua sắm; đồng thời cải thiện mức độ hài lòng
của khách hàng đối với chính sách bảo vệ người mua của mình.
Bảng 14.4: Bảng tần số đánh giá về bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất không hài lòng 3 2,1 2,1
Không hài lòng 14 9,8 11,6
Bình thường 78 54,5 65,8
Hài lòng 42 29,4 95,2
Rất hài lòng 6 4,2 100,0

25
Tổng 143 100,0

BỘ PHẬN HỖ TRỢ, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG


4.2% 2.1%

9.8%

29.4%

54.5%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 17: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của
các sàn thương mại điện tử
Nhận xét:
- 55% người tiêu dùng đánh giá bình thường về bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng,
cũng là mức đánh giá bình thường cao nhất trong tổng số 10 đánh giá về dịch vụ của các sàn
thương mại điện tử. Phần trăm đánh giá này cho thấy về khâu hỗ trợ, chăm sóc khách trước,
trong và sau mua trên các sàn thương mại điện tử luôn duy trì ở mức ổn định; còn độ hài lòng
của khách hàng ở bộ phận này là 33,6%.
- Tuy nhiên, mức độ đánh giá không hài lòng cho bộ phận chăm sóc hàng này vẫn còn
cao, xấp xỉ 10% và rất không hài lòng là 2,1%. Để hoạt động bán hàng được hoàn thiện hơn thì
chủ các sàn thương mại điện tử cần khắc phục những yếu kém của bộ phận chăm sóc khách
hàng (thái độ, tác phong,… của nhân viên).
Bảng 14.5: Bảng tần số đánh giá về giao diện thiết kế, cách sử dụng

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất không hài lòng 3 2,1 2,1
Không hài lòng 5 3,4 5,5
Bình thường 52 36,4 41,8
Hài lòng 69 48,3 89,7
Rất hài lòng 14 9,8 100,0
Tổng 143 100,0

26
GIAO DIỆN THIẾT KẾ, CÁCH SỬ DỤNG
2.1% 3.4%

9.8%

36.4%

48.3%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 18: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về giao diện thiết kế, cách sử dụng

Nhận xét:

- Giao diện bắt mắt, thao tác đơn giản sẽ là yếu tố góp phần vào việc quyết định lựa
chọn sàn thương mại điện tử nào để mua sắm. Về việc thiết kế giao diện trang chủ của các sàn
thương mại điện tử đã và luôn có sự thay đổi theo từng dịp, từng mùa (BlackFriday, sinh nhật,
…).

- Thông qua đó, con số đánh giá nhận về cho khảo sát này là 58,1% sự hài lòng, 36% ở
mức bình thường và phần trăm không hài lòng chiếm con số rất nhỏ (5,5%). Điều này chứng tỏ
người dùng có ấn tượng khá tốt với những giao diện đã và đang xuất hiện trên các sàn thương
mại điện tử hiện nay.

Bảng 14.6: Bảng tần số đánh giá về các chức năng tìm kiếm chọn lọc

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất không hài lòng 4 2,8 2,7
Không hài lòng 6 4,2 6,8
Bình thường 48 33,6 40,4
Hài lòng 68 47,5 87,7
Rất hài lòng 17 11,9 100,0
Tổng 143 100,0

27
CÁC CHỨC NĂNG TÌM KIẾM CHỌN LỌC
2.8% 4.2%

11.9%

33.6%

47.5%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 19: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về các chức năng tìm kiếm chọn lọc
Nhận xét:
Các chức năng tìm kiếm và chọn lọc sản phẩm hiện đang vận hành tốt trên các sàn
thương mại điện tử, thể hiện qua 47,5% sự hài lòng và 11,9% rất hài lòng, tiếp theo sau đó là
34% số người tiêu dùng đánh giá ở mức độ bình thường. Có khoảng 7% phản hồi về sự không
hài lòng cho chức năng trên, nguyên nhân có thể là do sản phẩm người dùng tìm kiếm có quá
nhiều điều kiện và số lượng sản phẩm đáp ứng điều kiện quá ít. Do đó việc lọc và hiển thị sản
phẩm bị hạn chế.
Bảng 14.7: Bảng tần số đánh giá về tốc độ truy cập App/Web

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất không hài lòng 6 4,2 4,1
Không hài lòng 8 5,5 9,6
Bình thường 61 42,7 52,1
Hài lòng 57 39,9 91,8
Rất hài lòng 11 7,7 100,0
Tổng 143 100,0

28
TỐC ĐỘ TRUY CẬP APP/WEB
7.7% 4.2% 5.5%

39.9%
42.7%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 20: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về tốc độ truy cập App/Web
Nhận xét:
Trước hết để có tốc độ cao nhất khi truy cập vào bất kỳ app hay trang web nào, người
dùng cần phải có kết nối Internet ổn định, dung lượng của thiết bị công nghệ đang sử dụng phải
đủ nhiều. Khi đó việc truy cập vào các app/web mua sắm sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Theo kết
quả khảo sát có 47,6% sự hài lòng (39,9% hài lòng và 7,7% rất hài lòng) về tốc độ truy cập vào
các sàn thương mại điện tử, cao hơn so với mức độ bình thường là 4,6%. Về số phần trăm
không hài lòng (9,7%) nguyên nhân có thể xuất phát từ việc người dùng truy cập vào lúc sàn
thương mại điện tử đang trong trạng thái cập nhật hay đơn giản là do mạng của người dùng bị
lỗi.
Bảng 14.8: Bảng tần số đánh giá về bảo mật
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 3 2,1 2,1
Không hài lòng 16 11,2 13,0
Bình thường 76 53,1 65,8
Hài lòng 43 30,1 95,9
Rất hài lòng 5 3,5 100,0
Tổng 143 100,0

29
ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO MẬT
60
53.1
50

40
30.1
30

20
11.2
10
2.1 3.5
0
Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Đánh giá về bảo mật

Biểu đồ 21: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về bảo mật của các sàn thương mại điện tử
Nhận xét:
Liên quan đến vấn đề bảo mật, có 33,6% số người thực khảo sát thể hiện sự hài lòng,
chênh lệch 19,4% so với mức độ bình thường. Với một vấn đề quan trọng như bảo mật thì mức
hài lòng này là còn quá thấp, thể hiện việc tin tưởng độ bảo mật của các sàn thương mại điện tử
chưa thật sự tốt; kèm theo đó là phần trăm số người đánh giá không hài lòng chiếm tỷ lệ cao
nhất trong 10 bảng đánh giá dịch vụ (11,2%).
Bảng 14.9: Bảng tần số đánh giá về giá thành sản phẩm
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 3 2,1 2,1
Không hài lòng 3 2,1 4,1
Bình thường 55 38,5 42,5
Hài lòng 67 46,8 89,0
Rất hài lòng 15 10,5 100,0
Tổng 143 100,0

30
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1% 2.1%

10.5%

38.5%

46.8%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 22: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng với giá thành sản phẩm của các sàn thương
mại điện tử
Nhận xét:
Hầu hết giá cả của các mặt hàng tại các sàn thương mại điện tử đều có giá rẻ hơn ở
ngoài rất nhiều (trừ những local brand, những sản phẩm đã được niêm yết giá cụ thể) là do
khách hàng có nhiều hơn các chính sách ưu đãi: mã giảm giá khi mua nhiều sản phẩm, điểm
thưởng,…. Có hơn 57% số người đánh giá tốt về giá khi mua sắm qua các sàn thương mại điện
tử, 39% không có ý kiến và 4,2% cho rằng giá cả chưa khiến họ hài lòng.
Bảng 14.10: Bảng tần số đánh giá về dịch vụ vận chuyển

Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy


Rất không hài lòng 5 3,4 3,4
Không hài lòng 3 2,1 5,5
Bình thường 53 37,1 42,5
Hài lòng 63 44,1 86,3
Rất hài lòng 19 13,3 100,0
Tổng 143 100,0

31
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
3.4% 2.1%

13.3%

37.1%

44.1%

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 23: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về dịch vụ vận chuyển của các sàn thương
mại điện tử
Nhận xét:
Dịch vụ vận chuyển của các sàn thương mại điện tử luôn có nhiều hình thức để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Ví dụ như giao hàng hỏa tốc, giao hàng nhanh, giao hàng
tiết kiệm,… tùy vào khu vực cũng như khoảng cách từ điểm đi và đến của hàng hóa để hỗ trợ
chi phí vận đơn cho khách hàng (có thể là miễn phí). Đánh giá về sự hài lòng (57,4%) luôn
chiếm đa số so với những mức độ còn lại: bình thường là 37%, không hài lòng là 2,1% và rất
không hài lòng là 3,4%. Trong quá trình vận chuyển luôn có những trường hợp hàng hóa bị
móp méo, gãy, vỡ,… khiến người nhận thất vọng. Đó là lý do vì sao xuất hiện 5,5% đánh giá
không hài lòng về dịch vụ vận chuyển.
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng về các sàn thương mại điện tử
Mức độ Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy
Rất không hài lòng 3 2,1 2,1
Không hài lòng 1 0,7 0,7
Bình thường 39 27,3 27,3
Hài lòng 80 55,9 55,9
Rất hài lòng 20 14,0 14,0
Tổng 143 100,0 100,0

32
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
Tần số Tần suất phần trăm
80

55.9

39
27.3
20
14
3 2.1 1 0.7

Rất không hài Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
lòng
Biểu đồ 24: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về các sàn thương mại điện tử

Nhận xét:

Qua khảo sát, ta thấy phần đông sinh viên đều cảm thấy hài lòng khi mua sắm trên các
sàn thương mại điện tử với 80 bạn lựa chọn chiếm 55,9%, mức độ bình thường chiếm 27,3% và
có 14% cảm thấy rất hài lòng khi sử dụng các sàn thương mại điện tử này. Ngoài ra có một số ít
bạn cảm thấy không hài lòng và rất không hài lòng chiếm tỉ lệ lần lượt 2,1% và 0,7%. Qua đó
ta thấy còn có vấn đề mắc phải ở các sàn thương mại điện tử chưa đem đến cho người dùng trải
nghiệm hài lòng nhất.
3.2. Ước lượng trung bình tổng thể

Case Processing Summary


Cases
Valid Missing Total
N Percent N Percent N Percent
Số tiền mà 143 58,1% 103 41,9% 246 100,0%
bạn sẵn
lòng chi trả
cho việc
mua sắm
trên các
sàn thương

33
mại điện tử
mỗi tháng
Ước lượng trung bình Số tiền mà bạn sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử mỗi tháng
Descriptives
Statistic Std. Error
Mean 1,45 0,059
95% Confidence Lower 1,34
Interval for Mean Bound
Upper 1,57
Bound
Số tiền mà bạn sẵn lòng 5% Trimmed Mean 1,36
chi trả cho việc mua Median 1,00
Variance 0,503
sắm trên các sàn thương Std. Deviation 0,709
mại điện tử mỗi tháng Minimum 1
Maximum 4
Range 3
Interquartile Range 1
Skewness 1,843 0,203
Kurtosis 3,748 0,403

Số tiền mà bạn sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử mỗi tháng:
Frequency Stem & Leaf
91,00 1.
0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000
000000000000000
,00 1.
,00 1.
,00 1.
,00 1.
44,00 2 . 00000000000000000000000000000000000000000000
,00 2.
,00 2.
,00 2.
,00 2.

34
3,00 3 . 000
5,00 Extremes (>=4)
Stem width: 1

Each leaf: 1 case (s)

Nhận xét: Từ số liệu phân tích, ta thấy được trung bình số tiền mà mỗi sinh viên sẵn lòng chi
trả cho việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử sẽ từ khoảng 1.112.000 - 1.403.000.
3.3. Kiểm định
Kiểm định nhận định: “Giới tính không ảnh hưởng đến số tiền sẵn lòng chi trả cho việc mua
sắm trên các sàn thương mại điện tử mỗi tháng”, với độ tin cậy là 95% nhận định trên có đáng
tin cậy không?
Giả thuyết:
H0: Số tiền sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử mỗi tháng
của nam và nữ là như nhau.

35
Group Statistics
Std.
Giới Mea Std.
N Error
tính n Deviation
Mean

Số tiền mà bạn sẵn lòng chi trả cho việc 1 40 1,63 0,807 0,128
mua sắm trên các sàn thương mại điện
tử mỗi tháng 2 103 1,39 0,660 0,065

Ha: Số tiền sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử mỗi tháng của
nam và nữ là không bằng nhau.
Independent Samples Test
Levene's
Test for
t-test for Equality of Means
Equality of
Variances
95% Confidence
Significance Interval of the
Mean Std. Error Difference
F Sig. t df One- Two- Difference Difference
Sided Sided Lower Upper
p p
Số tiền sẵn Equal
lòng chi variances 2,8 0,096 1,805 141 0,037 0,073 0,237 0,131 -0,023 0,496
trả cho assumed
việc mua
sắm trên Equal
các sàn variances
thương 1,653 60,373 0,052 0,104 0,237 0,143 -0,050 0,523
not
mại điện tử assumed
mỗi tháng
Nhận xét:
Giá trị Sig. của kiểm định Levene’s Test for Equality of Variances là 0.096 > 0.05 nên
có cơ sở để kết luận rằng phương sai về số tiền sẵn lòng chi trả cho việc mua sắm trên các sàn
thương mại điện tử mỗi tháng của nam và nữ là như nhau. Giá trị Sig.(2-tailed) của kiểm định
T-test for Equality of Means ở cột Equal variances assumed > 0.001 cho thấy không thể bác bỏ
giả thuyết H0. Hay nói cách khác, với mức ý nghĩa là 5% có cơ sở khi nói rằng chi tiêu hàng
tháng dành cho sản phẩm skincare của nam và nữ là giống nhau.

36
4. ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

4.1. Đề xuất giải pháp

Việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử có nhiều ưu điểm so với việc mua hàng
trực tiếp. Tuy nhiên, các sàn thương mại điện tử cũng còn tồn tại một số hạn chế cần được giải
quyết để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững như sau: Sản phẩm nhận được không đúng
với quảng cáo, thủ tục hoàn trả và đổi hàng mất nhiều thời gian, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết
lộ, chi phí vận chuyển cao, sợ bị “hack” mất tiền, không thể thử đồ trực tiếp khi mua mặt hàng
là quần áo, thái độ của shipper,…

Thông qua kết quả phân tích, nhóm có đưa ra những đề xuất giải pháp như sau:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Các sàn thương mại điện tử cần tăng cường đầu tư vào
công nghệ, cơ sở vật chất để đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài. Đồng thời xây dựng và
đào tạo đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường các
chương trình khuyến mãi, ưu đãi nhằm thu hút khách hàng; cải thiện và thay đổi cách
thức hoàn trả và đổi hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ vận chuyển, hỗ trợ khách hàng
sau mua, chính sách bảo hành, đổi trả hàng hoá đều phải chính xác, thân thiện và nhanh
chóng.

- Tăng cường bảo mật thông tin: Nên áp dụng các biện pháp bảo mật có lớp bảo vệ cao,
đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng.

- Thúc đẩy phát triển thương hiệu: Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả kết hợp với
tăng cường quảng bá, truyền thông nhằm tăng độ nhận diện.

- Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác: Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền
vững các đối tác uy tín, tiềm năng.

Việc triển khai các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo mật thông tin,
phát triển thương hiệu và hợp tác của các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển các sàn
thương mại điện tử tại Việt Nam.

4.2. Kết luận

Sau khi tiến hành cuộc khảo sát với ý kiến của 143 sinh viên ở các trường đại học tại
Việt Nam về dự án nghiên cứu “Khảo sát hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với các sàn
thương mại điện tử tại Việt Nam”. Nhóm chúng em có kết luận như sau:

Ngày nay, mua sắm online đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nên việc nắm bắt được
nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng. Sau bài khảo sát, nhóm em đã nhận thấy những lí
do, mong muốn, các yếu tố ảnh hưởng, những trở ngại, điểm hài lòng hay chưa hài lòng khi
mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Từ đó, đưa ra được những giải pháp, định hướng cụ

37
thể, cách khắc phục những điểm chưa hoàn thiện để đem lại cho người dùng những trải nghiệm
tốt nhất, phù hợp với mục tiêu đã đề ra của đề tài nghiên cứu.

5. HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

5.1. Đối với đề tài

Khảo sát trực tuyến thông qua Google Form là một phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy
nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như là: Số lượng mẫu vẫn còn ít; độ khái quát,
mức độ tin cậy của câu trả lời chưa cao, khảo sát trực tuyến có thể khiến người trả lời trả lời
hời hợt, qua loa. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính xác thực của kết quả khảo sát và gây khó
khăn cho nhóm trong quá trình phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận chính xác nhất.

5.2. Đối với nhóm

Vì hình thức dự án vẫn còn mới mẻ với các thành viên nên không thể tránh khỏi việc
nhóm vẫn có những thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện dự án.

38
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt đề tài: “Khảo sát hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với những
sàn thương mại điện tử tại Việt Nam” chỉnh chu và hoàn thiện nhất. Nhóm chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Thầy Hà Văn Sơn – giảng viên bộ môn Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế và Kinh doanh, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập để chúng em có thể vận dụng, thực hiện tốt bài báo cáo của dự án
này. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Thầy sẽ thông cảm
và góp ý để chúng em có thể khắc phục và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương. (2021, Tháng 3 2). Phát triển thương mại điện tử trở thành
một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Được truy lục từ Cổng thông tin
điện tử Bộ Công Thương (MOIT): https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-
dang/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tro-thanh-mot-trong-nhung-linh.html
FPTSKILLKING. (2022, Tháng 11 25). Sàn thương mại điện tử là gì? Sàn thương mại điện tử
được hoạt động theo cơ chế nào? Được truy lục từ FPT Skillking:
https://skillking.fpt.edu.vn/tin-tuc/san-thuong-mai-dien-tu/
V.C. (2023, Tháng 3 7). ‘Bắt nhịp’ thế hệ người tiêu dùng mới trên sân chơi thương mại điện
tử. Được truy lục từ Tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/bat-nhip-the-he-nguoi-tieu-dung-
moi-tren-san-choi-thuong-mai-dien-tu-20230307153642932.htm

40

You might also like