Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG


NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THAM KHẢO Môn thi: Sinh học (chuyên)
Thời gian: 120 phút

%
Yêu cầu cần đạt
Chủ điểm
Đơn vị kiến thức
đề NB TH VD VDC
(Câu/điểm) (Câu/điểm) (Câu/điểm) (Câu/điểm)
CSVC và CCDT
cấp độ phân tử
CSVC và CCDT
Câu 4.a (0,5) Câu 4.b (0,75) 12,5
1. Di cấp độ tế bào
truyền Quy luật di truyền Câu 1.a Câu 2 (1,0)
Câu 1.b (0,5) Câu 7 (1,5) 47,5
và (1,0) Câu 6 (0,75)
biến dị Biến dị Câu 3 (0,75) 7,5
Di truyền người Câu 5 (1,25) 12,5
Ứng dụng di truyền
Câu 8 (1,0) 10,0
học
Sinh vật và môi Câu 9.a
Câu 9.b (0,5) 10,0
2. Sinh trường (0,5)
vật và Hệ sinh thái
môi Con người, dân số
trường và môi trường
Bảo vệ môi trường
32,5 27,5 17,5 22,5
% điểm 100
60 40
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THAM KHẢO Môn thi: Sinh học (chuyên)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,5 điểm)


Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng
hạt xanh; gen D quy định tính trạng vỏ hạt trơn trội hoàn toàn so với gen d quy định tính trạng vỏ
hạt nhăn. Các gen di truyền phân ly độc lập và không xảy ra đột biến.
a. Viết kiểu gen có thể có của các cây đậu Hà Lan có những kiểu hình sau:
- Hạt vàng, vỏ hạt trơn. - Hạt xanh, vỏ hạt trơn.
- Hạt vàng, vỏ hạt nhăn. - Hạt xanh, vỏ hạt nhăn.
b. Cho cây hạt vàng, vỏ hạt trơn dị hợp hai cặp gen lai phân tích. Viết sơ đồ lai để xác định tỉ lệ
phân ly kiểu gen và kiểu hình ở đời con theo lý thuyết.
Câu 2. (1,0 điểm).
Ở một loài thực vật giao phấn, gen B quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen b
quy định tính trạng thân thấp; gen H quy định tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với gen h quy
định tính trạng quả dài. Các cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và di truyền liên
kết (liên kết hoàn toàn). Cho cây thân cao, quả tròn dị hợp cả hai cặp gen giao phấn với cây khác,
đời con thu được cây thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 1/2. Biện luận xác định kiểu gen có thể có của
hai cây đem giao phấn. Biết rằng quá trình giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường, các giao tử và
hợp tử tạo thành đều có khả năng sống.
Câu 3. (0,75 điểm)
Hình ảnh bên minh họa số lượng nhiễm sắc thể
trong tế bào sinh dưỡng bình thường (dạng gốc) và
đột biến (dạng A, B, C, F) của loài X. Dựa vào hình
ảnh, hãy cho biết:
a. Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào sinh
dưỡng đột biến thuộc các dạng A, B, C, F.
b. Dạng nào là đột biến đa bội, dạng nào là đột
biến dị bội?

Câu 4. (1,25 điểm)


a. Giả sử có 4 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb tham gia giảm phân bình thường. Hãy giải
thích trong những trường hợp nào thì kết quả quá trình giảm phân sẽ tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ
tương ứng 3: 3: 1: 1? Biết rằng tất cả các giao tử hình thành đều có khả năng sống, các cặp gen phân
ly độc lập.
b. Giả sử một tế bào sinh dưỡng (2n) của một loài động vật thực hiện nguyên phân bình thường
liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương
126 nhiễm sắc thể thường, đơn và trong tất cả các tế bào con có 8 nhiễm sắc thể giới tính X. Hãy
xác định số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào sinh dưỡng nói trên.
Câu 5. (1,25 điểm)
Một số nhà nghiên cứu mức độ tương đồng kiểu hình giữa các cặp sinh đôi cùng trứng và các
cặp sinh đôi khác trứng về một số đặc điểm như sau: Màu mắt, khả năng mắc bệnh sởi, chứng đau
nửa đầu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Mức độ tương đồng về kiểu hình (%)
Đặc điểm
Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
Màu mắt 100 40
Mắc bệnh sởi 90 90
Chứng đau nửa đầu 60 30
Với mỗi đặc điểm, hãy cho biết mức độ tương đồng về kiểu hình của các cặp sinh đôi được quyết
định bởi yếu tố môi trường hay yếu tố di truyền hay cả hai yếu tố? Giải thích.
Biết rằng, mỗi cặp sinh đôi được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình.
Câu 6. (0,75 điểm)
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định. Trong đó, alen A 1 quy định cánh trắng; Alen A 2 quy định cánh xám; alen A 3 quy
định cánh vàng; alen A4 quy định cánh đen;
Phép lai 1: Cá thể cánh vàng giao phối với cá thể cánh xám, F1 có tỉ lệ: 2 cánh vàng: 1 cánh
xám: 1 cánh trắng.
Phép lai 2: Cá thể cánh đen giao phối với cá thể cánh vàng, F1 có tỉ lệ: 2 cánh đen: 1 cánh vàng:
1 cánh xám. Theo lí thuyết,
a. Xác định tương quan của 4 alen qui định màu cánh của loài động vật trên.
b. Nếu cho cá thể cánh đen dị hợp giao phối với cá thể cánh vàng dị hợp thì thu được tỉ lệ kiểu
gen, kiểu hình ở thế hệ sau như thế nào?
Câu 7. (1,5 điểm)
Sơ đồ phả hệ bên đây mô tả về một
bệnh di truyền Y ở người do một trong
hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định và không xảy ra đột
biến.

a. Dựa vào sơ đồ phả hệ, xác định bệnh Y do gen trội hay gen lặn quy định? Giải thích.
b. Biện luận để xác định kiểu gen của những người: I1, IV17 trên phả hệ.
c. Nếu người IV20 lấy một người vợ bình thường thì theo lý thuyết khả năng sinh một đứa con
trai có kiểu gen về bệnh Y giống ông nội với tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 8. (1,0 điểm)
Có 2 giống cây trồng kiểu gen như sau: Giống số 1: AAbbDD; Giống số 2: aaBBdd.
a. Khi cho giống 1 và giống 2 lai với nhau, người ta thu được đời con biểu hiện ưu thế lai cao.
Hãy giải thích.
b. Vì sao không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống?
Câu 9. (1,0 điểm)
a. Giới hạn sinh thái là gì? Nêu mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố của sinh
vật.
b. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về giới hạn sinh thái của nhân tố nhiệt độ đối với một
số loài sinh vật:
Loài Giới hạn dưới (0C) Giới hạn trên (0C) Loài Giới hạn dưới (0C) Giới hạn trên (0C)
A 1 60 C 45 48
B 5 42 D -2 2
Dựa vào bảng trên, hãy cho biết loài nào có giới hạn sinh thái rộng nhất, loài nào có giới hạn
sinh thái hẹp nhất? Giải thích.
---------- HẾT----------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THAM KHẢO Môn thi: Sinh học (chuyên)
Thời gian: 120 phút

Câu Nội dung Điểm


Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a
quy định tính trạng hạt xanh; gen D quy định tính trạng vỏ hạt trơn trội hoàn toàn
so với gen d quy định tính trạng vỏ hạt nhăn. Các gen di truyền phân ly độc lập
và không xảy ra đột biến.
a. Viết kiểu gen có thể có của các cây đậu Hà Lan có những kiểu hình sau:
- Hạt vàng, vỏ hạt trơn: AADD, AaDD, AADd, AaDd. 0,25
Câu 1 - Hạt xanh, vỏ hạt trơn: aaDD, aaDd. 0,25
1,5 - Hạt vàng, vỏ hạt nhăn: AAdd, Aadd. 0,25
điểm - Hạt xanh, vỏ hạt nhăn: aadd. 0,25
b. Cho cây hạt vàng, vỏ hạt trơn dị hợp hai cặp gen lai phân tích. Sơ đồ lai để
xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình ở đời con theo lý thuyết.
P: AaDd x aadd
GP: AD=Ad=aD=ad=1/4 ; ad=1
Fb: - Kiểu gen: AaDd = Aadd = aaDd = aadd = 1/4 0,25
- Kiểu hình: Vàng, trơn = vàng, nhăn = xanh, trơn = xanh, nhăn = 1/4 0,25
Ở một loài thực vật giao phấn, gen B quy định tính trạng thân cao trội hoàn
toàn so với gen b quy định tính trạng thân thấp; gen H quy định tính trạng quả
tròn trội hoàn toàn so với gen h quy định tính trạng quả dài. Các cặp gen cùng
nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và di truyền liên kết (liên kết hoàn toàn).
Cho cây thân cao, quả tròn dị hợp cả hai cặp gen giao phấn với cây khác, đời con
thu được cây thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 1/2. Biết rằng quá trình giảm phân,
thụ tinh xảy ra bình thường, các giao tử và hợp tử tạo thành đều có khả năng
sống.
Biện luận xác định kiểu gen có thể có của hai cây đem giao phấn.
Câu 2
- Kiểu gen của cây thân thấp, quả tròn là: bH//bH hoặc bH//bh. 0,25
1,0
- Trường hợp 1: F1: 100% bH//bH
điểm
 F1 nhận giao tử từ P: 1/2 bH x 1bH
 Kiểu gen P: Bh//bH x bH//bH. 0,25
- Trường hợp 2: F1: 100% bH//bh
F1 nhận giao tử từ P: 1/2 bH x 1 bh hoặc: 1/2 bh x 1bH
 Kiểu gen của P: Bh//bH x bh//bh hoặc P: BH//bh x bH//bH 0,25
- Trường hợp 3: F1: 1/2 bH//bH: 1/2 bH//bh
 F1 nhận giao tử từ P: 1/2bH x 1/2 bH; 1/2bH x 1/2bh
 Kiểu gen của P: Bh//bH x bH//bh 0,25
(Biện luận đúng 1 trong 2 KG của TH2, cho đủ 0,25)
Câu 3 Hình ảnh bên minh họa số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bình
0,75 thường (dạng gốc) và đột biến (dạng A, B, C, F) của loài X. Dựa vào hình ảnh,
điểm hãy cho biết:
a. Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào sinh dưỡng đột biến:
dạng A: 3n = 9; dạng B: 4n=12; 0,25
dạng C: 2n+1= 7; dạng D: 2n-1= 5 0,25
(đúng 2/4 dạng = 0,25 điểm)
b. Dạng đột biến đa bội: A, B 0,25
dạng đột biến dị bội: C, D
a. Giả sử có 4 tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb tham gia giảm phân bình
thường. Biết rằng tất cả các giao tử hình thành đều có khả năng sống, các cặp gen
phân ly độc lập.
Kết quả quá trình giảm phân sẽ tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ tương ứng 3: 3: 1: 1
trong các trường hợp:
- Khả năng 1: 3 tế bào sinh tinh giảm phân tạo các loại giao tử 3AB: 3 ab; 1 tế 0,25
bào sinh tinh giảm phân tạo các loại giao tử 1Ab: 1aB
 Tỉ lệ các loại giao tử: 3:3:1:1
- Khả năng 2: 3 tế bào sinh tinh giảm phân tạo các loại giao tử 3Ab: 3aB; 1 tế
bào sinh tinh giảm phân tạo các loại giao tử 1AB: 1ab 0,25
 Tỉ lệ các loại giao tử tạo thành sẽ là: 3:3:1:1
b. Giả sử một tế bào sinh dưỡng (2n) của một loài động vật thực hiện nguyên
phân bình thường liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã
Câu 4 cung cấp nguyên liệu tương đương 126 nhiễm sắc thể thường, đơn và trong tất cả
1,25 các tế bào con có 8 nhiễm sắc thể giới tính X.
điểm Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào sinh
dưỡng nói trên:
- Trường hợp 1: Trong mỗi tế bào có 1 nhiễm sắc thể (NST) X
 Số tế bào con: 8  tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần  số NST thường 0,25
trong tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân là:
126 : (23 – 1)=18
+ Nếu tế bào sinh dưỡng nguyên phân có cặp NST giới tính XY  số lượng 0,25
NST trong bộ NST lưỡng bội của tế bào sinh dưỡng trên là 20
+ Nếu tế bào sinh dưỡng nguyên phân có NST giới tính XO số lượng NST
trong bộ NST lưỡng bội của tế bào sinh dưỡng trên là 19
- Trường hợp 2: Trong mỗi tế bào có 2 NST X
 Số tế bào con : 4 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 2 lần số NST thường
trong tế bào sinh dưỡng thực hiện nguyên phân là:
126: (22 – 1) = 42
 số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của tế bào sinh dưỡng trên là 44 0,25
Câu 5 Một số nhà nghiên cứu mức độ tương đồng kiểu hình giữa các cặp sinh đôi
1,25 cùng trứng và các cặp sinh đôi khác trứng về một số đặc điểm như sau: Màu mắt,
điểm khả năng mắc bệnh sởi, chứng đau nửa đầu. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở
bảng dưới đây:
Mức độ tương đồng về kiểu hình (%)
Đặc điểm
Sinh đôi cùng trứng Sinh đôi khác trứng
Màu mắt 100 40
Mắc bệnh sởi 90 90
Chứng đau nửa đầu 60 30
Biết rằng, mỗi cặp sinh đôi được nuôi dưỡng trong cùng một gia đình.
Mức độ tương đồng về kiểu hình của các cặp sinh đôi được quyết định bởi:
Mức độ tương đồng về KH
Đặc điểm Sinh đôi Sinh đôi Yếu tố quyết định
cùng trứng khác trứng
Màu mắt 100 40 Di truyền 0,25
Bệnh sởi 90 90 Môi trường 0,25
Chứng đau nửa 0,25
60 30 Di truyền và môi trường
đầu
Giải thích: Những cặp sinh đôi cùng trứng sẽ có kiểu gen giống nhau, còn
những cặp sinh đôi khác trứng sẽ có kiểu gen khác nhau.
0,5
- Màu mắt do gen qui định, cặp sinh đôi cùng trứng có màu mắt giống
nhau. Cặp sinh đôi khác trứng có màu mắt giống hoặc khác nhau nên khả
năng có cùng màu mắt là 40%.
- Bệnh sởi: ở cả 2 nhóm đều có mức độ tương đồng là 90%, tính trạng chủ
yếu do môi trường.
- Ở chứng đau nửa đầu: Cặp sinh đôi cùng trứng có kiểu gen giống nhau có
khả năng mắc cao hơn cặp sinh đôi khác trứng có kiểu gen khác nhau chi
phối của di truyền và môi trường.
Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A 1 quy định cánh trắng; Alen A2
quy định cánh xám; alen A3 quy định cánh vàng; alen A4 quy định cánh đen;
Phép lai 1: Cá thể cánh vàng giao phối với cá thể cánh xám, F1 có tỉ lệ: 2 cánh
vàng: 1 cánh xám: 1 cánh trắng.
Phép lai 2: Cá thể cánh đen giao phối với cá thể cánh vàng, F1 có tỉ lệ: 2 cánh
đen: 1 cánh vàng: 1 cánh xám. Theo lí thuyết,
a. Tương quan của 4 alen qui định màu cánh của loài động vật trên:
Xét phép lai 1: Cánh vàng x cánh xám
F1-1 2 vàng: 1 xám: 1 trắng
Do đó cánh vàng là trội hoàn toàn so với cánh xám, cánh trắng.
Cánh trắng là lặn so với cánh xám.
Ta có A3 > A2 > A1 (1)
P1 dị hợp. Suy ra kiểu gen P1: A3A1 x A2A1
Xét phép lai 2: : Cánh đỏ x cánh vàng 0,25
F1-1 2 đỏ: 1 vàng: 1 xám
Câu 6
Do đó cánh đỏ là trội hoàn toàn so với cánh vàng, cánh xám.
0,75
Cánh xám là lặn so với cánh vàng
điểm
Ta có A4 > A3 > A2 (2)
P2 dị hợp nên kiểu gen P2: A4A2 x A3A2.
Từ (1) và (2) suy ra tương quan giữa 4 alen về màu cánh là
A4 > A3 > A2 > A1
b. Nếu cho cá thể cánh đen dị hợp giao phối với cá thể cánh vàng dị hợp thì
thu được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ sau:
Cánh đen có kiểu gen dị hợp là A4A3 hoặc A4A2 hoặc A4A1.
Cánh vàng có các kiểu gen dị hợp có kiểu gen A3A2 hoặc A3A1.
Có 6 phép lai có thể xảy ra:
- Phép lai 1: A4A3 x A3A2
0,5
- Phép lai 2 : A4A2 x A3A2
- Phép lai 3: A4A1 x A3A2
- Phép lai 4: A4A3 x A3A1
- Phép lai 5: A4A2 x A3A1
- Phép lai 6: A4A1 x A3A1
(Viết được 3/6 = 0,25 điểm; đủ 6 = 0,5 điểm)
Câu 7 Sơ đồ phả hệ bên đây mô tả
1,5 về một bệnh di truyền Y ở
điểm người do một trong hai alen
của gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường quy định và không
xảy ra đột biến.

a. Bệnh Y do gen trội hay gen lặn quy định? Giải thích:
Người 12, 13 bệnh nhưng người 18,19 bình thường  bệnh do alen trội quy định. 0,25
Qui ước gen: alen A quy định bệnh; alen a: bình thường
b. Kiểu gen của những người: I1, IV17 : 0,25
- Người I1 bình thường nên có kiểu gen aa
- Người III12, III13 bệnh nhưng có con 18, 19 bình thường  Người III12, III13 có
kiểu gen Aa  IV17 có 2 khả năng về kiểu gen: AA hoặc Aa.
c. Nếu người IV20 lấy một người vợ bình thường thì theo lý thuyết khả năng
sinh một đứa con trai có kiểu gen về bệnh Y giống ông nội với tỉ lệ:
- Người 12,13 đều có kiểu gen Aa  IV20 có 2 khả năng về kiểu gen với xác suất
0,25
1/3AA: 2/3Aa
- Vợ người IV20 bình thường nên có kiểu gen là aa
0,25
- Kiểu gen của ông nội (người 12) là Aa
- Người IV20 (1/3AA; 2/3 Aa) X vợ bình thường(aa)
0,25
 (2/3A; 1/3a) X 1a  Đời con: 2/3Aa
 Khả năng sinh con trai có kiểu gen về bệnh Y giống ông nội chiếm tỉ lệ là: 1/2
0,25
x 2/3 = 1/3
Có 2 giống cây trồng kiểu gen như sau: Giống số 1: AAbbDD; Giống số 2:
aaBBdd.
a. Khi cho giống 1 và giống 2 lai với nhau, người ta thu được đời con biểu
hiện ưu thế lai cao. Vì:
P: AAbbDD x aaBBdd
F1: AaBbDd
F1 biểu hiện ưu thế lai cao nhất vì: Về phương diện di truyền các tính trạng số 0,5
Câu 8
lượng (hình thái và năng suất) do nhiều gen trội qui định. Ở bố mẹ thuần chủng,
1 điểm
nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện đặc điểm xấu. Khi lai chúng với
nhau, ở F1 vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp sẽ biểu hiện tính trạng trội có
lợi nên ưu thế lai biểu hiện cao nhất.
b. Không dùng những giống có ưu thế lai cao để nhân giống vì:
Khi dùng giống có ưu thế lai cao để nhân giống thì các thế hệ sau có tỉ lệ kiểu
0,5
gen dị hợp giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng, trong đó có kiểu gen đồng hợp lặn
dễ biểu hiện kiểu hình xấu, giống bị thoái hóa nên ưu thế lai giảm dần.
a. Giới hạn sinh thái là gì? Nêu mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng
phân bố của sinh vật.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một 0,25
nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
- Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố của sinh vật: 0,25
+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái
thường có phạm vi phân bố rộng.
+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp với nhiều nhân tố sinh thái thì có
phạm vi phân bố hẹp.
+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này nhưng
hẹp về nhân tố sinh thái khác thì phân bố giới hạn.
Câu 9
b. Bảng sau đây cho biết một số thông tin về giới hạn sinh thái của nhân tố
1 điểm
nhiệt độ đối với một số loài sinh vật:
Giới hạn dưới Giới hạn trên Giới hạn dưới Giới hạn trên
Loài Loài
(0C) (0C) (0C) (0C)
A 1 60 C 45 48
B 5 42 D -2 2
Dựa vào bảng trên, hãy cho biết loài nào có giới hạn sinh thái rộng nhất, loài
nào có giới hạn sinh thái hẹp nhất? Giải thích.
- Biên độ dao động trong giới hạn sinh thái đối với nhân tố nhiệt độ của các 0,25
loài lần lượt là: Loài A: 590C; loài B: 370C; loài C: 30C; loài D: 40C
- Kết luận: Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất là loài A; loài có giới hạn sinh 0,25
thái hẹp nhất là loài C.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHIẾU CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THAM KHẢO
Giám khảo chấm lần 1: ................................................................

Câu 1 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Điểm


ý2 ý2 ý2 ý2 ý2 ý ý2 ý2 toàn
Mã Câu 2 Câu 5
ý 1 0,5 ý 1 0,25 ý 1 0,75 ý 1 0,5 ý 1 0,25 3 ý 1 0,5 ý 1 0,5 bài
phách 1,0 1,25
1,0 0,5 0,5 0,25 0,25 1, 0,5 0,5
0

Tổng số bài đã chấm: ........................ Số bài có thay đổi điểm sau đối khớp:...................
Nam Đinh, ngày .... tháng ...... năm 20.....
Giám khảo chấm lần 2 Giám khảo chấm lần 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHIẾU CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THAM KHẢO
Giám khảo chấm lần 2: ................................................................

Câu 1 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Điểm Điểm


Câu Câu
Mã ý2 ý2 ý2 ý2 ý2 ý3 ý2 ý2 toàn sau
ý1 2 ý1 ý1 5 ý1 ý1 ý1 ý1
phách 0,5 0,25 0,75 0,5 0,2 1,0 0,5 0,5 bài thống
1,0 1,0 0,5 0,5 1,25 0,25 0,25 0,5 0,5
5 nhất

Tổng số bài đã chấm: ........................ Số bài có thay đổi điểm sau đối khớp:...................
Nam Đinh, ngày .... tháng ...... năm 20.....
Giám khảo chấm lần 1 Giám khảo chấm lần 2

You might also like