MẮC MƯU THỊ HẾN K24

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MẮC MƯU THỊ HẾN

CHUYÊN ĐỀ: KỊCH BẢN CHÈO VÀ TUỒNG

I. TÌM HIỂU CHUNG


1. Thể loại tuồng:

a. Khái niệm:
- Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc.
- Nghệ thuật tuồng: Là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, âm nhạc, hội họa, vũ đạo và các trò
diễn dân gian.
- Kịch bản tuồng: Là văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang
phục, hoạt động trên sân khấu.
- Phục trang của các nhân vật. Tuồng dựa theo kiểu phục trang của vua quan trong triều nếu là
các vai vua quan hoặc theo kiểu phục trang của dân dã nếu là người bình thường: áo giáp, áo
thụng, áo đào văn, mão rồng, mão phụng, hia, đai lưng.
- Đạo cụ Tuồng thường có kiếm, đao, thương, búa, quạt, cờ, kim giản, roi ngựa, phất trần, đuốc,
bầu rượu...
- Màu sắc dùng để hóa trang trên mặt phổ biến là trắng, đỏ, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện
mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng, chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí,
tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng
nảy, nếu tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng), mặt mốc (xu nịnh), mặt lưỡi cày
(người đoản hậu, nhát gan)...
b. Phân loại:
- Tuồng được chia làm hai loại:

+ Tuồng cung đình (tuồng thầy): Viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ
vương triều. Có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe
trung- nịnh, tốt- xấu. Các vở tuồng tiêu biểu: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân...
+ Tuồng hài (tuồng đồ): Viết về các đề tài sinh hoạt. Lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội,
có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng tiêu biểu:
Nghêu, Sò, Ốc, Hến; Trương Ngáo; Trương Đồ Nhục; Trần Bồ..
c. Tuồng hài:
Thường sử dụng một số thủ pháp gây cười:
- “Gậy ông đập lưng ông”
- Kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi.
1
GV KIM DUNG – 0973814853
- Lối chơi chữ, sử dụng câu đối, nói lái, nói liều để gỡ thế bí.
- Đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục, tầm thường,…

2. Giới thiệu tuồng hài “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.

- Xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX.


- Ban đầu do một ông hoàng trong triều Nguyễn soạn ra, có tên là Di tình.

- Sau có nhiều dị bản và được chuyển sang các thể loại khác để biểu diễn trên sân khấu như kịch nói,
cải lương.
- Tóm tắt: Ốc và Ngao rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò, bị đuổi bắt nhưng sau trốn thoát
được. Chúng đem bán đồ ăn trộm cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian, bắt trói Thị Hến giải
lên huyện. Gặp Thị Hến, cả viên Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê thị. Huyện Trìa xử cho Thị Hến
thắng kiện. Nghêu- một thầy tu phá giới, sa đọa, đến tán tỉnh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối
đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang
tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đề Hầu vội tìm chỗ
trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
3. Giới thiệu đoạn trích “Mắc mưu Thị Hến”.

- Vị trí: Nằm trong phần cuối của vở tuồng. Bối cảnh không gian và thời gian:
+ Không gian hẹp chỉ trong nhà thị Hến.
+ Thời gian là trời tối.
- Nhân vật tham gia:

+ Thị Hến: Người đàn bà góa bụa, chuyên buôn của gian.
+ Nghêu: Sư biến chất, sa đọa, muốn phá giới.
+ Đề Hầu: Giúp việc cho quan huyện.
+ Huyện Trìa: Quan huyện, người xử kiện vụ Thị Hến buôn đồ kẻ gian trộm cắp nhà Trùm Sò.
- Tóm tắt sự kiện chính:
+ Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa cùng ham của lạ, ve vãn Thị Hến. Thị Hến sắp đặt một cuộc “hội
ngộ”, hẹn cả ba cùng đến nhà, nhưng ai cũng tưởng Thị Hến chỉ mời riêng mình.
+ Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu
phải chui vào gầm phản trốn. Khi Đề Hầu vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu
vội tìm chỗ trốn.
+ Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề
2
GV KIM DUNG – 0973814853
Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện, tự vạch tội và xét xử nhau, và bị một
phen bẽ mặt.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Một số yếu tố tạo ra tiếng cười.

a. Tình huống trào phúng.


* Bất ngờ, giàu kịch tính, khiến các đối tượng tự vạch áo cho người xem lưng.
- Bất ngờ:
+ Mở đầu: Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa cùng được Thị Hến mời đến, ai cũng tưởng chỉ có mình
được hẹn hò. Kết thúc “Cuộc hẹn” trở thành “phiên tòa” để các nhân vật tự vạch tội và xét xử
nhau, cuối cùng bẽ mặt ra về “Mắc cỡ lêu lêu- Lêu lêu mắc cỡ";
“Thầy tu khá lui về cho khỏi Đề lại mau cũng mỗ về nhà Dằn lòng thôi chứ ngứa nghề Giữ dạ
đừng tham của lạ”.
+ Trước đoạn trích là phiên tòa tại huyện đường với người xử án hà Huyện Trì, bị cáo là Thị Hến.
Trong đoạn trích phiên tòa lại được diễn ra ở nhà Thị Hến với các bị cáo: Nghêu, Đề Hầu, Huyện
Trìa, người dàn dựng là Thị Hến.
- Giàu kịch tính:
+ Nảy sinh: Nghêu, Đề Hầu, Huyện trìa đều được Thị Hến mời đến, nhưng ai cũng tưởng chỉ có
mình.
+ Phát triển: Nghêu và Đề Hầu lần lượt đến và lần lượt tìm chỗ trốn khi người tiếp sau xuất hiện.
+ Cao trào: Huyện Trìa đến sau cùng, Thị Hến bày mưu để cả ba hội ngộ, vạch tội và xét xử
nhau.
+ Giải quyết: Cả ba bẽ mặt ra về, còn Thị Hến vui mừng trong tiếng cười hả hê.
=> Tình huống diễn ra như một màn kịch, mỗi lúc một giàu kịch tính dưới tài “đạo diễn” khôn
khéo của Thị Hến.
b. Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, điệu bộ và nét mặt của các nhân vật.
* Khi vội vã tìm đến cuộc hẹn.
- Nghêu: Trời tăm tối đi hầu bổ (ngã) ngửa. Cây bụi bờ rờ (sở) chẳng ra đường.
- Huyện Trìa:
Việc thuế má án từ quá gấp, Đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi. Tưởng mụ đà tới lúc ngủ khì, Làm
mỗ chạy ướt hầu bổ sấp.
* Khi cuống quýt tìm chỗ trốn:

3
GV KIM DUNG – 0973814853
- Nghêu khi nghe tiếng Đề Hầu kêu cửa:
(Thím ơi! Thím)
Trốn chỗ nào khác chỉ cho min! (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!
-> Chui xuống gầm phản.
- Đề Hầu khi nghe tiếng Huyện Trìa:

(Chui chao!)
Văn ngôn (nghe nói) sắc biến! Sắc biến! Thính thuyết (nghe nói) hồn kinh! Hồn kinh!
-> Đề Hầu trốn (ngồi trong thúng).
* Khi trúng mưu Thị Hến rời khỏi chỗ ẩn nấp:
- Nghêu: “Từ gầm giường bò ra” với ngôn ngữ vui mừng rối rít vì thoát tội “trăm quyết”:

Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc Thiện xử phân! Thiện xử phân
+ Ca ngợi Huyện Trìa hết lời (trong sự so sánh với Đề Hầu):
+ Bẩm quan lớn, lời quan dạy rất minh.
+ Chơn vi phụ mẫu chỉ dân! (Thật đúng là cha mẹ của dân).
- Đề Hầu:
+ Đang ngồi trong thúng “lầm cồm bò ra”, đổ lỗi cho Thị Hến và Nghêu:
Đầu đuôi tại mụ Hến Mưu mẹo bởi lão thầy tu.
+ Mia mai bản thân và Huyện Trìa cùng mắc mưu của Thị Hến:
Trong nha môn cả Huyện đến Đề Còn tạo lệ không mời luôn thể.
* Sự đối lập trước và sau khi bị phát giác.

Nhân vật Trước khi bị phát giác Sau khi bị phát giác
Khẳng định hùng hồn: - Vội vã tìm chỗ trốn (gầm phản).
Vốn đà trước liệu Lựa phải sau lo - Hớt hải, lo lắng khi bị phán trảm quyết.

Nghêu - Cuống quýt vui mừng quên cả tình thế


đang phải ẩn nấp của bản thân, để bò ra ca
tụng Hyện Trìa (khi Huyện Trìa định tội
“đánh đòn
phát lạc” (đánh đòn chiếu lệ cho có).

4
GV KIM DUNG – 0973814853
Hùng hồn định tội: - Hồn vía lên mây (biến sắc, kinh hồn) tìm
chỗ lẩn trốn (ngồi vào trong thúng).
Lỗ tai nghe quá chướng Trong luật lệ rất
Đề Hầu - Lồm cồm bò ra chịu trận
to,
Hễ phá giới tức hàng trảm quyết. - Đổ lỗi cho người khác.

Hùng hồn đại ngôn, giục giã oai vệ: Mở - Xấu hổ “Mắc cỡ lêu lêu lêu/Lêu lêu mắc
cửa ra! Mau tiếp đại nhân! cỡ!”
Ở mụ! Kíp kịp ra mời quan Huyện (nào!)- Vội vã sai Đề Hầu cõng về.
Huyện Trìa - Tự dặn lòng xin chừa:
Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề, Giữ dạ đừng
tham của lạ.

* Sử dụng các câu văn chữ Hán.


- Ngôn từ trong tuồng dân gian chủ yếu là thuần Việt, đôi khi xen kẽ một số câu chữ Hán mang
ý vị hài hước, tạo sắc thái mỉa mai, trào phúng.
- Thông thường, các câu văn chữ Hán thể hiện sắc thái trang trọng, trang nhã; nhưng ở đây lại
đặt vào một tình thế xấu xa, đáng chê cười của nhân vật -> tạo ra sắc điệu trào phúng.
2. Thái độ của tác giả dân gian đối với các nhân vật.
a. Với nhân vật Thị Hến.
- Tình thế bị quấy rối:
+ Bị sư Nghêu tha hóa, biến chất đến nhà ve văn, gạ gẫm
+ Khi đến công đường vì vụ kiện tàng trữ của gian, bị cả Đề Hầu và Huyện Trìa có ý định lợi
dụng.
-> Để thoát vụ kiện, Thị Hến đã giả vờ chấp nhận lời tán tỉnh, hứa hẹn với cả hai.
- Cách giải quyết: Thị Hến dàn dựng, sắp đặt để tất cả những kẻ hám gái, “ham của lạ” chạm
mặt nhau và tự vạch mặt nhau, tố cáo nhau, bị bẽ mặt và tự “hạ màn” kẻ nào về nhà nấy, chừa
thói “làm bậy”.
- Kết quả: Thị Hến tự giúp mình thoát khỏi tình thế bị quấy rối, lợi dụng, dẹp được “thầy tu hết
đến ngõ nói điên” và cả quan huyện “hết đến nhà làm bậy”. Giữ được “tiết hạnh một niềm cho
toại”
- Kết thúc là niềm vui trong tiếng cười hả hệ của Thị Hến: Tâm khoái dã! Tâm khoái đã! Kế
hoan nhiên! kế hoan nhiên!
=> Qua đây, tác giả dân gian thể hiện thái độ đồng tình với nhân vật Thị Hến – người phụ nữ
khôn khéo, sắc sảo, thông minh và tiết hạnh.
5
GV KIM DUNG – 0973814853
b. Với các nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa.
Phê phán thói “ham của lạ”, sa đọa, đánh mất cả nhân cách và lòng tự trọng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung tiếng cười.

- Trong đoạn trích, tác giả dân gian đã: Sử dụng tiếng cười phê phán để vạch trần thói xấu
“ham của lạ”, lật tẩy bộ mặt “hám gái” ở các nhân vật Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa.
- Dùng tiếng cười sảng khoái để tán thưởng nhân vật Thị Hến đã đưa thói xấu phơi bày ra trước
ánh sáng

2. Nghệ thuật trào phúng.

- Tiếng cười trong đoạn trích được thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật:
+ Tình huống trào phúng.
+ Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của các nhân vật.

3. Cách đọc một văn bản tuồng hài.

- Xác định cốt truyện, không gian, thời gian xảy ra sự việc, nội dung câu chuyện, các nhân vật
tham gia vào câu chuyện.
- Chú ý đến các chỉ dẫn sân khấu để hình dung ra tình thế, bối cảnh, hành động của các nhân vật:
+ Các chỉ dẫn in nghiêng được trình bày trước lời thoại của nhân vật cho biết diễn biến của các
sự việc, chi tiết, giúp hình dung ra bối cảnh, sự xuất hiện và hành động của nhân vật.
+ Các chỉ dẫn được đưa vào ngoặc đơn trong lời của nhân vật giúp hình dung rõ hơn giọng điệu,
cử chỉ, nét mặt của nhân vật, để hiểu suy nghĩ, động cơ... của nhân vật.
=> Cuộc sống là sự tồn tại của cả cái tốt và cái xấu, là hành trình con người không ngừng đấu
tranh với cái xấu để vươn tới những điều tốt đẹp. Trong hành trình đó, tiếng cười là một trong
những cách “tống tiễn” cái xấu một cách vui vẻ, trí tuệ.6

6
GV KIM DUNG – 0973814853

You might also like