Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Khảo sát chung sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học với số
lượng là 200 sinh viên năm 2 thì số sinh viên nữ làm khảo sát nhiều hơn
sinh viên nam với 58% so với 42% (cao hơn 16%). Trong đó, sinh viên
từ lớp Kỹ thuật hình ảnh chiếm nhiều nhất với 37%.
BẢNG 1. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC.

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ

Giới tính
Nam 84 42%

Nữ 116 58%

Ngành học
Xét nghiệm 32 16%

Kỹ thuật hình ảnh 74 37%

Hộ sinh 21 10.5%

Phục hồi chức năng 22 11%

Gây mê hồi sức 20 10%

Điều dưỡng 31 15.5%

Theo khuyến nghị của các nhà khoa học, thời gian ngủ tốt nhất là từ lúc
21 đến 22 giờ. Tuy nhiên, trong tổng số 200 sinh viên làm khảo sát, số
người đi ngủ từ 23h trở đi là 177 người (88,5%). Trong đó, số sinh viên
ngủ từ 0h-1h là chiếm cao nhất với 75 người (37,5%), thế nhưng khung
giờ đi ngủ tốt cho sức khỏe là trước 23h lại có số lượng nhỏ chỉ với 23
người (11,5%). Hiện tượng thức khuya đã trở nên phổ biến đối với sinh
viên. Như vậy, dẫn đến việc thời gian ngủ mỗi đêm ở sinh viên sẽ không
được đảm bảo. Đa số sinh viên có “Thời gian ngủ trung bình một đêm”
tập trung nhiều nhất ở khoảng 5-7 tiếng với 113 người (56,5%) nhưng số
sinh viên ngủ dưới 5 tiếng cũng chiếm khá cao với 34%.
Tình trạng thức khuya đang ngày càng phổ biến ở sinh viên. Dựa vào
việc khảo sát 200 sinh viên về tần suất thức khuya đã làm rõ hơn tình
trạng trên. Trong cuộc khảo sát, có thể thấy rằng số lượng người thức
khuya tương đối lớn. Số sinh viên thường xuyên thức khuya chiếm tỉ lệ
cao nhất với 47%. Trong đó chỉ có 7 người không thức khuya và 12
người hiếm khi thức khuya lần lượt với các tỉ lệ 3,5% và 6%. Ngoài ra
số sinh viên thỉnh thoảng thức khuya chiếm 25% và có đến 18,5% sinh
viên luôn luôn thức khuya. Từ những số liệu trên cho thấy sinh viên hiên
nay thức khuya rất nhiều và rất thường xuyên.

BẢNG 2. THỰC TRẠNG THỨC KHUYA.

Số lượng Tỉ lệ

Thời gian đi ngủ


Trước 23h 23 11,5%

23h-0h 50 25%

0h-1h 75 37,5%

Sau 1h 52 26%

Số lượng Tỉ lệ

Thời gian ngủ mỗi đêm


Dưới 5 tiếng 68 34%

Từ 5-7 tiếng 113 56,5%

Trên 7 tiếng 19 9,5%

Số lượng Tỉ lệ
Tần suất thức khuya
Không thức khuya 7 3,5%

Hiếm khi 12 6%

Thỉnh thoảng 50 25%

Thường xuyên 94 47%

Luôn luôn 37 18,5%

Đa số sinh viên ngày nay hay học khuya, số lượng kiến thức nhiều buộc
sinh viên phải thức khuya để hoàn thành việc học, bên cạnh đó, sinh
viên thường làm thêm để có thêm thu nhập, và điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Có tới 79% sinh viên tham gia
khảo sát chọn nguyên nhân thức khuya “Học tập, làm thêm”, cho thấy
đây là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới hành vi thức khuya của sinh
viên.
Ngoài ra, môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thức khuya của sinh viên, có 43.6% sinh viên tham gia khảo sát chọn
nguyên nhân thức khuya là do “Môi trường sống xung quanh”. Việc
sống trong môi trường mà nhiều người thức khuya sẽ khiến sinh viên dễ
bị ảnh hưởng, đi theo xu hướng chung.
Và có tới 50.8% sinh viên chọn “Thói quen sống” là nguyên nhân. Bên
cạnh đó, việc “Ban ngày không sắp xếp đủ thời gian” cũng khiến sinh
viên phải thức khuya, theo khảo sát có tới 42% sinh viên chọn lý do này.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá, café, rượu bia, trà,... trước khi ngủ từ 1
– 2 tiếng sẽ khiến não bộ tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ. Do đó, “Sử dụng
chất kích thích” cũng là lý do mà 16% sinh viên bình chọn, cho thấy
nguyên nhân này khá phổ biến.
Có tới 71.8% sinh viên chọn nguyên nhân thức khuya là “Mạng xã hội,
giải trí, chơi game, cảm xúc cá nhân”, cao nhất trong các nguyên nhân.
Sinh viên thường lên mạng Internet để chơi game, xem phim, nghe
nhạc,... trước khi đi ngủ, kết quả dù đã quá đêm nhưng vẫn không đi ngủ
được. Các nguyên nhân khác chiếm phần nhỏ 0.6% trong kết quả khảo
sát.
BẢNG 3. NGUYÊN NHÂN THỨC KHUYA.
Tần số Tỉ lệ
79
Môi trường sống xung quanh 43.6%

Học tập, làm thêm 143 79%

Sử dụng chất kích thích 29 16%

Nguyên nhân Thói quen sống 192 50.8%


thức khuya

Ban ngày không sắp xếp đủ thời gian 76 42%

Mạng xã hội, giải trí, chơi game,


130 71.8%
cảm xúc cá nhân

Khác 1 0.6%

Chỉ có 181 SV khảo sát, trong đó có 19 SV khảo sát “Không thức


khuya” nên sẽ không đề cập tới). Có 55,2% sinh viên nhận thức việc
thức khuya không tốt nhưng chưa tìm ra phương pháp giải quyết. Bên
cạnh đó vẫn có những bạn sinh viên chọn chủ yếu quan tâm đến những
việc đã giải quyết được nhờ việc thức khuya, có suy nghĩ nhiều về tác
hại của việc thức khuya lần lượt chiếm tỷ lệ 26% và 18.8%.
Biểu đồ 1. Nhận thức về việc thức khuya

18.8%

Biết nó không tốt nhưng chưa tìm ra


phương pháp giải quyết.
Chủ yếu quan tâm đến những việc
đã giải quyết được nhờ thức khuya.
Có suy nghĩ nhiều về tác hại của thức
55.2% khuya.

26.0%

Kết quả khảo sát phản ánh khoảng 83,3% sinh viên nghe nhiều về tác hại
của việc thức khuya trên các phương tiện đại chúng. Và phần trăm còn
lại hơn 16% SV có nghe nhưng ít và một số ít là chưa nghe nói tới. . Dù
đa số sinh viên đều biết tới tác hại của việc thức khuya và tầm quan
trọng của giấc ngủ nhưng đa phần sinh viên vẫn chưa thay đổi được lối
sống về đêm.
Biểu đồ 2. Việc nghe nói tới tác hại của thức khuya trên các
phương tiện truyền thông đại chúng

16.1%

Chưa nghe nói tới


Có nhưng ít
Nghe nhiều

83.3%

Qua bảng thống kê khảo sát trên 200 sinh viên ĐH y dược cho thấy ảnh
hưởng của việc thức khuya từ mức độ nhẹ đến nặng. Do khảo sát trên
sinh viên là người trẻ nên mức độ ảnh hưởng của việc thức khuya chưa
quá rõ rệt nhưng có thể thấy ảnh hưởng của việc thức khuya tới sinh
viên là có. Việc đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy đó là việc mệt mỏi vào
buổi sáng hôm sau 60,7%. Tiếp đến là việc thức khuya gây ra tình trạng
đau đầu và suy giảm trí nhớ. Người ta đã chỉ ra rằng người có thói quen
thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường
không có thói quen thức khuya. Theo bảng thống kê khảo sát cho thấy
tình trạng đau đầu và suy giảm trí nhớ là rất lớn (68%, 89%). Khi thức
khuya sẽ làm ảnh hưởng tới sự tập trung dẫn đến hiệu quả làm việc sẽ
không được cao. Có thể thấy hiểu quả làm việc từ “không hiệu quả”,
“hiệu quả thấp” và hiệu quả trung bình” chiếm phần lớn. Sau một ngày
làm việc mệt mỏi, thì ban đêm là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi phục hồi
lại sức khỏe và cân bằng các yếu tố trong cơ thể, nhưng vì một nguyên
nhân hoặc một thói quen nào đó mà chúng ta thường xuyên thức đêm
ngủ không đủ giấc. Việc đó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ nên vì
thế ta cần ngủ đủ giấc để tránh đi những ảnh hưởng xấu của việc thức
khuya từ đó có được một sức khoẻ tốt.
BẢNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN THỨC KHUYA
Ảnh hưởng Mức độ Số lượng Tỉ lệ
Không hiệu quả 22 2.8%

Hiệu quả thấp 69 12.2%


Hiệu quả làm việc
Hiệu quả trung bình 85 38.1%

Hiệu quả cao 5 47%


Mệt mỏi vào buổi sáng Hầu như không 2 1.1%
Hiếm khi 20 11%
Bình thường 49 27.1%
Thường xuyên 73 40.3%
Luôn luôn 37 20.4%
Đau đầu Hầu như không 17 9.4%
Hiếm khi 41 22.7%
Bình thường 42 23.2%
Thường xuyên 72 39.8%
Luôn luôn 9 5%
Sự tập trung Không ảnh hưởng 9 5%
Ảnh hưởng nhẹ 49 27.1%
Ảnh hưởng trung bình 80 44.2%
Rất ảnh hưởng 43 23.8%
Suy giảm trí nhớ Hầu như không 20 11%
Suy giảm ít 76 42%
Suy giảm nhiều 85 47%

You might also like