Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 232

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC : HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM
NGHỀ : KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày 05 tháng 9 năm
2015 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015

i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào
tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1
LỜI GIỚI THIỆU

Để thực hiện biên soạn giáo trình hệ thống điều hòa không khí
trung tâm ở trình độ CĐN, hệ thống điều hòa không khí trung tâm là một
trong những giáo trình môn học đào tạo cơ sở được biên soạn theo nội
dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê
duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ
năng chặt chẽ với nhau, logíc.
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến
thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với
mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với
nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung
giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 180 giờ.
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa
học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những
kiến thức mới cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị
của trường.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu
đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận
được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn
sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao
đẳng nghề tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2015


Tham gia biên soạn
1. Giáo viên: Nguyễn Duy Quang - Chủ biên

2
MỤC LỤC
GIÁO TRÌNH i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
BÀI 1 23
GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM NƯỚC 23
1. Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý hệ thống ĐHKK trung tâm nước23
2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị trên hệ thống điều
hoà 24
2.1. Giới thiệu các thiết bị có trong sơ đồ 24
2.2. Trình bầy chức năng, nhiệm vụ từng thiết bị 24
3. Trình bày cấu tạo của từng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý 25
4. Nguyên lý làm việc của từng thiết bị 26
5. Giải thích được sự liên hệ giữa các thiết bị trên hệ thống 29
BÀI 2 30
LẮP MÁY LÀM LẠNH NƯỚC (WATER CHILLER) 30
1. Đọc bản vẽ lắp đặt 30
1.1 Phân tích bản vẽ 30
1.2 Thiết lập được danh mục, thiết bị lắp đặt 30
2. Thống kế, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để thi công 30
3. Khảo sát vị trí lắp 30
3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt 30
3.2 Nhận biết được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt 31
3.3 Đưa ra được phương án lắp đặt 31
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị, dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn 31
5. Lập qui trình lắp đặt 31
5.1 Thiết lập trình tự các bước lắp đặt 31

3
5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 31
6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình 31
BÀI 3 32
LẮP ĐẶT FCU (FAN COIL UNIT)/AHU (AIR HANDLING UNIT) 32
1. Lắp FCU/AHU vào đúng vị trí theo bản 32
1.1 Lấy dấu, khoan lỗ 32
1.2 Chế tạo giá đỡ, lắp FCU/AHU đúng vị trí 32
2. Nối các loại van vào FCU/AHU và nối với ống nước lạnh 32
2.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật 32
2.2 Lắp đặt các loại van của FUC/AHU vào hệ thống nước đúng yêu
cầu. 32
3. Nối ống thoát nước ngưng tụ 33
3.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật hệ thống ống 33
3.2 Nối ống thoát nước ngưng tụ ra bên ngoài, đúng kỹ thuật và yêu
cầu. 33
4. Đấu điện cho thiết bị FCU/AHU 33
4.1 Đọc bản vẽ điện 33
4.2 Đấu điện vào các tiếp điểm cho FCU/AHU 33
4.3 Đấu đúng kỹ thuật, tiếp xúc tốt 33
4.4 Lắp đúng bản vẽ, đúng yêu cầu 33
5. Chạy thử 33
5.1 Kiểm tra lần cuối 33
5.2 Nhấn nút khởi động 34
5.3 Kiểm tra hệ thống không bị rung, hoạt động tốt 34
BÀI 4 35
LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA LẮP MÁI 35
1. Đọc bản vẽ lắp đặt 35
1.1 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị lắp đặt 35
1.2 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị, dụng

4
cụ lắp đặt 35
1.3 Phân tích bản vẽ thi công, lắp đặt 37
2. Thống kế, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công 38
2.1 Dựa theo bảng thống kê, chọn được dụng cụ, thiết bị để thi công
38
2.2 Dụng cụ, thiết bị đầy đủ 38
2.3 Tính chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp 38
3. Khảo sát vị trí lắp đặt trên mái 38
3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt 38
3.2 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt 38
3.3 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt 38
3.4 Chỉ ra được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt 38
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn 38
4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ, vận chuyển đến nơi lắp đặt
38
4.2 Liệt kê các thiết bị, dụng cụ trong khi thi công 39
4.3 Tính toán được các yêu cầu khi lắp đặt 39
5. Lập qui trình lắp đặt 39
5.1 Thiết lập trình tự các bước lắp đặt 39
5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 39
6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình 39
6.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật, hiểu qui trình lắp đặt 39
6.2 Lắp đặt hệ thống theo qui trình đã lập 39
BÀI 5 40
LẮP ĐẶT CỤM MÁY LẠNH DẠNG TỦ GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC 40
1. Đọc bản vẽ lắp đặt 40
2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công 40
3. Khảo sát vị trí lắp đặt 40
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn 41

5
4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi vận chuyên 41
4.2 Vận chuyển thiết bị, dụng cụ, vận chuyển đến nơi lắp đặt 41
4.3 Tập kết đầy đủ và an toàn thiết bị,dụng cụ, vật liệu đến nơi tập kết
41
5. Lập qui trình lắp đặt 41
5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 41
5.2 Lập qui trình lắp đặt 41
6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình 41
6.1 Các yêu cầu kỹ thuật trong khi thi công, an toàn lao động. 41
6.2 Lắp đặt hệ thống theo qui trình đã lập 41
6.3 Lắp máy lạnh dạng tủ giải nhiệt bằng nước 41
6.4 Tổ chức quá trình lắp đặt 41
BÀI 6 42
LẮP ĐẬT CỤM MÁY LẠNH DẠNG TỦ LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ 42
1. Đọc bản vẽ lắp đặt máy lạnh dạng tủ làm mát bằng không khí 42
2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công 42
3. Khảo sát vị trí lắp đặt 42
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn 43
5. Lập qui trình lắp đặt 43
6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình 43
BÀI 7 44
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV 44
1. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà không khí VRV 44
1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý 44
1.2 Xác định chi tiết cấu tạo trên sơ đồ nguyên lý 44
1.3 Nhận biết nguyên lý làm việc trên hệ thống 45
2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị trên hệ thống ĐHKK
VRV 45
2.1 Nhận biết nguyên lý làm việc từng thiết bị 45

6
2.2 Phân tích sơ đồ nguyên lý 45
2.3 Nhận biết nguyên lý làm việc 45
3. Trình bày cấu tạo của tưng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý 45
3.1 Nhận biết nguyên lý cấu tạo, làm việc từng thiết bị 45
3.2 Phân tích sơ đồ cấu tạo 45
3.3 Nhận biết nguyên lý cấu tạo 45
4. Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh 45
4.1 Nêu ra các phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh 45
4.2 Phân tích, tìm hiểu từng phương pháp 45
4.3 Ưu và nhược điểm của các phương pháp điều chỉnh 46
4.4 Nhận biết các phương pháp điều chỉnh trên bản vẽ 46
4.5 Điều chỉnh được năng suất lạnh trên thiết bị thực tế 46
4.6 Nhận biết nguyên lý làm việc của thiết bị điều chỉnh 46
5.1 So sánh, phân tích các điều kiện kỹ thuật, kinh tế giữa các thiết bị
điều chỉnh 47
5.2 ứng dụng các thiết bị vào trong thực tế 47
5.3 Phân loại các thiết bị điều chỉnh để sử dụng phù hợp, đúng mục
đích yêu cầu cho hệ thống 47
5.4 Điều chỉnh khi sử dụng các loại thiết bị điều chỉnh 47
BÀI 8 48
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV 48
1. Đọc bản vẽ lắp đặt hệ thống điều hoà VRV 48
1.1 Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà 48
1.2 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị cần lắp đặt48
1.3 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị, dụng
cụ lắp đặt 48
1.4 Phân tích bản vẽ thi công, lắp đặt 49
2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công 49
2.1 Lập dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị để tiến hành lắp đặt 49

7
3. Khảo sát vị trí lắp đặt 49
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn 49
4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi vận chuyên 49
4.2 Liệt kê các thiết bị, dụng cụ trong khi thi công 49
4.3 Tính toán các yêu cầu khi lắp đặt 49
5. Lập qui trình lắp đặt 49
5.1 Đưa ra trình tự các bước lắp đặt 49
6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình 50
BÀI 9 51
PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHỌN ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC 51
1. Phân loại các loại đường ống trong hệ thống điều hoà không khí
trung tâm: đường đi, đường về, đường thoát nước ngưng tụ 51
1.1 Hiểu sơ đồ nguyên lý hệ thống để phân loại các loại đường ồng
dẫn 51
1.2 Phân biệt sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn đường ống 52
1.3 Nêu lên các tiêu chuẩn áp dụng trong phân loại đường ống 52
2. Tính chọn đường ống theo ống tiêu chuẩn 52
2.1 Lập công thức tính chọn các loại đường ống 52
2.2 Kiểm tra tiêu chuẩn đã chọn với điều kiện làm việc thực tế 52
2.3 Tính chọn đường ống trong điều kiện làm việc cho phép 52
2.4 Tính toán, chọn lựa vật liệu đường ống 52
3. Tính kiểm tra tốc độ thực tế có vượt ra khỏi giới hạn cho phép 53
3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lưu động của
nước trong các đường ống hệ thống ĐHKK. 53
3.2 Kiểm tra điều kiện làm việc tốt trong hệ thống lạnh 53
3.3 Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật dòng lưu động 53
3.4 Chỉ ra điều kiện ảnh hưởng đến hệ thống dòng lưu động trong
đường ống 53
3.5 Tính chọn các tiêu chuẩn đường ống cho phép 53

8
BÀI 10 54
TREO ĐỠ VÀ CHỐNG RUNG ỐNG DẪN NƯỚC TRONG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ 54
1. Xác định vị trí lắp đặt giá treo đường ống dẫn nước 54
2. Lắp đặt giá treo, đỡ lên lên vị trí đã xác định 54
3. Lắp đặt chống rung trên toàn bộ hệ thống theo sơ đồ lắp đặt 54
4. Kiểm tra kỹ thuật, an toàn của toàn bộ giá treo, giá đỡ, chống rung55
BÀI 11 56
LẮP RÁP HỆ THỐNG ỐNG DẪN NƯỚC 56
1. Xác định vị trí lắp đặt đường ống dẫn nước 56
1.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt 56
1.2 Xác định chính xác vị trí lắp đặt 56
1.3 Đọc bản vẽ, đo đạt chính xác 56
2. Lắp đặt bơm tải lạnh 56
2.1 Xác định vị trí lắp đặt bơm trên bệ đỡ 56
2.2 Lắp đặt bơm tải lạnh theo vị trí đã xác định 56
2.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng băng 56
2.4 Kỹ thuật lắp đặt, thẩm mỹ, chính xác 56
3. Lắp đặt đường ống dẫn nước lạnh và các van khống chế kết nối
đường ống bơm và dàn lạnh 56
3.1 Lắp đặt đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn các đường ống, van trên
đường ống dẫn nước lạnh 56
3.2 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng 57
4. Lắp đặt bình giãn nở 57
4.1 Hiểu mục đích của bình giãn nỡ trên hệ thống dẫn nước lạnh 57
4.2 Lắp đặt đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn bình giãn nỡ 57
4.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng 57
5. Thử kín hệ thống ống dẫn nước 57
5.1 Xác định các vị trí rò rỉ trên đường ống bằng bơm áp lực, đảm

9
bảo độ kín trên toàn bộ đường ống dẫn nước 57
5.2 Lập qui trình kiểm tra độ rò rỉ đường ống dân nước 57
5.2 Lập qui trình kiểm tra độ rò rỉ đường ống dân nước 57
5.3 Kiểm tra rò rỉ nước trên hệ thống dẫn nước 57
6. Bọc bảo ôn cho hệ thống dẫn nước 57
6.1 Xác định loại đường ống cần bọc bảo ôn 57
6.2 Bọc bảo ôn vào các đường ống xác định, đảm bảo độ kín, không
bị đọng sương trên các ống bọc bảo ôn 57
6.3 Thực hiện các thao tác bọc bảo ôn cho đường ống dẫn nước lạnh
57
BÀI 12 58
KIỂM TRA BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG 58
1. Xác định tính chất của vật liệu cách nhiệt trong toàn bộ lớp bảo ôn58
2. Tính toán nhiệt độ đọng sương. 58
3. Tính kiểm tra với thực tế 58
BÀI 13 60
LẮP ĐẶT THÁP GIẢI NHIỆT 60
1. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc tháp giải nhiệt 60
1.1 Nguyên tắc cấu tạo 60
1.2 Nhiệm vụ 60
1.3 Nguyên tắc làm việc 61
1.4 Cấu tạo, nguyên lý làm việc và nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong
hệ thống 61
1.5 Đọc bản vẽ cấu tạo 62
1.6 Giải thích nguyên lý làm việc 62
2. Liệt kê các chi tiết tháp giải nhiệt 62
2.1 Liệt kê các chi tiết trên tháp giải nhiệt 63
2.2 Mô tả cấu tạo các chi tiết trên tháp giải nhiệt 63
2.3 Nguyên lý làm việc của các thiết bị 63

10
3. Tính chọn tháp giải nhiệt 63
3.1 Phương pháp tính chọn tháp trao đổi nhiệt 63
3.2 Tính chọn tháp giải nhiệt theo cách đơn giản từ Cataloge của
máy 63
3.3 Tính chọn tháp giải nhiệt theo điều kiện làm việc và Cataloge của
công ty sản xuất tháp giải nhiệt 63
3.4 Chọn lựa các thông số tác động bên ngoài phù hợp với các thông
số kỹ thuật của tháp giải nhiệt 65
3.5 Tính kiểm tra các thông số đã lựa chọn 65
4. Lắp đặt, vận hành tháp giải nhiệt 65
4.1 Xác định vị trí lắp đặt đúng theo yêu cầu: trao đổi nhiệt, lưu thông
gió, ít ảnh hưởng tiếng ồn, độ ẩm thấp, thoáng mát 65
4.2 Lắp đặt tháp giải nhiệt theo vị trí đã chọn 65
4.3 Lập qui trình vận hành tháp giải nhiệt 65
4.4 Xác định các thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt 65
4.5 Đo, kiểm tra các thông số khi tháp giải nhiệt làm việc . 65
4.6 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng băng 65
4.7 Vận hành, xử lý sự cố hư hỏng 65
BÀI 14. 67
LẮP ĐẶT BÌNH GIẢN NỞ 67
1. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc bình giãn nở 67
1.1 Nhiệm vụ của bình giãn nở 67
1.2 Cấu tạo 67
Hình 14.1 – Bình giản nở 68
1.3 Nguyên tắc làm việc 68
2. Tính chọn bình giãn nở 68
2.1 Phương pháp tính chọn bình giãn nở 68
2.2 Tính chọn bình giãn nở theo cách đơn giản từ Catalog của máy
68

11
2.3 Tính chọn bình giãn nở theo điều kiện làm việc và Catalog của
công ty sản xuất tháp giải nhiệt 68
2.4 Chọn lựa các thông số tác động bên ngoài phù hợp với các thông
số kỹ thuật của bình giãn nỡ 68
2.5 Tính kiểm tra các thông số đã lựa chọn 68
3. Lắp đặt, vận hành bình giãn nở 68
3.1 Xác định vị trí lắp đặt đúng theo yêu cầu 68
3.2 Lắp bình giãn nở theo vị trí đã chọn 68
3.3 Lập qui trình vận hành bình giãn nỡ 68
3.4 Xác định các thông số kỹ thuật của bình giãn nỡ 68
3.5 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng băng 68
3.6 Vận hành, xử lý sự cố hư hỏng 68
BÀI 15 70
LẮP ĐẶT NHIỆT KẾ VÀ ÁP KẾ, PHIN LỌC CẶN, LỖ XẢ KHÍ 70
1. Mục đích và nhiệm vụ của nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc cặn, lỗ xả khí
70
1.1 Nhiệm vụ 70
1.2 Cấu tạo 71
2. Phân loại thang đo trên các kiểu nhiệt kế, áp 71
3. Cấu tạo, vị trí lắp đặt phin sấy lọc 71
4. Lắp đặt nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc, lổ xả khí 71
BÀI 16. 73
LẮP ĐẶT VAN VÀ CÁC PHỤ KIỆN 73
1. Phân loại được các loại van 73
- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài 73
2. Chức năng, nhiệm vụ các loại van trên hệ thống điều hoà không khí
73
2.1 Chức năng của các loại van 73
2.2 Nhiệm vụ của các loại van 75

12
2.3 Nguyên tắc làm việc của các loại van trong hệ thống ĐHKK 75
3. Cấu tạo, vị trí lắp đặt 75
3.1 Nêu cấu tạo các loại van 75
3.2 Vị trí lắp đặt các van trên hệ thống điều hoà không khí 75
4. Lắp đặt van và các phụ kiện trên hệ thống điều hoà không khí 76
4.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt 76
4.2 Lập qui trình lắp đặt 76
4.3 Tiến hành lắp đặt theo qui trình 76
BÀI 17 77
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI, TÍNH CHỌN BƠM, ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH BƠM
77
1. Chức năng, nhiệm vụ của các loại bơm 77
1.1 Chức năng của các loại bơm 77
1.2 Nhiệm vụ của các loại bơm 77
1.3 Giải thích nguyên lý làm việc của các loại bơm trên hệ thống điều
hoà không khí 78
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại các loại bơm 78
2.1 Phân loại các loại bơm 78
2.2 Cấu tạo các loại bơm 78
2.3 Nguyên lý làm việc của các loại bơm 78
3. Tính chọn bơm theo Cataloge 78
3.1 Các thông số kỹ thuật của bơm 78
3.2 Chọn loại bơm phù hợp trong cataloge nhà sản xuất . 81
4. Đường đặc tính bơm 82
4.1 Khảo sát đường đặc tính của bơm 82
4.2 Xác định đường dặc tính của bơm 82
4.3 Tìm hiểu các thông số kỹ thuật liên quan 82
BÀI 18. 83
LẮP ĐẶT BƠM 83

13
1. Khảo sát, chọn vị trí lắp đặt bơm 83
1.1 Đọc bản vẽ lắp đặt 83
1.2 Khảo sát hiện trường, chọn vị trí lắp đặt thích hợp 83
2. Lập qui trình lắp đặt 83
2.1 Trình tự các bước lắp đặt 83
4. Kiểm tra, chạy thử 84
4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt 84
4.2 Vận hành thử, kiểm tra các thông số của bơm 84
4.3 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của bơm 84
BÀI 19. 85
PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 85
1. Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý hệ thống đường ống gió trong
ĐHKK trung tâm nước 85
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống ống gió thành phần 85
2.1 Chức năng của các hệ thống ống gió 85
2.2 Nhiệm vụ của các hệ thống gió 85
2.3 Nguyên tắc làm việc của các hệ thống ống gió 86
BÀI 20. 89
LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG HỆ THỐNG GIÓ NGẦM 89
1.Giới thiệu chung về đường dẫn gió ngầm trong ĐHKK trung tâm 89
1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn gió 89
1.2 Mục đích sử dụng đường dẫn gió ngầm 89
2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió ngầm 90
3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình 90
BÀI 21. 92
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG KIỂU TREO 92
1. Giới thiệu chung về đường dẫn gió treo trong ĐHKK trung tâm 92
1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn gió 92

14
1.2 Mục đích sử dụng đường dẫn gió treo 93
1.3 Tính toán vật liệu xây dựng đường dẫn gió treo 93
2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió treo 93
2.1 Lập qui trình lắp đặt cho đường dẫn gió treo 93
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 93
3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình 93
3.1 Xác định vị trí lắp đặt 93
3.2 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế 93
4. Kiểm tra, chạy thử 94
4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt 94
4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật 94
4.3 Đo các thông số trên kênh dẫn gió 94
4.4 Tìm nguyên nhân chưa đạt như thiết kế, đưa ra phương án khắc
phục 94
BÀI 22 95
BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 95
1. Xác định tính chất của vật liệu cách nhiệt dùng làm bảo ôn 95
1.1 Chọn vật liệu dùng làm bảo ôn đường ống gió 95
1.2 Tra bảng để xác định thông số kỹ thuật lớp bảo ôn 95
1.3 Xác định các thông số kỹ thuật vật liệu bảo ôn 95
2. Tính toán nhiệt độ đọng sương 95
2.1 Tính cách nhiệt 95
2.2 Tính toán nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương 95
2.3 ý nghĩa của nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương 95
3. Lập qui trình bảo ôn đường ống gió 95
3.1 Lập qui trình cho quá trình bảo ôn 95
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 96
4. Tiến hành bảo ôn đường ống gió theo đúng qui trình 96
4.1 Xác định vị trí ống cần bảo ôn 96

15
4.2 Bảo ôn theo qui trình đã lập 96
5. Kiểm tra 96
5.1 Phương pháp kiểm tra 96
5.2 Phương pháp khắc phục khi bề mặt trao đổi nhiệt bị đọng sương
96
BÀI 23. 97
GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 97
1. Thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió 97
1.1 Giới thiệu sơ đồ đường ống dẫn gió 97
1.2 . Liệt kê một số thiết bị phụ trên sơ đồ ống dẫn gió 97
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị phụ 97
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ 97
BÀI 24. 98
LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ 98
1. Thiết bị phụ trên sơ đồ thiết kế cần lắp đặt. 98
1.1 Đọc bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống dẫn gió 98
1.2 Liệt kê các thiết bị phụ cần lắp đặt 98
1.3 Đọc bản vẽ thiết kế hệ thông gió trên hệ thống điều hoà không
khí trung tâm 98
2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió ngầm 98
2.1 Lập qui trình lắp đặt các thiết bị phụ cho đường dẫn gió 98
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 99
3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình 99
3.1 Xác định vị trí lắp đặt 99
3.2 Lắp đặt theo qui trình đã lập 99
4. Kiểm tra 99
4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị phụ sau khi lắp đặt 99
4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật 99
4.3 Đo các thông số trên kênh dẫn gió 99

16
4.4 Điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường dẫn gió
99
BÀI 25 100
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI, YÊU CẦU MIỆNG THỔI, MIỆNG HÚT – QUẠT
GIÓ 100
1. Khái niệm về miệng thổi, miệng hút không khí 100
1.1 Giới thiệu miệng thổi, miệng hút trên đường ống dẫn gió 100
3. Phân loại miêng hút và mệng thổi không khí 106
3.1 Nêu cấu tạo miệng thổi-hút 106
3.2 Phân loại miệng thổi, hút dựa trên cấu tạo hoặc nguyên lý 106
3.3 Phân loại các loại miệng thổi, miệng hút gió trên hệ thống điều
hoà 107
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với miệng thổi, miệng hút không khí 112
4.1 Giới thiệu và yêu cầu hướng đi, phân phối, hiệu quả trao đổi, vận
tốc của không khí qua miệng hút, miệng thổi 112
4.2 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí 112
BÀI 26. 113
LẮP ĐẶT CÁC LOẠI MIỆNG THỔI THÔNG DỤNG 113
1. Xác định vị trí lắp đặt miệng thổi, hút 113
1.1 Đọc bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống dẫn gió 113
Bảng danh mục, quy cách 113
1.2 Đo đạc để xác định vị trí chính xác lăp đặt 113
2. Tính chọn miệng thổi, miệng hút 113
2.1 . Đưa ra các thông số kỹ thuật của miệng thổi, hút 113
2.2 Tra bảng chọn miệng thổi, hút theo đúng yêu cầu phù hợp với
catalog nhà sản xuất . 114
3. Lập qui trình lắp đặt miệng thổi, hút 114
3.1 Lập qui trình lắp đặt các miệng thổi, hút cho đường dẫn gió 114
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…) 114

17
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 114
4. Tổ chức lắp đặt miệng thổi, hút theo qui trình 114
4.1 Xác định vị trí lắp đặt 114
BÀI 27 116
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI , TÍNH CHỌN QUẠT GIÓ 116
4.2 Chọn quạt gió phù hợp có trong cataloge nhà sản xuất . 118
BÀI 28 119
LẮP ĐẶT QUẠT 119
1.1 Đọc bản vẽ lắp đặt 119
1.2 Khảo sát hiện trường, chọn vị trí lắp đặt thích hợp 119
2. Lập qui trình lắp đặt 119
2.1 . Lập qui trình lắp đặt cho hệ thống 119
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình 120
3. Tổ chức thực hiện lắp đặt 120
3.1 Xác định vị trí lắp đặt 120
3.2 Lắp đặt đúng theo quy trình và các yêu cầu kỹ thuật trong
Cataloge máy 120
4. Kiểm tra, chạy thử 120
4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt 120
4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số của quạt gió 120
4.3 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của quạt gió quạt gió 120

18
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM

Mã số mô đun: MĐ20
Thời gian mô đun: 285 h; (Lý thuyết: 60h; Thực hành:
225h)

I. Vị trí, tính chất của mô đun:


- Vị trí:
+ Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành các môn
học khối kiến thức cơ sở; mô-đun chuyên môn nghề bắt buộc.
- Tính chất:
+ Cung cấp cho học sinh, sinh viên kiến thức chuyên môn về điều
hoà không khí, thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống và sản xuất.

19
+ Chương trình dựa trên cơ sở các kiến thức về Nhiệt động kỹ thuật
truyền nhiệt, khí động học và các kiến thức chuyên môn về kỹ thuật lạnh,
đo lường và điều khiển tự động hoá...
II. Mục tiêu mô đun
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống ĐHKK
trung tâm.
-Phân loại đựơc các hệ thống ĐHKK trung tâm đã lắp đặt bên ngoài.
-So sánh được ưu nhược điểm của từng hệ thống ĐHKK trung tâm.
- Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành được hệ thống ĐHKK
trung tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
- Đọc được bản vẽ thi công lắp đặt hệ thống và thiết bị ĐHKK trung
tâm.
- Đánh giá được tình trạng hệ thống ĐHKK trung tâm.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề trong việc lắp đặt, bảo
dưỡng, sửa chữa ĐHKK trung tâm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
- Cẩn thận, tỷ mỉ, tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và có
khả năng làm việc nhóm.
III. Nội dung mô đun
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời Hình Thức


TT Tên các bài trong môđun
gian giảng dạy
1 Giới thiệu sơ đồ hệ thống điều hòa trung tâm nước 5 Lý thuyết
2 Lắp máy làm lạnh nước (Water Chiller) 20 Tích hợp
3 Lắp đặt FCU (Fan coil unit)/AHU (Air Handling Tích hợp
15
Unit)
4 Lắp đặt máy điều hòa lắp mái 15 Tích hợp
5 Lắp đặt FCU (Fan coil unit)/AHU (Air Handling Tích hợp
20
Unit)
Kiểm tra bài 2,3,4,5 5 Tích hợp
20
6 Lắp đặt máy điều hòa lắp mái 15 Tích hợp
7 Giới thiệu hệ thống điều hòa không khí VRV 15 Lý thuyết
8 Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí VRV 15 Tích hợp
9 Phân loại và tính chọn đường ống 5 Lý thuyết
10 Treo đỡ và chống rung ống dẫn nước trong điều
5 Tích hợp
hòa không khí
Kiểm tra bài 6,7,8,9,10 5 Tích hợp
11 Lắp ráp hệ thống ống dẫn nước 10 Tích hợp
12 Kiểm tra bảo ôn đường ống 5 Tích hợp

13 Lắp đặt tháp giải nhiệt 10 Tích hợp

14 Lắp đặt bình giãn nở 5 Tích hợp


15 Lắp đặt nhiệt kế và áp kế, phin lọc cặn, lỗ xả khí 10 Tích hợp
16 Lắp đặt Van và các phụ kiện 5 Tích hợp
17 Khái niệm và phân loại, tính chọn bơm, đường đặc
5 Lý thuyết
tính bơm
18 Lắp đặt bơm 10 Tích hợp
Kiểm tra bài 11,12,13,14,15,16,17,18 5 Tích hợp
19 Phân loại và đặc điểm hệ thống đường ống gió 5 Lý thuyết
20 Lắp đặt hệ thống đường gió ngầm 10 Tích hợp
21 Lắp đặt hệ thống ống kiểu treo 10 Tích hợp
22 Bảo ôn đường ống gió 5 Tích hợp
23 Giới thiệu các thiết bị phụ trong đường ống gió 5 Lý thuyết
24 Lắp đặt các thiết bị phụ trong đường ống gió 15 Tích hợp
25 Khái niệm và phân loại, yêu cầu miệng thổi, miệng
5 Lý thuyết
hút
26 Lắp đặt các loại miệng thổi thông dụng 10 Tích hợp
27 Khái niệm và phân loại, tính chọn quạt gió 5 Lý thuyết
28 Lắp đặt quạt 5 Tích hợp

21
Kiểm tra bài 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 5 Tích hợp
Cộng: 285

BÀI 1

GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM NƯỚC


Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà trung tâm nước.
+ Biết được nguyên lý làm việc của từng thiết bị trên hệ thống
+ Biết được cấu tạo của từng thiết bị trên hệ thống
+ Biết được nguyên lý làm việc của sơ đồ hệ thống ĐHKK trung tâm
nước
+ Biết được nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống
22
+ Biết được sơ đồ cấu tạo của từng thiết bị trên hệ thống
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận khi phân các bản vẽ chi tiết

Nội dung:

1. Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý hệ thống ĐHKK trung tâm nước


* Máy điều hòa không khí làm lạnh bằng nước (WATER CHILLER)- Hệ
thống điều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó
cụm máy lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến
khoảng 7oC. Sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt
đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lý nhiệt ẩm
không khí. Như vậy trong hệ thống này nước sử dụng làm chất tải lạnh.
* Sơ đồ nguyên lý:

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà water chiller

2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị trên hệ thống điều
hoà

2.1. Giới thiệu các thiết bị có trong sơ đồ


Hệ thống gồm các thiết bị chính sau:
- Cụm máy lạnh Chiller
23
- Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước) hoặc dàn
nóng (đối với chiller giải nhiệt bằng gió)
- Bơm nước giải nhiệt
- Bơm nước lạnh tuần hoàn
- Bình giãn nở và cấp nước bổ sung
- Hệ thống xử lý nước
- Các dàn lạnh FCU và AHU

2.2. Trình bầy chức năng, nhiệm vụ từng thiết bị


a. Cụm máy lạnh Chiller
Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều
hoà kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng,
0
trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 7 C .Ở
đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh.
b. Các dàn lạnh FCU và AHU
FCU ( Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và
quạt gió.
AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh Air Handling Unit. Tương tự
FCU, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí.
c. Các hệ thống thiết bị khác:
- Bình giản nỡ và cấp nước bổ sung: Có công dụng bù giản nở khi
nhiệt độ nước thay đổi và bổ sung thêm nước khi cần. Nước bổ sung phải
được qua xử lý cơ khí cẩn thận.
- Hệ thống đường ống nước lạnh sử dụng để tải nước lạnh từ bình
bay hơi tới các FCU và AHU. Đường ống nước lạnh là ống thép có bọc
cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt là mút, styrofor hoặc polyurethan.
- Hệ thống đường ống giải nhiệt là thép tráng kẽm.
- Hệ thống xử lý nước

24
3. Trình bày cấu tạo của từng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý
a. Cụm máy lạnh Chiller
Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà
máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau:
+ Máy nén
+ Thiết bị ngưng tụ
+ Bình bay hơi
+ Tủ điện điều khiển
b. Các dàn lạnh FCU và AHU
Cấu tạo của FCU:

25
Hình 1.2 - Cấu tạo FCU
Cấu tạo của AHU:
AHU thường được lắp ghép từ nhiều module như sau: Buồng hoà
trộn, Bộ lọc bụi, dàn trao đổi nhiệt và hộp quạt. Trên buồng hoà trộn có
02 cửa có gắn van điều chỉnh, một cửa lấy gió tươi, một cửa nối với
đường hồi gió.
Bộ lọc buị thường sử dụng bộ lọc kiểu túi vải.
Trên hình là hình dạng bên ngoài của AHU kiểu đặt đứng:

Hình 1.3 - Cấu tạo bên trong của AHU


c. Các hệ thống thiết bị khác:
- Bình giản nỡ và cấp nước bổ sung
26
- Hệ thống đường ống nước lạnh sử dụng để tải nước lạnh từ bình
bay hơi tới các FCU và AHU. Đường ống nước lạnh là ống thép có bọc
cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt là mút, styrofor hoặc polyurethan.
- Hệ thống đường ống giải nhiệt là thép tráng kẽm.
- Hệ thống xử lý nước

4. Nguyên lý làm việc của từng thiết bị


a. Cụm máy lạnh Chiller
+ Máy nén: Có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến là loại trục vít, máy
nén kín, máy nén pittông nửa kín.
+ Thiết bị ngưng tụ: Tuỳ thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị
ngưng tụ là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử
dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng. Nếu giải
nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt và bơm nước giải
nhiệt. Trên thực tế nước ta, thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng
nước vì hiệu quả cao và ổn định hơn.
+ Bình bay hơi: Bình bay hơi thường sử dụng là bình bay hơi ống
đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống.
Bình bay hơi được bọc các nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới
70C nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Công dụng bình
bay hơi là làm lạnh nước.
+ Tủ điện điều khiển:

27
Hình 1.4 - Cụm máy chiller máy nén pittông nửa kín Carrier
Trên hình là cụm chiller với máy nén kiểu pittông nửa kín của hãng
Carrier. Các máy nén kiểu nửa kín được bố trí nằm ở trên cụm bình
ngưng - bình bay hơi. Phía mặt trước là tủ điện điều khiển. Toàn bộ được
lắp đặt thành 01 cụm hoàn chỉnh trên hệ thống khung đỡ chắc chắn.
Khi lắp đặt cụm chiller cần lưu ý để dành không gian cần thiết để vệ
sinh các bình ngưng. Không gian máy thoáng đãng, có thể dễ dàng đi lại
xung quanh cụm máy lạnh để thao tác.
Khi lắp cụm chiller ở các phòng tầng trên cần lắp thêm các bộ
chống rung.
Máy lạnh chiller điều khiển phụ tải theo bước, trong đó các cụm
máy có thời gian làm việc không đều nhau. Vì thế người vận hành cần
thường xuyên hoán đổi tuần tự khởi động của các cụm máy cho nhau. Để
làm việc đó trong các tủ điện điều khiển có trang bị công tắc hoán đổi vị
trí các máy.

Hình 1.5 - Cụm máy lạnh chiller


b. Bơm nước lạnh và nước giải nhiệt

28
Bơm nước lạnh và nước giải nhiệt được lựa chọn dựa vào công
suất và cột áp:
- Lưu lượng bơm nước giải nhiệt:
Qk - Công suất nhiệt của chiller, tra theo bảng đặc tính kỹ thuật của
chiller, kW
o
Δtgn - Độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt đầu ra và đầu vào, Δt = 5 C
o
Cpn - Nhiệt dung riêng của nước, Cpn = 4,186 kJ/kg. C
- Lưu lượng bơm nước lạnh:
Qk - Công suất lạnh của chiller, tra theo bảng đặc tính kỹ thuật của
chiller, kW;
o
Δtnl - Độ chênh nhiệt độ nước lạnh đầu ra và đầu vào, Δt = 5 C;

Cpn - Nhiệt dung riêng của nước, Cpn = 4,186 kJ/kg.K.

Cột áp của bơm được chọn tuỳ thuộc vào mạng đường ống cụ thể,
trong đó cột áp tĩnh của đường ống có vai trò quan trọng.
c. Các dàn lạnh FCU và AHU
FCU ( Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt
gió. Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua
cụm ống trao đổi nhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt ẩm, sau đó
thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió vào phòng. Quạt FCU là
quạt lồng sóc dẫn động trực tiếp.
AHU: Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt,
không khí chuyển động ngang qua bên ngoài, làm lạnh và được quạt thổi
theo hệ thống kênh gió tới các phòng. Quạt AHU thường là quạt ly tâm
dẫn động bằng đai.
AHU có 2 dạng: Loại đặt nằm ngang và đặt thẳng đứng. Tuỳ thuộc
vào vị trí lắp đặt mà ta có thể chọn loại thích hợp. Khi đặt nền, chọn loại
đặt đứng, khi gá lắp lên trần, chọn loại nằm ngang.

29
5. Giải thích được sự liên hệ giữa các thiết bị trên hệ thống

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu sơ đồ nguyên lý hệ thống ĐHKK trung tâm nước?
Câu 2 : Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị trên hệ thống
ĐHKK trung tâm nước ?
Câu 3 : Hãy nêu cấu tạo của từng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý hệ thống
ĐHKK trung tâm nước ?
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 1
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 2

LẮP MÁY LÀM LẠNH NƯỚC (WATER CHILLER)


Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Đọc được bản vẽ lắp đặt .
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên cataloge
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Biết tính toán, thống kế thiết bị, vật liệu cần lắp đặt máy làm lạnh
nước
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
- + Nghiêm chỉnh, cẩn thận, chính xác
Nội dung:

30
1. Đọc bản vẽ lắp đặt

1.1 Phân tích bản vẽ


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách
- Hình 4-18a. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trung tâm nước
đơn giản nhất.

Hình 4-18a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trung tâm nước đơn giản.
1. động cơ; 2.máy nén; 3.bình ngưng; 4.tiết lưu; 5.bình bay hơi; 6.bơm nước
giải nhiệt; 7.tháp giải nhiệt; 8.bơm nước lạnh; 9.dàn FCU; 10.AHU; 11.bình
dãn nở.

1.2 Thiết lập được danh mục, thiết bị lắp đặt


Khảo sát các thiết bị chính : Máy hoạt động tốt, Đầy đủ các phụ kiện kèm
theo.
Khảo sát theo các thông số: Điện áp, Công suất, Model, Chủng loại, Năm
sản xuất, Nước sản xuất

31
2. Thống kế, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để thi công
Thống kê số lượng, chủng loại các thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công

3. Khảo sát vị trí lắp

3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Tìm hiểu mặt bằng cần lắp đặt
Nếu so sánh về diện tích lắp đặt ta thấy hệ thống có máy làm lạnh nước
tốn thêm một diện tích lắp đặt ở tầng dưới cùng. Nếu dùng hệ thống với máy
làm lạnh nước giải nhiệt gió hoặc dùng hệ VRV thì có thể sử dụng diện tích đó
vào mục đích khác như là gara ôtô chẳng hạn.

Hình 4-18c.
Phương án bố
trí hệ thống
điều hòa trung
tâm nước với
máy làm lạnh
nước giải nhiệt
nước và tháp
giải nhiệt (các
FCU và AHU có
bình giãn nở).
1. máy làm lạnh
nước giải nhiệt
nước; 2 bơm nước

32
Hình 4.26: Phối cảnh tháp giải nhiệtCTI (Cooling Tower Institute):
1. động cơ; 2. lưới bảo vệ quạt gió; 3. dây néo; 4. đầu góp dàn phun; 5. cánh
chắn;; 6. vỏ tháp; 7. lưới bảo vệ đường gió vào; 8. óng dẫn nước vào; 9. bồn
nước; 10. cửa chảy tràn; 11 cửa xả đáy; 12. cửa nước ra (về bơm); 13. cửa
nước vào (nước nóng tù bình ngưng vào); 14. van phao lấy nước bố sung tù
mạng; 15. các thanh đỡ trên cửa lấy gió; 16. các thanh đỡ khối đệm; 17. khối
đệm; 18. các thanh đỡ cơ động; 19. cánh quạt; 20. thang; 21. cửa quan sát.

3.2 Nhận biết được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Chỉ ra điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Nhiệt độ
Hướng gió
Ánh sáng mặt trời

3.3 Đưa ra được phương án lắp đặt

33
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị, dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn

Vận chuyển phải đảm bảo an toàn, không để hệ thống bị rơi hoặc ngã.

5. Lập qui trình lắp đặt

5.1 Thiết lập trình tự các bước lắp đặt


Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến quy trình lắp đặt

6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình


- Lắp giá máy : Xác định vị trí, Lắp bộ chống rung
- Lắp máy: Đưa máy vào vị trí lắp, Căn chỉnh, Bắt chặt
- Lắp điện: Thi công giá đỡ, Lắp đường điện, Đấu nối

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu sơ đồ nguyên lý hệ thống water chiller?
Câu 2 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống water chiller?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 2


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp

34
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 3
LẮP ĐẶT FCU (FAN COIL UNIT)/AHU (AIR HANDLING UNIT)

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Chỉ ra được vị trí lắp đặt FCU/AHU.
+ Mô tả được nhiệm vụ của FCU/AHU trong hệ thống điều hoà
trung tâm.
+ Biết được nguyên lý làm việc, cấu tạo của FCU/AHU
+ Phân loại được sự khác biệt giữa FCU/AHU
+ Khảo sát, tính chọn được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
- + Nghiêm chỉnh, cẩn thận, chính xác

Nội dung:

35
1. Lắp FCU/AHU vào đúng vị trí theo bản

1.1 Lấy dấu, khoan lỗ

Hình 1.1 lấy dấu khoan lỗ dàn lạnh

1.2 Chế tạo giá đỡ, lắp FCU/AHU đúng vị trí

Hình 1.2 Hệ thống AHU với giá đỡ

2. Nối các loại van vào FCU/AHU và nối với ống nước lạnh

2.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
36
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách

2.2 Lắp đặt các loại van của FUC/AHU vào hệ thống nước đúng yêu
cầu.
Lắp đặt FCU-AHU đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
An toàn

3. Nối ống thoát nước ngưng tụ

3.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật hệ thống ống


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách

3.2 Nối ống thoát nước ngưng tụ ra bên ngoài, đúng kỹ thuật và yêu
cầu.
Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước lạnh
Lắp đặt đường ống nước giải nhiệt
Lắp đường nước ngưng

4. Đấu điện cho thiết bị FCU/AHU

4.1 Đọc bản vẽ điện


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách

4.2 Đấu điện vào các tiếp điểm cho FCU/AHU


Lắp đường điện
37
Đấu nối

4.3 Đấu đúng kỹ thuật, tiếp xúc tốt


Đấu nối đảm bảo các dây phải đúng kỹ thuật tuân theo bản vẽ điện kỹ thuật.

4.4 Lắp đúng bản vẽ, đúng yêu cầu

Hình 1.3 sơ đồ mạch điện AHU

5. Chạy thử

5.1 Kiểm tra lần cuối


Kiểm tra điện áp đủ, cân pha
Kiểm tra Aptomat trạng thái ngắt
Dụng cụ đo kiểm đủ
Các van mở
Máy chắc chắn

5.2 Nhấn nút khởi động


Chế độ làm lạnh
Quạt tốc độ cao
38
5.3 Kiểm tra hệ thống không bị rung, hoạt động tốt
Kiểm tra tổng thể
Vận hành bơm nước
Vận hành AHU, FCU
Vận hành máy làm lạnh nước
Xác định các thông số vận hành
ILV = IĐM
P0 = PĐM
Tnl  50C
Pnl  1 – 2at

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống FCU?
Cầu 2 : vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch điện AHU ?
Câu 3 : trình bày các bước lắp đặt hệ thống AHU ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 3


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

39
BÀI 4

LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA LẮP MÁI


Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Đọc được bản vẽ lắp đặt .
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên catalog.
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Biết nguyên lý làm việc của sơ đồ hệ thống điều lắp mái
+ Biết được nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống điều hoà lắp
mái
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận, liệt kê đầy đủ thiết bi, dụng cụ
Nội dung:

1. Đọc bản vẽ lắp đặt

1.1 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị lắp đặt
Phân tích được bản vẽ lắp đặt
Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên catalog.
Liệt kê được qui trình lắp đặt
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho lắp đặt

1.2 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị, dụng
cụ lắp đặt
* Hệ thống kiểu nguyên cụm:
Hệ thống điều hòa nguyên cụm (trung tâm) là hệ thống mà ở đó xử
40
lý nhiệt ẩm được tiến hành ở một trung tâm và được dẫn theo các kênh
gió đến các hộ tiêu thụ
Trên thực tế máy điều hòa dạng tủ là máy điều hòa kiểu trung tâm.
Ở trong hệ thống này không khí sẽ được xử lý nhiệt ẩm trong một máy
lạnh lớn, sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các hộ tiêu thụ.
Có 2 loại:
- Giải nhiệt bằng nước: Toàn bộ hệ thống lạnh được lắp đặt kín
trong một tủ, nối ra ngoài chỉ là các đường ống nước giải nhiệt.
- Giải nhiệt bằng không khí: gồm 2 mãnh IU và OU rời nhau
* Sơ đồ nguyên lý:
Trên hình là sơ đồ nguyên lý hệ thống máy điều hoà dạng tủ, giải
nhiệt bằng nước. Theo sơ đồ, hệ thống gồm có các thiết bị sau:
- Cụm máy lạnh:
Toàn bộ cụm máy được lắp đặt trong một tủ kín giống như tủ áo
quần:
+ Máy nén kiểu kín.
+ Dàn lạnh cùng kiểu ống đồng cánh nhôm có quạt ly tâm.
+ Thiết bị ngưng tụ kiểu ống lồng ống nên rất gọn nhẹ

41
42
Hình 4.1 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống máy điều hoà dạng tủ, giải nhiệt bằng
nước
- Hệ thống kênh đẩy gió, kênh hút, miệng thổi và miệng hút gió:
kênh gió bằng tole tráng kẽm có bọc cách nhiệt bông thủy tinh. Miệng
thổi cần đảm bảo phân phối không khí trong gian máy đồng đều.
Có trường hợp người ta lắp đặt cụm máy lạnh ngay trong phòng
làm việc và thổi gió trực tiếp vào phòng không cần phải qua kênh gió và
các miệng thổi. Thường được đặt ở một góc phòng nào đó
- Tùy theo hệ thống giải nhiệt bằng gió hay bằng nước mà IU được
nối với tháp giải nhiệt hay dàn nóng. Việc giải nhiệt bằng nước thường
hiệu quả và ổn định cao hơn. Đối với máy giải nhiệt bằng nước cụm máy
có đầy đủ dàn nóng, dàn lạnh và máy nén, nối ra bên ngoài chỉ là đường
ống nước giải nhiệt.

1.3 Phân tích bản vẽ thi công, lắp đặt


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách
Khảo sát vị trí lắp trên mái

2. Thống kế, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công

2.1 Dựa theo bảng thống kê, chọn được dụng cụ, thiết bị để thi công
Thống kê các thiết bị cần lắp đặt
Thống kê số lượng, chủng loại các thiết bị phục vụ thi công
Thống kê số lượng, chủng loại dụng cụ phục vụ thi công

43
2.2 Dụng cụ, thiết bị đầy đủ

Hình 2.2 bộ dụng cụ lắp đặt sửa chữa hệ thống lạnh

2.3 Tính chọn lựa dụng cụ, thiết bị phù hợp


Chọn thiết bị phù hợp với diện tích và yêu cầu lạnh.
3. Khảo sát vị trí lắp đặt trên mái

3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt

Anh hưởng của nhiệt độ.

Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi
trường nhiệt lượng qtỏa. Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào
cường độ vận động: vận động càng nhiều thì nhiệt lượng toả ra càng lớn.

44
Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi
trường xung quanh. Để thải nhiệt ra môi trường cơ thể có 02 hình thức
trao đổi:

- Truyền nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ Δt. Nhiệt lượng trao
đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện qh.

- Thải nhiệt ra môi trường do thoát mồ hôi hay còn gọi là toả ẩm. Nhiệt
lượng trao đổi dưới hình thức này gọi là nhiệt ẩn qâ.

Mối quan hệ giữa 2 hình thức thải nhiệt và nhiệt toả của cơ thể được thể
hiện bởi phương trình sau đây:

qtỏa = qh + qâ (2-1)

Đây là một phương trình cân bằng động, giá trị của mỗi một đại lượng
trong phương trình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cường độ vận động,
nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí môi trường xung
quanh vv... Trong phương trình đó qâ là đại lượng mang tính chất điều
chỉnh, giá trị của nó lớn nhỏ phụ thuộc vào mối quan hệ của qtoả và qh để
đảm bảo phương trình (2-1) luôn luôn cân bằng.

- Nếu cường độ vận động của con người không đổi thì qtoả = const, nhưng
qh giảm, chẳng hạn khi nhiệt độ môi trường tăng, Δt = tct-tmt giảm; khi tốc
độ gió giảm hoặc khi nhiệt trở tăng. Phương trình (2-1) mất cân bằng, khi
đó cơ thể sẽ thải ẩm, qâ xuất hiện và tăng dần nếu qh giảm.

- Nếu nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ gió ổn định và nhiệt trở cũng
không đổi thì qh = const, khi cường độ vận động tăng qtoảtăng, phương
trình (2-1) mất cân bằng, khi đó cơ thể cũng sẽ thải ẩm, qtoả càng tăng
cao thì qâ cũng tăng lên tương ứng.

Quan hệ giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn theo nhiệt độ môi trường được thể
hiện trên hình 2-1.

45
Hình 2.1. Quan hệ giữa nhiệt hiện q h và nhiệt ẩn q â theo nhiệt độ phòng

- Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung
quanh dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện
qh phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung
quanh Δt = tct-tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở
(áo quần, chăn vv . . . )

Đặc điểm của nhiệt hiện là phụ thuộc rất nhiều vào Δt = tct-tmt : khi nhiệt
độ môi trường tmt nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường,
khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi
trường. Khi nhiệt độ môi trường khá bé, Δt = tct-tmt lớn, qh lớn, cơ thể mất
nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn
khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.

Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì qh không
đổi. Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện
qh không thể cân bằng với nhiệt toả qtoả Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể
sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

- Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt
46
ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi
trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng
nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn.

Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37oC), cơ thể con
người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó
là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể
thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều.

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt
không thuận lợi.

Rỏ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ
khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể
lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

Bả ng 2-1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao


động

Mùa
Mùa Hè
Đông

ω, ω,
to C φ, % to C φ, %
m/s m/s

60 - 0,1- 24 - 60 - 0,3-
Nghỉ ngơi 22 - 24
75 0,3 27 75 0,5

Lao động nhẹ 22 - 24 60 - 0,3- 24 - 60 - 0,5-

47
75 0,5 27 75 0,7

60 - 0,3- 23 - 60 - 0,7-
Lao động vừa 20 - 22
75 0,5 26 75 1,0

60 - 0,3- 22 - 60 - 0,7-
Lao động nặng 18 - 20
75 0,5 25 75 1,5

Trên hình 2.2 biểu thị đồ thị vùng tiện nghi của hội lạnh, sưởi ấm, thông
gió và điều hoà không khí của Mỹ giới thiệu. Đồ thị này biểu diễn trên trục
toạ độ với trục tung là nhiệt độ đọng sương ts và trục hoành là nhiệt độ
vận hành tv, nhiệt độ bên trong đồ thị là nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Nhiệt độ vận hành tv được tính theo biểu thức sau:

(2-2)
o
tk, tbx - Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung bình, C;
2
αđl, αbx - Hệ số toả nhiệt đối lưu và bức xạ, W/m .K

Nhiệt độ hiệu quả tương đương được tính theo công thức:

(2-3)

tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, oC;

ωK - Tốc độ chuyển độ của không khí, m/s.

48
Hình 2.2. Đồ thị vùng tiện nghi theo tiêu chuẩn ASHRAE (Mỹ)

Nhiệt độ hiệu quả tương đương xác định ảnh hưởng tổng hợp của các
yếu tố : nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí đến con
người.

26Theo đồ thị tiện nghi, nhiệt độ hiệu quả thích hợp nằm trong khoảng

49
o o
20 1570%, nhiệt độ đọng sương 2C, độ ẩm tương đối khoảng 30 C.

Rỏ ràng theo đồ thị này vùng tiện nghi của Mỹ có những điểm sai khác so
với TCVN.

Trên hình 2.3 là đồ thị vùng tiện nghi được biểu diễn theo trục tung là
nhiệt độ nhiệt kế ướt tư và trục hành là nhiệt độ nhiệt kế khô tk, nhiệt độ ở
giữa là nhiệt độ hiệu quả tc.

20Theo đồ thị này vùng tiện nghi nằm trong khoảng nhiệt độ nhiệt kế
ướt từ 10o28C, nhiệt độ nhiệt kế khô từ 18o24C và nhiệt độ hiệu quả từ
o
17 C.

50
Hình 2.3. Đồ thị vùng tiện nghi theo nhiệt độ tk và to

Anh hưởng của độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào trong
môi trường không khí xung quanh. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi φ <
100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ
cảm thấy dễ chịu.

Độ ẩm quá cao, hay quá thấp đều không tốt đối với con người.

- Khi độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể
cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm. Người ta nhận thấy ở
một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi
chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp
mồ hôi nhớp nháp.

Hình 2.4. Giới hạn miền mồ hôi trên da

Trên hình 2.4 biểu thị miền xuất hiện mồ hôi trên bề mặt da. Theo đồ thị
này ta thấy, ứng với một giá trị độ ẩm nhất định, khi nâng nhiệt độ lên
một giá trị nào đó thì trên bề mặt da xuất hiện lớp mồ hôi và ngược lại khi
độ ẩm cao trên bề mặt da xuất hiện mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ không
51
khí khá thấp. Ví dụ ở độ ẩm trên 75% thì xuất hiện mồ hôi ngay cả khi
nhiệt độ dưới 20oC.

- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồi hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây
nứt nẻ chân tay, môi vv. ... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho
cơ thể.

75% và có thể chọn theo TCVN 5687-1992 nêu ở bảng 2-1.Độ ẩm thích
hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng φ= 60

Anh hưởng của tốc độ không khí

Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt
và trao đổi chất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường
xung quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên. Vì vậy
khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên tĩnh
trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ.

Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiều nhiệt gây
cảm giác lạnh. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ
gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người vv...

Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong
vùng làm việc, tức là vùng dưới 2m kể từ sàn nhà. Đây là vùng mà một
người bất kỳ khi đứng trong phòng đều lọt hẳn vào trong khu vực đó
(hình 2.5).

52
Hình 2.5. Giới hạn vùng làm việc

Tốc độ không khí lưu động được lựa chọn theo nhiệt độ không khí trong
phòng nêu ở bảng 2-2. Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ ,
nếu tốc độ quá lớn cơ thể mất nhiều nhiệt, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ .

Để có được tốc độ hợp lý cần chọn loại miệng thổi phù hợp và bố trí hợp
lý .

3.2 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt

Hình 3.2 Mặt bằng điều hòa lắp mái

3.3 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt


Xác định nơi lắp đặt an toàn, đảm bảo kỹ thuật.

3.4 Chỉ ra được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt

Anh hưởng của nhiệt độ.

Nhiệt hiện

Nhiệt ẩn

Khi độ ẩm cao
Độ ẩm thấp
Hướng gió

53
4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn

4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị, dụng cụ, vận chuyển đến nơi lắp đặt
Kiểm tra theo các thông số:
Điện áp
Công suất
Model
Chủng loại
Năm sản xuất
Nước sản xuất

4.2 Liệt kê các thiết bị, dụng cụ trong khi thi công

54
4.3 Tính toán được các yêu cầu khi lắp đặt

Anh hưởng của nhiệt độ.

Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi
trường nhiệt lượng qtỏa. Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào
cường độ vận động: vận động càng nhiều thì nhiệt lượng toả ra càng lớn.
Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi
trường xung quanh. Để thải nhiệt ra môi trường cơ thể có 02 hình thức
trao đổi:

- Truyền nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ Δt. Nhiệt lượng trao
đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện qh.

- Thải nhiệt ra môi trường do thoát mồ hôi hay còn gọi là toả ẩm. Nhiệt
lượng trao đổi dưới hình thức này gọi là nhiệt ẩn qâ.

Mối quan hệ giữa 2 hình thức thải nhiệt và nhiệt toả của cơ thể được thể
hiện bởi phương trình sau đây:

qtỏa = qh + qâ (2-1)

Đây là một phương trình cân bằng động, giá trị của mỗi một đại lượng
trong phương trình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cường độ vận động,
nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí môi trường xung
quanh vv... Trong phương trình đó qâ là đại lượng mang tính chất điều
chỉnh, giá trị của nó lớn nhỏ phụ thuộc vào mối quan hệ của qtoả và qh để
đảm bảo phương trình (2-1) luôn luôn cân bằng.

- Nếu cường độ vận động của con người không đổi thì qtoả = const, nhưng
qh giảm, chẳng hạn khi nhiệt độ môi trường tăng, Δt = tct-tmt giảm; khi tốc
độ gió giảm hoặc khi nhiệt trở tăng. Phương trình (2-1) mất cân bằng, khi
đó cơ thể sẽ thải ẩm, qâ xuất hiện và tăng dần nếu qh giảm.

- Nếu nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ gió ổn định và nhiệt trở cũng
không đổi thì qh = const, khi cường độ vận động tăng qtoảtăng, phương
55
trình (2-1) mất cân bằng, khi đó cơ thể cũng sẽ thải ẩm, qtoả càng tăng
cao thì qâ cũng tăng lên tương ứng.

Quan hệ giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn theo nhiệt độ môi trường được thể
hiện trên hình 2-1.

Hình 2.1. Quan hệ giữa nhiệt hiện q h và nhiệt ẩn q â theo nhiệt độ phòng

- Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung
quanh dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện
qh phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung
quanh Δt = tct-tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở
(áo quần, chăn vv . . . )

Đặc điểm của nhiệt hiện là phụ thuộc rất nhiều vào Δt = tct-tmt : khi nhiệt
độ môi trường tmt nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường,
khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi
trường. Khi nhiệt độ môi trường khá bé, Δt = tct-tmt lớn, qh lớn, cơ thể mất
nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn
khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.

56
Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì qh không
đổi. Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện
qh không thể cân bằng với nhiệt toả qtoả Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể
sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

- Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt
ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi
trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng
nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn.
o
Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37 C), cơ thể con
người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó
là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể
thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều.

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt
không thuận lợi.

Rỏ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ
khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể
lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

Bả ng 2-1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao


động

Mùa
Mùa Hè
Đông

to C φ, % ω, to C φ, % ω,

57
m/s m/s

60 - 0,1- 24 - 60 - 0,3-
Nghỉ ngơi 22 - 24
75 0,3 27 75 0,5

60 - 0,3- 24 - 60 - 0,5-
Lao động nhẹ 22 - 24
75 0,5 27 75 0,7

60 - 0,3- 23 - 60 - 0,7-
Lao động vừa 20 - 22
75 0,5 26 75 1,0

60 - 0,3- 22 - 60 - 0,7-
Lao động nặng 18 - 20
75 0,5 25 75 1,5

Trên hình 2.2 biểu thị đồ thị vùng tiện nghi của hội lạnh, sưởi ấm, thông
gió và điều hoà không khí của Mỹ giới thiệu. Đồ thị này biểu diễn trên trục
toạ độ với trục tung là nhiệt độ đọng sương ts và trục hoành là nhiệt độ
vận hành tv, nhiệt độ bên trong đồ thị là nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Nhiệt độ vận hành tv được tính theo biểu thức sau:

(2-2)

tk, tbx - Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung bình, oC;

αđl, αbx - Hệ số toả nhiệt đối lưu và bức xạ, W/m2.K

Nhiệt độ hiệu quả tương đương được tính theo công thức:

(2-3)

tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, oC;

ωK - Tốc độ chuyển độ của không khí, m/s.

58
Hình 2.2. Đồ thị vùng tiện nghi theo tiêu chuẩn ASHRAE (Mỹ)

Nhiệt độ hiệu quả tương đương xác định ảnh hưởng tổng hợp của các
yếu tố : nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí đến con
người.

26Theo đồ thị tiện nghi, nhiệt độ hiệu quả thích hợp nằm trong khoảng

59
o o
20 1570%, nhiệt độ đọng sương 2C, độ ẩm tương đối khoảng 30 C.

Rỏ ràng theo đồ thị này vùng tiện nghi của Mỹ có những điểm sai khác so
với TCVN.

Trên hình 2.3 là đồ thị vùng tiện nghi được biểu diễn theo trục tung là
nhiệt độ nhiệt kế ướt tư và trục hành là nhiệt độ nhiệt kế khô tk, nhiệt độ ở
giữa là nhiệt độ hiệu quả tc.

20Theo đồ thị này vùng tiện nghi nằm trong khoảng nhiệt độ nhiệt kế
ướt từ 10o28C, nhiệt độ nhiệt kế khô từ 18o24C và nhiệt độ hiệu quả từ
o
17 C.

60
Hình 2.3. Đồ thị vùng tiện nghi theo nhiệt độ tk và to

Anh hưởng của độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào trong
môi trường không khí xung quanh. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi φ <
100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ
cảm thấy dễ chịu.

Độ ẩm quá cao, hay quá thấp đều không tốt đối với con người.

- Khi độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể
cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm. Người ta nhận thấy ở
một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi
chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp
mồ hôi nhớp nháp.

Hình 2.4. Giới hạn miền mồ hôi trên da

Trên hình 2.4 biểu thị miền xuất hiện mồ hôi trên bề mặt da. Theo đồ thị
này ta thấy, ứng với một giá trị độ ẩm nhất định, khi nâng nhiệt độ lên
một giá trị nào đó thì trên bề mặt da xuất hiện lớp mồ hôi và ngược lại khi
độ ẩm cao trên bề mặt da xuất hiện mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ không
61
khí khá thấp. Ví dụ ở độ ẩm trên 75% thì xuất hiện mồ hôi ngay cả khi
nhiệt độ dưới 20oC.

- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồi hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây
nứt nẻ chân tay, môi vv. ... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho
cơ thể.

75% và có thể chọn theo TCVN 5687-1992 nêu ở bảng 2-1.Độ ẩm thích
hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng φ= 60

Anh hưởng của tốc độ không khí

Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt
và trao đổi chất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường
xung quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên. Vì vậy
khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên tĩnh
trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ.

Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiều nhiệt gây
cảm giác lạnh. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ
gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người vv...

Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong
vùng làm việc, tức là vùng dưới 2m kể từ sàn nhà. Đây là vùng mà một
người bất kỳ khi đứng trong phòng đều lọt hẳn vào trong khu vực đó
(hình 2.5).

62
Hình 2.5. Giới hạn vùng làm việc

Tốc độ không khí lưu động được lựa chọn theo nhiệt độ không khí trong
phòng nêu ở bảng 2-2. Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ ,
nếu tốc độ quá lớn cơ thể mất nhiều nhiệt, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ .

5. Lập qui trình lắp đặt

5.1 Thiết lập trình tự các bước lắp đặt


Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ

5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình

6.1 Đọc bản vẽ kỹ thuật, hiểu qui trình lắp đặt


Đọc kỹ bản vẽ, quy trình lắp đặt, xác định vị trí trên hiện trường

6.2 Lắp đặt hệ thống theo qui trình đã lập


Lắp giá máy: Xác định vị trí, Lắp bộ chống rung
Lắp máy: Đưa máy vào vị trí lắp, Căn chỉnh, Bắt chặt
Lắp điện: Thi công giá đỡ, Lắp đường điện, Đấu nối

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu sơ đồ nguyên lý hệ thống máy điều hòa lắp mái?
Câu 2 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống máy điều hòa lắp mái?
Câu 3 : chỉ ra các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình lắp đặt ?

63
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 4
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 5

LẮP ĐẶT CỤM MÁY LẠNH DẠNG TỦ GIẢI NHIỆT BẰNG NƯỚC

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Đọc được bản vẽ lắp đặt
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên cataloge.
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của tủ giải nhiệt bằng nước
+ Biết được nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống máy lạnh có tủ
làm mát bằng nước
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận, liệt kê đầy đủ thiết bị, dụng cụ

Nội dung:

1. Đọc bản vẽ lắp đặt


1.1 Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý máy lạnh

64
Hình 5-6 sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh trong các máy điều hoà kiểu làm
lạnh bằng nước (water chiller) với máy nén piston nửa kín và giải nhiệt
bằng nước.
Trong sơ đồ này cụm máy chiller được sử dụng để làm lạnh nước
đến cỡ 7oC, sau đó được các bơm dẫn đến các dàn lạnh gọi là các FCU
(fan coil unit ) để làm lạnh không khí. Nước được sử dụng làm chất tải
lạnh. Hệ thống có thể là loại giải nhiệt bằng nước hoặc giải nhiệt bằng

65
không khí. Máy giải nhiệt bằng nước có hiệu quả cao và hoạt động ổn
định nên thường hay được sử dụng.
1.2 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị cần lắp đặt
Hệ thống gồm có: bình bày hơi, bình ngưng, phin lọc, máy nén, đống
hồ đo áp suất cao và thấp, mắt gas, van tiết lưu, bình tách dầu.
1.3 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị,
dụng cụ lắp đặt
1.3.1 Thông số thiết kế
Áp suất thiết kế: theo đầu ra của NH3: 1.6 MPa; theo đầu ra của nước:
1.0 MPa; áp suất nước kiểm tra : 2.0MPa
Môi trường xuyên vỏ: môi trường lạnh; môi trường xuyên lòng ống: môi
trường môi chất lạnh
1.3.2 Đặc trưng cấu trúc
Bình bay hơi dạng xi phông nhiệt là sản phẩm hiệu suất cao được kết hợp
từ thiết bị phân tách và máy trao đổi nhiệt. Đặc trưng của nó là cấu trúc
gọn nhẹ, tuổi thọ lâu dài, lắp đặt thuận tiện, dễ vận hành và chi phí thấp.
1.3.3 Ứng dụng
Bình bay hơi dạng xi phông nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
ngành công nghiệp như hóa học, dược phẩm, sản xuất bia, đồ uống lạnh
và thực phẩm, khai khoáng và công nghiệp xây dựng.
1.3.4 Nguyên lý vận hành
Môi trường môi chất lạnh hấp thụ nhiệt và hơi bên trong lòng ống, khí gas
được hấp thụ bằng máy chính, nhiệt độ của chất làm lạnh bên ngoài ống
xuống thấp bởi sự giảm nhiệt và đạt đến tiêu chuẩn thiết kế.
Diện tích Khối
Đường nước Gas hồi lưu Đường nước Ống xả Van an toàn Lỗ cân
Model bay hơi Áp kế (mm) lượng
vào (mm) (mm) vào/ra (mm) dầu (mm) (mm) bằng (mm)
(M2) (kg)
FL-120 120 DN25 DN150 DN150 DN25 DN6 DN20 DN25 ~ 3800
FL-180 180 DN32 DN200 DN200 DN25 DN6 DN25 DN25 ~ 5200
FL-240 240 DN50 DN200 DN200 DN25 DN6 DN25 DN25 ~ 6200
FL-300 300 DN50 DN250 DN250 DN25 DN6 DN25 DN25 ~ 8000
FL-360 360 DN65 DN250 DN250 DN32 DN6 DN32 DN32 ~ 9000
FL-480 480 DN80 DN300 DN300 DN32 DN6 DN32 DN32 ~ 12800
66
1.3.5 Thông số kỹ thuật chính
1.3.6 Kích thước chính của bình bay hơi dạng xi phông nhiệt
Model A B C C1 D1 D2 E F F1 H L M N
FL-120 8200 2350 500 330 ¢ 600 ¢ 500 5800 5400 1400 1400 650 250 2200
FL-180 8400 2550 550 400 ¢ 700 ¢ 600 5820 5400 1475 1450 750 300 2200
FL-240 8600 2800 650 450 ¢ 750 ¢ 650 5850 5400 1540 1600 800 350 2000
FL-300 8600 3000 680 500 ¢ 800 ¢ 750 5870 5400 1560 1800 850 350 2000
FL-360 8680 3400 750 530 ¢ 900 ¢ 800 5920 5400 1570 1900 1000 400 1900
FL-480 8500 3550 950 780 ¢ 1200 ¢ 1000 6070 5000 1670 2000 1200 400 1800
Sơ đồ cấu trúc

1.4 Hiểu bản vẽ thi công, lắp đặt

2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công


2.1 Lập dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị để tiến hành lắp đặt
Tùy theo kích thức của từng hệ thống lạnh ta dự trù thiết bị khác
nhau
2.2 Liệt kê đầy đủ vật liệu, dụng cụ cần thiết
Liệt kê đầy đủ dụng cụ cần thiết như: Ống đồng, ống nước ngưng,

67
van tiết lưu, van chặn, vạn điện từ.
2.3 Tính toán, chọn lựa vật liệu tốt nhất
Chon vật liệu của các hảng uy tín: daikin, danfoss…
2.4 Thống kế danh mục vật liệu, dụng cụ

3. Khảo sát vị trí lắp đặt


3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Các điều kiện ảnh hưởng: gió, nhiệt độ, các vật thể gây hại cho máy…

68
3.2 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt

Hình 3.2 mặt bằng lắp đặt

3.3 Hiểu được mặt bằng cần lắp đặt


Mặt bằng cần lắp đặt phải đảm bảo lắp các thiết bị đạt chất lượng kỹ
thuật và theo đúng yêu cầu.
3.4 Chỉ ra được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Nhiệt độ: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình làm mát dàn ngưng
Độ ẩm trong không khí
Hướng gió: ảnh hưởng tới quá trình tản nhiệt của giàn ngưng.

4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn

4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi vận chuyên
Kiểm tra hệ thống đường ống, gas, van tiết lưu và dầu trong hệ thống.

4.2 Vận chuyển thiết bị, dụng cụ, vận chuyển đến nơi lắp đặt

Đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người, dùng các thiết bị chuyên

69
dụng để vận chuyển.

4.3 Tập kết đầy đủ và an toàn thiết bị, dụng cụ, vật liệu đến nơi tập
kết
Nơi để thiết bị dụng cụ phải an toàn, tránh các chất nguy hạy cho thiết
bị.

5. Lập qui trình lắp đặt

5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Các yêu tố ảnh hưởng đến quy trình như: đường ống nước, độ ẩm
trong ống đồng, cơ sở hạ tầng… tùy theo từng địa hình lắp đặt.

5.2 Lập qui trình lắp đặt


Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình

6.1 Các yêu cầu kỹ thuật trong khi thi công, an toàn lao động.

8.1. Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:

8.1.1. Mặt bằng, vị trí lắp đặt.

8.1.2. Hệ thống chiếu sáng vận hành.

8.1.3. Sàn thao tác, cầu thang, giá treo.

8.1.4. Hệ thống tiếp đất an toàn điện, chống sét.

8.1.5. Kiểm tra các thông số kỹ thuật trên nhãn mác của hệ thống
lạ nh và các bình trong hệ thống so với thiết kế và hồ sơ lý lịch.

8.1.6. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn, đo kiểm và phụ trợ
70
về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so với thiết kế và tiêu chuẩn
quy định.

8.1.7. Kiểm tra các loại đường ống, các loại van, phụ tùng đường ống
lắp trên hệ thống lạ nh về số lượng, kiểu loại, các thông số kỹ thuật so
với thiết kế và tiêu chuẩn quy định.

8.1.8. Kiểm tra tình trạng của các thiết bị phụ trợ khác kèm theo
phục vụ quá trình làm việc của hệ thống lạ nh.

8.1.9. Kiểm tra tình trạng mối hàn, bề mặt kim loại các bộ phận chịu
áp lực. Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra
bổ sung phù hợp để đánh giá chính xác hơn.

8.1.10. Tình trạng kỹ thuật của lớp bảo ôn, cách nhiệt .

8.1.11. Kiểm tra các chi tiết ghép nối.

8.1.12. Trư¬ờng hợp hệ thống lạnh sử dụng môi chất độc hại hoặc
cháy nổ, cần chú ý kiểm tra hệ thống thông gió cho buồng máy nén và
các miệng thoát của van an toàn.

8.1.13. Kiểm tra hệ thống giải nhiệt, tải nhiệt.

6.2 Lắp đặt hệ thống theo qui trình đã lập


Lắp đúng quy trình đảm bảo an toàn.

6.3 Lắp máy lạnh dạng tủ giải nhiệt bằng nước


Các bước lắp đặt giống như trên.

6.4 Tổ chức quá trình lắp đặt


Tổ chức quá trình lắp đặt theo bản vẽ thiết kế và đảm bảo an toàn.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt máy lạnh dạng tủ giải nhiệt bằng nước?
Câu 2 : Hãy nêu các yêu cầu kỹ thuật trong an toàn lắp đặt hệ thống lạnh ?

71
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 5
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 6

LẮP ĐẬT CỤM MÁY LẠNH DẠNG TỦ LÀM MÁT BẰNG KHÔNG KHÍ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của tủ giải nhiệt bằng không khí
+ Đọc được bản vẽ lắp đặt .
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên cataloge.
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Mô tả được nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống máy lạnh có
72
tủ làm mát bằng không khí
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận, liệt kê đầy đủ thiết bị, dụng cụ

Nội dung:

1. Đọc bản vẽ lắp đặt máy lạnh dạng tủ làm mát bằng không khí
1.1 Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý máy lạnh

Hình 5.1 sơ đồ hệ thống tủ lạnh gia đình


1.2 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị cần lắp đặt
Hệ thống lạnh của tủ lạnh gia đình khá đơn giản. Máy nén là máy
kiểu kín, dàn ngưng tụ có dạng ống xoắn hoặc dạng tấm (sử dụng vỏ của
73
tủ lạnh giải nhiệt thay cho dàn ngưng), giải nhiệt bằng không khí đối lưu
tự nhiên. Dàn lạnh dạng ống xoắn, sử dụng ngăn chứa làm cánh tản nhiệt.
Môi chất lạnh thường được sử dụng trước đây là R12 và hiện nay là R134a.
Tủ lạnh có 2 ngăn: một ngăn bảo quản thực phẩm, có nhiệt độ thấp và
một ngăn bảo quản rau quả, nhiệt độ cao hơn. Tuy hai ngăn có nhiệt độ
khác nhau nhưng ở đây người ta không thiết kế hệ thống ở 2 nhiệt độ bay
hơi mà chỉ có một chế độ với 02 dàn lạnh nối tiếp, dàn lạnh đông ở phía
trước và có diện tích bề mặt lớn hơn so với dàn làm lạnh ở phía sau. Điều
căn bản tạo nên sự khác biệt về nhiệt độ trong các ngăn là công suất làm
lạnh của các dàn lạnh. Công suất làm lạnh ngăn đông lớn hơn nhiều so
với ngăn lạnh.
Hệ thống đóng ngắt tự động nhờ thermostat cảm biến nhiệt độ
ngăn lạnh. Xả băng cho ngăn đông bằng gas nóng.

1.3 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị,
dụng cụ lắp đặt
Máy nén: Hút và né môi chất lạnh
Dàn ngưng: làm mát gas lạnh chuyển trạng thái
Dàn lạnh: trao đổi nhiệt giữa gas và sản phẩm (làm lạnh sản phẩm)
1.4 Phân tích bản vẽ thi công, lắp đặt

74
1. thân tủ, 2. ron nóng, 3. dàn lạnh, 4. giá đỡ, 5. ngăn chứa sản phẩm, 6.
ngăn dưới cửa, 7. dàn ngưng, 8. cảm biến nhiệt độ, 9. blok nén.

2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công


2.1 Lập dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị để tiến hành lắp đặt
Dự trù dụng cụ thiết bị tùy theo từng hệ thống lạnh khác nhau, ta dự
trù vật tư thiết bị khác nhau.
2.2 Liệt kê đầy đủ vật liệu, dụng cụ cần thiết
Dụng cụ thiết bị cần thiết như: máy nén, vật liệu làm tủ, ống đồng,
ron cao su, đầu cảm biến nhiệt độ, thermostart, bóng đèn, dây điện,
phom cách nhiệt.
2.3 Tính toán, chọn lựa vật liệu tốt nhất
Chon vật liệu của các hảng nổi tiếng như: danfoss, daikin, dexell
2.4 Thống kế danh mục vật liệu, dụng cụ

75
3. Khảo sát vị trí lắp đặt
3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt

Anh hưởng của nhiệt độ.

Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn luôn thải ra môi
trường nhiệt lượng qtỏa. Lượng nhiệt do cơ thể toả ra phụ thuộc vào
cường độ vận động: vận động càng nhiều thì nhiệt lượng toả ra càng lớn.
Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi nhiệt với môi
76
trường xung quanh. Để thải nhiệt ra môi trường cơ thể có 02 hình thức
trao đổi:

- Truyền nhiệt ra môi trường do chênh lệch nhiệt độ Δt. Nhiệt lượng trao
đổi theo dạng này gọi là nhiệt hiện qh.

- Thải nhiệt ra môi trường do thoát mồ hôi hay còn gọi là toả ẩm. Nhiệt
lượng trao đổi dưới hình thức này gọi là nhiệt ẩn qâ.

Mối quan hệ giữa 2 hình thức thải nhiệt và nhiệt toả của cơ thể được thể
hiện bởi phương trình sau đây:

qtỏa = qh + qâ (2-1)

Đây là một phương trình cân bằng động, giá trị của mỗi một đại lượng
trong phương trình có thể thay đổi tuỳ thuộc vào cường độ vận động,
nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí môi trường xung
quanh vv... Trong phương trình đó qâ là đại lượng mang tính chất điều
chỉnh, giá trị của nó lớn nhỏ phụ thuộc vào mối quan hệ của qtoả và qh để
đảm bảo phương trình (2-1) luôn luôn cân bằng.

- Nếu cường độ vận động của con người không đổi thì qtoả = const, nhưng
qh giảm, chẳng hạn khi nhiệt độ môi trường tăng, Δt = tct-tmt giảm; khi tốc
độ gió giảm hoặc khi nhiệt trở tăng. Phương trình (2-1) mất cân bằng, khi
đó cơ thể sẽ thải ẩm, qâ xuất hiện và tăng dần nếu qh giảm.

- Nếu nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ gió ổn định và nhiệt trở cũng
không đổi thì qh = const, khi cường độ vận động tăng qtoảtăng, phương
trình (2-1) mất cân bằng, khi đó cơ thể cũng sẽ thải ẩm, qtoả càng tăng
cao thì qâ cũng tăng lên tương ứng.

Quan hệ giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn theo nhiệt độ môi trường được thể
hiện trên hình 2-1.

77
Hình 2.1. Quan hệ giữa nhiệt hiện q h và nhiệt ẩn q â theo nhiệt độ phòng

- Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung
quanh dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện
qh phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung
quanh Δt = tct-tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở
(áo quần, chăn vv . . . )

Đặc điểm của nhiệt hiện là phụ thuộc rất nhiều vào Δt = tct-tmt : khi nhiệt
độ môi trường tmt nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường,
khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi
trường. Khi nhiệt độ môi trường khá bé, Δt = tct-tmt lớn, qh lớn, cơ thể mất
nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn
khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.

Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì qh không
đổi. Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện
qh không thể cân bằng với nhiệt toả qtoả Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể
sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

- Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là nhiệt
78
ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ môi
trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng
nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn.

Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37oC), cơ thể con
người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó
là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể
thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều.

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt
không thuận lợi.

Rỏ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ
khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể
lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

Bả ng 2-1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao


động

Mùa
Mùa Hè
Đông

ω, ω,
to C φ, % to C φ, %
m/s m/s

60 - 0,1- 24 - 60 - 0,3-
Nghỉ ngơi 22 - 24
75 0,3 27 75 0,5

Lao động nhẹ 22 - 24 60 - 0,3- 24 - 60 - 0,5-

79
75 0,5 27 75 0,7

60 - 0,3- 23 - 60 - 0,7-
Lao động vừa 20 - 22
75 0,5 26 75 1,0

60 - 0,3- 22 - 60 - 0,7-
Lao động nặng 18 - 20
75 0,5 25 75 1,5

Trên hình 2.2 biểu thị đồ thị vùng tiện nghi của hội lạnh, sưởi ấm, thông
gió và điều hoà không khí của Mỹ giới thiệu. Đồ thị này biểu diễn trên trục
toạ độ với trục tung là nhiệt độ đọng sương ts và trục hoành là nhiệt độ
vận hành tv, nhiệt độ bên trong đồ thị là nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Nhiệt độ vận hành tv được tính theo biểu thức sau:

(2-2)
o
tk, tbx - Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung bình, C;
2
αđl, αbx - Hệ số toả nhiệt đối lưu và bức xạ, W/m .K

Nhiệt độ hiệu quả tương đương được tính theo công thức:

(2-3)

tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, oC;

ωK - Tốc độ chuyển độ của không khí, m/s.

80
Hình 2.2. Đồ thị vùng tiện nghi theo tiêu chuẩn ASHRAE (Mỹ)

Nhiệt độ hiệu quả tương đương xác định ảnh hưởng tổng hợp của các
yếu tố : nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí đến con
người.

26Theo đồ thị tiện nghi, nhiệt độ hiệu quả thích hợp nằm trong khoảng

81
o o
20 1570%, nhiệt độ đọng sương 2C, độ ẩm tương đối khoảng 30 C.

Rỏ ràng theo đồ thị này vùng tiện nghi của Mỹ có những điểm sai khác so
với TCVN.

Trên hình 2.3 là đồ thị vùng tiện nghi được biểu diễn theo trục tung là
nhiệt độ nhiệt kế ướt tư và trục hành là nhiệt độ nhiệt kế khô tk, nhiệt độ ở
giữa là nhiệt độ hiệu quả tc.

20Theo đồ thị này vùng tiện nghi nằm trong khoảng nhiệt độ nhiệt kế
ướt từ 10o28C, nhiệt độ nhiệt kế khô từ 18o24C và nhiệt độ hiệu quả từ
o
17 C.

82
Hình 2.3. Đồ thị vùng tiện nghi theo nhiệt độ tk và to

Anh hưởng của độ ẩm tương đối

Độ ẩm tương đối có ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát mồ hôi vào trong
môi trường không khí xung quanh. Quá trình này chỉ có thể xảy ra khi φ <
100%. Độ ẩm càng thấp thì khả năng thoát mồ hôi càng lớn, cơ thể sẽ
cảm thấy dễ chịu.

Độ ẩm quá cao, hay quá thấp đều không tốt đối với con người.

- Khi độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mồ hôi kém, cơ thể
cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi và dễ gây cảm cúm. Người ta nhận thấy ở
một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi khi độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi
chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp
mồ hôi nhớp nháp.

Hình 2.4. Giới hạn miền mồ hôi trên da

Trên hình 2.4 biểu thị miền xuất hiện mồ hôi trên bề mặt da. Theo đồ thị
này ta thấy, ứng với một giá trị độ ẩm nhất định, khi nâng nhiệt độ lên
một giá trị nào đó thì trên bề mặt da xuất hiện lớp mồ hôi và ngược lại khi
độ ẩm cao trên bề mặt da xuất hiện mồ hôi ngay cả khi nhiệt độ không
83
khí khá thấp. Ví dụ ở độ ẩm trên 75% thì xuất hiện mồ hôi ngay cả khi
nhiệt độ dưới 20oC.

- Độ ẩm thấp: Khi độ ẩm thấp mồi hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây
nứt nẻ chân tay, môi vv. ... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho
cơ thể.

75% và có thể chọn theo TCVN 5687-1992 nêu ở bảng 2-1.Độ ẩm thích
hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng φ= 60

Anh hưởng của tốc độ không khí

Tốc độ không khí xung quanh có ảnh hưởng đến cường độ trao đổi nhiệt
và trao đổi chất (thoát mồ hôi) giữa cơ thể con người với môi trường
xung quanh. Khi tốc độ lớn cường độ trao đổi nhiệt ẩm tăng lên. Vì vậy
khi đứng trước gió ta cảm thấy mát và thường da khô hơn nơi yên tĩnh
trong cùng điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ.

Khi nhiệt độ không khí thấp, tốc độ quá lớn thì cơ thể mất nhiều nhiệt gây
cảm giác lạnh. Tốc độ gió thích hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ
gió, cường độ lao động, độ ẩm, trạng thái sức khỏe của mỗi người vv...

Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta chỉ quan tâm tốc độ gió trong
vùng làm việc, tức là vùng dưới 2m kể từ sàn nhà. Đây là vùng mà một
người bất kỳ khi đứng trong phòng đều lọt hẳn vào trong khu vực đó
(hình 2.5).

84
Hình 2.5. Giới hạn vùng làm việc

Tốc độ không khí lưu động được lựa chọn theo nhiệt độ không khí trong
phòng nêu ở bảng 2-2. Khi nhiệt độ phòng thấp cần chọn tốc độ gió nhỏ ,
nếu tốc độ quá lớn cơ thể mất nhiều nhiệt, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ .

Để có được tốc độ hợp lý cần chọn loại miệng thổi phù hợp và bố trí hợp
lý .

3.2 Tìm hiểu mặt bằng lắp đặt

Mặt bằng lắp đặt tương đối nhỏ, dễ dàng lắp đặt.
3.3 Các phương án lắp đặt
Lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật tùy theo từng hệ thống khác nhau.
3.4 Chỉ ra được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt như hướng gió, nhiệt độ,
độ ẩm không khí, ánh sáng mặt trời…

4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn
4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi vận chuyển
Kiểm tra hệ thống đường ống có bị mốp hoặc méo không, block
còn hoạt động tốt hay đã bị cháy, dàn ngưng có bị gay hay vênh.
4.2 Liệt kê các thiết bị, dụng cụ trong khi thi công
85
4.3 Tính toán các yêu cầu khi lắp đặt
Tùy theo từng hệ thống lạnh khác nhau mà chúng ta tính toán

86
năng suất lạnh khác nhau cho từng hệ thống lạnh.

5. Lập qui trình lắp đặt


5.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung
quanh dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện
qh phụ thuộc vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung
quanh Δt = tct-tmt, tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở
(áo quần, chăn vv . . . )

Đặc điểm của nhiệt hiện là phụ thuộc rất nhiều vào Δt = tct-tmt : khi nhiệt
độ môi trường tmt nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường,
khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi
trường. Khi nhiệt độ môi trường khá bé, Δt = tct-tmt lớn, qh lớn, cơ thể mất
nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn
khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.

Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì qh không
đổi. Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện
qh không thể cân bằng với nhiệt toả qtoả Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể
sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là
nhiệt ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ
môi trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng
nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn.

Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37oC), cơ thể con
người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó
là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể
thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi

87
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều.

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt
không thuận lợi.

Rỏ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ
khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể
lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

Bả ng 2-1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao


động

Mùa
Mùa Hè
Đông

o
ω, o
ω,
tC φ, % tC φ, %
m/s m/s

60 - 0,1- 24 - 60 - 0,3-
Nghỉ ngơi 22 - 24
75 0,3 27 75 0,5

60 - 0,3- 24 - 60 - 0,5-
Lao động nhẹ 22 - 24
75 0,5 27 75 0,7

60 - 0,3- 23 - 60 - 0,7-
Lao động vừa 20 - 22
75 0,5 26 75 1,0

60 - 0,3- 22 - 60 - 0,7-
Lao động nặng 18 - 20
75 0,5 25 75 1,5

Trên hình 2.2 biểu thị đồ thị vùng tiện nghi của hội lạnh, sưởi ấm, thông
gió và điều hoà không khí của Mỹ giới thiệu. Đồ thị này biểu diễn trên trục

88
toạ độ với trục tung là nhiệt độ đọng sương ts và trục hoành là nhiệt độ
vận hành tv, nhiệt độ bên trong đồ thị là nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Nhiệt độ vận hành tv được tính theo biểu thức sau:

(2-2)

tk, tbx - Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung bình, oC;

αđl, αbx - Hệ số toả nhiệt đối lưu và bức xạ, W/m2.K

Nhiệt độ hiệu quả tương đương được tính theo công thức:

(2-3)
o
tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, C;

ωK - Tốc độ chuyển độ của không khí, m/s.

5.2 Lập qui trình lắp đặt


Quy trình lắp đặt theo bảng vẽ kỹ thuật và đúng yêu cầu của bản vẽ
đưa ra.
5.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Nhiệt hiện : Truyền nhiệt từ cơ thể con người vào môi trường xung quanh
dưới 3 phương thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Nhiệt hiện qh phụ thuộc
vào độ chênh nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh Δt = tct-tmt,
tốc độ chuyển động của dòng không khí và nhiệt trở (áo quần, chăn vv . . .
)

Đặc điểm của nhiệt hiện là phụ thuộc rất nhiều vào Δt = tct-tmt : khi nhiệt
độ môi trường tmt nhỏ hơn thân nhiệt, cơ thể truyền nhiệt cho môi trường,
khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt thì cơ thể nhận nhiệt từ môi
trường. Khi nhiệt độ môi trường khá bé, Δt = tct-tmt lớn, qh lớn, cơ thể mất
nhiều nhiệt nên có cảm giác lạnh và ngược lại khi nhiệt độ môi trường lớn
khả năng thải nhiệt ra môi trường giảm nên có cảm giác nóng.

89
Khi nhiệt độ môi trường không đổi, tốc độ không khí ổn định thì qh không
đổi. Nếu cường độ vận động của con người thay đổi thì lượng nhiệt hiện
qh không thể cân bằng với nhiệt toả qtoả Để thải hết nhiệt lượng do cơ thể
sinh ra, cần có hình thức trao đổi thứ 2, đó là toả ẩm.

Nhiệt ẩn: Nhiệt truyền ra môi trường dưới hình thức toả ẩm gọi là
nhiệt ẩn. Tỏa ẩm có thể xảy ra trong mọi phạm vi nhiệt độ và khi nhiệt độ
môi trường càng cao, cường độ vận động càng lớn thì toả ẩm càng nhiều.
Nhiệt năng của cơ thể được thải ra ngoài cùng với hơi nước dưới dạng
nhiệt ẩn, nên lượng nhiệt này được gọi là nhiệt ẩn.
o
Ngay cả khi nhiệt độ môi trường lớn hơn thân nhiệt (37 C), cơ thể con
người vẫn thải được nhiệt ra môi trường thông qua hình thức tỏa ẩm, đó
là thoát mồ hôi. Người ta đã tính được rằng cứ thoát 1 g mồ hôi thì cơ thể
thải được một lượng nhiệt xấp xỉ 2500J. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm môi
trường càng bé thì mức độ thoát mồ hôi càng nhiều.

Nhiệt ẩn có giá trị càng cao khi hình thức thải nhiệt bằng truyền nhiệt
không thuận lợi.

Rỏ ràng rằng, con người có thể sống trong một phạm vi thay đổi nhiệt độ
khá lớn, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất đối với con người chỉ nằm
trong khoảng hẹp. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp đối với con người có thể
lấy theo TCVN 5687-1992 cho ở bảng 2-1 dưới đây.

Bả ng 2-1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động

Trạng thái lao


động

Mùa
Mùa Hè
Đông

to C φ, % ω, to C φ, % ω,

90
m/s m/s

60 - 0,1- 24 - 60 - 0,3-
Nghỉ ngơi 22 - 24
75 0,3 27 75 0,5

60 - 0,3- 24 - 60 - 0,5-
Lao động nhẹ 22 - 24
75 0,5 27 75 0,7

60 - 0,3- 23 - 60 - 0,7-
Lao động vừa 20 - 22
75 0,5 26 75 1,0

60 - 0,3- 22 - 60 - 0,7-
Lao động nặng 18 - 20
75 0,5 25 75 1,5

Trên hình 2.2 biểu thị đồ thị vùng tiện nghi của hội lạnh, sưởi ấm, thông
gió và điều hoà không khí của Mỹ giới thiệu. Đồ thị này biểu diễn trên trục
toạ độ với trục tung là nhiệt độ đọng sương ts và trục hoành là nhiệt độ
vận hành tv, nhiệt độ bên trong đồ thị là nhiệt độ hiệu quả tương đương.
Nhiệt độ vận hành tv được tính theo biểu thức sau:

(2-2)

tk, tbx - Nhiệt độ không khí và nhiệt độ bức xạ trung bình, oC;

αđl, αbx - Hệ số toả nhiệt đối lưu và bức xạ, W/m2.K

Nhiệt độ hiệu quả tương đương được tính theo công thức:

(2-3)

tư - Nhiệt độ nhiệt kế ướt, oC;

ωK - Tốc độ chuyển độ của không khí, m/s.

6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình


6.1 Xác định vị trí lắp đặt
91
Xác định chính xác vị trí lắp đặt, đảm bảo an toàn cho máy và
người
6.2 Lắp đặt hệ thống theo qui trình đã lập
Lắp đúng theo quy trình đã được thiết kế trên bản vẽ kỹ thuật.
6.3 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo Cataloge máy
Từng loại máy có cataloge khác nhau.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt máy lạnh dạng tủ giải nhiệt bằng không
khí?
Câu 2 : Vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của hệ thống tủ lạnh gia đình ?
Câu 3 : Phân tích các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình lắp đặt ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 6


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 7

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà trung tâm nước
+ Biết được nguyên lý làm việc của từng thiết bị trên hệ thống
+ Biết được cấu tạo của từng thiết bị trên hệ thống

92
+ Nêu ra được các phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh
+ Phân biệt được các hệ thống điều hòa không khí
+ Hiểu được nguyên lý làm việc của sơ đồ hệ thống điều hoà không
khí VRV
+ Biết được nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống điều hoà không
khí VRV
+ Hiểu sơ đồ cấu tạo của từng thiết bị trên hệ thống điều hoà
không khí VRV
+ Chú ý, cẩn thận, tránh phân tích sai trên sơ đồ và bản vẽ

Nội dung:

1. Giới thiệu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà không khí VRV

1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý

Hình 7.1 Mô hình hệ thống lạnh VRV

93
Sơ đồ nguyên lí của hệ máy hồi nhiệt (có ký hiệu RSEY) có một số điểm
khác biệt so với sơ đồ hệ inverter, nhưng cũng vẫn gồm các chi tiết như
đã trình bày ở hình trên do đó không trình bày ở phần này. Đặc biệt, trong
hệ máy hồi nhiệt có sử dụng bộ lựa chọn nhánh (BS unit) có nhiệm vụ
phân phối môi chất cho các dàn IU.

1.2 Xác định chi tiết cấu tạo trên sơ đồ nguyên lý


Các bộ phận của dàn trong IU về cơ bản cũng giống với các dàn
của máy thường, chỉ khác ở chỗ có bố trí thêm van điện từ nhằm bảo
đảm sự phân phối tuyến tính năng suất lạnh và điều khiển riêng biệt từng
dàn IU. Van này có thể thay đổi độ mở tương ứng với phụ tải trong phòng
cần làm lạnh hoặc sưởi ấm. Khi ngừng chế độ làm lạnh van này hoàn
toàn đóng, còn khi ngừng chế độ sưởi ấm van này mở nhỏ (đó là do ở
chế độ sưởi ấm, tác nhân lạnh được chứa trong IU ở một trạng thái “ngắt”
(off) nếu ống dịch được đóng hoàn toàn. Do đó van này được mở nhỏ).

1.3 Nhận biết nguyên lý làm việc trên hệ thống


Đây là hệ thống máy lạnh VRV sử dụng chất tải nhiệt là gas lạnh,
dùng nhiệt ẩn để làm lạnh, giải nhiệt bằng gió, gồm nhiều dàn nóng
VRV được lắp ghép nối tiếp đến khi đáp ứng được tổng tải lạnh cho cả
tòa nhà, mỗi dàn nóng sẽ được kết nối với nhiều dàn lạnh với 14 kiểu
dáng và nhiều thang công suất khác nhau dễ dàng cho việc lực chọn thiết
bị phù hợp với yêu cầu kiến trúc đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như rất linh
động trong việc bố trí, phân chia lại ở các khu vực sau này.

2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị trên hệ thống ĐHKK

94
VRV

2.1 Nhận biết nguyên lý làm việc từng thiết bị

Đường ống gas nối giữa dàn nóng và dàn lạnh chỉ là những ống đồng có
tiết diện rất nhỏ (chỉ bằng 1/3 đường ống của hệ thống chiller) do đó sẽ
làm giảm thiểu tối đa chi phí lắp đặt cũng như không đòi hỏi phải có
những khoảng không gian trần lớn, gia cố chắc để treo những đường ống
nước hay ống gió như những hệ thống trung tâm khác. Nó không giống
như hệ thống ống nước, không cần các thiết bị phụ như thiết bị lọc, van
chặn, van 2 ngả, 3 ngả … Mặt khác, chiều dài đường ống giữa dàn lạnh và
dàn nóng cho phép được tăng lên tối đa 165m và chênh lệch cao độ tối
đa là 90m ( 50m đối với dàn nóng dưới 5hp), thỏa mãn được cho công
trình cao tầng bằng cách đưa tất cả các dàn nóng lên trên nóc, như vậy
lại tiết kiệm được phòng đặt máy cho mục đích sử dụng khác. Hơn nữa,
do tính chất ống nối chỉ là những đường ống ga thông thường nên sẽ
95
tránh được hiện tượng rò rỉ nước từ trong đường ống. Do có nhiếu cách
thức phân ống nhánh khác nhau nên hệ có khả năng đáp ứng được việc
bố trí lắp đặt ở các vị trí khác nhau.
Dàn nóng được chọn là loại dàn nóng đặt đứng có kết cấu gọn
nhẹ có thể đưa lên vị trí lắp đặt rất dễ dàng. Khi hoạt động ít có rung
động nên không cần phải gia cố sàn đặt máy, điều này cũng có nghĩa là
đã tiết kiệm được 1 khoảng đáng kể cho chủ đầu tư. Mỗi dàn nóng bao
gồm 1 - 3 máy nén trong đó có 1 máy nén biến tần, do đó chủ đầu tư
không cần phải lo lắng khi có sự cố xảy ra.

2.2 Phân tích sơ đồ nguyên lý


Sơ đồ nguyên lý bao gồm máy nén, dàn ngưng, dàn lạnh, hệ thống
ống đồng, hệ thống ống gió và hệ thống ống nước ngưng.

2.3 Nhận biết nguyên lý làm việc


Nguyên lý làm việc của hệ thống: máy nén hút nén môi chất lạnh lên
dàn ngưng, tại dàn ngưng môi chất được làm mát và chuyển đổi trạng
thái sau đó đi qua van tiết lưu giảm áp suất xuống và môi chât lạnh được
đưa vào dàn lạnh tiến hành quá trình trao đôi nhiệt với sản phẩm, đáp
ứng mục tiêu làm lạnh theo yêu cầu.

3. Trình bày cấu tạo của tưng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý

3.1 Nhận biết nguyên lý cấu tạo, làm việc từng thiết bị

+ Quạt xoắn ốc dạng khí động học + Quạt xoắn ốc dạng khí động học (một chiều kép) + Lưới bảo vệ mịn
dạng khí động học

5. Dàn trao đổi nhiệt: Góp phần tăng chỉ số COP từ 7% 6.Nén hiệu suất cao: Được cải tiến để đạt được chỉ số COP cao và
lên 10% suất lớn hơn.

96
7. Chu trình truyền nhiệt: Giúp giảm lượng ga, và giúp sử 8. Hộp điện dạng khí động học nhỏ gọn: Giúp máy hoạt động êm
dụng đường ống hẹp hơn. giảm năng lượng tiêu hao do đường kính quạt dàn nóng lớn hơn.

10. Động cơ quạt một chiều. giúp cải tiến hiệu suất lên đến 40% đ
biệt ở tốc độ thấp.
9. Biến tần DC mịn dạng Sin: Giúp động cơ hoạt động êm
hơn, hiệu suất vận hành được cải tiến rõ rệt.

3.2 Phân tích sơ đồ cấu tạo


Dàn nóng được chọn là loại dàn nóng đặt đứng có kết cấu gọn
nhẹ có thể đưa lên vị trí lắp đặt rất dễ dàng. Khi hoạt động ít có rung
động nên không cần phải gia cố sàn đặt máy, điều này cũng có nghĩa là
đã tiết kiệm được 1 khoảng đáng kể cho chủ đầu tư. Mỗi dàn nóng bao
gồm 1 - 3 máy nén trong đó có 1 máy nén biến tần, do đó chủ đầu tư
không cần phải lo lắng khi có sự cố xảy ra.
Đường ống gas nối giữa dàn nóng và dàn lạnh chỉ là những ống

97
đồng có tiết diện rất nhỏ (chỉ bằng 1/3 đường ống của hệ thống chiller)
do đó sẽ làm giảm thiểu tối đa chi phí lắp đặt cũng như không đòi hỏi
phải có những khoảng không gian trần lớn, gia cố chắc để treo những
đường ống nước hay ống gió như những hệ thống trung tâm khác. Nó
không giống như hệ thống ống nước, không cần các thiết bị phụ như thiết
bị lọc, van chặn, van 2 ngả, 3 ngả … Mặt khác, chiều dài đường ống giữa
dàn lạnh và dàn nóng cho phép được tăng lên tối đa 165m và chênh lệch
cao độ tối đa là 90m ( 50m đối với dàn nóng dưới 5hp), thỏa mãn được
cho công trình cao tầng bằng cách đưa tất cả các dàn nóng lên trên nóc,
như vậy lại tiết kiệm được phòng đặt máy cho mục đích sử dụng khác.
Hơn nữa, do tính chất ống nối chỉ là những đường ống ga thông thường
nên sẽ tránh được hiện tượng rò rỉ nước từ trong đường ống. Do có nhiếu
cách thức phân ống nhánh khác nhau nên hệ có khả năng đáp ứng được
việc bố trí lắp đặt ở các vị trí khác nhau.

3.3 Nhận biết nguyên lý cấu tạo


Nguyên lý cấu tạo của nó dựa trên sơ đồ cấu tạo của hệ thống.

4. Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh

4.1 Nêu ra các phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh
Các phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh qua controler máy tính, điều
chỉnh bằng tay qua VCD hoặc dùng trực tiếp remost.

4.2 Phân tích, tìm hiểu từng phương pháp


Trên hình vẽ trình bày sơ đồ điều chỉnh phụ tải của máy VRV kiểu
inverter RSX8G. Máy gồm có hai máy nén , trong đó có một máy nén
inverter (máy số 1). Phụ tải được điều chỉnh theo 14 cấp bằng máy vi tính
theo tín hiệu áp suât và được phân làm ba vùng phụ tải khác nhau:
- Khi yêu cầu phụ tải lớn, máy nén số 2 chạy cả hai xylanh (100% tải
của máy số 2), còn máy inverter làm việc ở tần số từ 50 đến 74 Hz, nhờ
98
đó phụ tải được điều chỉnh
trong phạm vi từ 50 đến
100% phụ tải; Khi yêu cầu
phụ tải trung bình, máy nén
số 2 chỉ làm việc với một
xylanh (50% phụ tải), còn
máy inverter làm việc ở các
tần số từ 30 đến 66Hz, nhờ
đó công suất máy được
điều chỉnh trong phạm vi
cần thiết;
- Khi yêu cầu phụ tải
nhỏ thì máy nén số hai
ngừng chạy, còn máy
inverter làm việc ở các tần số từ 30 đến 50Hz, điều chỉnh phụ tải tới mức
thấp nhất (24% năng suất toàn máy).
Nhờ có 14 cấp điều chỉnh mà công suất máy được thay đổi khá
“mềm” phù hợp với phụ tải yêu cầu, tiết kiệm được năng lượng. Hãy nhớ
rằng các máy loại thường có cùng công suất (như UV10J hoặc FV10J)
chỉ có ba cấp điều chỉnh năng suất: 0; 50% và 100%.

4.3 Ưu và nhược điểm của các phương pháp điều chỉnh


Ưu điểm:
Giúp điều chỉnh được lưu lượng lạnh như mong muốn
Hiện đại, có thể điều chỉnh toàn bộ hệ thống thông qua máy tính
Nhược điểm:
Nhiều hư hỏng khó sửa chữa và sử lý

99
4.4 Nhận biết các phương pháp điều chỉnh trên bản vẽ

+ Hệ thống có khả năng kết nối với hệ thống báo cháy của tòa nhà; khi có
hỏa hoạn xảy ra sẽ tự động ngắt nguồn điện hoặc ở từng khu vực hoặc
cả tòa nhà.
+ Do hệ thống không sử dụng những đường ống dẫn gió lớn nên sẽ hạn
chế được việc dẫn lửa và lan truyền khói trong trường hợp có hỏa hoạn
xảy ra.

4.5 Điều chỉnh được năng suất lạnh trên thiết bị thực tế
Điều chỉnh năng suất lạnh trên thiết bị thực tế thông qua remost
hoặc điều chỉnh bằng tay qua VCD.

4.6 Nhận biết nguyên lý làm việc của thiết bị điều chỉnh
Nguyên lý làm việc của các thiết bị điều chỉnh có tác dụng đóng mở van
thông qua hệ thống điều khiển.
5. Ưu và nhược điểm và phạm vi ứng dụng

5.1 So sánh, phân tích các điều kiện kỹ thuật, kinh tế giữa các thiết
bị điều chỉnh
Đây là hệ thống máy lạnh VRV sử dụng chất tải nhiệt là gas lạnh,
dùng nhiệt ẩn để làm lạnh, giải nhiệt bằng gió, gồm nhiều dàn nóng
VRV được lắp ghép nối tiếp đến khi đáp ứng được tổng tải lạnh cho cả
tòa nhà, mỗi dàn nóng sẽ được kết nối với nhiều dàn lạnh với 14 kiểu
dáng và nhiều thang công suất khác nhau dễ dàng cho việc lực chọn thiết
100
bị phù hợp với yêu cầu kiến trúc đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như rất linh
động trong việc bố trí, phân chia lại ở các khu vực sau này.

5.2 ứng dụng các thiết bị vào trong thực tế


Do giải nhiệt bằng gió nên hệ thống có thể được lắp đặt ở bất kỳ nơi đâu,
kể cả những nơi không có nguồn nước sạch; mặt khác, nó lại không đòi
hỏi những thiết bị kèm theo như các hệ thống giải nhiệt bằng nước (yêu
cầu phải có bơm nước, tháp giải nhiệt …)
Với kỹ thuật máy nén điều khiển điều khiển bằng biến tần, dễ dàng
điều chỉnh tải lạnh theo yêu cầu sử dụng, nghĩa là tải lạnh thực sự được
sử dụng sẽ nhỏ hơn nhiều so với tổng tải thiết kế ban đầu, dẫn tới điện
năng tiêu thụ của cả hệ thống cũng giảm đi đáng kể ; nói cách khác
chúng ta chỉ phải chi trả cho những gì mà chúng ta sử dụng và việc tiêu
thụ điện cũng sẽ được giám sát một cách chính xác nhờ vào những chức
năng ưu việt của hệ thống điều khiển.
Hệ thống VRV mang tính chất nổi trội là sự kết hợp những đặc tính
ưu việt của cả lạnh cục bộ và trung tâm, thể hiện ở chỗ tuy mỗi dàn nóng
được kết hợp của với nhiều dàn lạnh VRV, nhựng việc tắt hay mở dàn
lạnh này không ảnh hưởng đến các dàn lạnh khác và nói rộng ra việc
ngưng hay hoạt động dàn nóng này cũng không làm ảnh hưởng đến các
dàn nóng khác trong cùng hệ thống.

5.3 Phân loại các thiết bị điều chỉnh để sử dụng phù hợp, đúng mục
đích yêu cầu cho hệ thống
Các thiết bị điều chỉnh lưu lượng có 2 loại là bằng điện tử và bằng
tay, tùy theo từng hệ thống mà chúng ta lắp đặt.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà không khí VRV?
Câu 2 : Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị trên hệ thống ĐHKK
VRV?
101
Câu 3 : Hãy nêu phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 7


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

102
BÀI 8

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VRV

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của hệ thống điều hoà không khí
VRV
+ Đọc được bản vẽ lắp đặt .
+ Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên cataloge.
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Mô tả nguyên lý của các thiết bị trên hệ thống điều hoà không khí
VRV
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận, liệt kê đầy đủ thiết bi, dụng cụ

Nội dung:

103
1. Đọc bản vẽ lắp đặt hệ thống điều hoà VRV

1.1 Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hoà

Hình 8.1 sơ đồ nguyên lý hệ thống VRV

Sơ đồ các thiết bị chính


Sơ đồ đường ống dẫn môi chất
Sơ đồ đường điện động lực
Sơ đồ đường điện điều khiển

1.2 Phân tích bản vẽ, thiết lập được danh mục, thiết bị cần lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách

1.3 Phân tích nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị, dụng
cụ lắp đặt
Khối Outdoor
Khối Indoor
Bộ phân nhánh
Bộ chia ga

104
1.4 Phân tích bản vẽ thi công, lắp đặt

Hình 1.4 bảng vẽ lắp đặt hệ thống VRV

2. Thống kê, chuẩn bị thiết bi, dụng cụ để thi công

2.1 Lập dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị để tiến hành lắp đặt
Thống kê các thiết bị cần lắp đặt
Thống kê số lượng, chủng loại các thiết bị phục vụ thi công
Thống kê số lượng, chủng loại dụng cụ phục vụ thi công
2.2 Liệt kê đầy đủ vật liệu, dụng cụ cần thiết
Vật liệu đụng cụ cần thiết: bộ chia gas, ống đồng, ống nước ngưng,
gen cách nhiệt, dây điện, dụng cụ thi công, bình Nitơ thử kín, các van
chặn.
2.3 Tính toán, chọn lựa vật liệu tốt nhất
Chọn lựa vật liệu của các hãng uy tín: daikin, danfoss, mitsu…
2.4 Thống kế danh mục vật liệu, dụng
Vật liệu đụng cụ cần thiết: bộ chia gas, ống đồng, ống nước ngưng,
gen cách nhiệt, dây điện, dụng cụ thi công, bình Nitơ thử kín, các van

105
chặn.

3. Khảo sát vị trí lắp đặt


3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Khảo sát các điều kiện hướng gió, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm
môi trường lắp đặt.
3.2 Tìm hiểu mặt bằng lắp đặt
Tìm hiểu trước mặt bằng lắp đặt, dễ lắp đặt, đảm bảo an toàn cho
máy và người.
3.3 Các phương án lắp đặt
Đề ra các phương án lắp đặt theo trình tự, để lắp đặt được nhanh và
dễ dàng hơn.
3.4 Chỉ ra được điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt
Chỉ ra điều kiện hướng gió, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm môi
trường lắp đặt.

4. Kiểm tra, vận chuyển thiết bị , dụng cụ đến vị trí lắp đặt an toàn

4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi vận chuyển
Kiểm tra các thiết bị trước khi vận chuyển.

106
4.2 Liệt kê các thiết bị, dụng cụ trong khi thi công

4.3 Tính toán các yêu cầu khi lắp đặt


Tính toán theo bản vẽ mặt bằng xây dựng

5. Lập qui trình lắp đặt

5.1 Đưa ra trình tự các bước lắp đặt


Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia

107
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)
5.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật, thẩm mỹ, điều kiện lắp đặt
Lắp đúng tiêu chuẩn và đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.
5.3 Lập qui trình lắp đặt cho hệ thống
Vị trí lắp đặt dàn lạnh:
Vững chắc và không bị rung khi máy hoạt động
Đảm bảo tính thẩm mỹ trong căn phòng
Bố trí cách xa nguồn nhiệt và hơn nóng, không bị chắn gió.
Nước ngưng tụ có thể chảy dễ dàng, nguồn điện đảm bảo.

Vị trí lắp đặt dàn nóng:


Đảm bảo độ thông thoáng, gió tốt, nên tránh mưa và ánh nắng mặt trời
chiếu trực tiếp
Vị trí lắp đặt vững chắc, đảm bảo thẩm mỹ trong phòng, ít tiếng ồn rung
động khi hoạt động.
Gió ra từ dàn nóng ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
Không có không khí dễ cháy, rò rỉ xung quanh dàn nóng
Gió ra từ dàn nóng không bị cản trở.
Vị trí lắp đặt thuận tiện cho quá trình tháo gỡ và bảo dưỡng điều hòa khi
cần thiết.
5.4 Kỹ năng cần trang bị phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến
qui trình
Phân tích được các yêu tố ảnh hưởng đến quy trình như nhiệt độ,
hướng gió…

6. Tiến hành lắp đặt theo qui trình


6.1 Xác định vị trí lắp đặt
Lắp giá máy : Xác định vị trí, Lắp bộ chống rung
Lắp máy: Đưa máy vào vị trí lắp, Căn chỉnh, Bắt chặt
Lắp điện: Thi công giá đỡ, Lắp đường điện, Đấu nối
108
Lắp đường nước ngưng: Thi công giá đỡ, Lắp đường ống, Bảo ôn
6.2 Lắp đặt theo qui trình đã lập và theo các yêu cầu kỹ thuật trong
Cataloge máy
Mỗi loại cataloge máy có một hệ thống lắp đặt riêng, ta nên xem
cataloge để biết và thực hiện lắp đặt đúng kỹ thuật.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống ĐHKK VRV?
Cầu 2 : Hãy lập quy trình lắp đặt cho hệ thống ?
Câu 3 : Hãy liệt kê các thiết bị dụng cụ có trong lắp đặt một hệ thống?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 8


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 9

PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHỌN ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Nêu được tiêu chuẩn các loại đường ống dân nước trong hệ điều

109
hoà không khí trung tâm
+ Đưa ra công thức tính chọn đường kính ồng theo tiêu chuẩn
+ Đánh giá được yêu cầu tốc độ của dòng nước trong hệ thống điều
hoà không khí
+ Đo được tốc độ của dòng chảy trong các đường ống
+ Lập được công thức tính chọn đường kính ống dẫn
+ Phân loại được các loại đường ống dẫn
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ các tiêu chuẩn

Nội dung:

1. Phân loại các loại đường ống trong hệ thống điều hoà không khí
trung tâm: đường đi, đường về, đường thoát nước ngưng tụ

1.1 Hiểu sơ đồ nguyên lý hệ thống để phân loại các loại đường ồng
dẫn
Trong hệ thống điều hòa trung tâm nước có hệ thống đường ống
nước lạnh. Nếu máy làm lạnh nước loại giải nhiệt nước thì hệ thống có
thêm hệ đường ống nước giải nhiệt. Hệ thống đường ống nước bao gồm
hệ thống ống, van, tê, cút, các phụ kiện khác và bơm nước.
Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các
phòng vào mùa hè để làm lạnh phòng (và có thể có thêm nhiệm vụ tải
nhiệt từ nồi hơi hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sưởi ấm phòng vào
mùa đông).
Hệ thống nước giải nhiệt (còn gọi nước làm mát) có nhiệm vụ tải
nhiệt từ bình ngưng lên tháp giải nhiệt để vào môi trường. Nước sau khi
được làm mát ở tháp lại quay về bình ngưng nên gọi là nước tuần hoàn.
Khi sử dụng nước thành phố hoặc nước giếng một lần rồi thải bỏ gọi là
nước không tuần hoàn.
Trong các kỹ thuật điều hoà không khí có sử dụng các loại đường ống
nước như sau:
110
- Đường ống nước giải nhiệt cho các thiết bị ngưng tụ;
- Đường ống nước lạnh để làm lạnh không khí;
- Đường ống nước nóng và hơi bão hoà để sưởi ấm không khí mùa
đông;
- Đường ống nước ngưng

1.2 Phân biệt sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn đường ống
DN: là đường kính trong danh nghĩa.
- Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh
nghĩa là phi 21mm.
- Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường
kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là
21.2mm...).
- Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng
không phải.
- Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế
là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường
kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra
được đường kính trong thực tế.
Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) - 2x độ dầy (mm)
Phi: đường kính ngoài danh nghĩa.
- Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø),
tức là mm (ví dụ phi 21 là 21mm).
- Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có phi 21 thì đường kính ngoài
phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với
mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực
tế khác nhau, gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích
thước của ống mà thôi.
- Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản
xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.
111
Inch ("):
- Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu ").
- Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và
ngược lại.
- Việc dễ nhầm lẫn này, có lẽ sẽ được khắc phục bằng bảng quy đổi, và
các thông số cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng này ứng với một số tiêu chuẩn như: ASTM A106, A53, API 5L,
A312, ASME...

Ống từ ⅛" tới 3½" (từ DN6 - DN90)

ĐK Độ dày thành ống (mm)


Inch DN ngoài SCH
SCH 5 SCH 10SCH 30SCH 40SCH 80 XXS
(mm) 120
10,29 0,889 1,245 1,448 1,727 2,413
⅛ 6 --- ---
mm mm mm mm mm mm
13,72 1,245 1,651 1,854 2,235 3,023
¼ 8 --- ---
mm mm mm mm mm mm
17,15 1,245 1,651 1,854 2,311 3,200
⅜ 10 --- ---
mm mm mm mm mm mm
21,34 1,651 2,108 2,769 3,734 7,468
½ 15 --- ---
mm mm mm mm mm mm
26,67 1,651 2,108 2,870 3,912 7,823
¾ 20 --- ---
mm mm mm mm mm mm
33,40 1,651 2,769 3,378 4,547 9,093
1 25 --- ---
mm mm mm mm mm mm
42,16 1,651 2,769 2,972 3,556 4,851 9,703
1¼ 32 ---
mm mm mm mm mm mm mm
48,26 1,651 2,769 3,175 3,683 5,080 10,160
1½ 40 ---
mm mm mm mm mm mm mm
60,33 1,651 2,769 3,175 3,912 5,537 6,350 11,074
2 50
mm mm mm mm mm mm mm mm
73,03 2,108 3,048 4,775 5,156 7,010 7,620 14,021
2½ 65
mm mm mm mm mm mm mm mm
88,90 2,108 3,048 4,775 5,486 7,620 8,890 15,240
3 80
mm mm mm mm mm mm mm mm

112
101,60 2,108 3,048 4,775 5,740 8,077 16,154
3½ 90 ---
mm mm mm mm mm mm mm

Ống từ 4" tới 8" (từ DN100 - DN200)

Độ dày thành ống (mm)


DN ĐK
Inc SCH
m ngoài SCH SCH SCH SCH 40 SCH SCH SCH SCH SCH SCH
h
m (mm) 5 10 20 30 60 80 100 120 140 160
STD
2,10 3,04 4,77 6,02
10 114,3 7,137 8,560 11,10 13,48
4 8 8 --- 5 0 --- ---
0 0 mm mm mm 0 mm 7 mm
mm mm mm mm
6,27
11 127,0 9,017
4½ --- --- --- --- 4 --- --- --- --- ---
5 0 mm mm
mm
2,76 3,40 6,55
12 141,3 9,525 12,70 15,87
5 9 4 --- --- 3 --- --- ---
5 0 mm mm 0 mm 5 mm
mm mm mm
2,76 3,40 7,11
15 168,2 10,97 14,27 18,26
6 9 4 --- --- 2 --- --- ---
0 8 mm 3 mm 5 mm 3 mm
mm mm mm
2,76 3,75 6,35 7,03 8,17
20 219,0 10,31 12,70 15,06 18,23 20,62 23,01
8 9 9 0 6 9
0 8 mm 2 mm 0 mm 2 mm 7 mm 5 mm 2 mm
mm mm mm mm mm

Ống từ 10" tới 24" (từ DN250 - DN600)

DN ĐK ngoài Độ dày thành ống (mm)


Inch m SCH
(mm) SCH 5s SCH 5 SCH 10 SCH 20 SCH 30
m 10s
273,05 3,404 3,404 4,191 4,191 6,350 7,798
10 250
mm mm mm mm mm mm mm
323,85 3,962 4,191 4,572 4,572 6,350 8,382
12 300
mm mm mm mm mm mm mm
355,60 3,962 3,962 4,775 6,350 7,925 9,525
14 350
mm mm mm mm mm mm mm
16 400406,40 4,191 4,191 4,775 6,350 7,925 9,525
113
mm mm mm mm mm mm mm
457,20 4,191 4,191 4,775 6,350 7,925 11,100
18 450
mm mm mm mm mm mm mm
508,00 4,775 4,775 5,537 6,350 9,525 12,700
20 500
mm mm mm mm mm mm mm
609,60 5,537 5,537 6,350 6,350 9,525 14,275
24 600
mm mm mm mm mm mm mm

Độ dày thành ống (mm)


Inch
SCH SCH SCH SCH SCH SCH
SCH 40SCH 60 SCH 80
40s 80s 100 120 140 160

9,271 9,271 12,700 12,700 15,062 18,237 21,412 25,400 28,575


10
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 10,312 12,700 12,700 17,450 21,412 25,400 28,575 33,325


12
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 11,100 15,062 12,700 19,050 23,800 27,762 31,750 35,712


14
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 12,700 16,662 12,700 21,412 26,187 30,937 36,500 40,462


16
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 14,275 19,050 12,700 23,800 29,362 34,925 39,675 45,237


18
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 15,062 20,625 12,700 26,187 32,512 38,100 44,450 49,987


20
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

9,525 17,450 24,587 12,700 30,937 38,887 46,025 52,375 59,512


24
mm mm mm mm mm mm mm mm mm

1.3 Nêu lên các tiêu chuẩn áp dụng trong phân loại đường ống
DN: là đường kính trong danh nghĩa.
- Ví dụ DN15 hoặc 15A, tương đương với ống có đường kính ngoài danh

114
nghĩa là phi 21mm.
- Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường
kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là
21.2mm...).
- Nhiều người thường nhầm rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng
không phải.
- Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế
là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường
kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dầy, sẽ ra
được đường kính trong thực tế.
Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) - 2x độ dầy (mm)
Phi: đường kính ngoài danh nghĩa.
- Ở Việt Nam, đơn vị để đo đường kính ống quen thuộc nhất vẫn là phi (Ø),
tức là mm (ví dụ phi 21 là 21mm).
- Cũng có nhiều người nhầm rằng, ống có phi 21 thì đường kính ngoài
phải là đúng và đủ 21mm. Nhưng cũng như đã trình bày ở trên, ứng với
mỗi tiêu chuẩn sản xuất thì ống cũng sẽ có những đường kính ngoài thực
tế khác nhau, gọi là phi 21 chỉ để cho dễ gọi, và dễ hình dung ra cái kích
thước của ống mà thôi.
- Thường thì tất cả các nhà máy sản xuất đều công bố tiêu chuẩn sản
xuất của mình, và có bảng quy cách chính xác của từng loại ống.
Inch ("):
- Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu ").
- Nhiều người sẽ hay bị nhầm trong việc quy đổi từ Inch ra DN hoặc phi và
ngược lại.

2. Tính chọn đường ống theo ống tiêu chuẩn

2.1 Lập công thức tính chọn các loại đường ống
Đường ống có nhiều dạng khác nhau nhưng hay gặp nhất là dạng

115
tròn và đặt biệt thông dụng là dạng có hình chứ nhật. Khi tính trở kháng
(tổn thất áp suất) cho 1m chiều dài ống, thường người ta sử dụng đường
kính ống dẫn làm đại lượng mốc (tương tự như tính trở kháng cho 1m
chiều dài ống nước ở chương). Nếu đoạn ống chữ nhật chiều dài 1m với
kích thước a x b có cùng trở kháng như đoạn ống tròn, ta coi đoạn ống
chữ nhật có đường kính tương đương như đoạn ống tròn. Đường kính
tương đương của ống chữ nhật được tính theo công thức:
Để đơn giản, ta có thể tra đường kính tương đương theo bảng tính sẵn.
Cũng cần lưu ý rằng tiết diện tương đương có giá trị nhỏ hơn tiết diện
thực ab.

0 , 625

( ab ) d 2

d  1, 3 (5 - 1) s  td

( a b )
td 0 , 25

2.2 Kiểm tra tiêu chuẩn đã chọn với điều kiện làm việc thực tế
Kiểm tra độ chính xác của nó
2.3 Tính chọn đường ống trong điều kiện làm việc cho phép
Tính chọn đường ống theo công thức trên.

2.4 Tính toán, chọn lựa vật liệu đường ống


Các vật liệu thông dụng trong các hệ thống đường ống là: ống thép đen,
thép tráng kẽm, ống sắt dẻo và tráng kẽm, ống đồng mềm và cứng. Bảng
dưới đây giới thiệu các loại vật liệu ống với các lĩnh vực ứng dụng khác
nhau, giới thiệu các thông số vật lý của ống thép và ống đồng
Vật liệu ống và phụ kiện khuyên dùng khác nhau:
Ống dùng cho Ống phụ kiện Phụ kiện
Đồng rèn, đồng thau
Môi chất
Đườg hút Ống đồng cứng loại L rèn hoặc đồng thau
Freon
đúc mạ thiếc

2.5 Tính toán, chọn lưa đường kính ống cần sử dụng
116
Để đơn giản, ta có thể tra đường kính tương đương theo bảng tính sẵn.
Cũng cần lưu ý rằng tiết diện tương đương có giá trị nhỏ hơn tiết diện
thực ab.

0 , 625

( ab ) d 2

d  1, 3 (5 - 1) s  td

( a b )
td 0 , 25

3. Tính kiểm tra tốc độ thực tế có vượt ra khỏi giới hạn cho phép

3.1 Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lưu động của
nước trong các đường ống hệ thống ĐHKK.
Trở kháng (tổn thất áp suất) tổng trên đường ống gió gồm 2 thành
phần:
p = pms + pcb (5-2)
trong đó:
pms - trở kháng ma sát trên đường ống;
pcb - trở kháng cục bộ.
Trở kháng ma sát và cục bộ vẫn được tính theo 2 công thức sau:
l .  2

 p  .
ms
, Pa
d 2

 p   ..
 2

, Pa
cb
2
a) Tổn thất áp suất ma sát
Đối vói ống gió, khi sử dụng đồ thị, trở kháng ma sát pms có trể
tính theo công thức:
pms = l.pl, Pa hoặc N/m2 (5-3)
trong đó:
l - chiều dài ống gió, m;
pl - trở kháng ma sát trên 1m chiều dài ống, tra trên toán đồ hình 7

117
-24 ứng với không khí có nhiệt độ 20C, áp suất p = 1,013 bar (760mmHg)
và vật liệu chế tạo ống là tôn tráng kẽm nhẵn. Tuy nhiên khi nhiệt độ
không khí dao động từ 0 đến 50C sai số vẫn có thể bỏ qua.
Theo đồ thị hình 5-26, khi biết đường kính ống và lưu lượng (hoặc
tốc độ không khí) ta có thể tra được trở kháng ma sát cho 1 m chiều dài
ống.

3.2 Kiểm tra điều kiện làm việc tốt trong hệ thống lạnh
Tiến hành kiểm tra xem hệ thống có hoạt động bình thường không

3.3 Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật dòng lưu động


Tổn thất áp suất ma sát
Đối vói ống gió, khi sử dụng đồ thị, trở kháng ma sát pms có trể
tính theo công thức:
pms = l.pl, Pa hoặc N/m2 (5-3)
trong đó:
l - chiều dài ống gió, m;
pl - trở kháng ma sát trên 1m chiều dài ống, tra trên toán đồ hình 7
-24 ứng với không khí có nhiệt độ 20C, áp suất p = 1,013 bar (760mmHg)
và vật liệu chế tạo ống là tôn tráng kẽm nhẵn. Tuy nhiên khi nhiệt độ
không khí dao động từ 0 đến 50C sai số vẫn có thể bỏ qua.

3.4 Chỉ ra điều kiện ảnh hưởng đến hệ thống dòng lưu động trong
đường ống
Điều kiện ảnh hưởng như ma sát, trở lực của co ống.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy phân loại các loại đường ống trong hệ thống điều hoà không
khí trung tâm: đường đi, đường về, đường thoát nước ngưng tụ?
Câu 2 : Hãy nêu tính chọn đường ống theo ống tiêu chuẩn?
Câu 3 : Hãy tính kiểm tra tốc độ thực tế có vượt ra khỏi giới hạn cho phép?
118
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 9
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

119
BÀI 10
TREO ĐỠ VÀ CHỐNG RUNG ỐNG DẪN NƯỚC TRONG ĐIỀU HÒA KHÔNG
KHÍ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Đọc được nguyên lý làm việc của giá treo, giá đỡ, chống rung trên
hệ thống điều hoà không khí
+ Đọc được các thông số kỹ thuật trên cataloge.
+ Liệt kê được qui trình lắp đặt
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của giá treo, giá đỡ, chống rung
trên sơ đồ hệ thống điều hòa lắp mái
+ Biết được nguyên lý của các thiết ống dẫn nước
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ các tiêu chuẩn
Nội dung:
1. Xác định vị trí lắp đặt giá treo đường ống dẫn nước
1.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt
Xác định đúng đường ống nước lắp đặt
1.2 Xác định chính xác vị trí lắp đặt
Xác định bằng thước đó và căn cứ vào bản vẽ.
1.3 Đọc bản vẽ, đo đạt chính xác
Lắp phải đảm bảo độ dốc cho ống nước tuần hoàn tới nơi thoát.
2. Lắp đặt giá treo, đỡ lên lên vị trí đã xác định
2.1 Lắp đặt giá treo, giá đỡ đúng vị trí đã lấy dấu
Lấy dấu trên các lỗ đã có sẵn trên giá đỡ.
2.2 Lắp đúng vị trí, đúng kỹ thuật, an toàn
Đảm bảm an toàn cho thiết bị và cho người.
2.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng
120
Dùng thước thủy để cân chỉnh thăng bằng, gia công cho thẩm mỹ.
2.4 Kỹ thuật lắp đặt, thẩm mỹ, chính xác
Đảm bảo chính xác, và an toàn.
3. Lắp đặt chống rung trên toàn bộ hệ thống theo sơ đồ lắp đặt
3.1 Lắp đặt cơ cấu chống rung đúng vị trí đã lấy dấu
Lắp cơ cấu lò xo chống rung
3.2 Lắp đúng vị trí, đúng kỹ thuật, an toàn
Tiến hành lắp thiết bị vào lò xo đã lắp trước đó
3.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng
Dùng thước thủy để cân chỉnh thăng bằng, gia công cho thẩm mỹ.
3.4 Kỹ thuật lắp đặt, thẩm mỹ, chính xác
Đảm bảo chính xác, và an toàn.
4. Kiểm tra kỹ thuật, an toàn của toàn bộ giá treo, giá đỡ, chống rung
4.1 Kiểm tra tình trạng giá treo, giá đỡ, chống rung sau khi lắp đặt
Kiểm tra xem giá đỡ lắp có chắc chắn không, các thanh ti treo có đủ
lực cho một thiết bị lắp đặt chưa.
4.2 Đảm bảo thông số kỹ thuật, an toàn cho giá treo, giá đỡ, chống
rung làm việc
Lắp đúng cataloge thiết kế của máy
4.3 Thông số kỹ thuật, an toàn đối với giá treo, giá đỡ, chống rung
Tùy theo từng loại thiết bị có các thống số: Kg, công suất riêng mà ta
thiết kế giá đỡ khác nhau.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy xác định vị trí lắp đặt giá treo đường ống dẫn nước?
Câu 2 : Hãy nêu cách Lắp đặt giá treo, đỡ lên lên vị trí đã xác định lắp đặt
chống rung trên toàn bộ hệ thống theo sơ đồ lắp đặt ?
Câu 3 : Hãy tính kiểm tra kỹ thuật, an toàn của toàn bộ giá treo, giá đỡ,
chống rung ?

121
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 10
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

122
BÀI 11

LẮP RÁP HỆ THỐNG ỐNG DẪN NƯỚC


Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Đọc được nguyên lý làm việc của hệ thống ống dẫn nước trên hệ
thống điều hoà không khí
+ Đọc được các thông số kỹ thuật trên cataloge.
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của đường ống dẫn nước
+ Phân loại được các loại đường ống dãn nước
+ Khảo sát, tính toán được phương pháp lắp đặt tối ưu
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ các tiêu chuẩn

Nội dung:
1. Xác định vị trí lắp đặt đường ống dẫn nước
1.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt
Xác định chính xác vị trí lắp đặt
1.2 Xác định chính xác vị trí lắp đặt
Theo bản vẽ, lắp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật
1.3 Đọc bản vẽ, đo đạt chính xác
Xác định các vị trí lắp đặt đường ống
Xác định kích cỡ, số lượng đường ống
2. Lắp đặt bơm tải lạnh
2.1 Xác định vị trí lắp đặt bơm trên bệ đỡ
Bằng cách dùng thước đo chân của bơm
2.2 Lắp đặt bơm tải lạnh theo vị trí đã xác định
Lắp và bắt ốc vào chân bơm
2.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng
Gia công bằng máy mài, cẩn chỉnh cho thăng bằng, thẩm mỹ.

123
2.4 Kỹ thuật lắp đặt, thẩm mỹ, chính xác
Lắp đúng yêu cầu đảm bảo thẩm mỹ
3. Lắp đặt đường ống dẫn nước lạnh và các van khống chế kết nối
đường ống bơm và dàn lạnh
3.1 Lắp đặt đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn các đường ống, van trên
đường ống dẫn nước lạnh
Xác định các vị trí lắp bơm
Xác định kích cỡ, số lượng bơm và các phụ kiện
Lắp đặt bơm
3.2 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng
Gia công bằng máy mài, cân chỉnh bằng thức thủy.
4. Lắp đặt bình giãn nở
4.1 Hiểu mục đích của bình giãn nỡ trên hệ thống dẫn nước lạnh

Hình 11.1 vị trí lắp đặt bình giãn nở

Mục đích: để chứa môi chất lạnh và đáp ứng được tải cho dàn lạnh
không bị hụt tải.
4.2 Lắp đặt đúng vị trí, đúng tiêu chuẩn bình giãn nỡ
Lắp đúng vị trí theo bản vẽ thi công.
4.3 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng bằng
Gia công cơ khí đảm bảo thẩm mỹ, cân chỉnh bằng thước thủy.

124
5. Thử kín hệ thống ống dẫn nước
5.1 Xác định các vị trí rò rỉ trên đường ống bằng bơm áp lực, đảm
bảo độ kín trên toàn bộ đường ống dẫn nước
Xác định bằng cách khóa đóng các van chặn và thử ngâm áp lực, xác
định nơi xì.
5.2 Lập qui trình kiểm tra độ rò rỉ đường ống dân nước
Kiểm tra logic các mối nối, mối hàn, không để sót.
5.3 Kiểm tra rò rỉ nước trên hệ thống dẫn nước
Kiểm tra bằng hình thức quan sát, dùng đèn bin.
6. Bọc bảo ôn cho hệ thống dẫn nước
6.1 Xác định loại đường ống cần bọc bảo ôn
Bọc bảo ôn đường ống bằng phôm hoặc bằng các loại vật liệu khác như:
xốp, bông thủy tinh, mút…
6.2 Bọc bảo ôn vào các đường ống xác định, đảm bảo độ kín, không
bị đọng sương trên các ống bọc bảo ôn
Đảm bảo không đọng sương và thẩm mỹ
6.3 Thực hiện các thao tác bọc bảo ôn cho đường ống dẫn nước lạnh

Thao tác nhanh nhẹn, thẩm mỹ và đúng kỹ thuật không bị đọng sương.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1 : Hãy xác định vị trí lắp đặt đường ống dẫn nước?
Câu 2 : Hãy nêu cách lắp đặt hệ thống dẫn nước?
Câu 3: Trình bày các bước bọc bảo ôn trên đường ống?
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 11
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
125
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 12

KIỂM TRA BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được điều kiện tác động đến lớp bảo ôn: chiều dày, vật liệu
bảo ôn
+ Biết được tính chất của vật liệu cách nhiệt
+ Liệt kế được các loại vật liệu đang sử dụng
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của vật liệu bảo ôn
+ Phân loại được các loại vật liệu bảo ôn
+ Khảo sát, tính toán được hệ số đọng sương
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ các tiêu chuẩn cách nhiệt
Nội dung:
1. Xác định tính chất của vật liệu cách nhiệt trong toàn bộ lớp bảo ôn
1.1 Chọn vật liệu dùng làm bảo ôn đường ống gió
Vật liệu dùng làm bảo ổn đường ống gió: bông thủy tinh, mút.
1.2 Tra bảng để xác định thông số kỹ thuật lớp bảo ôn

Hình 12.1 bảng thông số kỹ thuật cách nhiệt của bông thủy tinh
1.3 Xác định được các thông số kỹ thuật vật liệu bảo ôn
Dựa vào bảng ta xác định thông số kỹ thuật của lớp bảo ôn.
126
1.4 Tra bảng thông số kỹ thuật chất cách nhiệt
Tra bảng thông số kỹ thuật lớp cách nhiệt để chọn
2. Tính toán nhiệt độ đọng sương.
2.1 ý nghĩa của nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương
Nhiệt độ đọng sương là nhiệt độ hóa lỏng của môi chất xung quanh
bề mặt làm lạnh.
2.2 Kiểm tra và bảo ôn đường ống đúng kỹ thuật
Kiểm tra bảo ôn đường ống bằng mắt, kiểm tra nơi đọng sương.
2.3 Phân loại các loại vật liệu bảo ôn
Phân loại chính xác vật liệu bảo ôn để đảm bảo cách nhiệt tốt đường
ống.
2.4 Tính cách nhiệt
Dựa vào bảng thông số kỹ thuật để chọn vật liệu bảo ôn đường ống.
2.5 Tính toán nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương
Điều kiện để vách ngoài không bị đọng sương là hệ số truyền nhiệt k
của vách có k ≤ ks
Trong đó:
2
k - hệ số truyền nhiệt thực, W/(m .K)
ks - hệ số truyền nhiệt đọng sương, được tính theo công thức:
t1  ts
ks  0 , 95 .α 1 , W/(m2.K)
t1  t2

Trong đó:
 - hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài bề mặt tường kho,
1

W/(m2.K)
t1 - nhiệt độ không khí bên ngoài kho, 0C.
t2 - nhiệt độ không khí bên trong kho, 0C.
ts - nhiệt độ điểm đọng sương của không khí bên ngoài, 0C.
3. Tính kiểm tra với thực tế
3.1 Phương pháp kiểm tra

127
Kiểm tra bằng mắt, vì môi chât ngưng dễ nhận biết.
3.2 Tính chất cách nhiệt các loại vật liệu bảo ôn
Cách nhiệt hoàn toàn, đảm bảo năng suất lạnh tốt
3.3 Tính chất cách nhiệt các loại vật liệu bảo ôn Cách tính cách
nhiệt, nhiệt độ đọng sương

Kích cỡ chính xác, độ phẳng cao.

– Giữ, hấp thu và dẩn nhiệt thấp.

– Cấu trúc rất đồng nhất, sản lượng máy rất cao.

– Rất dẻo dai, bền với lực nén ép.

– Rất bền với hóa chất và kháng nhiệt rất tốt.

– Qui trình sản xuất liên tục, sản phẩm rất sắc sảo và tính ổn định cao.

– Rất dễ thi công và sữa chữa.

Ứng dụng của bông gốm:


– Chịu lửa và cách nhiệt thiết bị xử lý nhiệt.

– Cách nhiệt cho lò nung ngành xi- măng, ngành ceramic, ngành luyện
kim, hóa dầu, ngành thủy tinh.

– Cách nhiệt cho vách, thành lò và thiết bị chịu nhiệt cao.

– Gạch chịu nhiệt cho lò luyện nhôm

3.4 Tính nhiệt độ đọng sương và nhiệt độ bề mặt trao đổi nhiệt
Điều kiện để vách ngoài không bị đọng sương là hệ số truyền nhiệt k
của vách có k ≤ ks
Trong đó:
k - hệ số truyền nhiệt thực, W/(m2.K)
ks - hệ số truyền nhiệt đọng sương, được tính theo công thức:
t1  ts
ks  0 , 95 .α 1 , W/(m2.K)
t1  t2

Trong đó:
128
 - hệ số tỏa nhiệt của môi trường bên ngoài bề mặt tường kho,
1

W/(m2.K)
t1 - nhiệt độ không khí bên ngoài kho, 0C.
t2 - nhiệt độ không khí bên trong kho, 0C.
ts - nhiệt độ điểm đọng sương của không khí bên ngoài, 0C.
3.5 So sánh nhiệt độ đọng sương và nhiệt độ bề mặt trao đổi nhiệt
Nhiệt đọng sương và nhiệt độ bề mặt trao đổi nhiệt khác nhau, nhiệt
độ bề mặt trao đổi nhiệt cao hơn.
3.6 Cách khắc phục khi bề mặt trao đổi nhiệt đọng sương
Khắc phục bằng cách bọc thêm lớp cách nhiệt vào

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu cách kiểm tra bảo ôn đường ống?
Câu 2: Tính bảo ôn đường ống gió đường kính d= 200mm?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 12


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

129
BÀI 13

LẮP ĐẶT THÁP GIẢI NHIỆT

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Nêu được chức năng và nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống
điều hoà không khí trung tâm
+ Liệt kê và trình bày được nguyên lý làm việc, cấu tạo của các chi tiết
trong tháp giải nhiệt
+ Tính chọn tháp giải nhiệt phù hợp công suất với hệ thống điều hoà
không khí
+ Qui trình lắp đặt, vận hành tháp giải nhiệt
+ Vẽ được sơ đồ cấu tạo của tháp giải nhiệt
+ Lập được qui trình lắp đặt tháp giải nhiệt
+ Lập được qui trình vận hành tháp giải nhiệt
+ Tổ chức được quá trình lắp đặt, vận hành tháp giải nhiệt
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ điều kiện làm việc của tháp giải nhiệt
Nội dung:

1. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc tháp giải nhiệt


1.1 Nguyên tắc cấu tạo
Tháp giải nhiệt, hay còn gọi là tháp làm mát (cooling tower) là thiết bị
được dùng không chỉ trong ngành kỹ thuật lạnh do tính kinh tế, hiệu quả
và thuận tiện khi sử dụng. Nó đang được thay thế dần cho các dàn làm
mát cồng kềnh, kém hiệu quả trong các hệ thống.

130
1.2 Nhiệm vụ
Trong ngành lạnh, một phần nhờ có tháp giải nhiệt mà quy trình chế tạo
thiết bị được tiêu chuẩn và hoàn thiện do giảm được công vận hành. chạy
thử và hiệu chỉnh hệ thống tại nơi lắp đặt
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt là thải toàn bộ lượng nhiệt do quá trình
ngưng tụ của hơi môi chất lạnh trong bình ngưng tụ sinh ra.
Tháp giải nhiệt được lắp đặt trong vòng tuần hoàn của nước làm
mát. Theo chiều chuyển động của nước làm mát, tháp ngưng tụ đặt trước
bơm tuần hoàn nước làm mát, tiếp đến là bơm nước sau đó là bình
ngưng và cuối cùng quay trở lại tháp ngưng tụ khép kín vòng tuần hoàn.
1.3 Nguyên tắc làm việc
Nguyên tắc làm việc của tháp giải nhiệt là hạ nhiệt độ của nước làm mát
bằng cách trao đổi nhiệt với không khí và bay hơi một phần lượng nước
có nhiệt độ cao.
1.4 Cấu tạo, nguyên lý làm việc và nhiệm vụ của tháp giải nhiệt
trong hệ thống
Nước nóng từ bình ngưng được phun đều lên khối đệm. Trong khối đệm
mà nước sẽ chảy zich zăc với thời gian tương đối lâu mới rơi xuống bể
chứa. Không khí chuyển động cưỡng bức từ dưới lên trên nhờ quạt gió
len lỏi qua các khe hở của khối đệm có nước chảy trên bề mặt. Không khí
và nước nóng sẽ trao đổi nhiệt và trao đổi chất, một phần nhiệt trong
nước thải vào không khí, một phần nước nóng khi bay hơi vào không khí
sẽ lấy nhiệt chính từ nước nóng, khả năng bay hơi của nước phụ thuộc
vào độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ không khí và diện tích bề mặt
trao đổi nhiệt.

131
Hình 13.1 - Tháp giải nhiệt RINKI (Hồng Kông)
1.5 Đọc bản vẽ cấu tạo
Đọc bản vẽ cấu tạo và hiểu các thiết bị trong hệ thống.
1.6 Giải thích nguyên lý làm việc
Nước nóng từ bình ngưng được phun đều lên khối đệm. Trong khối đệm
mà nước sẽ chảy zich zăc với thời gian tương đối lâu mới rơi xuống bể
132
chứa. Không khí chuyển động cưỡng bức từ dưới lên trên nhờ quạt gió
len lỏi qua các khe hở của khối đệm có nước chảy trên bề mặt. Không khí
và nước nóng sẽ trao đổi nhiệt và trao đổi chất, một phần nhiệt trong
nước thải vào không khí, một phần nước nóng khi bay hơi vào không khí
sẽ lấy nhiệt chính từ nước nóng, khả năng
bay hơi của nước phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ
không khí và diện tích bề mặt trao đổi nhiệt.
Trong điều kiện bình thường, lượng nhiệt do nước nóng thải ra chủ
yếu do nước bay hơi mang đi, nên khi làm việc cần phải cấp liên tục
lượng nước bổ sung cho tháp.

2. Liệt kê các chi tiết tháp giải nhiệt

1. động cơ; 2. lưới bảo vệ quạt gió; 3. dây néo; 4. đầu góp dàn phun; 5. cánh
chắn;; 6. vỏ tháp; 7. lưới bảo vệ đường gió vào; 8. óng dẫn nước vào; 9. bồn
nước; 10. cửa chảy tràn; 11 cửa xả đáy; 12. cửa nước ra (về bơm); 13. cửa
nước vào (nước nóng tù bình ngưng vào); 14. van phao lấy nước bố sung tù
mạng; 15. các thanh đỡ trên cửa lấy gió; 16. các thanh đỡ khối đệm; 17. khối
đệm; 18. các thanh đỡ cơ động; 19. cánh quạt; 20. thang; 21. cửa quan sát.
2.1 Liệt kê các chi tiết trên tháp giải nhiệt

2.2 Mô tả cấu tạo các chi tiết trên tháp giải nhiệt

133
Hình 13.2 - Phối cảnh tháp giải nhiệtCTI (Cooling Tower Institute):
1. động cơ; 2. lưới bảo vệ quạt gió; 3. dây néo; 4. đầu góp dàn phun; 5. cánh
chắn;; 6. vỏ tháp; 7. lưới bảo vệ đường gió vào; 8. óng dẫn nước vào; 9. bồn
nước; 10. cửa chảy tràn; 11 cửa xả đáy; 12. cửa nước ra (về bơm); 13. cửa
nước vào (nước nóng tù bình ngưng vào); 14. van phao lấy nước bố sung tù
mạng; 15. các thanh đỡ trên cửa lấy gió; 16. các thanh đỡ khối đệm; 17. khối
đệm; 18. các thanh đỡ cơ động; 19. cánh quạt; 20. thang; 21. cửa quan sát.

2.3 Nguyên lý làm việc của các thiết bị


Tháp giải nhiệt các chức năng làm mát nước để đưa vào dàn ngưng làm
mát môi chất lạnh khi bị máy nén ép nén.

3. Tính chọn tháp giải nhiệt


3.1 Phương pháp tính chọn tháp trao đổi nhiệt
Tính chọn lượng nhiệt thải ra da nước, để tính chon tháp giải nhiệt
3.2 Tính chọn tháp giải nhiệt theo cách đơn giản từ Cataloge của
máy
Dựa vào cataloge của máy để tính chọn tháp giải nhiệt đúng yêu cầu.
3.3 Tính chọn tháp giải nhiệt theo điều kiện làm việc và Cataloge của
công ty sản xuất tháp giải nhiệt
Phương trình cân bằng nhiệt có thể viết dưới dạng
Qk = C..V.(tw2 - tw1) = Vk.k.(hk2 - hk1)
Qk - Nhiệt lượng thải ở bình ngưng tụ; kW
V - Lưu lượng nước; m3/s
tw1, tw2 - Nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng tụ hay nhiệt
độ nước ra và vào tháp giải nhiệt; 0C
C - Nhiệt dung riêng của nước; kJ/kgK
 - Khối lượng riêng của nước; kg/m3
Vk - Lưu lượng không khí qua tháp giải nhiệt; m3/s

134
k - Khối lượng riêng của không khí; kg/m
3

hk1, hk2- Entanpi của không khí vào và ra khỏi tháp giải nhiệt; kJ/kg
KKK
Tổn thất nước giải nhiệt cho tháp không lớn, chỉ bằng 3 - 10% lượng
nước tuần hoàn. Tháp cần bổ sung liên tục nước từ tháp nước thành phố
bù vào lượng nước bay hơi và tổn thất do bị cuốn theo không khí do quạt
thổi.
Lưu lượng nước tuần hoàn có thể tính theo biểu thức
Qk 3
V= ; m /s
C .  .( t w 2  t w1 )

Nhiệt độ nước ra khỏi tháp giải nhiệt phụ thuộc vào trạng thái
không khí (nhiệt độ và độ ẩm), tốc độ không khí, bề mặt trao đổi nhiệt
ẩm giữa nước và không khí. Nếu diện tích bề mặt trao đổi nhiệt là vô hạn
thì tw1 bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt tư. Nhiệt độ nhiệt kế ướt cũng được coi
là giới hạn làm mát của tháp giải hiệt. Trong thực tế, nhiệt độ nước ra
0
khỏi tháp tw1 thường cao hơn nhiệt độ nhiệt kế ướt tư khoảng 3 đến 5 C.
Tỷ số giữa hiệu nhiệt độ thực và hiệu nhiệt độ lý thuyết là hiệu suất
của tháp giải nhiệt
tw2  t w1
= (80)
t w 2  tu

Thực tế hiện nay được sử dụng rộng rãi nhát là tháp giải nhiệt có
quạt gió do có hiệu suất lớn nhất.
Để phun đều nước, tháp dùng một hệ thống 4 ống rải nước từ đầu
góp 4. Bốn ống này có lỗ khoan nghiêng (một số loại có thể điều chỉnh
được góc nghiêng), các tia nước phun ra tạo phản lực quay cho bộ rải
nước. Nếu điều chỉnh được góc nghiêng tia phun, có thể điều chỉnh được
tốc độ quay tự do của bộ rải nước. Do nước rải có cỡ hạt lớn nên ở đây
không cần có bộ chặn bụi nước vì bụi nước cuốn theo rất ít.
3.4 Chọn lựa các thông số tác động bên ngoài phù hợp với các thông

135
số kỹ thuật của tháp giải nhiệt
Thông số tác động bên ngoài như nhiệt độ, hướng gió, anh sáng mặt trời.
3.5 Tính kiểm tra các thông số đã lựa chọn
Kiểm tra các thông số đã chọn dựa vào cataloge hay bằng phép tính
chúng ta đã tính.

4. Lắp đặt, vận hành tháp giải nhiệt


4.1 Xác định vị trí lắp đặt đúng theo yêu cầu: trao đổi nhiệt, lưu thông
gió, ít ảnh hưởng tiếng ồn, độ ẩm thấp, thoáng mát
4.2 Lắp đặt tháp giải nhiệt theo vị trí đã chọn
Xác định vị trí trong hệ thống
Thi công bệ đỡ, giá đỡ
Lắp thiết bị (theo hướng dẫn trong tài liệu đi kèm)
Kết nối đường ống
Kết nối đường điện
Hoàn thiện
4.3 Lập qui trình vận hành tháp giải nhiệt
Quy trình vận hành tháp giải nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật, vận hành
máy bơm nước trước tiên.
4.4 Xác định các thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt
Dựa vào cataloge ghi trên tháp giải nhiệt để xác định các thông số của
tháp.
4.5 Đo, kiểm tra các thông số khi tháp giải nhiệt làm việc.
Dùng đồng hồ đo thông số làm việc của tháp đám ứng đúng các thông
sô ghi trên cataloge.
4.6 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng băng
Gia công bằng các thiết bị gia công đặc dụng, cân chỉnh bằng thức thủy.
4.7 Vận hành, xử lý sự cố hư hỏng
Kiểm tra tĩnh
Kiểm tra động (thử tải)

136
Vận hành, xử lý sự cố hư hỏng

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu nguyên tắc cấu tạo và làm việc tháp giải nhiệt
Câu 2 : Hãy nêu cách tính chọn tháp giải nhiệt,Lắp đặt, vận hành tháp giải
nhiệt?
Câu 3: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tháp
giải nhiệt?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 13


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 14.

LẮP ĐẶT BÌNH GIẢN NỞ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Nêu được chức năng và nhiệm vụ của bình giãn nỡ trong hệ
thống điều hoà không khí trung tâm
+ Trình bày được nguyên lý làm việc, cấu tạo của bình giãn nở
+ Tính chọn tháp bình giãn nỡ phù hợp công suất với hệ thống điều
hoà không khí
+ Qui trình lắp đặt, vận hành bình giãn nở

137
+ Vẽ được sơ đồ cấu tạo của bình giãn nở
+ Lập được qui trình lắp đặt bình giãn nở
+ Lập được qui trình vận hành bình giãn nở
+ Tổ chức được quá trình lắp đặt, vận hành bình giãn nở
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ điều kiện làm việc của bình giãn nở
Nội dung:

1. Nguyên tắc cấu tạo và làm việc bình giãn nở

1.1 Nhiệm vụ của bình giãn nở


Trong các hệ thống ống dẫn nước kín thường có trang bị bình giãn
nở. Mục đích của bình giãn nở là tạo nên một thể tích dự trữ nhằm điều
hoà những ảnh hưởng do giản nỡ nhiệt của nước trên toàn hệ thống gây
ra, ngoài ra bình còn có chức năng bổ sung nước cho hệ thống trong
trường hợp cần thiết.

1.2 Cấu tạo


Có 2 loại bình giãn nở: Loại hở và loại kín.
Bình giãn nở kiểu hở là bình mà mặt thoáng tiếp xúc với khí trời trên
phía đầu hút của bơm và ở vị trí cao nhất của hệ thống.
Độ cao của bình giãn nở phải đảm bảo tạo ra cột áp thuỷ tĩnh lớn
hơn tổn thất thuỷ lực từ vị trí nối thông bình giãn nở tới đầu hút của bơm.

138
Hình 14.1 – Bình giản nở
1.3 Nguyên tắc làm việc
Nước được lạm lạnh và được bơm, bơm lên bình giản nở. Bình giản nở
có tác dụng điều tiết lượng nước lạnh vào các AHU và FCU, và cũng là nơi
chứa nước lạnh.
2. Tính chọn bình giãn nở
2.1 Phương pháp tính chọn bình giãn nở
Công suất, Chủng lọai, Nguồn cung cấp
2.2 Tính chọn bình giãn nở theo cách đơn giản từ Catalog của máy
Dựa vào cataloge của máy chọn bình giản nở.
2.3 Tính chọn bình giãn nở theo điều kiện làm việc và Catalog của
công ty sản xuất tháp giải nhiệt
Chọn đúng dung tích bình để đảm bảo nước được duy trì ổn định tới các
FCU và AHU
2.4 Chọn lựa các thông số tác động bên ngoài phù hợp với các thông
số kỹ thuật của bình giãn nỡ
Các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ môi trường, độ ẩm trong không khí,
hướng chiếu của ánh sáng mặt trời, hướng gió.
2.5 Tính kiểm tra các thông số đã lựa chọn
Kiểm tra bằng đồng hồ đo và bằng các đồng hồ áp suất trên đường ống
của bơm dựa vào cataloge ghi trên hệ thống.

3. Lắp đặt, vận hành bình giãn nở


3.1 Xác định vị trí lắp đặt đúng theo yêu cầu
Xác định đúng vị trí theo sơ đồ bản vẽ.
3.2 Lắp bình giãn nở theo vị trí đã chọn
Lắp đúng vị trí đảm bảo kỹ thuật.

139
3.3 Lập qui trình vận hành bình giãn nỡ
Vận hành bình giản nở theo đúng trình tự sau khi hệ thống hoạt động.
3.4 Xác định các thông số kỹ thuật của bình giãn nỡ
Xác định thông số kỹ thuật của bình giản nở qua cataloge của bình.
3.5 Gia công cơ khí, cân chỉnh thăng băng
Gia công cơ khí bằng các dụng cụ chuyên dụng, cân chỉnh bằng thước
thủy.
3.6 Vận hành, xử lý sự cố hư hỏng
Vận hành và quang sát đồng hồ đáp ứng được yêu cầu nếu chưa thì tiến
hành sửa chữa.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu nguyên tắc cấu tạo và làm việc bình giản nở?
Câu 2 : Hãy nêu cách tính chọn bình giản nở, lắp đặt, vận hành bình giản
nở?
Câu 3: Nêu chức năng của bình giản nở?
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 14
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

BÀI 15

LẮP ĐẶT NHIỆT KẾ VÀ ÁP KẾ, PHIN LỌC CẶN, LỖ XẢ KHÍ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Lắp đặt được đúng vị trí nhiệt kế, phin sấy lọc cặn, lỗ xả khí
140
+ Biết được cách lắp đặt nhiệt kế, phin lọc, lỗ xả khí
+ Lập được qui trình lắp đặt nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc, lỗ xả khí
+ Tổ chức được quá trình lắp đặt nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc cặn,
lỗ xã khí
+ Lắp được nhiệt kế và áp kế, phin lọc và lỗ xả khí an toàn, đúng kỹ
thuật.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ điều kiện làm việc của bình giãn nở
Nội dung:

1. Mục đích và nhiệm vụ của nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc cặn, lỗ xả khí

1.1 Nhiệm vụ
Phin sấy có nhiệm vụ hút các tạp chất hoá học, đặc biệt là nước và các a
xít ra khỏi vòng tuần hoàn của môi chất vì chúng có thể làm han rỉ, ăn
mòn các chi tiết máy và nước khi đóng băng có thể bịt kín đường ống,
gây gián đoạn quá trình lưu thông của môi chất lạnh. Phin lọc có nhiệm
vụ loại trừ các cặn bẩn cơ học và các tạp chất khác ra khỏi vòng tuần
hoàn của môi chất. Cặn bẩn cơ học có thể là đất cát, rỉ sắt, vảy hàn, kim
loại… khi chúng lọt vào xylanh và bề mặt tiếp xúc của các chi tiết chuyển
động sẽ phá hoại bề mặt của các chi tiết đó.

Hình 15.1 – Phin lọc

141
1.2 Cấu tạo
Cấu tạo của phin sấy gồm có một vỏ hình trụ, bên trong là chất có khả
năng hút ẩm, vật liệu thường dùng là các hạt zêôlit. Để tránh các hạt
chống ẩm sau một quá trình làm việc bị rã và lẫn vào môi chất, trong phin
sấy bao giờ cũng có lưới lọc.
Các phin sấy thường được bố trí trên đường lỏng trước các van tiết lưu.
Cấu tạo của phin lọc cũng gồm có một vỏ hình trụ, bên trong có các lớp
lưới lọc, theo đường đi của môi chất có lớp lưới thô (mắt lớn) và tiếp đến
là lớp lưới mịn. Trrong các phin lọc của hệ thống lạnh có công suất lớn,
phin lọc có nắp có thể tháo rời để làm sạch lưới phía trong.
1.3 Nguyên tắc làm việc
Lọc các chất cặn bã, khử ẩm, loại bỏ không khí trong môi chất lạnh
tuần hoàn trong hệ thống.

2. Phân loại thang đo trên các kiểu nhiệt kế, áp.


2.1 Qui định thang đo cho áp kế: Bar, Mpa, Psi...
p suất = Lực tác dụng/ Diện tích à P = F/S
Với điều kiện F được phân bố đều
a/. Điểm áp suất “0” và áp suất tuyệt đối:
Theo thuyết động học phân tử thì nguyên nhân của áp suất là do
va chạm của các phân tử, độ lớn của áp suất này tỷ lệ với số lần va chạm
trong một đơn vị thời gian của các phần tử có trong một đơn vị thể tích.
Như vậy áp suất bằng không khi và chỉ khi trong thể tích chứa khí
không còn phân tử khí.
Điểm áp suất bằng “0” này người ta gọi là điểm “0” tuyệt đối. Giá
trị áp suất tính từ điểm “0” tuyệt đối này được gọi là áp suất tuyệt đối.
Áp suất khí quyển là áp suất tuyệt đối đo được ở điều kiện khí
quyển.
b/. Điểm “0” qui ước hay điểm “0” tương đối:
Điểm áp suất lấy làm mốc là áp suất khí quyển được gọi là điểm
142
“0” qui ước hay điểm “0” tương đối.
Những giá trị áp suất lớn hơn áp suất khí quyển được gọi là áp
suất dư và những áp kế đo áp suất dư gọi là áp kế.
Những giá trị áp suất khí quyển được gọi là áp suất âm và những
áp kế đo áp suất âm gọi là chân không kế

2.2 Qui định thang đo cho nhiệt kế: 0C, 0 K, 0F...


Độ Fahrenheit: được nghĩ ra vào đầu thế kỉ 18. Trên thang đo này,
điểm băng là 32o và điểm hơi nước là 212o. Những con số này phát sinh
bởi vì Fahrenheit không sử dụng điểm băng và điểm hơi nước cố định mà
chọn một hỗn hợp băng/muối làm điểm mốc dưới mà ông gán cho giá trị
0o, và nhiệt độ cơ thể người được gán cho giá trị 96o.
Thang đo Fahrenheit thỉnh thoảng vẫn được sử dụng trên bản tin thời
tiết ở Mĩ, còn trong khoa học thì nó đã thuộc về lịch sử.

Celsius oC: Vào năm 1742, nhà thiên văn học người Thụy Điển

143
AndersCelsius đề xuất một thang đo nhiệt độ trong đó băng tan ở 0ovà
nước sôi ở 100o. Thang Celsius được sử dụng rộng rãi, thỉnh thoảng
được gọi là thang bách phân vì có 100 độ chia giữa hai điểm cố định đã
nói. Nhiệt độ trên thang đo này được cho theo “độ Celsius”, oC.

Một nhược điểm của thang Celsius là nhiệt độ thấp hơn điểm đóng
băng là âm.

Kelvin (độ K): Vào năm 1848, nhà vật lí William Thomson (sau này là
huân tước Kelvin) đề xuất một thang đo nhiệt độ bắt đầu tại nhiệt độ
thấp nhất có thể có trên lí thuyết, độ không tuyệt đối. Thang đo này được
gọi là nhiệt giai tuyệt đối hay nhiệt giai Kelvin. Các độ chia trên thang đo
o
này được gọi là kelvin và được kí hiệu là K (không phải K). Một độ chia
o
kelvin bằng cỡ với một độ chia Celsius, tức là 1 K = 1 C.

144
Hình 15.5 bảng liên hệ nhiệt độ

2.3 Qui đổi giữa các đơn vị đo

Hình 15.6 bảng quy đổi nhiệt độ


Cm cột pound
átmốtphe nước lực trên
pascal bar kỹ thuật átmốtphe torr (kg/cm2 inch
(Pa) (bar) (at) (atm) (Torr) ) vuông
(psi)
− −
1.0197×10 7.5006×1 1,02×10 145,0410
1 Pa ≡ 1 N/m2 10−5 5 9.8692×10−6 5 −6
0−3
≡ 1,02
1 bar 100000 106 dyne/ 1,0197 0,98692 750,06 14,504
2
cm
1 at 98.066,5 0,980665 ≡ 1 kgf/cm2 0,96784 735,56 1 14,223
1 atm 101.325 1,01325 1,0332 ≡ 1 atm 760 1,033 14,696
≡ 1 Torr; 0,136
1,3332×10 1,3595×10− 19,337×1
1 torr 133,322 −3 3 1,3158×10−3 ≈ 1 mmH
0−3
g
1 kg/cm2 98.000 0,98 1 0,968 735 1 14,2

68,948×10 70,307×10 7,03265 ≡
1 psi 6.894,76 −3 3 68,046×10−3 51,715
1 lbf/in2

Hình 15.7 Bảng chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất

2.4 Xác định được đơn vị đo trên các thang đo


Xác định được các đơn vị đo của đồng hồ áp suất và nhiệt độ.
2.5 Qui đổi giữa các đơn vị đo

145
Dựa vào bảng quy đổi ta quy đổi giữa các đơn vị cho phù hợp.
2.6 Phân loại các đơn vị đo áp suất, nhiệt độ
Dựa vào bảng quy đổi ta phân loại giữa các đơn vị cho phù hợp.

3. Cấu tạo, vị trí lắp đặt phin sấy lọc


3.1 Nêu cấu tạo phin sấy lọc

Hình 15.8 cấu tạo phin sấy lọc


1. Cửa vào, 2. Lò xo, 3. Lõi phin định hình, 4. Tấm lót, 5. Tấm đục lỗ, 6.
Mũ bịt kiểu nối loe, 7. Mũ bịt kiểu nối hàn
3.2 Chức năng nhiệm vụ của phin sấy lọc
Phin lọc gas có nhiệm vụ khử ẩm, axit các cặn bẩn trong hệ thống
lạnh đảm bảo cho máy nén làm việc tin cậy, tuổi thọ cao, tránh hỏng hóc,
han gỉ cho máy nén và thiết bị, tránh các phản ứng hóa học giữa ga lạnh
và dầu bôi trơn, hơi nước và tạp chất trong hệ thống, tránh cho máy nén
khỏi bị bào mòn vì các cặn bẩn rắn như mạt kim loại, vảy hàn...
3.3 Vị trí lắp đặt phin sấy lọc trên hệ thống
Thông thường phin lọc thường lắp đặt ở phía trước van điện từ và
van tiết lưu để lọc cặn trong gas lạnh. Kính xem gas có thể lắp đặt ở trên
phin lọc để có thể cô lập thay thế dễ dàng cùng với phin lọc do hai bên
phin lọc có gắn van chặn.
146
3.4 Nguyên tắc làm việc của phin sấy lọc
Phin lọc gas có nhiệm vụ khử ẩm, axit các cặn bẩn trong hệ thống
lạnh đảm bảo cho máy nén làm việc tin cậy, tuổi thọ cao, tránh hỏng hóc,
han gỉ cho máy nén và thiết bị, tránh các phản ứng hóa học giữa ga lạnh
và dầu bôi trơn, hơi nước và tạp chất trong hệ thống, tránh cho máy nén
khỏi bị bào mòn vì các cặn bẩn rắn như mạt kim loại, vảy hàn...
3.5 Vệ sinh phin sấy lọc
Cắt đôi thay tấm lọc và hạt đất sét hoạt tính, sau đó hàn lại.

4. Lắp đặt nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc, lổ xả khí


4.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt
4.2 Lập qui trình lắp đặt
4.3 Tiến hành lắp đặt theo qui trình
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1 : Hãy nêu mục đích và nhiệm vụ của nhiệt kế, áp kế, phin sấy lọc
cặn, lỗ xả khí?
Câu 2 : Hãy nêu phân loại thang đo trên các kiểu nhiệt kế, áp kế ?
Câu 3: Quy đổi 1bar sang psi và Pa?
Câu 4: Quy đổi 1K sang độ C và F?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 15


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

147
BÀI 16.

LẮP ĐẶT VAN VÀ CÁC PHỤ KIỆN

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Trình bày được chức năng , nhiệm vụ của các loại van trong hệ
thống điều hòa không khí
+ Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại van trong hệ thống điều
hòa không khí
+ Xác định được vị trí lắp đặt van và phụ kiện
+ Lập được qui trình lắp đặt
+ Tổ chức được quá trình lắp đặt
+ Lắp được các loại van an toàn, đúng kỹ thuật.
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ qui trình lắp đặt
Nội dung của bài:

1. Phân loại được các loại van


Van tiết lưu là một trong 4 thiết bị quan trọng không thể thiếu được
trong các hệ thống lạnh.

148
Van tiết lưu tự động có 02 loại:
- Van tiết lưu tự động cân bằng trong.

- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài

2. Chức năng, nhiệm vụ các loại van trên hệ thống điều hoà không khí

2.1 Chức năng của các loại van


- Van tiết lưu tự động cân bằng trong: Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu
ra của thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa
thông giữa khoang môi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng
ngăn.
- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp
suất đầu ra thiết bị bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang
dưới màng ngăn không thông với khoang môi chất chuyển động qua van
mà được nối thông với đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao

Hình 16.1 - Cấu tạo bên trong của van tiết lưu tự động

149
Hình 16.2 - Cấu tạo bên ngoài của van tiết lưu tự động

Hình 16.3 - Van tiết lưu tự động


A- Van TLTĐ cân bằng trong; B- Van TLTĐ cân bằng ngoài

2.2 Nhiệm vụ của các loại van


Van tiết lưu có nhiệm vụ giảm áp suất và nhiệt độ của môi chất lạnh sau khi đi
ra khỏi dàn ngưng.

150
Các loại van khác có tác dụng đóng mở.

2.3 Nguyên tắc làm việc của các loại van trong hệ thống ĐHKK
Van tiết lưu tự động:
Khi bầu cảm biến được đốt nóng, áp suất hơi bên trong bầu cảm biến
tăng, áp suất này truyền theo ống mao và tác động lên phía trên màng
ngăn và ép một lực ngược lại lực ép của lò xo lên thanh chốt. Kết quả khe
hở được mở rộng ra, lượng môi chất đi qua van nhiều hơn để vào thiết bị
bay hơi.
Khi nhiệt độ bầu cảm biến giảm xuống, hơi trong bầu cảm biến
ngưng lại một phần, áp suất trong bầu giảm, lực do lò xo thắng lực ép
của hơi và đẩy thanh chốt lên phía trên. Kết quả van khép lại một phần và
lưu lượng môi chất đi qua van giảm.
Như vậy trong quá trình làm việc van tự động điều chỉnh khe hở giữa chốt
và thân van nhằm khống chế mức dịch vào dàn bay hơi vừa đủ và duy trì
hơi đầu ra thiết bay hơi có một độ quá nhiệt nhất định. Độ quá nhiệt này
có thể điều chỉnh được bằng cách tăng độ căng của lò xo, khi độ căng lò
xo tăng, độ quá nhiệt tăng.

3. Cấu tạo, vị trí lắp đặt

3.1 Nêu cấu tạo các loại van


. Van tiết lưu tự động:
Cấu tạo van tiết lưu tự động gồm các bộ phận chính sau: Thân van
A, chốt van B, lò xo C, màng ngăn D và bầu cảm biến E

3.2 Vị trí lắp đặt các van trên hệ thống điều hoà không khí
Van tiết lưu tự động:
Bầu cảm biến được nối với phía trên màng ngăn nhờ một ống mao. Bầu
cảm biến có chứa chất lỏng dễ bay hơi. Chất lỏng được sử dụng thường
chính là môi chất lạnh sử dụng trong hệ thống.
151
4. Lắp đặt van và các phụ kiện trên hệ thống điều hoà không khí

4.1 Đọc bản vẽ, xác định vị trí lắp đặt

Hình 16.4 - A- Van TLTĐ cân bằng trong; B- Van TLTĐ cân bằng ngoài.

4.2 Lập qui trình lắp đặt


Lập quy trình lắp đặt lắp đúng vị trí sau dàn ngưng.

4.3 Tiến hành lắp đặt theo qui trình


Tiến hành lắp đặt theo bản vẽ.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu chức năng nhiệm vụ của các loại van?
Câu 2 : Hãy nêu các quy trình lắp đặt các loại van?
Câu 3: Trình bày nguyên lý của van tiết lưu tự động?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 16


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.

152
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

153
BÀI 17

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI, TÍNH CHỌN BƠM, ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH BƠM

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của các loại bơm trên hệ thống
điều hoà không khí trung tâm
+ Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại bơm
+ Phân loại được các loại bơm
+ Đường đặc tính của bơm
+ Vẽ được sơ đồ cấu tạo của bơm
+ Tính chọn được bơm theo Catalog nhà sản xuất cung cấp
+ Xác định được đường đặc tính của bơm
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tuân thủ điều kiện làm việc
Nội dung:

1. Chức năng, nhiệm vụ của các loại bơm

1.1 Chức năng của các loại bơm


Bơm nước và chất tải lạnh có chức năng tuần hoàn chất tải lạnh
qua các dàn lạnh hoặc nước làm mát qua bình ngưng.

1.2 Nhiệm vụ của các loại bơm


Trong hệ thống ĐHKK chủ yếu dùng bơm nước li tâm. Nhiệm vụ của bơm
nước là tuần hoàn nước lạnh từ bình bay hơi đến các dàn trao đổi nhiệt
FCU, AHU hoặc buồng phun rửa khí (bơm nước lạnh) hoặc tuần hoàn
nước giải nhiệt (bơm nước giải nhiệt). Bơm li tâm còn dùng để thải nước
ngưng trong một vài trường hợp.
Bơm nước sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí thường là bơm li
tâm, nhiệt độ làm việc từ 50C đến 700C:
154
0
- Nhiệt độ nước lạnh từ 5  14 C
- Nhiệt độ nước nóng (sưởi ấm mùa đông) 50  700C
- Nhiệt độ nước giải nhiệt 25  400C.
Thân bơm nước thường được chế tạo bằng gang đúc, cánh quạt li
tâm bằng gang xám hoặc đồng thau. Cửa hút thường vuông góc với bánh
công tác và cửa đẩy tiếp tuyến với bánh công tác.

1.3 Giải thích nguyên lý làm việc của các loại bơm trên hệ thống điều
hoà không khí
Trong hệ thống ĐHKK chủ yếu dùng bơm nước li tâm. Nhiệm vụ của
bơm nước là tuần hoàn nước lạnh từ bình bay hơi đến các dàn trao đổi
nhiệt FCU, AHU hoặc buồng phun rửa khí (bơm nước lạnh) hoặc tuần
hoàn nước giải nhiệt (bơm nước giải nhiệt). Bơm li tâm còn dùng để thải
nước ngưng trong một vài trường hợp.
Bơm nước sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí thường là bơm li
0 0
tâm, nhiệt độ làm việc từ 5 C đến 70 C:
- Nhiệt độ nước lạnh từ 5  140C
- Nhiệt độ nước nóng (sưởi ấm mùa đông) 50  700C
- Nhiệt độ nước giải nhiệt 25  400C.
Thân bơm nước thường được chế tạo bằng gang đúc, cánh quạt li
tâm bằng gang xám hoặc đồng thau. Cửa hút thường vuông góc với bánh
công tác và cửa đẩy tiếp tuyến với bánh công tác.

2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại các loại bơm

2.1 Phân loại các loại bơm


Người ta chia máy bơm nước ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm
như: nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng
làm chạy máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần
bơm ... Trong đó thường dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm;
155
theo đặc điểm này máy bơm được chia làm hai nhóm: Bơm động học và
Bơm thể tích

2.2 Cấu tạo các loại bơm

Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một
phần và cánh kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các
chi tiết khác cố định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto.
Bánh công tác được đúc bằng gang hoặc thép theo phương pháp đúc
chính xác. Thay cánh bơm. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh công tác
yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất.
Bánh công tác và Rôto của máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh
và cân bằng động để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân
bơm.
Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh
công tác thông qua mối ghép then.
Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường
Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng
tương đối phức tạp.

2.3 Nguyên lý làm việc của các loại bơm


Bơm động học:
Trong buồng công tác của máy bơm động học, chất lỏng được
nhận năng lượng liên tục từ cánh bơm truyền cho nó suốt từ cửa vào đến
cửa ra của bơm. Loại máy bơm này gồm có những bơm sau :
156
Bơm cánh quạt ( gồm máy bơm nước li tâm, hướng trục, cánh chéo ):
Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe công tác
( BXCT ) sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất lỏng để đẩy chất lỏng
dịch chuyển. Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong
bơm nước gọi cụ thể là cột nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy
thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước khác.
Bơm xoắn: Chất lỏng qua các rãnh BXCT của máy bơm sẽ nhận được
năng lượng để tạo dòng chảy xoắn và được đẩy khỏi cửa ra BXCT. Người
ta dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút nước hố thấm, tiêu
nước, cứu hỏa...
Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên ngoài có động
năng lớn phun vào buồng công tác của bơm nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng.
Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước
giếng và dùng trong thi công
Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van giao động qua lại
với tầng số cao gây nên tác động rung cơ học lên dòng chất lỏng để hút
đẩy chất lỏng. Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm
nước giếng và giếng mỏ
Bơm khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước có trọng lượng
riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để dâng nước cần bơm lên cao.
Loại bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước giếng
Bơm nước va ( bơm Taran ): Lợi dụng hiện tượng nước va thủy lực để
đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được
dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi.
Bơm thể tích:
Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích
của buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Máy bơm nước thể
tích có những loại sau:
Bơm pít tông: Pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại có chu kỳ trong

157
buồng công tác để hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này tạo được cột áp
cao, lưu lượng nhỏ nên trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng
trong máy móc công nghiệp
Bơm rô to: Dùng cơ cấu bánh răng hoặc bánh vít, cánh trượt đặt ở chu vi
phần quay của bơm để đẩy chất lỏng. Bơm này gồm có: bơm răng khía,
bơm pít tông quay, bơm tấm trượt, bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân
không vòng nước ... Bơm rô to có lưu lương nhỏ thường được dùng trong
công nghiệp

3. Tính chọn bơm theo Cataloge

3.1 Các thông số kỹ thuật của bơm


a) Năng suất bơm:
3
Năng suất bơm (volume flow rate) kí hiệu là Vb đơn vị là m /s, l/s
3
hoặc m /h là thể tích nước mà bơm thực hiện được trong một đơn vị thời
gian. Khi thiết kế, năng suất của bơm được lựa chọn phải bằng lớn hơn
năng suất tính toán.

Q
V  k 3
, m /s
 t
b

w
. C w . t w 2 w1 
Năng suất bơm nước giải nhiệt bình ngưng được xác định theo
công thức:
Trong đó:
Qk- năng suất thải nhiệt của bình ngưng tụ, kW;
w = 1000kg/m3 - mật độ của nước;
Cw = 4,18 kJ/kgK - nhiệt dung riêng của nước;
tw1, tw2 - nhiệt độ nước vào và ra khỏi bình ngưng, 0C.
Năng suất bơm nước lạnh của bình bay hơi đước xác định theo
công thức tương tự:

158
Q0
V  3
, m /s
 t
b

w
. C w t l 1 l2 
Trong đó:
b) Cột áp tĩnh:
Cột áp tĩnh của bơm (static head) là áp suất tính bằng mét cột
nước (mH2O) trên tiết diện nằm ngang vuông góc với dòng chảy của
nước tác động lên chất lỏng hoặc vỏ bao quanh, kí hiệu là Hs.
c) Cột áp động:
Cột áp động của bơm (velocity head) kí hiệu là H là áp suất gây ra
tương ứng với tốc độ của dòng chất lỏng, đơn vị là mét cột nước (mH2O).


2
0
H 
2g
Cột áp động tính theo biểu thức:
Trong đó:
0 - tốc độ của nước ở cửa xả của bơm, m/s.
2
g = 9,81 m/s – gia tốc trọng trường.
c) Cột áp tổng:
Cột áp tổng của bơm (total head) kí hiệu là H1 là tổng của cột áp
động và cột áp tĩnh, đơn vị mét cột nước (m H2O):
Ht = Hs + H
d) Hiệu cột áp tĩnh:
Hiệu cột áp tĩnh ( net static
head) là hiệu của áp suất tĩnh đẩy
và hút của bơm biểu diễn trên hình
Hs = Hd - Hh
Trong đó:
Hs - hiệu cột áp tĩnh, m H2O;

159

Hình 17.1 - Hiệu cột áp tĩnh


Hd - cột áp tĩnh phía đẩy;
Hh - cột áp tĩnh phí hút.
Khi mặt thoáng ở phía dưới bơm trị số Hh sẽ mang dấu âm. Tùy
từng loại bơm Hh không được vượt quá giới hạn cho phép
e) Công suất động cơ bơm và hiệu suất bơm:
Công suất động cơ bơm ký hiệu Nb là công suất đo trên trục bơm
(kW) và hiệu suất bơm ký hiệu b (%) là tỉ số của công suất nước và công
suất đo trên trục bơm. Quan hệ giữa Nb và b:

V p .H
Nb  , W
 b

Trong đó:
2 2 -2
H - cột áp tổng của bơm tính bằng N/m , (1 N/m = 1,02.10 m
H2O);
3
Vp – năng suất bơm, m /s;
p - hiệu suất bơm. Hiệu suất bơm phụ thuộc kiểu bơm và kích cỡ
bơm. Với bơm cỡ nhỏ hiệu suất từ 0,6  0,7. Với bơm lớn, hiệu suất có thể
đạt 0,8 đến 0,9. Hiệu suất bơm còn phụ thuộc cả vào chế độ làm việc của
bơm (xem đường đặc tính bơm và bảng).
f) Các đường đặc tính bơm:
Các đường đặc tính bơm là đường năng suất - cột áp Vh – Ht cũng
như đường năng suất – công suất động cơ Vb – Nb. Hình dưới đây giới
thiệu các đường đặc tính bơm với các đường hiệu suất bơm.

160
Khi bơm đạt hiệu suất cao nhất là lúc bơm đạt lưu lượng và cột áp
hiệu dụng Vef và Hef (effective flow rate và effective static head) như trên

Hình 17.2 - Các đường


đặc tính bơm và hiệu
suất bơm

hình biểu diễn. Khi đóng cửa van đẩy, nghĩa là lưu lượng bằng không thì
cột áp bơm đạt cực đại Hsmax. Cột áp tĩnh cực đại thường lớn gấp 1,1 đến
1,2 lần cột áp hiệu dụng: Hsmax = (1,1  1,2).Hef
i) Chiều cao hút của bơm:
Trong trường hợp mặt thoáng của nước ở phía dưới của bơm thì
chiều cao hút là chiều cao giữa miệng hút của bơm và mặt thoáng của
nước được gọi là chiều cao hút của bơm. Chiều cao hút của bơm phụ
thuộc vào kiểu bơm, tổn thất áp suất tổng trên toàn tuyến ống hút, nhiệt
độ của nước và áp suất khí quyển. Chiều cao hút của bơm nước li tâm
thường nằm trong khoảng 5  8 m.

3.2 Chọn loại bơm phù hợp trong cataloge nhà sản xuất .
- Đầu tiên, bơm được chọn phải thỏa mãn yêu cầu về năng suất cũng như
cột áp tổng và phải làm việc càng gần điểm có hiệu suất tối đa càng tốt
suốt trong quá trình vận hành bơm.
- Thứ hai là tiếng ồn phải nhỏ đặc biệt trong điều hòa không khí tiện
nghi. Những tiếng ồn phát sinh trong hệ thống nước rất khó khắc phục và
loại bỏ. Thông thường các loại bơm có tốc độ nhỏ nhất đồng thời là các
161
bơm ít ồn nhất và cũng là kinh tế nhất, tuy nhiên năng suất và cột áp yêu
cầu phải được đảm bảo.
- Thứ ba, đối với một hệ thống cần luôn luôn thay đổi lưu lượng như
hệ thống điều hòa không khí trung tâm nước nên sử dụng bơm có điều
chỉnh năng suất qua điều chỉnh tốc độ như điều chỉnh bằng máy biến tần
sẽ rất hiệu quả tuy giá đầu tư ban đầu tương đối cao. Nếu dùng bơm có
tốc độ không đổi nên chọn loại bơm có đường đặc tính càng nằm ngang
càng tốt.

4. Đường đặc tính bơm

4.1 Khảo sát đường đặc tính của bơm

Khảo sát theo bản vẽ

4.2 Xác định đường dặc tính của bơm


Sát định theo bản vẽ đã tính toán.

4.3 Tìm hiểu các thông số kỹ thuật liên quan

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu chức năng nhiệm vụ của các loại bơm?
Câu 2 : Hãy nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại các loại bơm ?
Câu 3: trình bày cách tính toán và chọn bơm?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 17


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
162
BÀI 18

LẮP ĐẶT BƠM

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Tính được lưu lượng bơm
+ Tính được công suất bơm
+ Xác định cột áp bơm
- + Chọn được loại bơm phù hợp trong catalog nhà sản xuất .
- + Phân loại được các loại bơm
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tránh nhầm số khi tra bảng
Nội dung:

163
1. Khảo sát, chọn vị trí lắp đặt bơm

1.1 Đọc bản vẽ lắp đặt

Hình 18.1 vị trí lắp đặt bơm

1.2 Khảo sát hiện trường, chọn vị trí lắp đặt thích hợp

Theo bản vẽ và thực tế bên ngoài.

2. Lập qui trình lắp đặt

2.1 Trình tự các bước lắp đặt


Thi công bệ đỡ, giá đỡ
Lắp thiết bị (theo hướng dẫn trong tài liệu đi kèm)
Kết nối đường ống
Kết nối đường điện
Hoàn thiện
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Các yêu tố anh hưởng đến quy trình như độ cao, áp lực nước
3. Tổ chức thực hiện lắp đặt bơm
164
3.1 Xác định vị trí lắp đặt
Xác định vị trí lắp đặt theo bản vẽ đã có.
3.2 Lắp đặt theo qui trình đã lập

a. Nền móng
Trong hầu hết trường hợp, máy bơm được lắp đặt trên một nền móng bê
tông. Nền móng phải có đủ cường độ để chịu được sức nặng của thiết
bị bơm và tải trọng động khi vận hành.
Tấm đế của máy bơm thường được cố định bằng các bulông, các hố có
kích thước rộng dành cho các bulông đó phải được phun vữa xi măng
hoặc tiến hành như trong bản vẽ đã được duyệt hoặc căn cứ vào bản
thân tấm bệ. Lắp đặt máy trên nền móng chỉ được tiến hành sau khi xác
nhận bê tông đã hoàn toàn đóng cứng, thông thường là sau 10 đến 14
ngày đối với bê tông tiêu chuẩn.

b. Đặt máy
Để xác định vị trí của tổ máy bơm, những tấm đệm phẳng bằng thép
được đặt giữa móng và bệ máy, các tấm đệm cần được đặt ở cả hai
phía của mỗi bulông chân máy. Sử dụng một đôi tấm đệm hình nêm rất
thuận lợi cho việc điều chỉnh chính xác. Sau những kiểm tra sơ bộ hoặc
được định vị chính xác các bulông có thể được phun vữa.

c. Điều chỉnh độ đóng trục


Để máy bơm không rung khi vận hành, nhất thiết phải điều chỉnh chính
xác độ đóng trục ở bộ nối trục. Độ đồng trục đã được nhà máy điều
chỉnh và có thể được tái tạo lại tại bệ máy bằng cách chỉnh các tấm
đệm phẳng tương ứng. Việc điều chỉnh độ đồng trục có thể được kiểm
tra lại với một thước chuẩn và một đồng hồ đo.
Việc lắp đặt các ống nối và van vào hệ thống phải tránh không tạo ra
các lực quá mức tác động lên tổ máy bơm. Sau khi kiểm tra lại độ đồng
trục, các tấm đệm phẳng có thể được hàn đính và bệ máy có thể được
165
phun vữa xi măng toán bộ và cuối cùng lắp các bulông nối trục.

4. Kiểm tra, chạy thử

4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt
Kiểm tra tĩnh
Kiểm tra động (thử tải)

4.2 Vận hành thử, kiểm tra các thông số của bơm
Vận hành đúng kỹ thuật chú ý an toàn điện

4.3 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của bơm
Các yêu tố anh hưởng đến quy trình như độ cao, áp lực nước

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt bơm?
Câu 2 : Chỉ ra cột áp của bơm trong sơ đồ lắp đặt ?
Câu 3 : Nêu các bước kiểm tra bơm ?
Câu 4 : trình bày quy trinh tiến hành lắp đặt bơm ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 18


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

166
BÀI 19.

PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống ống gió.
+ Biết được nguyên lý làm việc của từng thiết bị trên hệ thống
+ Phân loại được các hệ thống ống
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích
Nội dung:

1. Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý hệ thống đường ống gió trong ĐHKK

167
trung tâm nước
Hệ thống phân phối và vận chuyển không khí bao gồm các bộ phận
chính sau:
- Hệ thống đường ống gió: Cấp gió, hồi gió, khí tươi, thông gió;
- Các thiết bị đường ống gió: Van điều chỉnh, tê, cút, chạc, vv...;
- Quạt cấp và hồi gió.

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống ống gió thành phần

2.1 Chức năng của các hệ thống ống gió


Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống vận chuyển không khí là công
cụ và phương tiện truyền dẫn không khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu
thụ, không khí tươi, không khí tuần hoàn và không khí thông gió. Vì lý do
đó mà hệ thống vận chuyển không khí phải đảm bảo bền đẹp, tránh các
tổn thất nhiệt, ẩm trong quá trình vận chuyển, đảm bảo phân phối khí đều
đến các hộ tiêu thụ vv...

2.2 Nhiệm vụ của các hệ thống gió


Chức năng và nhiệm vụ của hệ thống vận chuyển không khí là công
cụ và phương tiện truyền dẫn không khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu
thụ, không khí tươi, không khí tuần hoàn và không khí thông gió. Vì lý do
đó mà hệ thống vận chuyển không khí phải đảm bảo bền đẹp, tránh các
tổn thất nhiệt, ẩm trong quá trình vận chuyển, đảm bảo phân phối khí đều
đến các hộ tiêu thụ vv...

2.3 Nguyên tắc làm việc của các hệ thống ống gió
Như đã biết, mục đích thông gió và điều hòa không khí là thực hiện
sự thay đổi không khí trong nhà đã bị ô nhiễm bởi nhiệt, ẩm, bụi ... bằng
không khí mới đã được xử lý trước (ĐTKK) hoặc bằng không khí ngoài
trời (thông gió). thực chất là tác động vào hệ (tức không khí trong nhà)
tác nhân điều khiển K để đưa hệ về trạng thái cân bằng mong muốn. như
168
vậy việc trao đổi không khí trong nhà đóng vai trò rất quan trọng trong và
ĐHKK.
Sự trao đổi không khí trong nhà được thực hiện nhờ sự chuyển
động của không khí. Có thể nhận thấy trong nhà có các dòng không khí
luân chuyển sau:
Trước hết, do trong nhà có thải nhiệt từ các nguồn nhiệt nên có
chênh lệch nhiệt độ không khí ở các vị trí khác nhau, kết quả là xuất hiện
các dòng không khí đối lưu tự nhiên (đối lưu nhiệt). Các dòng đối lưu tự
nhiêncó chiều chuyển động như sau: dòng khí nóng bốc lên cao, dòng khí
lạnh chuyển động xuống thấp. Trong nhiều gian máy người ta đã thực
hiện thông gió nhờ các dòng đối lưu tự nhiên nhiệt này. Ngoài ra, trong
nhà còn có thể có các nguồn thải ẩm, chúng cũng tạo ra sự chênh lệch
mật độ không khí ở các điểm khác nhau và do đó cũng góp phần làm
xuất hiện dòng đối lưu tự nhiên.
Khi trong nhà có thông gió cưỡng bức hoặc có ĐTKK sẽ có dòng
đối lưu cưỡng bức từ các miệng thổi gió thoát ra dưới dạng các luồng
không khí mà cấu trúc của chúng sẽ được nghiên cứu kĩ hơn ở phần tiếp
theo . Trong đại đa số trường hợp, dòng đối lưu cưỡng bức luôn đóng vai
trò quyết định đối với sự trao đổi không khí trong nhà. Đặc biệt khi dòng
đối lưu cưỡng bức xâm nhập vào dòng đối lưu tự nhiên sẽ tạo ra sự xáo
trộng không khí mãnh liệt, tạo hiệu quả trao đổi không khí cao.
Đồng thời với các dòng đối lưu cưỡng bức và đối lưu tự nhiên còn
có dòng đối lưu khuếch tán do sự xâm nhập của không khí xung quanh đi
vào luồng do có chênh lệch tốc độ ở trong và ngoài biên của luồng. Dòng
đối lưu khuếch tán góp phần rất quan trọng tạo ra sự xáo trộn không khí
trong toàn khối tích không khí trong nhà, đăc biệt trường hợp số lượng
miệng thổi gió chỉ có hạn. Sự khuếch tán của không khí xung quanh đi
vào luồng chính còn có tác dụng làm suy giảm tốc độ không khí khá
đồng đều ở vùng làm việc với trị số cho phép (thông thường tốc độ gió ra

169
khỏi miệng thổi lớn gấp nhiều lần tốc độ ở vùng làm việc. Vùng làm việc
là khoảng không gian sàn đến độ cao 2 m).
Chính vì những lí do đã nêu trên mà vị trí miệng thổi gió được bố trí
ở đâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự trao đổi không khí trong phòng.
Khi trong phòng có bố trí hệ thống hút thì sẽ có dòng đối lưu cưỡng
bức ở gần các miệng hút. Dòng đối lưu cưỡng bức gần miệng hút cũng
đóng vai trò quan trọng khi trong nhà có bố trí thông gió hệ thống hút.
Còn khi có bố trí miệng hút lấy gió hồi trong hệ thống ĐTKK thì dòng này
chỉ có tác dụng mạnh ở phạm vi gần miệng hút, còn ở xa hơn tác dụng rất
yếu,do đó vị trí của miệnggió hồi không ảnh hưởng nhiều đến trao đổi
không khí trong nhà khi có ĐTKK.
Ngoài ra, khi dòng đối lưu cưỡng bức có nhiệt độ khác với nhiệt độ
không khí trong phòng (trường hợp có dòng khí lạnh hoặc khí nóng từ
miệng thổi gió của hệ thống ĐTKK) còn có dòng đối lưu tự nhiên bên
trong dòng đối lưu cưỡng bức do dòng không khí đẳng nhiệt: dòng không
khí lạnh sẽ có xu hướng chuyển động từ trên cao xuống dưới thấp, còn
dòng không khí nóng sẽ bốc lên cao. Như vậy, khi bố trí miệng thổi gió
của hệ thống ĐTKK cần chú ý đến tính chất của dòng đối lưu cưỡng bức
không đẳng nhiệt: cố gắng cấp gió lạnh từ trên cao, cấp gió nóng từ dưới
thấp.
Để duy trì trạng thái không khí trong hệ ổn định khi trong hệ có các
biến động về nhiệt, ẩm, ... ta cần tác động vào hệ (tức không khí trong
nhà) các tác nhân điều khiển KQ, KW, ... bằng cách đưa vào một lượng
không khí có trạng thái V (với nhiệt độ tV), tiến hành trao đổi với không
khí trong nhà để đạt đến trạng thái T (với nhiệt độ tT) nào đó rồi thải ra, ...
Khi thành lập sơ đồ ĐHKK ta cũng coi trạng thái không khí trong nhà là
đồng đều tại mọi điểm (T). Trong thực tế, do sự trao đổi không khí trong
nhà không thể thực hiện một cách lý tưởng nên trạng thái không khí
trong nhà sẽ khác nhau tại vị trí thổi vào (tV), tại vùng làm việc (tL) và tại

170
vị trí cửa thải khí ra (tR).
Để đánh giá mức độ hoàn hảo của sự trao đổi không khí trong nhà,
người ta dựa vào hệ số hiệu quả trao đổi không khí kE:
kE = (tR - tV) / (tL - tV)
(sở dĩ người ta đánh giá theo nhiệt độ vì đó là đại lượng dễ đo và cũng là
yếu tố tạo cảm giác rõ nhất).
Trị số kE càng lớn thì sự trao đổi không khí càng tốt và do đó lượng
không khí thực tế cần cấp vào càng ít. Trị số kE có thể lớn hơn một hoặc
nhỏ hơn một tùy theo cách tổ chức trao đổi không khí trong nhà (tức là
cách bố trí các miệng thổi gió và hút gió).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của sự thổi gió và hút gió đối với quá
trình trao đổi không khí trong nhà, trước hết cần có một số hiểu biết nhất
định về luồng không khí.
3. Các thông số kỹ thuật của hệ thống gió
3.1 Đường kính ống, tốc độ gió
Ngoài chi phí điện năng đối với động cơ quạt gió, để tối ưu hóa
đường kính ống gió cần tính toán chi phí ống gió. Trường hợp thứ nhất,
khi đường ống gió được lắp đặt ổn định trong suốt quá trình đào toàn bộ
chiều dài đường lò, chi phí và khấu hao ống gió được xác định bằng tổng
chi phí chiều dài ống gió đầu tiên (Lo) và chi phí đối với các đoạn ống gió
(l1) tiếp theo:
Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) - 2x độ dầy (mm)
trong đó: no - số lượng đoạn ống gió lắp đặt ban đầu với quạt cục
bộ (no= Lo/l1);
Lo - chiều dài ống gió khi bắt đầu đưa quạt vào hoạt động;
L - tổng chiều dài các đoạn ống gió lắp đặt thêm kể từ khi sử dụng
quạt cục bộ;
K1 - chi phí mua 1 đoạn ống gió, đ/đoạn;
T - thời gian đào Lmét đường lò, ngày;

171
n - tổng số đoạn ống gió cần ghép để thông gió cho L mét lò
(n=L/l1 với l1 là chiều dài một đoạn ống gió);
km - đơn giá vật liệu ống gió, đ/m2 ;
t1 - chi phí thời gian để đào l1 mét lò, ngày;
tô - tuổi thọ của ống gió, ngày;
v - tiến độ đào đường lò, m/ng-đ
3.2 Lưu lượng gió, nhiệt độ, áp suất ...
Trên thực tế áp dụng để thông gió cho các đường lò, buồng hầm
cụt. Ở mỏ khai thác hầm lò khi đào các đường lò chuẩn bị cho hệ thống
khai thác liền gương (hình 1) có thể coi quạt cục bộ làm việc với đường
ống gió có chiều dài không đổi, nếu gương lò đang đào đảm bảo vượt
trước gương lò chợ một khoảng cách nhất định. Đường ống gió có chiều
dài L= L1+ L2- L3 không đổi và trong trường hợp này đường kính ống gió
được lựa chọn đơn giản, phụ thuộc vào lưu lượng gió cần đưa tới gương
lò đang đào.
3.3 Các thông số kỹ thuật phụ thuộc vào điều kiện làm việc của hệ
thống gió trong điều hoà không khí trung tâm.
3.4 Các thông số kỹ thuật lên quan đến ống dẫn gió

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu nguyên lý hệ thống đường ống gió trong ĐHKK trung tâm
nước ?
Câu 2 : Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống ống gió thành
phần, các thông số kỹ thuật của hệ thống gió?
Câu 3: Nêu lên cách tính cách tính chọn ống gió?
Câu 4: Nêu nguyên tắc hoạt động của ống gió?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 19

172
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

173
BÀI 20.

LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG HỆ THỐNG GIÓ NGẦM

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của đường dẫn ống gió ngầm.
+ Biết được mục đích ứng dụng đường gió ngầm trong điều hoà
không khí.
+ Lập được nguyên vật liệu để làm đường dân ống gió ngầm
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích

Nội dung:

1.Giới thiệu chung về đường dẫn gió ngầm trong ĐHKK trung tâm

1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn gió


Đường ống gió ngầm được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông và đi
ngầm dưới đất. Đường ống gió ngầm thường kết hợp dẫn gió và lắp đặt
các hệ thống đường nước, điện, điện thoại đi kèm nên gọn gàng và tiết
kiệm chi phí nói chung. Tuy nhiên chính các hạng mục đi kèm trong
đường ống gió cũng gây ra những rắc rối nhất định như vấn đề vệ sinh,
tuần hoàn gió vv. .

1.2 Mục đích sử dụng đường dẫn gió ngầm


Đường ống gió ngầm được sử dụng khi không gian lắp đặt không
có hoặc việc lắp đặt các hệ thống đường ống gió treo không thuận lợi, chi
phí cao và tuần hoàn gió trong phòng không tốt. Một trong những trường
hợp người ta hay sử dụng đường ống gió ngầm là hệ thống điều hoà
trung tâm cho các rạp chiếu bóng, hội trường vv. . .
Đường ống gió ngầm thường sử dụng làm đường ống gió hồi, rất ít khi sử
174
dụng làm đường ống gió cấp do sợ ảnh hưởng chất lượng gió sau khi đã
xử lý do ẩm mốc trong đường ống, đặc biệt là đường ống gió cũ đã hoạt
động lâu ngày. Khi xây dựng cần phải xử lý chống thấm đường ống gió
thật tốt.
Đường ống thường có tiết diện chữ nhật và được xây dựng sẵn khi
xây dựng công trình. Vì vậy có thể nói đường ống gió ngầm rất khó đảm
bảo phân phối gió đều vì tiết diện đường ống thường được xây đều nhau
từ đầu đến cuối.
Hệ thống đường ống gió ngầm thường được sử dụng trong các nhà
máy dệt, rạp chiếu bóng.
Trong nhà máy dệt, các đường ống gió ngầm này có khả năng thu
gom các sợi bông rơi vãi tránh phán tán trong không khí ảnh hưởng đến
công nhân vận hành và máy móc thiết bị trong nhà xưởng. Vì vậy trong
các nhà máy dệt, nhà máy chế biến gỗ để thu gom bụi người ta thường
hay sử dụng hệ thống đường ống gió kiểu ngầm.
Nói chung đường ống gió ngầm đòi hỏi chi phí lớn, khó xây dựng và
có nhiều nhược điểm. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả
kháng hoặc với mục đích thu gom bụi.
1.3 Tính toán vật liệu xây dựng đường dẫn gió ngầm
Dựa vào autocard tính toán vật liệu cho đường ống gió.
1.4 Tính toán vật liệu xây dựng hệ thống thông gió ngầm trên hệ
thống ĐHKK trung tâm
Ngoài chi phí điện năng đối với động cơ quạt gió, để tối ưu hóa
đường kính ống gió cần tính toán chi phí ống gió. Trường hợp thứ nhất,
khi đường ống gió được lắp đặt ổn định trong suốt quá trình đào toàn bộ
chiều dài đường lò, chi phí và khấu hao ống gió được xác định bằng tổng
chi phí chiều dài ống gió đầu tiên (Lo) và chi phí đối với các đoạn ống gió
(l1) tiếp theo:
Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) - 2x độ dầy (mm)

175
2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió ngầm
2.1 Lập qui trình lắp đặt cho đường dẫn gió ngầm
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Lo - chiều dài ống gió khi bắt đầu đưa quạt vào hoạt động;
L - tổng chiều dài các đoạn ống gió lắp đặt thêm kể từ khi sử dụng
quạt cục bộ;
K1 - chi phí mua 1 đoạn ống gió, đ/đoạn;
T - thời gian đào Lmét đường lò, ngày;
n - tổng số đoạn ống gió cần ghép để thông gió cho L mét lò
(n=L/l1 với l1 là chiều dài một đoạn ống gió);
km - đơn giá vật liệu ống gió, đ/m2 ;
t1 - chi phí thời gian để đào l1 mét lò, ngày;
tô - tuổi thọ của ống gió, ngày;
v - tiến độ đào đường lò, m/ng-đ

3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình


3.1 Xác định vị trí lắp đặt
Xác định các vị trí các đường
Xác định kích cỡ, số lượng đường ống và các phụ kiện đường ống
Xây dựng hoặc lắp đặt đường ống
Làm kín
Hoàn thiện
3.2 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế
Lắp đặt theo bản vẽ đảm bảo đúng kỹ thuật và thẩm mỹ.
4. Kiểm tra, chạy thử

176
4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt
Kiểm tra xem bơm có hoạt động tốt hay không
4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật
Vận hành theo đúng trình tự
4.3 Đo các thông số trên kênh dẫn gió
Đo các thông số bằng đồng hồ đo áp suất gió
4.4 Tìm nguyên nhân chưa đạt như thiết kế, đưa ra phương án
khắc phục
Quang sát và dùng đồng hồ tìm nguyên nhân để đưa ra phương án
khắc phục.
4.5 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường
dẫn gió
Đường ống gió ngầm được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông và đi
ngầm dưới đất. Đường ống gió ngầm thường kết hợp dẫn gió và lắp đặt
các hệ thống đường nước, điện, điện thoại đi kèm nên gọn gàng và tiết
kiệm chi phí nói chung. Tuy nhiên chính các hạng mục đi kèm trong
đường ống gió cũng gây ra những rắc rối nhất định như vấn đề vệ sinh,
tuần hoàn gió vv. . .
Đường ống gió ngầm được sử dụng khi không gian lắp đặt không có
hoặc việc lắp đặt các hệ thống đường ống gió treo không thuận lợi, chi
phí cao và tuần hoàn gió trong phòng không tốt. Một trong những trường
hợp người ta hay sử dụng đường ống gió ngầm là hệ thống điều hoà
trung tâm cho các rạp chiếu bóng, hội trường vv. . .
Đường ống gió ngầm thường sử dụng làm đường ống gió hồi, rất ít
khi sử dụng làm đường ống gió cấp do sợ ảnh hưởng chất lượng gió sau
khi đã xử lý do ẩm mốc trong đường ống, đặc biệt là đường ống gió cũ
đã hoạt động lâu ngày. Khi xây dựng cần phải xử lý chống thấm đường
ống gió thật tốt.
Đường ống thường có tiết diện chữ nhật và được xây dựng sẵn khi xây

177
dựng công trình. Vì vậy có thể nói đường ống gió ngầm rất khó đảm bảo
phân phối gió đều vì tiết diện đường ống thường được xây đều nhau từ
đầu đến cuối.
Hệ thống đường ống gió ngầm thường được sử dụng trong các nhà
máy dệt, rạp chiếu bóng.
Trong nhà máy dệt, các đường ống gió ngầm này có khả năng thu
gom các sợi bông rơi vãi tránh phán tán trong không khí ảnh hưởng đến
công nhân vận hành và máy móc thiết bị trong nhà xưởng. Vì vậy trong
các nhà máy dệt, nhà máy chế biến gỗ để thu gom bụi người ta thường
hay sử dụng hệ thống đường ống gió kiểu ngầm.
Nói chung đường ống gió ngầm đòi hỏi chi phí lớn, khó xây dựng và
có nhiều nhược điểm. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả
kháng hoặc với mục đích thu gom bụi.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống ống gió ngầm?
Cầu 2 : Nêu công thức tính chọn ống gió ?
Câu 3 : Nêu ra các yếu tốt ảnh hưởng tớ lắp đặt ống gió ngầm ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 20


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

178
BÀI 21.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG KIỂU TREO

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của đường dẫn ống gió treo
+ Biết được mục đích ứng dụng đường gió treo trong điều hoà
không khí.
+ Lập được nguyên vật liệu để làm đường dân ống gió treo
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích
Nội dung:

1. Giới thiệu chung về đường dẫn gió treo trong ĐHKK trung tâm

1.1 Nhận biết sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn gió


Hệ thống đường ống treo là hệ thống đường ống được treo trên các
giá đỡ đặt ở trên cao. Do đó yêu cầu đối với đường ống gió treo tương
đối nghiêm ngặt:
- Kết cấu gọn, nhẹ;
- Bền và chắc chắn;
- Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng;
- Dễ chế tạo và giá thành thấp.
Đường ống gió treo có thể chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau,
179
tiết diện đường ống cũng có hình dạng rất khác nhau. Đường ống gió treo
cho phép dễ dàng điều chỉnh tiết diện để đảm bảo phân phối gió đều trên
toàn tuyến đường ống.
+ Theo hình dáng tiết diện đường ống:
- Đường ống chữ nhật, hình vuông;
- Đường ống tròn;
- Đường ống ô van.
+ Theo vật liệu chế tạo đường ống:
- Đường ống tôn tráng kẽm;
- Đường ống inox;
- Đường ống nhựa PVC;
- Đường ống polyurethan (foam PU).

1.2 Mục đích sử dụng đường dẫn gió treo


Gọn nhẹ, dễ lắp đặt, tiết kiệm chi phí.

1.3 Tính toán vật liệu xây dựng đường dẫn gió treo
Ngoài chi phí điện năng đối với động cơ quạt gió, để tối ưu hóa
đường kính ống gió cần tính toán chi phí ống gió. Trường hợp thứ nhất,
khi đường ống gió được lắp đặt ổn định trong suốt quá trình đào toàn bộ
chiều dài đường lò, chi phí và khấu hao ống gió được xác định bằng tổng
chi phí chiều dài ống gió đầu tiên (Lo) và chi phí đối với các đoạn ống gió
(l1) tiếp theo:
Đường kính trong (mm) = ĐK ngoài (mm) - 2x độ dầy (mm)

2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió treo

2.1 Lập qui trình lắp đặt cho đường dẫn gió treo
Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự

180
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Trong một số trường hợp do môi trường có độ ăn mòn cao có thể sử


dụng chất dẻo hay inox. Hiện nay người ta có sử dụng foam để làm
đường ống: ưu điểm nhẹ , nhưng gia công và chế tạo khó, do đặc điểm
kích thước không tiêu chuẩn của đường ống trên thực tế.

Chọn tốc độ đoạn đầu quá nhỏ, nhưng đường ống quá dài và khúc
khuỷu. Trong trường hợp này gió không đủ năng lượng để chuyển động
đến cuối đường ống và tập trung ở các miệng thổi đầu.

Tổn thất đường ống quá lớn: Đường ống quá dài, có nhiều chổ khúc
khuỷu, nên tổn thất áp suất quá lớn, giảm cột áp động không đủ bù tổn
thất áp suất.

Tiết diện đường ống được giảm quá nhanh không tương ứng với mức
độ giảm lưu lượng nên tốc độ dọc theo tuyến ống giảm ít, không giảm
thậm chí còn tăng. Vì thế cột áp tĩnh đầu tuyến ống lớn hơn cuối tuyến
ống.

3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình

3.1 Xác định vị trí lắp đặt


Xác định vị trí lắp đặt chính xác và hợp lý.

3.2 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế
Xác định các vị trí lắp đường ống
Xác định kích cỡ, số lượng đường ống và các phụ kiện đường ống
Lắp đặt đường ống và các phụ kiện
181
Kết nối
Làm kín
Hoàn thiện

4. Kiểm tra, chạy thử

4.1 Kiểm tra tình trạng ống sau khi lắp đặt

4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật

Khu vực Độ ồn nhỏ

Bình thường

Ống cấp Ống nhánh

Ống đi Ống về Ống đi Ống về

- Nhà ở 3 5 4 3 3

- Phòng ngủ- Phòng ngủ k.s và bệnh viện 5 7,6 6,6 6 5

- Phòng làm việc- Phòng giám đốc- Thư viện 6 10,2 7,6 8,1 6

- Nhà hát- Giảng đường 4 6,6 5,6 5 4

- Văn phòng chung- Nhà hàng, cửa hàng cao cấp- Ngân hàng 7,6 10,2 7,6 8,1 6

- Cửa hàng bình thường- Cafeteria 9,1 10,2 7,6 8,1 6

- Nhà máy, xí nghiệp, phân x 12,7 15,2 9,1 11,2 7,6

Hình 21.1 bảng thông số kỹ thuật của hệ thống ống gió


4.3 Đo các thông số trên kênh dẫn gió
Dùng đồng hồ đo các thông số kỹ thuật, xác định lưu lượng gió ra.
Tìm nguyên nhân chưa đạt như thiết kế, đưa ra phương án khắc phục

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước lắp đặt hệ thống ống gió treo?
Câu 2 : Trình bày cách kiểm tra lưu lượng của gió ?
182
Câu 3 : Trình bày công thức tính đường kính ống gió ?
Câu 4 : Trình bày công thức tính lưu lượng gió ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 21


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

183
BÀI 22

BẢO ÔN ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- + Biết được điều kiện tác động đến lớp bảo ôn : chiều dày, vật liệu
bảo ôn
- + Biết được tính chất của vật liệu cách nhiệt
- + Liệt kê được các loại vật liệu đang sử dụng
+ Chỉ ra được nguyên lý làm việc của vật liệu bảo ôn
+ Phân loại được các loại vật liệu bảo ôn
+ Khảo sát, tính toán được hệ số đọng sương
+ Cẩn thận, tỉ mỉ
Nội dung:

1. Xác định tính chất của vật liệu cách nhiệt dùng làm bảo ôn

1.1 Chọn vật liệu dùng làm bảo ôn đường ống gió
Hiện nay người ta thường sử dụng bông thuỷ tinh chuyên dụng để bọc
cách nhiệt các đường ống gió, bông thuỷ tinh được lắp lên đường ống
nhờ các đinh mũ được gắn lên đường ống bằng các chất keo, sau khi

184
xuyên lớp bông qua các đinh chông người ta lồng các mảnh kim loại
trông giống như các đồng xu vào bên ngoài kẹp chặp bông và bẻ gập các
chông đinh lại.

1.2 Tra bảng để xác định thông số kỹ thuật lớp bảo ôn


a) Hệ số cách âm của bông thủy tinh theo tiêu chuẩn thử nghiệm ASTMC423:
TẦN SỐ ÂM THANH( Hz)
TỶ TRỌNG(Kg/m3) ĐÔ DÀY (mm) 125 250 500 1000 2000 4000 NCR
10 50 0,46 0,62 0,88 0,87 0,86 0,97 0,80
12 50 0,42 0,63 0,92 0,91 0,88 0,97 0,80
16 50 0,39 0,68 1,06 1,03 0,91 0,98 0,91
24 50 0,36 0,64 1,04 1,06 1,05 1,10 0,95
32 50 0,38 0,72 1,11 1,07 1,04 1,07 1,00
b) Hệ số cách nhiệt của bông thủy tinh:
TỶ TRỌNG(Kg/m3) ĐỘ DÀY(mm) KHỔ RỘNG(m) CHIỂU DÀI(m) HỆ SỐ R(m2K/W)
10 50 1,2 15 / 30 1,05
12 50 1,2 15 / 30 1,17
16 50 1,2 15 1,24
24 50 1,2 12 1,33
32 50 1,2 10 1,45
10 100 1,2 12 2,10
12 100 1,2 10 2,24
16 100 1,2 10 2,48
c)Hệ số dẫn nhiệt của bông thủy tinh(Theo tiêu chuẩn thử nghiệm ASTM C177-
85)
Giá trị K
Tỷ trọng(kg/m3) W/moC BTU-in/(hrft20F)
10 0.0476 0.33
12 0.0425 0.29
16 0.0404 0.28
24 0.0375 0.26
32 0.0346 0.24

1.3 Xác định các thông số kỹ thuật vật liệu bảo ôn


Dựa vào bảng để xác định các thông số kỹ thuật.

2. Tính toán nhiệt độ đọng sương

2.1 Tính cách nhiệt

Khối lượng riêng thay đổi theo nhiệt độ và khí áp. Tuy nhiên trong
phạm vi điều hoà không khí nhiệt độ không khí thay đổi trong một phạm
vi khá hẹp nên cũng như áp suất sự thay đổi của khối lượng riêng của
không khí trong thực tế kỹ thuật không lớn nên người ta lấy không đổi ở
điều kiện tiêu chuẩn: to = 20oC và B = Bo = 760mmHg: ρ = 1,2 kg/m3

185
Dung ẩm (độ chứa hơi).

Dung ẩm hay còn gọi là độ chứa hơi, được ký hiệu là d là lượng hơi
ẩm chứa trong 1 kg không khí khô.

, kg/kg không khí khô (1-17)

- Gh: Khối lượng hơi nước chứa trong không khí, kg

- Gk: Khối lượng không khí khô, kg

2.2 Tính toán nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương

Độ ẩm tương đối biểu thị mức độ chứa hơi nước trong không khí ẩm
so với không khí ẩm bão hòa ở cùng nhiệt độ.

Khi φ = 0 đó là trạng thái không khí khô.

0 < φ < 100 đó là trạng thái không khí ẩm chưa bão hoà.

φ = 100 đó là trạng thái không khí ẩm bão hòa.

- Độ ẩm φ là đại lượng rất quan trọng của không khí ẩm có ảnh hưởng
nhiều đến cảm giác của con người và khả năng sử dụng không khí để sấy
các vật phẩm.

- Độ ẩm tương đối φ có thể xác định bằng công thức, hoặc đo bằng
ẩm kế. Ẩm kế là thiết bị đo gồm 2 nhiệt kế: một nhiệt kế khô và một nhiệt
kế ướt. Nhiệt kế ướt có bầu bọc vải thấm nước ở đó hơi nước thấm ở vải
bọc xung quanh bầu nhiệt kế khi bốc hơi vào không khí sẽ lấy nhiệt của
bầu nhiệt kế nên nhiệt độ bầu giảm xuống bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt
tư ứng với trạng thái không khí bên ngoài. Khi độ ẩm tương đối bé, cường
độ bốc hơi càng mạnh, độ chênh nhiệt độ giữa 2 nhiệt kế càng cao. Do
đó độ chênh nhiệt độ giữa 2 nhiệt kế phụ thuộc vào độ ẩm tương đối và
nó được sử dụng để làm cơ sở xác định độ ẩm tương đối φ. Khi φ =100%,
quá trình bốc hơi ngừng và nhiệt độ của 2 nhiệt kế bằng nhau.

186
Khối lượng riêng và thể tích riêng.

Khối lượng riêng của không khí là khối lượng của một đơn vị thể tích
không khí. Ký hiệu là ρ, đơn vị kg/m3.

2.3 ý nghĩa của nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ đọng sương


Không khí xung quanh chúng ta là hỗn hợp của nhiều chất khí, chủ yếu
là N2 và O2 ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí trơ, CO2, hơi nước

3. Lập qui trình bảo ôn đường ống gió

3.1 Lập qui trình cho quá trình bảo ôn


Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Không khí khô: Không khí không chứa hơi nước gọi là không khí khô.
Trong thực tế không có không khí khô hoàn toàn, mà không khí luôn luôn
có chứa một lượng hơi nước nhất định. Đối với không khí khô khi tính
toán thường người ta coi là khí lý tưởng.

Thành phần của các chất khí trong không khí khô được phân theo tỷ lệ
phần trăm sau đây:

Bảng 1.1. Tỷ lệ các chất khí trong không khí khô

187
Không khí ẩm: Không khí có chứa hơi nước gọi là không khí ẩm.
Trong tự nhiên chỉ có không khí ẩm và trạng thái của nó được chia ra các
dạng sau:

Không khí ẩm chưa bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước còn có thể bay
hơi thêm vào được trong không khí, nghĩa là không khí vẫn còn tiếp tục
có thể nhận thêm hơi nước.

Không khí ẩm bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã đạt
tối đa và không thể bay hơi thêm vào đó được. Nếu tiếp tục cho bay hơi
nước vào không khí thì có bao bao nhiêu hơi bay vào không khí sẽ có bấy
nhiêu hơi ẩm ngưng tụ lại.

Không khí ẩm quá bão hòa: Là không khí ẩm bão hòa và còn chứa
thêm một lượng hơi nước nhất định. Tuy nhiên trạng thái quá bão hoà là
trạng thái không ổn định và có xu hướng biến đổi đến trạng thái bão hoà
do lượng hơi nước dư bị tách dần ra khỏi không khí . Ví dụ như trạng thái
sương mù là không khí quá bão hòa.

4. Tiến hành bảo ôn đường ống gió theo đúng qui trình

4.1 Xác định vị trí ống cần bảo ôn


Khi đường ống đi ngoài trời người ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để
bảo vệ mưa nắng
Cần lưu ý các loại đường ống gió nào thì cần bọc cách nhiệt và độ dày
188
tương ứng bao nhiêu. Các đường ống bọc cách nhiệt bao gồm: đường
cấp gió và đường hồi gió. Các đường ống cấp gió tươi, hút xả và thông
gió không cần bọc cách nhiệt.
Đường hồi gió đi trong không gian điều hòa không cần bọc cách nhiệt.
Riêng đường ống cấp gió đi trong không gian điều hoà có thể bọc hoặc
không tuỳ thuộc nhiệt độ và tầm quan trọng của phòng. Khi không bọc
cách nhiệt trên bề mặt đường ống khí mới vận hành có thể đọng sương,
do nhiệt độ trong phòng còn cao, sau một thời gian khi nhiệt độ phòng
đã giảm thì không xảy ra đọng sương nữa.
75mm.Chiều dày lớp bông thủ tinh cách nhiệt phụ thuộc kích thước
đường ống và tính năng của đường ống. Nói chung đường ống cấp gió
cần bọc bông thuỷ tinh dày hơn đường hồi gió. Đường ống càng lớn, bọc
cách nhiệt càng dày. Chiều dày lớp bông cách nhiệt nằm trong khoảng 20.
Ghép nối đường ống
Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển đường ống được gia
công từng đoạn ngắn theo kích cỡ của các tấm tôn. Việc lắp ráp thực
hiện bằng bích hoặc bằng các nẹp tôn. Bích có thể là nhôm đúc, sắt V
hoặc bích tôn. Trước kia người ta thường sử dụng các thanh sắt V để làm
bích đường ống gió. Ưu điểm của bích nối kiểu này là rất chắc chắn, ghép
nối dễ dàng, tuy nhiên việc gắn kết các thanh sắt V vào đường ống gió
khó khăn và khó tự động hoá, nên chủ yếu chế tạo bằng thủ công. Đối với
công trình lớn, việc làm bích V sẽ rất chậm chạp, khó đạt được tiến độ
yêu cầu.

4.2 Bảo ôn theo qui trình đã lập


Chuẩn bị bảo ôn
Bọc bảo ôn
Bọc chống ẩm
Hoàn thiện, làm kín

189
5. Kiểm tra

5.1 Phương pháp kiểm tra


Kiểm tra bằng mắt hoặc bằng các dụng cụ chuyên dụng

5.2 Phương pháp khắc phục khi bề mặt trao đổi nhiệt bị đọng sương
Khi bề mặt đọng sương cách khắc phục đơn giản là bọc thêm lớp cách
nhiệt.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1 : Hãy nêu các bước tiến hành bảo ôn đường ống gió theo đúng qui
trình ?
Câu 2 : Nêu thông số kỹ thuật của bông thủy tinh ?
Câu 3 : Xác định vị trí bọc bảo ôn của đường ống gió ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 22


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

190
BÀI 23.

GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Mô tả được cấu tạo của các thiết bị phụ
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của thiết bị phụ
+ Liệt kê được các thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió
+ Vẽ được cấu tạo, chế tạo thiết bị phục
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích
Nội dung:

191
1. Thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió

1.1 Giới thiệu sơ đồ đường ống dẫn gió

Hình 23.1 hệ thống ống gió cho một phân xưởng.

1.2 . Liệt kê một số thiết bị phụ trên sơ đồ ống dẫn gió


Phụ kiện đường ống
Van chặn lửa
Cửa gió
Van gió
Tiêu âm
1.3 Đọc bản vẽ thiết kế

192
Hình 23.2 bảng vẽ thiết kế ống gió

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị phụ


2.1 Chức năng của các thiết bị phụ
Chức năng của các thiết bị phụ như van chặn, VCD để điều chỉnh lưu
lượng gió cấp.
2.2 Nhiệm vụ của từng thiết bị phụ
Nhiệm vụ của các thiết bị phụ như van chặn, VCD để điều chỉnh lưu
lượng gió cấp.

3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ


3.1 Cấu tạo các thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió

Hình 23.3 bảng vẽ của VCD


Được làm bằng tôn mạ kẽm hoặc Inox.
Tay van có thể làm bằng tay bánh vít, tay gạt.
Có cơ cấu điều chỉnh đóng mở theo tiêu chuẩn của Pháp.
193
Rất dễ dàng cho việc điều chỉnh gió cấp và hồi.
3.2 Nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ
Được sử dụng trên đường cấp gió hoặc hồi trong hệ thống điều hòa

hoặc thông gió.

Bộ phận điều chỉnh có thể điều chỉnh bằng tay ( tay gạt, tay bánh vít

) hoặc môtơ.

Dùng tay hoặc bằng bộ điều khiển điện tử

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị phụ trên ống dẫn
gió?
Câu 2 : Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của VCD ?
Câu 3 : Nêu các bước lắp đặt VCD trên hệ thống ống gió ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 23


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

194
BÀI 24.

LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRONG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của các thiết bị phụ trong đường
ống gió
+ Biết được mục đích ứng dụng các thiết bị phụ trên đường ống gió
trong điều hoà không khí.
195
+ Liệt kê được thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió
+ Lắp đặt các thiết bị phụ đúng kỹ thuật, thẩm mỹ
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận khi lắp đặt

Nội dung:

1. Thiết bị phụ trên sơ đồ thiết kế cần lắp đặt.

1.1 Đọc bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống dẫn gió

Hình 24.1 bảng vẽ thiết kế hệ thống ống gió

1.2 Liệt kê các thiết bị phụ cần lắp đặt


Phụ kiện đường ống
Van chặn lửa
Cửa gió
Van gió
Tiêu âm

1.3 Đọc bản vẽ thiết kế hệ thông gió trên hệ thống điều hoà không

196
khí trung tâm

Hình 24.2 bảng vẽ thi công hệ thống ống gió

2. Lập qui trình lắp đặt kênh dẫn gió ngầm

2.1 Lập qui trình lắp đặt các thiết bị phụ cho đường dẫn gió
Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Khi đường ống đi ngoài trời người ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để
bảo vệ mưa nắng
197
Cần lưu ý các loại đường ống gió nào thì cần bọc cách nhiệt và độ dày
tương ứng bao nhiêu. Các đường ống bọc cách nhiệt bao gồm: đường
cấp gió và đường hồi gió. Các đường ống cấp gió tươi, hút xả và thông
gió không cần bọc cách nhiệt.
Đường hồi gió đi trong không gian điều hòa không cần bọc cách nhiệt.
Riêng đường ống cấp gió đi trong không gian điều hoà có thể bọc hoặc
không tuỳ thuộc nhiệt độ và tầm quan trọng của phòng. Khi không bọc
cách nhiệt trên bề mặt đường ống khí mới vận hành có thể đọng sương,
do nhiệt độ trong phòng còn cao, sau một thời gian khi nhiệt độ phòng
đã giảm thì không xảy ra đọng sương nữa.
75mm.Chiều dày lớp bông thủ tinh cách nhiệt phụ thuộc kích thước
đường ống và tính năng của đường ống. Nói chung đường ống cấp gió
cần bọc bông thuỷ tinh dày hơn đường hồi gió. Đường ống càng lớn, bọc
cách nhiệt càng dày. Chiều dày lớp bông cách nhiệt nằm trong khoảng 20
Ghép nối đường ống
Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển đường ống được gia
công từng đoạn ngắn theo kích cỡ của các tấm tôn. Việc lắp ráp thực
hiện bằng bích hoặc bằng các nẹp tôn. Bích có thể là nhôm đúc, sắt V
hoặc bích tôn. Trước kia người ta thường sử dụng các thanh sắt V để làm
bích đường ống gió. Ưu điểm của bích nối kiểu này là rất chắc chắn, ghép
nối dễ dàng, tuy nhiên việc gắn kết các thanh sắt V vào đường ống gió
khó khăn và khó tự động hoá, nên chủ yếu chế tạo bằng thủ công. Đối với
công trình lớn, việc làm bích V sẽ rất chậm chạp, khó đạt được tiến độ
yêu cầu.
3. Tổ chức tiến hành lắp đặt theo qui trình

3.1 Xác định vị trí lắp đặt


Xác định vị trí lắp đặt như bản vẽ

198
3.2 Lắp đặt theo qui trình đã lập
Lắp đặt đúng vị trí đảm bảo an toàn.

4. Kiểm tra

4.1 Kiểm tra tình trạng thiết bị phụ sau khi lắp đặt
Kiểm tra độ ồn, đồ cách nhiệt, lưu lượng gió ra.

4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số kỹ thuật

4.3 Đo các thông số trên kênh dẫn gió

4.4 Điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường dẫn gió
Được sử dụng trên đường cấp gió hoặc hồi trong hệ thống điều hòa

hoặc thông gió.

Bộ phận điều chỉnh có thể điều chỉnh bằng tay ( tay gạt, tay bánh vít

) hoặc môtơ.

Dùng tay hoặc bằng bộ điều khiển điện tử

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu cách lắp đặt các thiết bị phụ trên đường ống dẫn gió?
Câu 2 : Nêu các chi tiết thiết bị lắp đặt trước tiên, trình tự lắp đặt các thiết
bị phụ trên hệ thống đường ống ?
Câu 3 : Trình bày quá trình kiểm tra các thiết bị hoạt động ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 24


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
199
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

200
BÀI 25

KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI, YÊU CẦU MIỆNG THỔI, MIỆNG HÚT – QUẠT
GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của miệng thổi, miệng hút trên hệ
thống gió
+ Phân loại được các loại miệng thổi, miệng hút
+ Mô tả cấu tạo miệng thổi, miệng hút
+ Nhận ra được sự khac nhau giữa miệng thổi, miệng hút
+ Vẽ được cấu tạo, chế tạo miệng thổi - hút
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích
Nội dung:

1. Khái niệm về miệng thổi, miệng hút không khí

1.1 Giới thiệu miệng thổi, miệng hút trên đường ống dẫn gió
Tổ chức trao đổi không khí là sự bố trí hệ thống các miệng thổi, hút
không khí trong nhà. Sự thổi không khí vào phòng từ các miệng thổi
được gọi là sự cấp gió. Có nhiều cách tổ chức trao đổi không khí khác
nhau. thường gặp hơn cả là các cách sau đây:
a. Cấp gió từ phía trên kết hợp hút dưới:

201
Hình 25.1 - Cấp gió từ phía trên kết hợp hút dưới
- Hệ thống các miệng thổi gió 2 được bố trí ở phía trên cao, còn các
miệng hút 5 được bố trí dưới sàn (nối vào các kênh gió hồi đặt ngầm
dưới sàn). Không khí thoát ra từ miệng thổi có tốc độ khá lớn tạo thành
các dòng đối lưu cưỡng bức, kết hợp với các dòng đối lưu tự nhiên nhiệt
phát sinh từ các nguồn nhiệt 1 trong phòng (và cả với dòng đối lưu do
luồng không đẳng nhiệt nếu cấp khí lạnh), gây ra sự xáo trộn mãnh liệt
không khí trong phòng. Mặt khác, dòng đối lưu khuếch tán cũng góp
phần đáng kể vào sự trao đổi không khí trong phòng. Kết quả là nhiệt
thừa và ẩm thừa thải ra khỏi phòng theo các miệng hút. Hệ số hiệu qua
trao đổi không khí đạt được trị số kE = 1  1,3.
Phương thức trao đổi không khí này có ưu điểm là tạo được sự xáo
trộn không khí mạnh, đặc biệt trong trường hợp ĐTKK cấp gió lạnh. Đó là
do dòng đối lưu cưỡng bức từ miệng thổi và dòng đối lưu tự nhiên do
luồng không khí đẳng nhiệt cùng đi xuống ngược chiều với dòng khí nóng
phát sinh từ các nguồn nhiệt và cùng chiều với dòng khí đi vào miệng hút.
Mặt khác, kênh gió hồi đặt ngầm tạo điều kiện thu gom bụi tốt hơn đồng
thời tăng được mặt bằng bố trí thiết bị. Nhược điểm của kênh gió ngầm
là phải tiến hành xây lắp đồng thời với gian máy. Ngoài ra không khí được
dẫn trong kênh ngầm dễ bị nấm mốc làm ô nhiễm nêu không có thiết bị
xử lý (phun rửa bằng nước phun). Vì những lẽ đó phương thức này đướcử
dụng phổ biến trong các hệ thống ĐTKK của các xí nghiệp công nghiệp
mới xây dựng, nhất là các hệ thống sử dụng buồng phun.
b. Cấp gió từ dưới kết hợp hút trên:

202
Hình 25.2 - Cấp gió từ dưới kết hợp hút trên
- Ống dẫn gió chính 2 được đặt trên cao rồi dẫn xuống vùng làm
việc. Không khí cất từ các miệng thổi gió 1 đặt áp tường sẽ tràn ngập
vùng làm việc của gian máy và tại đó nhận nhiệt, ẩm từ các nguồn 4 thải
ra. Như vậy dòng đối lưu cưỡng bức từ miệng thổi và gần miệng hút với
dòng đối lưu tự nhiên nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thải nhiệt
thừa, đặc biệt trong trường hợp thông gió thải nhiệt. Trong trường hợp
cấp gió nóng để sưởi ấm ĐTKK mùa đông cũng xảy ra hiện tượng tương
tự. Hiệu quả trao đổi không khí trong những trường hợp nàyđạt tới trị số
1,7  2. Tuy vậy nếu cấp gió lạnh khi ĐTKK mùa hè thì dòng đối lưu tự
nhiên do luồng không đẳng nhiệt có xu hướng đi xuống sẽ cản trở chuyển
động của các dòng đi lên làm hiệu quả trao đổi không khí kém đi.
Tóm lại, phương thức này đạt hiệu quả cao khi cấp gió nóng sưởi
ấm hoặc khi thông gió thải nhiệt. Trong nhiều trường hợp tổ chức thông
gió, người ta thậm chí thay việc cấp gió cơ giới bằng cấp gió tự nhiên từ
cửa mở hoặc thay thế thải gió cưỡng bức bằng thải gió tự nhiên qua cửa
mái cũng đạt hiệu quả thải nhiệt rất tốt
c. Cấp gió từ trên cao kết hợp hút trên:

203
Hình 25.3 - Cấp gió từ trên cao kết hợp hút trên
Khi tổ chức trao đổi không khí trong hệ thống ĐTKK người ta ít
quan tâm đến việc bố trí miệng hút ở trên cao hay dưới thấp, vì dòng đối
lưu gần miệng hút rất yếu và không đóng vai trò gì trong trao đổi không
khí (mục đích bố trí miệng hút chỉ để tạo cho sự tuần hoàn không khí
trong hệ thống mà thôi). Vì vậy trong nhiều trường hợp người ta bố trí
miệng hút ở cao gần với miệng thổi.
Đôi khi người ta cũng sử dụng phương thức này cho thông gió công
nghiệp nếu lượng không khí cần cấp vào nhiều và tốc độ gió vùng làm
việc yêu cầu lớn.
d. Cấp gió trên cao kết hợp hút cục bộ:
Trong những trường hợp ở gian máy có phát sinh các chất độc
hoặc các nguồn độc hại có tích tụ lớn thì phải tiến hành thông gió hút cục
bộ. Khi đó đồng thời phải cấp gió vào phòng để duy trì áp suất không khí
trong phòng không bị âm. Phương thức cấp gió phổ biến là từ trên cao.

204
Hình 25.4 - Cấp gió từ trên cao kết hợp hút trên
Chất độc hại được hút ra từ các thiết bị hút cục bộ đặt phía trên
các thiết bị phát sinh độc hại 1; không khí cấp từ ống dẫn 2 được thổi
vào phòng qua các miệng thổi gió 3, sau đó nhanh chóng hòa lẫn với
không khí ở phía trên vùng làm việc, cuối cùng được thải ra ngoài qua hệ
thống hút cục bộ do không khí ô nhiễm hầu hết đã đi vào miệng hút cục
bộ, mặt khác dòng đối lưu gần miệng hút cục bộ cũng khá mạnh nên quá
trình trao đổi không khí chủ yếu diễn ra ở vùng quanh miệng hút và tại
vùng làm việc. Hiệu quả trao đổi không khí chỉ đạt trị số 0,6  0,75 (nếu
dùng miệng thổi lưới), hoặc cũng chỉ tới 1  1,1 (nếu dùng miệng thổi
hình băng).
e. Cấp gió tập trung:

Hình 25.5 - Cấp gió tập trung


Trong những trường hợp cần thải nhiệt hoặc ẩm tích tụ ở một vùng
nào đó ra khỏi phòng, có thể sử dụng phương thức cấp gió tập trung:
luồng không khí được thổi ra từ miệng thổi với tốc độ lớn tạo thành luồng
tan biến chậm. Trên đường đi, luồng gió này tạo ra sự xáo trộn không khí
trong phòng khá mạnh nhờ sự phát sinh các dòng đối lưu khuếch tán. Tại
đoạn đầu của luồng tốc độ dòng cưỡng bức lớn hơn nên sự khuếch tán
mạnh hơn ở cuối luồng. Ngược lại, phần cuối của dòng khí lại có bán kính
luồng lớn nên vẫn tạo ra được sự trao đổi không khí suốt chiều dài căn
205
phòng. Hệ số hiệu quả trao đổi không khí có thể tới 0,9  1.
Phương thức cấp gió tập trung thực hiện đơn giản, rẻ tiền nhưng có
nhiều nhược điểm: không khí cấp phân phối không đồng đều, hơn nữa lại
gây ra sự tích tụ các chất độc hại ở phần cuối của luồng gió (vùng gần
miệng hút). Vì vậy phương thức này không thích hợp khi gian máy có
phát sinh bụi và chất độc (dù là loại có độc tính thấp).
Trên đây là một số phương thức trao đổi không khí thường gặp nhất
trong thực tế. Khi thiết kế hệ thống thông gió và ĐHKK cần lựa chọn
phương thức thích hợp nhất. Việc lựa chọn không chỉ căn cứ vào hiệu
quả trao đổi không khí mà còn phải chú ý đến các yếu tố khác nữa như:
nhiệt độ gió cấp, đối tượng cần được cấp gió, mức độ cấp gió đồng đều
cần đạt được, độ ồn cho phép, tốc độ gió cho phép, ... và đặc biệt hình
dạng, kích thước phòng và cảnh quan kiến trúc của căn phòng được cấp
gió.

Hình 25.6 - một số phương án trao đổi không khí


Trên hình trình bày một số phương án trao đổi không khí đối với
các căn phòng có kích thước trung bình (a, b, c, d, e, f) và đối với các
phòng có khán giả (g, h) ( như rạp hát, hội trường, ... có gác lửng);
Trên hình trình bày mặt bằng bố trí các đường ống gió của một gian
điều hòa có kênh gió ngầm.
206
Hình 25.7 - mặt cắt đứng một tòa nhà
Trên hình trình bày mặt cắt đứng một tòa nhà nhiều tầng có đường
ống gió thổi trên, hút trên nắp kiểu treo.
1.2 Khái quát miệng thổi, miệng hút trên sơ đồ ống dẫn gió

Hình 25.8 miệng thổi và hút


1.3 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí

207
Hình 25.9 bảng vẽ hệ thống dẫn gió
2. Chức năng, nhiệm vụ miệng hút, miệng thổi
2.1 Lập qui trình lắp đặt các thiết bị phụ cho đường dẫn gió
Lắp đặt các thiết bị phụ theo đúng sơ đồ đảm bảo an toàn và thẩm
mỹ.
2.2 Nhiệm vụ của miệng thổi-hút
Miệng thổi là thiết bị cuối cùng trên đường ống gió có nhiệm vụ cung cấp
và khuếch tán gió vào phòng, phân phối đều không khí điều hòa trong
phòng, sau đó không khí được đưa qua miệng hút tái tuần hoàn về thiết
bị xử lý không khí.
2.3 Nguyên lý làm việc của miệng thổi, miệng hút trên hệ thống
dẫn gió
Nguyên lý làm việc của miệng thổi miệng hút trên đường ống gió đơn
giản chỉ là để hút và thổi gió khuếch tán lưu lượng gió.

208
3. Phân loại miêng hút và mệng thổi không khí

3.1 Nêu cấu tạo miệng thổi-hút


Có kết cấu đẹp, hài hoà với trang trí nội thất công trình , dẽ dàng lắp
đặt và tháo dỡ
Cấu tạo chắc chắn, không gây tiếng ồn.
Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian điều hoà và tốc độ trong
vùng làm việc không vượt quá mức cho phép.
Trở lực cục bộ nhỏ nhất.
Có van diều chỉnh cho phép dễ dàng điều chỉnh lưu lượng gió. Trong
một số trường hợp miệng thổi có thể điều chỉnh được hướng gió tới các
vị trí cần thiết trong phòng.
kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, được làm từ các vật liệu đảm bảo
bền đẹp và không rỉ
Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết.

3.2 Phân loại miệng thổi, hút dựa trên cấu tạo hoặc nguyên lý
Miệng thổi và miệng hút cũng được phân ra nhiều loại khác nhau
tùy thuộc hình dáng, vị trí lắp đặt, công dụng và tác dụng phân bố không
khí, tốc độ không khí ...
a)Theo hình dạng
- Miệng thổi tròn;
- Miệng thổi chữ nhật, vuông;
- Miệng thổi dẹt.
b)Theo cách phân phối gió
- Miệng thổi khuyếch tán;
- Miệng thổi có cánh điều chỉnh đơn và đôi;
- Miệng thổi kiểu lá sách;
- Miệng thổi kiểu chắn mưa;
- Miệng thổi có cánh cố định;
209
- Miệng thổi đục lỗ;
- Miệng thổi kiểu lưới.
c)Theo vị trí lắp đặt
- Miệng thổi gắn trần;
- Miệng thổi gắn tường;
- Miệng thổi đặt nền, sàn.
d)Theo vật liệu
- Miệng thổi bằng thép;
- Miệng thổi nhôm đúc;
- Miệng thổi nhựa

3.3 Phân loại các loại miệng thổi, miệng hút gió trên hệ thống điều
hoà
Miệng thổi gắn trần:
Hình a, b, c dưới đây giới thiệu các miệng thổi gắn trần kiểu vuông,
tròn và có lưới đục lỗ, phía trên có hộp gió và lá van điều chỉnh lưu lượng.
Các miệng thổi loại này chỉ nên sử dụng cho trần có độ cao từ 2,6
đến 4,0 m và có thể đồng thời sử dụng làm miệng hồi.

Hình 25.8 - Các


miệng thổi gắn trần
kiểu vuông kiểu tròn
và đục lỗ (a,b,c)

b. Ghi gió gắn tường:


210
Hình trên giới thiệu hình dáng và kết cấu của 2 loại ghi gió (grille)
gắn trên các dàn lạnh đặt sàn hoặc giấu tường, làm được cả hai nhiệm vụ
cấp và hồi gió. Các ghi gió thường có chiều dài lớn hơn chiều cao. Bên
ngoài là khung với các thanh đứng, ngang, kiểu lưới hoặc đục lỗ tạo
thành một tấm lưới trang trí và bảo vệcó thẩm mĩ cao phù hợp với việc
cấp và hồi gió cũng như phù hợp với nội thất và trang trí trong phòng
(tương tự nắp dàn lạnh máy điều hòa 2 cụm treo tường).

Hình 25.9 - Hai loại ghi gió kiểu chớp và kiểu


lưới
c. Mũi phun:
Hình dưới giới thiệu hình dáng bên ngoài một mũi phun (jet nozzles).

Hình 25.10 - Hình dáng một mũi phun.

Mũi phun được sử dụng trong trường hợp khoảng cách thổi và vùng
làm việc lớn, ví dụ trong hội trường, rạp hát có trần cao và khoảng cách
từ vách đến vùng có người cũng rất xa, khi đó có thể bố trí các mũi phun.
211
khoảng cách phun có thể tơi 30m. Mũi phun được sử dụng đặc biệt khi
không thể lắp đặt các miêng thổi trên trần hoặc lắp đặt trên trần là không
hiệu quả và không thực tế.
Mũi phun có vỏ hình trụ, có khớp nối cầu với vỏ. Trong khớp cầu có
một cơ cấu điều chỉnh hướng mũi phun rất thuận tiện cho việc điều chỉnh
hướng dòng phun. Ví dụ, mùa hè có thể hướng dòng không khí lạnh lên
trên và để gió lạnh đó khuếch tán đều xuống vùng kàm việc; mùa đông
để tiết kiệm năng lượng, cần điều chỉnh phun xuống dưới vì không khí
nóng có xu hướng đi lên.
d. Miệng thổi sàn và cầu thang:
Hình a, b mô tả hình dáng và cấu tạo của một miệng thổi lắp sàn
hoặc cầu thang. Miệng thổi gồm 6 chi tiết. trên cùng là một nắp khuếch
tán. Phía dưới là chi tiết điều chỉnh để điều chỉnh hướng gió thổi. Dưới chi
tiết điều chỉnh là bẫy bụi bẩn và đất cát ở sàn nhà rơi vào miệng thổi.
Toàn bộ 3 chi tiết trên được lắp lên một vòng cố định rồi được bố trí vào
trong hộp gió. Hộp
gió có một miệng tròn (hoặc vuông) nối với đường ống gió cấp. Nhờ chi
tiết điều chỉnh hướng gió đứng xiên hoặc ngang.

Hình 25.11 - Hình dáng một miệng thổi lắp sàn (hoặc cầu
th )

212
Hình giới thiệu 3 ví dụ lắp đặt của miệng thổi lắp sàn. Ví dụ 1 dùng
cho sàn của một hội trường rộng, ở đây không cần hộp gió phía dưới
miệng thổi vì toàn bộ không gian dưới tấm sàn đóng nhiệm vụ hộp gió. Ví
dụ 2 dùng cho các phòng nhỏ riêng biệt, có rơle nhiệt độ điều chỉnh lưu
lượng gió nên có ống gió và hộp gió. Ví dụ 3 dùng cho cả 2 trường hợp là
hội trường rộng nhưng có thêm một số phòng nhỏ. Các phòng nhỏ cần
ống gió cấp và điều chỉnh lưu lượng, các phòng lớn không cần.

Hình 25.12 - Ba ví dụ lắp đặt.


a) Hội trường hoặc phòng rộng; b) Phòng hẹp riêng biệt cần điều chỉnh lưu
lượng; c) Cả hai trường hợp phòng rộng và phòng hẹp.
e. Miệng thổi khe:
Miệng thổi khe (slot difussers) là loại miệng thổi có cửa gió cấp
dạng một khe hoặc nhiều khe hẹp có kích thước chiều dài lớn hơn chiều
213
rộng nhiều lần (bề ngang tính bằng cm, chiều dài tính bằng m). Miệng
thổi có thể có từ 1 đến 8 khe, kích thước miệng thổi thành chữ nhật, khi
đó gọi là ghi gió). Miệng thổi lắp trên trần. Trên miệng thổi có hộp gió và
đường nối với ống phân phối gió. Trên cửa nối có van gió điều chỉnh lưu
lượng. Hình dưới giới thiệu hình dáng một miệng thổi khe có 4 khe gió.
Hướng gió cấp thường nằm ngang theo trần nhà, sang trái hoặc phải tùy
theo người sử dụng điều chỉnh.

Hình 25.12 - Hình dáng một miệng thổi có 4 khe gió.

f. Miệng thổi xoáy:


Hình dưới đây giới thiệu 2 miệng thổi xoáy (swirl diffuser) kiểu vùng
và kiểu tròn. Miệng thổi xoáy có khả năng khuếch tán và hòa trộn không
khí rất nhanh với không khí trong phòng, làm đồng đều nhiệt độ và độ ẩm
nhanh chóng trong cùng làm việc.
Hãng Trox sản xuất 2 loại vuông và tròn đều có kích thước miệng có
khe thổi 134  134 hoặc 134; kích thước tấm là 180  180 để lắp cầu
thang và đặc biệt lắp cho các bậc sàn có bố trí ghế ngồi phòng khán giả
của hội trường, nhà hát, rạp chiếu bóng. So với miệng thổi lắp sàn, miệng
thổi xoáy không bị chân dẫm lên, không gây bụi do thổi từ sàn nhà.
Miệng thổi xoáy còn được sử dụng lắp trần trong điều hòa tiện nghi
và công nghiệp giống như miệng thổi khuếch tán nhưng đạt hiệu quả

214
khuếch tán và hòa trộn không khí cao hơn

Hình 25.13 - Miệng thổi xoáy lắp

4. Yêu cầu kỹ thuật đối với miệng thổi, miệng hút không khí

4.1 Giới thiệu và yêu cầu hướng đi, phân phối, hiệu quả trao đổi, vận
tốc của không khí qua miệng hút, miệng thổi
- Có kết cấu đẹp, hài hoà với trang trí nội thất công trình , dễ dàng lắp đặt
và tháo dỡ
- Cấu tạo chắc chắn, không gây tiếng ồn.
- Đảm bảo phân phối gió đều trong không gian điều hoà và tốc độ trong
vùng làm việc không vượt quá mức cho phép.
- Trở lực cục bộ nhỏ nhất.
- Có van diều chỉnh cho phép dễ dàng điều chỉnh lưu lượng gió. Trong
một số trường hợp miệng thổi có thể điều chỉnh được hướng gió tới các
vị trí cần thiết trong phòng.
- Kích thước nhỏ gọn và nhẹ nhàng, được làm từcác vật liệu đảm bảo bền
đẹp và không rỉ
- Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết

215
4.2 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, phân loại về miệng thổi,
miệng hút không khí ?
Câu 2: Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật đối với miệng thổi, miệng hút không khí?
Câu 3 : trình bày cấu tạo chi tiết của từng loại miệng hút ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 25


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

216
BÀI 26.

LẮP ĐẶT CÁC LOẠI MIỆNG THỔI THÔNG DỤNG

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Chọn được đúng miệng thổi, hút trong đường ống gió
+ Biết vị trí lăp đặt
+ Lắp đặt các miệng thổi, hút lên hệ thống gió
+ Lắp đúng vị trí, kỹ thuật, thẩm mỹ
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận khi lắp đặt
Nội dung:

1. Xác định vị trí lắp đặt miệng thổi, hút

1.1 Đọc bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống dẫn gió


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
217
Bảng danh mục, quy cách

1.2 Đo đạc để xác định vị trí chính xác lăp đặt

Dựa vào bảng vẽ để thi công

2. Tính chọn miệng thổi, miệng hút

2.1 . Đưa ra các thông số kỹ thuật của miệng thổi, hút


- Căn cứ vào đặc điểm công trình, mặt bằng trần, bố trí sơ bộ để chọn số
lượng miệng thổi
- Tính lưu lượng trung bình cho một miệng thổi
- Căn cứu vào lưu lượng và quãng đường đi từ miệng thổi đến vùng làm
việc tiến hành tính toán kích thước miệng thổi hoặc chọn miệng thổi
thích hợp sao cho đảm bảo tốc độ trong vùng làm việc đạt yêu cầu.

2.2 Tra bảng chọn miệng thổi, hút theo đúng yêu cầu phù hợp với
catalog nhà sản xuất.
Tra bảng miệng thổi, miệng hút của thiết bị.

3. Lập qui trình lắp đặt miệng thổi, hút

3.1 Lập qui trình lắp đặt các miệng thổi, hút cho đường dẫn gió
Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia

218
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Tùy theo từng mặt bằng địa điểm có các yêu tố ảnh hưởng khác
nhau.

4. Tổ chức lắp đặt miệng thổi, hút theo qui trình

4.1 Xác định vị trí lắp đặt


Xác định các vị trí lắp các thiết bị phụ, Kết nối với hệ thống, Làm kín
Hoàn thiện
4.2 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế
Đảm bảo yêu cầu an toàn cao
5. Kiểm tra
5.1 Kiểm tra tình trạng miệng thổi, hút sau khi lắp đặt
Kiểm tra xem các miệng thổi có hoạt động tốt không
5.2 Vận hành thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật
Vận hành bằng cách cấp nguồn cho các thiết bị hoạt động để kiểm
tra
5.3 Đo các thông số sau khi ra - vào khỏi miệng thổi, hút trên
kênh dẫn gió
Đo lưu lượng bằng đồng hồ đo
5.4 Tìm nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục nếu chưa đạt
thiết kế
Quang sát tìm các lỗi thường gặp, khắc phục chúng để cho hệ
thống hoạt động tốt.
5.5 Điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường dẫn
gió
Đối với hệ thống ống dẫn không khí lạnh, Nhà thầu phải cung cấp
và lắp đặt bảo ôn cho các đường ống bằng vật liệu cách nhiệt phù hợp

219
với các yêu cầu kỹ thuật đã được đề ra. Tất cả chất cách nhiệt phải theo
đúng yêu cầu của NFPA và Cơ quan phòng cháy chữa cháy. Cách nhiệt
phải thuộc loại sợi thủy tinh nửa cứng 32kg/m3 có độ dẫn nhiệt không
lớn hơn 0.034W/mK ở 20oC và được sản xuất theo tiêu chuẩn.
Chất cách nhiệt phải là loại màng nhôm ngăn ẩm ở phía ngoài có
gia cường bằng sợi. Lưới sợi gia cường không lớn hơn 10mm x 10mm.
Hệ thống ống phải được cách nhiệt từ các giá treo và thanh đỡ.
Sợi thủy tinh phải được dán dính với ống bằng keo dán chống cháy.
Keo dán phải được dán sao cho chất cách nhiệt áp vào một ống một
cách đồng nhất và chắc chắn.
Đối với các ống rộng đến 450mm, chất cách nhiệt phải được phủ
quanh ống. Đối với các ống nằm ngang trên 450mm, phải gắn đinh kim
loại trên bề mặt đáy với khoảng cách 400mm. Sau đó chất liệu cách nhiệt
phải được phủ quanh ống thẳng đứng > 450mm, các chốt phải được cắt
bỏ sau khi đã dùng kẹp. Miếng ngăn ẩm phải được đệm kín hoàn toàn
bằng mastic hoặc bằng keo nhôm ở nơi các chốt xuyên qua.
Tất cả các khớp nối phải được đệm kín bằng băng keo nhôm rộng
ít nhất 75mm để tạo ra màng ngăn ẩm liên tục bên ngoài. Trước khi dán
loại này, tất cả bề mặt tiếp xúc màng ngăn ẩm phải được chùi sạch bụi và
dầu nhờn bằng cách dùng vải và dung môi thích hợp theo đúng chỉ dẫn
của nhà sản xuất.
Tất cả chất cách nhiệt đường ống phải phủ kín mặt bích, phải được
áp dụng để tạo thành một màng ngăn ẩm và nhiệt liên tục không có
khoảng hở, lỗ hổng và các khe hở. Phải quan tâm thực hiện để đảm bảo
độ dày tối thiểu quy định được duy trì tại các góc, chỗ nhô ra .
Không gắn lớp cách nhiệt cho đến khi ống gió đã được thử xì như
quy định.
Phải gắn cách nhiệt tất cả để tạo ra một mặt phẳng đồng nhất và
phẳng. Tất cả các đoạn cong phải đồng tâm, và phù hợp chính xác với

220
độ dày. Độ nhảy bậc và gợn sóng trong bề mặt không thể chấp nhận
được. Phải bỏ đi bất cứ phần nào hoặc tấm ốp nào có cạnh hoặc mép bị
hỏng.
Tất cả lớp cách nhiệt phải gắn sát với các bề mặt được bao phủ, tất
cả tấm ốp và các đoạn cắt phải được xây kín. Các gờ nối đầu được liên
kết mộng, vạt cạnh hoặc tạo hình theo yêu cầu. Các kẽ hở nhỏ sót lại
trong lớp cách nhiệt phải được lấp đầy và chèn kín.
Lớp cách nhiệt phải được ốp trên mặt phẳng sạch và khô, không có
tạp chất như dầu, nhớt, rỉ sắt, lớp gỉ hoặc bùn. Phải sử dụng dụng cách
nhiệt sạch và khô. Nói chung lớp cách nhiệt phải ốp theo đúng đề xuất
của nhà sản xuất.
Phải bố trí cách nhiệt liên tục tất cả khủy nối, các mối nối cách
nhiệt phải được bố trí xen kẽ đối với các mối nối trên hệ thống đường ống
được gắn. Màng ngăn ẩm được bịt kín quanh tất cả giá treo hoặc những
chỗ nhô ra trong quá trình cách nhiệt.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu các bước lắp đặt các loại miệng thổi thông dụng ?
Câu 2 : Trình bày các bước kiểm tra hệ thống gió ?
Câu 3 : Chỉ ra các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 26


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
221
BÀI 27

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI , TÍNH CHỌN QUẠT GIÓ

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của quạt gió
+ Phân loại được các loại quạt gió
+ Mô tả cấu tạo quạt gió
- + Phân loại được các loại quạt gió, dựa vào công suất, hướng đi
222
của gió
- + Vẽ được sơ đồ nguyên lý cấu tạo quạt gió
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích
Nội dung:
1. Khái niệm về quạt gió trong hệ thống điều hoà không khí
1.1 Khái quát mục đích ứng dụng của quạt gió trong hệ thống ống
dẫn gió
Cũng giống như máy nén, quạt gió trong hệ thống dẫn gió là trái tím
của hệ thống.
Chức năng : Cung cấp không khí cho hệ thống.
1.2 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí
Căn cứ vào bản vẽ của hệ thống ống gió.
2. Chức năng, nhiệm vụ của quạt gió
2.1 . Chức năng của quạt gió
Chức năng của quạt dùng để hút và xả không khí
2.2 Nhiệm vụ của quạt gió
Nhiệm vụ của quạt là điều hòa lượng không khí ổn định.
3. Phân loại quạt gió
3.1 Phân loại quạt gió dựa trên cấu tạo hoặc nguyên lý làm việc
a. Quạt ly tâm:
ĐẶC TÍNH
Lưu lượng gió lớn
Á p suất tương đối cao.
Độ ồn quạt hoạt động khá lớn
Hiệu suất làm việc cao vào khoảng 30% đến 80% lưu lượng định mức
Cá nh quạ t đượ c lắ p trự c tiế p và o trụ c độ ng cơ
Quạ t đượ c thiế t kế chắ c chắ n vớ i nhiề u chi tiế t
đượ c liên kế t bằ ng bu long nên dễ dà ng cho việ c thá o
lắ p, thay thế và bả o dưỡ ng.

223
CÔNG DỤNG
Làm quạt hút trong các hệ thống đường ống dài phức tạp như khí thải,
nơi phát sinh bụi nhỏ và mịn như mùn cưa, bụi mạt sắt do đánh bóng kim
loại
Thông gió tầng hầm, tăng áp buồng thang
THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Công Điện Áp suất Khối


Số cực Ampe Tốc độ Lưu lượng Độ ồn
suất áp tĩnh lượng
Model
HP Pole V A rpm Q(m3/h) Ps (Pa) dB kg

500 ~
DTR - 2.0# 3 2 380 5.1 ~ 1400 4.000 ~ 5.500 < 63 ~ 69
300

600 ~
DTR - 2.5# 5.5 2 380 8.8 ~ 1400 5.000 ~ 7.000 < 65 ~ 99
400

700 ~
DTR - 3.0# 7.5 2 380 11.7 ~ 1400 7.000 ~ 11.000 < 70 ~ 137
500

10.000 ~ 600 ~
DTR - 3.5# 10 2 380 15.6 ~ 1400 < 68 ~ 181
13.000 500

600 ~
DTR - 4.0# 15 2 380 24.5 ~ 960 7.000 ~ 11.000 < 69 ~ 225
500

10.000 ~ 700 ~
DTR - 4.5# 20 2 380 31.6 ~ 960 < 73 ~ 305
14.000 600

13.000 ~ 800 ~
DTR - 5.0# 30 2 380 44.7 ~ 960 < 76 ~ 453
19.000 600

18.000 ~ 800 ~
DTR - 5.5# 40 2 380 59.3 ~ 960 < 78 ~ 740
24.000 600

46.000 ~ 1.300 ~
DTR - 6.0# 50 2 380 67.9 ~ 1250 < 87 ~ 600
54.000 1.000

3.2 Phân loại các loại quạt gió trên hệ thống điều hoà không khí
Có hai loại chính : quạt hướng trục và quạt ly tâm.
3.3 Nguyên lý làm việc của quạt gió
224
Nguyên lý làm việc của quạt gió là hút và xả không khí, giống như
máy bơm nước dân dụng.
4. Tính chọn quạt gió theo catalog nhà máy sản xuất
4.1 Các thông số kỹ thuật của quạt gió
Việc lựa chọn quạt căn cứ vào rất nhiều yếu tố, sau khi tính toán
thiết kế nêu được yêu cầu về sử dụng quạt khách hàng chỉ cần cung cấp
cho chúng tôi những thông tin như sau:
- Lưu lượng cần thiết của quạt: m3/h
- Cột áp cần thiết của quạt: mmH2O
- Điều kiện làm việc của quạt
Trong đó :
- Lưu lượng của quạt nhằm đảm bảo tạo ra một tốc độ khí đi trong
đường ống, tại chụp hút, lượng khí cần trao đổi nhiệt hoặc cung cấp cho
một quá trình cháy v.v
- Cột áp là áp suất cần thiết do quạt tạo ra nhằm khắc phục trở lực của
toàn bộ hệ thống ( tham khảo mô hình khắc phục trở lực)
- Điều kiện làm việc và đặc tính công nghệ của quạt như: Môi trường làm
việc chịu ăn mòn, nhiệt độ cao, nhiều hơi nước hoặc nhiều bụi v,v
* Căn cứ vào những yêu cầu khách hàng đặt ra TOMECO sẽ đáp ứng:
- Tính toán lựa chọn quạt phù hợp nhất
- Tính toán công suất lắp đặt hợp lý nhất
- cung cấp các giải pháp hoàn thành các nhiệm vụ công nghệ,
- Cung cấp sản phẩm với thời gian nhanh chóng, thuận lợi nhất
- Hoàn thành dịch vụ với giá cả hợp lý nhất.
h. Tí nh toá n lự a chọ n á p suấ t cầ n thiế t củ a quạ t:
Lự a chọ n á p suấ t củ a quạ t rấ t cầ n thiế t vì khi á p
suấ t củ a quạ t không đủ để khắ c phụ c trở lự c lú c
đó lưu lượ ng là m việ c củ a quạ t sẽ bị giả m. Á p
suấ t tổ ng củ a quạ t đượ c lự a chọ n phả i đả m bả o

225
điề u kiệ n sau:
P ≥ P1+ T1+ T2 + P2
Trong đó :
P: Á p suấ t tổ ng củ a Quạ t
P1: Á p suấ t công nghệ cầ n thiế t cho dò ng khí đầ u
và o
T1: Tổ ng trở lự c đầ u và o
T2: Tổ ng trở lự c đầ u ra
P2 : Á p suấ t công nghệ cầ n thiế t củ a dò ng khí ở
đầ u ra
* Sơ đồ khắ c phụ c trở lự c củ a quạ t:

Hình 27.1 - Sơ đồ khắ c phụ c trở lự c củ a quạ t


* Phương án đáp ứng của TOMECO đối với các nhu cầu dùng

4.2 Chọn quạt gió phù hợp có trong cataloge nhà sản xuất .

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, phân loại quạt gió?
Câu 2 : Nêu công thức tính quạt gió ?

226
Câu 3 : Trình bày nguyên lý làm việc của quạt gió ?
Câu 4 : Hãy phân loại quạt gió trong hệ thống lạnh ?

 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 27


 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

227
BÀI 28

LẮP ĐẶT QUẠT

Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- + Tính được lưu lượng quạt gió
- + Tính được công suất quạt gió
- + Chọn được loại quạt gió phù hợp trong catalog nhà sản xuất .
- + Phân loại được các loại quạt gió
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tránh nhầm số khi tra bảng
Nội dung:
1. Khảo sát, chọn vị trí lắp đặt quạt gió

1.1 Đọc bản vẽ lắp đặt


Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách

1.2 Khảo sát hiện trường, chọn vị trí lắp đặt thích hợp

2. Lập qui trình lắp đặt

2.1 . Lập qui trình lắp đặt cho hệ thống


Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn…)

228
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình

Tùy theo từng mặt bằng thi công, phân tích chính xác.
3. Tổ chức thực hiện lắp đặt bơm

3.1 Xác định vị trí lắp đặt


Xác định các vị trí lắp
Lắp giá đỡ hoặc bệ quạt
Lắp quạt
Kết nối với hệ thống
Làm kín
Hoàn thiện

3.2 Lắp đặt đúng theo quy trình và các yêu cầu kỹ thuật trong
Cataloge máy
Đọc kỹ hướng dẫn trong cataloge của máy để lắp đặt đảm bảo kỹ
thuật và an toàn.

4. Kiểm tra, chạy thử

4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt
Dùng đồng hồ ampe kiểm tra dòng của động cơ quạt.

4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số của quạt gió

4.3 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của quạt gió quạt gió
Các nguyên nhân như : Môi trường, nhiệt độ, áp suất.

CÂU HỎI BÀI TẬP:


Câu 1: Hãy nêu các bước lắp đạt quạt?
Câu 2 : Hãy liệt kê các vật liệu lắp đặt quạt ?
Câu 3 : Chỉ ra các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình lắp đặt quạt ?

229
 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 28
 Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc
tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công
nghiệp
 Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ, Đinh Văn Thuật
“ Kỹ Thuật Lạnh Ưùng Dụng”, NXB Giáo Dục,2002
[2]. Trần Đức Ba, Phạm Văn Bôn
“Công Nghệ Lạnh Thực Phẩm Nhiệt Đới”
Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM, 1993
[3]. Nguyễn Đức Lợi
“Hướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Lạnh”
NXB Khoa Hoc Kỹ Thuật, Hà Nội, 2002
[4].Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy
“Kỹ thuật lạnh cơ sở”, NXB Giáo Dục, 2002
[5].Viện sĩ Trần Đức Ba ( chủ biên)
“Kỹ Thuật Lạnh Đại Cương”, Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM

230
231

You might also like