Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Chapter 8

Mở đầu
Máy điều hòa là một thiết bị giúp làm mát phòng bằng cách lấy đi nhiệt năng. Tuy nhiên,
bản thân máy lạnh không thể làm cho nhiệt năng biến mất hoặc trở thành năng lượng trật
tự (ordered energy). Thay vào đó, nó chuyển nhiệt năng từ phòng lạnh ra nơi nóng hơn ở
bên ngoài. Vì sự truyền nhiệt này là chống lại chiều truyền nhiệt tự nhiên (nóng sang
lạnh) nên máy điều hòa còn được gọi là một máy bơm nhiệt.
Câu hỏi suy ngẫm:
- Vì sao nhiệt lại không truyền được một cách tự nhiên từ vật lạnh sao vật nóng?
- Máy điều hòa lấy đi nhiệt năng từ căn phòng, vậy tại sao nó lại cần thêm điện năng
để hoạt động? Vậy phần điện năng đó dùng làm gì?
- Tại sao một máy điều hòa luôn có 2 khối: trong phòng và ngoài phòng?
- Nếu bạn đặt một máy điều hòa ở chính giữa căn phòng và bật lên, nhiệt độ căn
phòng sẽ thay dổi thế nào?
Thí nghiệm: quan sát một chiếc máy điều hòa (nếu không có thì thay bằng tủ lạnh). Khi
máy hoạt động, hãy so sánh nhiệt độ khí luồng khí thổi ra ở cửa gió trong phòng với nhiệt
độ khí ra ở cửa gió ngoài phòng. Nhiệt năng đã truyền đi theo chiều nào? Hãy dự đoán cơ
chế này dừng lại, nhiệt sẽ truyền theo chiều nào? Sau đó tắt điều hòa đi và kiểm tra dự
đoán của mình.
Moving heat around:
Trong một ngày trời nắng nóng, không khí nóng từ bên ngoài liên tục xâm nhập vào nhà
bạn và chỉ dừng lại khi trong phòng nóng bằng với bên ngoài. Lúc này, bạn cần tìm cách
để lấy nhiệt năng ra khỏi căn phòng của mình. Cách duy nhất trước đây mà chúng ta đã
thảo luận là tiếp xúc với một vật lạnh hơn. Trừ khi bạn có hẳn một căn nhà làm bằng
nước đá cạnh mình, nếu không thì bạn cần một cơ chế hiệu quả hơn giúp hạn chế cái
nóng. Đó chính là máy điều hòa. Nhiệt sẽ đi từ khối khí lạnh trong phòng bạn sang khối
khí nóng ở bên ngoài, nhờ vậy trong phòng bạn sẽ lạnh hơn còn bên ngoài sẽ càng nóng
hơn. Đó là cái giá ta phải trả khi truyền nhiệt kiểu này. Máy điều hòa cần năng lượng trật
tự để có thể hoạt động và do vậy sẽ tiêu hao rất nhiều điện năng. Nó là một loại bơm
nhiệt, một thiết bị sử dụng năng lượng trật tự để chuyển nhiệt từ nơi lạnh hơn sang nơi
nóng hơn, chống lại chiều truyền nhiệt tự nhiên.
Trước khi tìm hiểu cách máy điều hòa “bơm” nhiệt, ta cần phải thấy được rằng việc bơm
này là cần thiết. Có 3 giải pháp làm lạnh thay thế mà ta cần phải xem xét trước khi bật
máy điều hòa lên:
1. Làm cho nhiệt từ nhà bạn chạy sang nhà hàng xóm
2. Phá hủy đi nhiệt năng trong phòng bạn
3. Chuyển đổi năng lượng nhiệt trong nhà bạn sang thành điện năng.
Ta cùng xem xét các giải pháp này dựa trên các quy luật về nhiệt năng:
1. Căn nhà bạn đang cân bằng nhiệt với bên ngoài, nhà hàng xóm cũng đang cân
bằng nhiệt với môi trường bên ngoài, nghĩa là nhà bạn và nhà hàng xóm cũng đang
cân bằng nhiệt với nhau. Cả 3 đều có cùng nhiệt độ và sẽ không thể truyền nhiệt
cho nhau. Hiện tượng này thể hiện nguyên lý 0 nhiệt động lực học.
The Law of Thermal Equilibrium Two objects that are each in thermal equilibrium with a
third object are also in thermal equilibrium with one another
2. Giải pháp thứ 2 hoàn toàn vi phạm định luật bảo toàn năng lượng. Bạn không thể
phá hủy hoàn toàn năng lượng nhiệt vì năng lượng không thể bị phá hủy. Để giảm
nhiệt năng, bạn phải chuyển đổi nó sang một dạng khác hoặc chuyển nó sang nơi
khác.
Sự bảo toàn năng lượng là cơ sở của định luật bảo toàn năng lượng (nguyên lý I
nhiệt động lực học), cho thấy có 2 cách thức chuyển đổi năng lượng: thực hiện
công hoặc truyền nhiệt, thông qua đó làm biến đổi nội năng của một vật. Nguyên
lý này có thể biểu diễn qua biểu thức sau:
Biến thiên nội năng = nhiệt lượng nhận vào vật – công mà vật thực hiện
Dưới dạng kí hiệu:
Δ U =Q−W
Dưới ngôn ngữ thông thường:
Bạn có thể cung cấp năng lượng cho một khối khí bằng cách nung nóng hoặc nén
nó.
Kiểm tra hiểu biết của bạn 1: khuấy đảo vấn đề
Nếu bạn cho nước lạnh vào trong một máy xay sinh tố mở máy trong vài phút,
nước sẽ trở nên ấm. Năng lượng nhiệt từ đâu tới?
Câu trả lời: lưỡi dao của máy xay thực hiện công lên nước, và công này chuyển
thành nhiệt năng.
Powerful You
Bạn đã đạp xe đạp trong phòng tập trong 20 phút với công suất 200W. Vậy công
suất tỏa nhiệt của xe đạp ra môi trường là bao nhiêu?
Câu trả lời: 200W.
Giải thích: vì nội năng của xe đạp không thể tăng hoặc giảm mãi, nó cần phải phát
ra nhiệt vào môi trường với công suất bằng với công suất do bạn thực hiện.
Sự hỗn loạn và entropy
Giải pháp thứ 3: chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng (hoặc một dạng năng lượng trật
tự khác). Có một vấn đề với ý tưởng này – năng lượng trật tự và nhiệt năng không tương
đương. Ví dụ, bạn có thể đốt một khúc gỗ để chuyển đổi năng lượng hóa học sang nhiệt
năng, nhưng bạn sẽ không thể chuyển đổi ngược nhiệt năng thành năng lượng hóa học để
tái tạo khúc gỗ.
Các định luật cơ bản của chuyển động không có tác dụng trong trường hợp này. Năng
lượng gốc của khúc gỗ và các phân tử/ nguyên tử vẫn tồn tại, về lý thuyết thì chúng vẫn
có thể tái kết hợp thành khúc gỗ. Tuy nhiên quá trình tái hợp này cần một chuỗi dài các
công đoạn phức tạp. Các phân tử phải di chuyển theo một cách thức đặc biệt để đưa khói
cháy trở lại thành khúc gỗ và oxy, một hiện tượng không bao giờ xảy ra. Tương tư, tất cả
các phân tử trong nhà bạn phải cùng hành động như vậy để chuyển nhiệt năng của chúng
thành điện năng, quá trình này hoàn toàn bất khả thi.
Một khi năng lượng trật tự đã bị phân tán một cách ngẫu nhiên cho các hạt phân tử riêng
biệt, bạn không bao giờ có thể thu lấy chúng trở lại. Tạo ra sự hỗn loạn thì rất dễ, nhưng
tái tạo sự trật tự từ hỗn loạn là bất khả thi. Cách tốt nhất chúng có thể làm là giữ nguyên
trạng thái mà độ hỗn loạn không đổi. Từ các quan sát, chúng ta có thể kết luận rằng độ
hỗn loạn của một hệ cô lập không bao giờ giảm.
Sự hỗn loạn không bao giờ giảm là một nội dung trọng tâm của nhiệt học. Có một đại
lượng được dùng để đo tổng độ hỗn loạn của một vật, đó là entropy. Khác với năng lượng
là một đại lượng bảo toàn, entropy là một đại lượng có thể tăng lên dễ dàng.
Định luật về entropy (Nguyên lý II NĐLH)
Entropy của một hệ cô lập về nhiệt không bao giờ giảm.
Vì độ hỗn loạn không bao giờ giảm, giải pháp thứ 3 là không khả thi, bởi vì chuyển đổi
nhiệt năng trong nhà thành điện năng làm giảm độ trật tự và giảm entropy. Chỉ có một
cách để giảm entropy của nhà bạn: chuyển nó đi một nơi khác. Vì nhiệt chứa sự hỗn loạn
và entropy, mất đi nhiệt đồng nghĩa mất đi entropy. Nếu bạn có một vật thể lạnh hơn để
nhận nhiệt, việc truyền nhiệt đi là rất dễ dàng. Nếu thiếu đi một vật lạnh, bạn cần có một
máy điều hòa. Nó cho phép thực hiện việc chuyển đổi nhiệt và entropy trong nhà ra bên
ngoài mà không vi phạm định luật về entropy. Chúng ta sẽ thấy, máy điều hòa làm giảm
entropy trong nhà và tăng entropy cho bên ngoài, nhờ vậy tổng entropy của thế giới vẫn
sẽ tăng lên.
Kiểm tra hiểu biết của bạn 2: Something for Nothing
Suốt hàng thế kỉ nay, con người đã cố gắng xây dựng những cỗ máy có thể cung cấp năng
lượng trật tự một cách vô tận mà không cung cấp năng lượng trật tự ở đầu vào. Thật
không may là, những động cơ vĩnh cửu như vậy vi phạm các nguyên lý của nhiệt động
lực học. Nếu một cỗ máy như vậy ở trong trạng thái cô lập về nhiệt (Động cơ vĩnh cửu
loại 1), nó sẽ vi phạm nguyên lý nào? Nếu nó không cô lập về nhiệt (Động cơ vĩnh cửu
loại 2) thì sao?
Câu trả lời: một động cơ vĩnh cửu loại 1 vi phạm định luật bảo toàn năng lượng (nguyên
lý I NĐLH), còn động cơ vĩnh cửu loại 2 vi phạm định luật về entropy (nguyên lý II
NĐLH)
Giải thích: Động cơ vĩnh cửu loại 1 không thể cung cấp năng lượng mãi mãi bởi vì nó sẽ
cạn kiệt nội năng (theo nguyên lý I). Động cơ vĩnh cửu loại 2 có thể không vi phạm
nguyên lý I bởi vì nó có thể nhận nhiệt từ môi trường xung quanh. Thay vào đó nó vi
phạm nguyên lý II. Một cỗ máy không thể nhận liên tục nhiệt năng từ môi trường rồi biến
đổi nó sang năng lượng trật tự mãi được. Nếu làm vậy, cuối cùng nó sẽ giảm entropy của
toàn vũ trụ xuống và vi phạm nguyên lý II. Cả 2 loại động cơ vĩnh cửu kể trên đều không
thể tồn tại.
Bơm nhiệt ngược với chiều tự nhiên
Lấy ví dụ, chúng ta có một hồ nước lạnh cạnh nhà bạn. Bạn làm một ống nước kết nối với
nhà để lấy bớt nhiệt từ trong nhà, kết quả là nhà bạn lạnh đi và hồ nước ấm lên. Nhiệt
truyền từ nơi nóng hơn (nhà bạn) sang nơi lạnh hơn (hồ nước) thỏa mãn nguyên lý II.
Entropy của cả hệ gồm nhà bạn và hồ nước không hề giảm, thay vào đó nó còn tăng. Sự
tăng entropy là bởi vì nhiệt làm tăng sự mất trật tự cho vật lạnh nhiều hơn cho vật nóng.
Mỗi joule nhiệt chảy ra từ nhà bạn làm tăng sự mất trật tự cho hồ nước nhiều hơn nó gây
ra cho nhà bạn. Đây chính là chiều truyền nhiệt tự nhiên: từ vật nóng sang vật lạnh, làm
tăng entropy lên.

Mặc dù nguyên lý II không cho phép entropy của một hệ cô lập giảm xuống, nó cho phép
các vật thể trong một hệ có thể chuyển đổi entropy cho nhau. Entropy của một vật có thể
giảm miễn là entropy của cả hệ vẫn tăng. Sự thay đổi phân bố entropy cho phép một phần
của hệ lạnh đi trong khi phần còn lại trở nên nóng hơn.
Một chiếc máy điều hòa hoạt động dựa trên sự chuyển đổi nhiệt từ vật lạnh sang vật
nóng, nhưng vẫn phải đảm bảo entropy của cả hệ vẫn tăng. Đó là nhờ vào năng lượng
điện mà nó tiêu thụ. Một chiếc máy điều hòa chuyển đổi năng lượng trật tự (điện năng)
sao nhiệt năng và thải nó ra bên ngoài dưới dạng nhiệt thừa. Như vậy, máy điều hòa đã
cung cấp thêm entropy để đảm bảo entropy của hệ vẫn tăng, thỏa mãn nguyên lý II.
Lượng năng lượng trật tự mà máy điều hòa tiêu thụ phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ
giữa trong phòng và bên ngoài. Nếu cả 2 có nhiệt độ gần nhau, sự chuyển đổi nhiệt chỉ
làm giảm entropy một ít, như vậy máy điều hòa sẽ không cần chuyển nhiều năng lượng
trật tự thành nhiệt năng. Nếu chúng có nhiệt độ chênh lệch lớn, máy điều hòa cần phải
cung cấp rất nhiều entropy để bù cho sự mất mát entropy này, nghĩa là nó phải tiêu thụ
nhiều điện năng hơn.
Với một máy điều hòa lý tưởng, mối liên hệ giữa công cần cung cấp, nhiệt lấy đi từ vật
lạnh, và nhiệt truyền cho vật nóng được tính bằng công thức:
công∗nhiệt độ lạnh
nhiệt lấy từ vật lạnh=
nhiệt độ nóng−nhiệt độ lạnh

Nhiệt truyền cho vật nóng = nhiệt lấy từ vật lạnh + công
Bằng công thức kí hiệu:
Tc
−Qc =W .
T h −T c
( 8.1.2 )
Qh=−Qc +W

Trong ngôn ngữ hằng ngày:


2 nhiệt độ càng gần nhau,càng dễ chuyển nhiệt từ vật lạnh sang vật nóng
Nhiệt độ được đo trên thang Kelvin. Vật nóng sẽ nhận nhiệt không chỉ từ nhiệt được
truyền từ vật lạnh mà còn cả nhiệt được chuyển đổi từ công của máy. Lưu ý rằng công
cần thực hiện để lấy đi nhiệt từ trong nhà bạn sẽ đạt đến vô cực khi nhiệt độ vật lạnh gần
chạm mức 0 tuyệt đối, do vậy nhiệt độ không tuyệt đối không bao giờ đạt tới được.
Đáng buồn là, một chiếc máy lạnh trong thực tế không bao giờ đạt được mức hiệu năng
lý tưởng như vậy trong công thức trên. Ngoài ra, nhiệt có thể rò rỉ ngược vào nhà của bạn
thông qua các vách tường, với tốc độ tỉ lệ với chênh lệch nhiệt độ.
Kiểm tra hiểu biết của bạn 3: bơm nhiệt trong thời tiết lạnh
Những căn nhà ở nơi khí hậu ôn hòa thường được làm ấm bằng bơm nhiệt trong mùa
đông, sử dụng máy điều hòa ở chiếu ngược lại: lấy đi nhiệt từ môi trường lạnh bên ngoài
và chuyển nó vào phòng ấm bên trong. Tại sao bơm nhiệt lại hoạt động hiệu quả hơn
trong thời tiết ôn hòa, khi nhiệt độ ngoài trời không quá lạnh?
Trả lời: một bơm nhiệt cần thực hiện công nhiều hơn để bơm nhiệt từ vật lạnh sang vật
nóng khi chênh lệch nhiệt độ lớn. Điều này giải thích vì sao trong thời tiết rất lạnh, cần sử
dụng thêm khí đốt để làm ấm.
Làm ấm nhà với giá rẻ
Nhà bạn được làm ấm bởi một máy bơm nhiệt, sử dụng công để bơm nhiệt từ môi trường
lạnh bên ngoài vào phòng ấm bên trong. Trong một ngày mùa đông, nhiệt độ ngoài trời là
270K (-30C) và nhiệt độ bên trong phòng là 300K (27 0C). Để chuyển 1000J nhiệt vào
trong phòng, ta cần tiêu tốn tối thiểu bao nhiêu điện năng?
Trả lời: 100J.
Giải thích: chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng là 30K, theo công thức 8.1.2
thì bơm nhiệt có thể lây đi nhiệt lượng gấp 9 lần từ môi trường bên ngoài và có thể
chuyển vào nhà một nhiệt lượng gấp 10 lần. Như vậy ta chỉ cần dùng 100J điện năng để
lấy đi 900J nhiệt lượng từ bên ngoài và chuyển 1000J vào trong nhà. Quá rẻ!

You might also like