Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI

(NGUYỄN TRÃI)

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Kiến thức ngữ văn – Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
- Là sự sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở kế thừa thơ Đường luật.
- Sự xuất hiện của các câu lục ngôn xen kẽ các câu thất ngôn phá vỡ ít nhiều kết cấu của thơ Đường
luật thất ngôn, tạo nên các điểm nhấn về cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu... góp phần
mở ra thời kì mới cho sự phát triển của thơ ca tiếng Việt.
- Theo các tài liệu hiện còn thì thể thơ này đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trong tập thơ Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi.
-> Nguyễn Trãi xây dựng thành công một thể thơ mới theo hướng dân tộc và tập thơ Nôm của ông
được đánh giá là thành tựu lớn của thơ ca tiếng Việt.
2. Giới thiệu tác phẩm
a. Xuất xứ: Nằm trong tập thơ “Quốc âm thi tập”
- Giá trị: Là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, gồm 254 bài - đặt nền móng và mở đường cho sự phát
triển của thơ tiếng Việt.
- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi ở cả hai tư cách:
+ Người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống...
- Nghệ thuật: Việt hoá thơ Đường trên nhiều phương diện (số chữ trong một câu, cách ngắt nhịp,
cách sử dụng ngôn ngữ, các hình ảnh đời sống, đề tài chủ đề hướng đến những vấn đề của dân
tộc...).
- Tổ chức của tập thơ: Gồm 4 phần:
+ Vô đề (không có tựa đề, được sắp xếp thành một số mục: ngôn chí (nói lên chí hướng); mạn thuật
(kể ra một cách tân mạn); tự thán (tự than); tự thuật (tự nói về mình); bảo kính cảnh giới (Gương báu răn
mình, gồm 61 bài).
+ Môn thì lệnh (thời tiết).
+ Môn hoa mộc (cây cỏ).
+ Môn cầm thú (thú vật).
b. Thể loại: Thơ Nôm Đường luật

1
GV KIM DUNG – 0973814853
Đặc điểm Yếu tố Đường luật Yếu tố Việt hóa
Đề tài, chủ Hướng tới những quan niệm, những Hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc.
đề phạm trù Nho giáo, Đạo giáo…
Ngôn ngữ Từ Hán –Việt, điển cố, thi liệu… -> Chữ Nôm, từ Việt, ngôn ngữ VHDG (thành ngữ,
trau chuốt trong dùng từ “quý hồ tục ngữ…), ngôn ngữ đời sống.
tinh bất quý hồ đa”.
Hình ảnh Tao nhã, mĩ lệ, ước lệ. Chân thực, bình dị, dân dã.
Câu thơ Thất ngôn, tuân thủ chặt chẽ niêm Xen lẫn những câu 5 chữ, 6 chữ vào thơ thất
luật… ngôn.
Nhịp điệu Ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 Xen lẫn cả những câu có nhịp ngắt 3/4, 1/3/3
c. Bố cục:
- 6 câu đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè.
- 2 câu cuối: Bức tranh tâm hồn của nhà thơ.
II. ĐỌC HIỂU
1. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè (6 câu thơ đầu).
* Thời gian, thời điểm:
+ Thời gian mùa hè với những dấu hiệu đặc trưng: hồng liên trì, cầm ve, thạch lựu.
+ Thời điểm cuối ngày: mặt trời sắp lặn “lầu tịch dương”.
* Bức tranh thiên nhiên:
- Trong thời điểm cuối ngày, thông thường vạn vật sau một ngày hoạt động đang bắt đầu thu mình
để chuẩn bị chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi => Mọi hoạt động như ngưng trệ, gợi buồn...

- Sự sống trong bài thơ không hề ngưng đọng mà vẫn căng tràn, sục sôi.

- Một loạt các động từ mạnh diễn tả trạng thái tinh thần của cảnh vật: đùn đùn, giương, phun, tiễn -
> hình dung ra một dòng nhựa sống đang ứa căng, tràn đầy, thôi thúc và phun trào ra hết lớp này
đến lớp khác thành các tán cây toả rộng, thành các đoá hoa rực rỡ, thành hương sen thơm ngát...
-> Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng tất cả các giác quan tinh tế của nhà thơ:
+ Thị giác: màu lục xanh thẫm của lá hòe “tán rợp giương” làm nổi bật màu đỏ rực của hoa lựu, màu
hồng dịu dàng của hoa sen. Tất cả lại đang tắm mình trong màu vàng của ánh trời chiều “lầu tịch
dương”.
+ Thính giác: tiếng ve inh ỏi (dắng dỏi) - âm thanh đặc trưng của mùa hè trộn lẫn với tiếng lao xao chợ
cá- âm thanh đặc trưng của làng chài khi tấp nập của người mua - kẻ bán giữa buổi chợ cá, gợi ra sự
phồn vinh no đủ của làng chài (các từ tượng thanh được đảo lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh không
khí nhộn nhịp, rộn rã của cảnh ngày hè).
2
GV KIM DUNG – 0973814853
+ Khứu giác: hương sen thơm nồng nàn, ngát, tràn ngập khắp không gian (tiễn: đầy, có thừa).

=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống hiện ra không chỉ đẹp trong sự giản dị, thanh cao, hài hoà về màu
sắc, âm thanh, hương thơm mà còn rất sống động, có hồn.
2. Bức tranh tâm hồn của nhà thơ
a. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cuộc sống
- Câu thơ mở đầu nêu lên hoàn cảnh rảnh rỗi thư nhàn của nhà thơ. Nguyễn Trãi vốn là người “thân”
không nhàn mà “tâm” cũng không nhàn nên một ngày như thế trong đời Nguyễn Trãi thật hiếm hoi.
Và Nguyễn Trãi đã dành tất cả thời gian rảnh rỗi ít ỏi ấy để mở lòng ra với thiên nhiên, cuộc sống ->
cho thấy tình yêu tha thiết dành cho thiên nhiên, yêu cuộc sống.
- Câu 2 -> 6 đi vào miêu tả cảnh thiên nhiên, cuộc sống rộn rã, sống động và tràn đầy sức sống - tác
giả đã đón nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng tất cả các giác quan của mình, bằng tất cả tình yêu sâu
sắc của mình.
b. Tấm lòng ưu dân ái quốc
- Hai câu thơ cuối nói lên ước muốn của Nguyễn Trãi: Được chứng kiến cảnh sống yên vui no đủ của
dân chúng, nhà thơ ao ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh
dân giàu đủ khắp đòi phương.
+ Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân:
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền


(Tự thán, bài 4)
+ Câu thơ lục ngôn kết bài ngắn gọn tạo nên điểm nhấn, dồn nén cảm xúc cho cả bài. Nó cho thấy
điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người:
Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc “dân giàu đủ”; và đó phải là ấm no, hạnh phúc cho
tất cả mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương”.

- Là một người thân không nhàn và tâm cũng không nhàn, cả cuộc đời luôn canh cánh bên lòng nỗi lo
dân nước, thế mà nhà thơ dám dành cả một ngày trường để hóng mát, một ngày rảnh rỗi để thưởng
thức vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống; một ngày thảnh thơi, thanh thản có được, phải chăng vì niềm mơ
ước - nỗi trăn trở, giày vò của cuộc đời nhà thơ đã được thực hiện: dân ấm no, hạnh phúc.

III. TỔNG KẾT

1. Giá trị nội dung


- Tả cảnh ngày hè với vẻ đẹp giản dị, thanh cao, hài hoà, sinh động và căng tràn sức sống. Qua bức
tranh thấy tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của nhà thơ.
- Nói lên tấm lòng ưu dân ái quốc của nhà thơ qua mong muốn cháy bỏng: nhân dân khắp nơi được
3
GV KIM DUNG – 0973814853
no đủ.
2. Giá trị nghệ thuật.
Việt hóa thơ Đường trên mọi phương diện:
- Yếu tố Việt hóa:
+ Chủ đề: hướng tới cuộc sống của nhân dân.
+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ Việt cổ giản dị (rồi: rỗi rãi, đòi: nhiều, lẽ có, thức: màu...); các động từ,
tính từ giàu sức gợi (đùn đùn, giương, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi...).
- Xen lẫn những câu thơ lục ngôn thể hiện sự dồn nén, điểm nhấn của cảm xúc.
- Nhịp thơ 1/2/3 và 3/4 cách tân tạo sự sinh động.

4
GV KIM DUNG – 0973814853

You might also like