Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 91

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BẢO DUY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC HƯỚNG TÁC


DỤNG ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE CỦA MỘT SỐ LOÀI
THUỘC CHI GNAPHALIUM CÓ Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN BẢO DUY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC HƯỚNG TÁC


DỤNG ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE CỦA MỘT SỐ LOÀI
THUỘC CHI GNAPHALIUM CÓ Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trần Hùng

TP. Hồ Chí Minh – 2022

ii
ĐẠI HỌC Y DƯỢC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA DƯỢC

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2022

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN THEO Ý


KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG

Tên đề tài khóa luận: Nghiên cứu thành phần hoá học hướng tác dụng ức chế
xanthin oxidase của một số loài thuộc chi Gnaphalium có ở Việt Nam

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Duy

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Hùng

Khóa luận đã được bổ sung, sửa chữa các nội dung sau:

1. Sắp xếp các hình để hạn chế các khoảng trống

2. Tăng kích thước hình 3.16

3. Bổ sung và chỉnh kiểu chữ tài liệu tham khảo số 8, số 24

4. Chỉnh sửa lỗi chính tả, trình bày

5. Chuyển mục 1.1 thành 1.5

6. Sửa công thức trang 31

Giảng viên hướng dẫn Giảng viên phản biện Chủ tịch hội đồng

PGS. TS Trần Hùng TS. Võ Văn Lẹo PGS. TS Trần Thị Vân Anh

iii
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC – NĂM HỌC 2017-2022
Nghiên cứu thành phần hoá học hướng tác dụng ức chế xanthin oxidase của
một số loài thuộc chi Gnaphalium có ở Việt Nam
Nguyễn Bảo Duy, PGS. TS Trần Hùng
Đặt vấn đề: Bệnh gút (thống phong) là bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hoá các nhân
purin. Một trong những cơ chế được nghiên cứu thấy là sự chuyển hoá cơ chất quá mức
của enzym xanthin oxidase. Trước những nhu cầu tìm ra những phương pháp điều trị
thay thế ít tác dụng phụ, việc xác định các hoạt chất hay cao chiết có hoạt tính ức chế
enzym xanthin oxidase là rất cần thiết. Các loài thuộc chi Gnaphalium ở Việt Nam gọi
là rau khúc nói chung, được sử dụng làm thực phẩm như rau ăn hàng ngày, xôi khúc,…
Tuy nhiên, trong y học dân gian, Rau khúc có nhiều công dụng như trị ho, viêm phế
quản, đắp lên chỗ sưng đau do thống phong, thấp khớp nhưng những nghiên cứu về Rau
khúc ở Việt Nam còn hạn chế. Do vậy, đề tài này thực hiện nhắm tìm ra thành phần có
tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase trong một số loài nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng: các loài thuộc chi Gnaphalium phân bố ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích đặc điểm thực vật học – định danh; khảo sát sơ bộ
thành phần hoá thực vật; chiết xuất – phân lập bằng sắc ký cột; sàng lọc sinh học với mô
hình DPPH trên bản mỏng và thử in vitro ức chế xanthin oxidase.
Kết quả: Mô tả hình thái và định danh ba loài thu hái được: Gnaphalium polycaulon
Pers., Gnaphalium affine L., Gnaphalium pensylvanicum Willd.
Chiết xuất 420 g hoa khô G. affine thu được 86,58 g cao ethanol toàn phần. Chiết rắn –
lỏng phần rắn không phân tán trong nước của cao ethanol thu được 10,1052 g cao
chloroform; 6,8692 g cao ethyl acetat; 6,5173 g cao methanol. Chiết lỏng – lỏng phần
dịch nước phân tán cao ethanol thu được: 6,8692 g cao chloroform; 9,8755 g cao ethyl
acetat; 42,20 g cao nước. Từ 13,2120 g hai cao ethyl acetat trên tiến hành phân tách qua
sắc ký cột cổ điển 23 phân đoạn và 1 kết tinh. Sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase:
định hướng việc phân lập mẫu hoa loài G. affine và phân đoạn ethyl acetat, tính được
IC50 của 5 mẫu bộ phân dược liệu có tiềm năng, phân đoạn ethyl acetat và methanol và
các phân đoạn nhỏ F(n).
Đề nghị: Tinh chế mẫu kết tinh từ phân đoạn để xác định cấu trúc hợp chất chính và thử
in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase tìm ra IC50. Tiếp tục phân lập các phân đoạn,
các bộ phận hai loài còn lại có tiềm năng ức chế xanthin oxidase.

iv
ABSTRACT
PHARMACIST GRADUATION THESIS – ACADEMIC COURSE: 2017-2022
Study on chemical composition towards xanthine oxidase inhibitory activity of
some Gnaphalium species in Vietnam
Introduction: Gout is a chronic disease caused by disturbances in purine metabolism.
One of the investigated mechanisms is the excessive substrate metabolism of the enzym
xanthine oxidase. In order to find alternative treatments with less unwanted effects, it is
essential to identify active ingredients or extracts with xanthine oxidase inhibitory
activity. In Vietnam, species of the genus Gnaphalium are often used as vegetables for
daily consumption, sticky rice, ... Besides, in traditional medicine, Gnaphalium species
are also used to treat cough, bronchitis, gout and rheumatism. However, the number on
papers about on Gnaphalium species in Vietnam is still limited. Therefore, this study
was carried out to find the ingredients with xanthine oxidase inhibitory activity
Materials and Methods
Materials: species of the genus Gnaphalium in Vietnam.
Methods: analyzing botanical characteristics and identifying the exact species;
preliminarily surveying phytochemical composition; extracting and isolating the species
by column chromatography; biologically screening with DPPH thin-plate model and in
vitro xanthin oxidase inhibition.
Results: Morphological description and identification of three species: Gnaphalium
polycaulon Pers., Gnaphalium affine L., Gnaphalium pensylvanicum Willd.
Extraction of 420 g of dried flowers of G.affine yielded 86,58 g of ethanol extract. Solid-
liquid extraction of the water-undispersible solid part of the ethanol extract yielded
10,1052 g of chloroform extract; 6,8692 g of ethyl acetate extract; 6,5173 g of methanol
extract. Liquid-liquid extraction of highly water-dispersible liquid part of the ethanol
extract yielded 6,8692 g of chlroform; 9,8755 g of ethyl acetate extract; 42,20 g of water
extract. From 13,2120 g of the two ethyl acetate extracts above, species were separated
by classical column chromatography with 23 fractions and one crystallization. Bio-
screening results for xanthine oxidase inhibitory activity: planning for the isolation of G.
affine flower samples and ethyl acetate fractions, calculation of IC50 for 5 potential
medicinal samples, ethyl acetate and methanol fraction, other small fractions called F(n).
Discussion: This research suggested purifying the crystallized sample from the fractions
to determine the structure of the main compounds and test in vitro the inhibitory activity
of xanthine oxidase to calculate IC50. Further research could continue isolating the other
fractions and species with xanthine oxidase inhibitory potential.

v
MỤC LỤC
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT .......................................................................................... iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. THỰC VẬT HỌC ............................................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Gnaphalium ...............................................................2
1.1.2. Số lượng và phân bố chi Gnaphalium.......................................................2
1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CHI GNAPHALIUM .................................4
1.2.1. Flavonoid...................................................................................................4
1.2.2. Sesquiterpen ..............................................................................................9
1.2.3. Diterpen .....................................................................................................9
1.2.4. Triterpen ..................................................................................................11
1.2.5. Phytosterol...............................................................................................11
1.2.6. Anthraquinon...........................................................................................12
1.2.7. Tinh dầu ..................................................................................................12
1.2.8. Caffeoylquinic acid và dẫn xuất..............................................................12
1.2.9. Hợp chất khác..........................................................................................13
1.3. Tác dụng dược lý ............................................................................................13
1.3.1. Tác dụng độc tế bào ................................................................................13
1.3.2. Tác dụng kháng viêm ..............................................................................13
1.3.3. Tác dụng chống ho và long đờm .............................................................14
1.3.4. Tác dụng chống oxi hoá ..........................................................................14

vi
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CHI GNAPHALIUM ....................................................14
1.5. BỆNH GÚT ....................................................................................................15
1.5.1. Định nghĩa ...............................................................................................15
1.5.2. Nguyên nhân ...........................................................................................15
1.5.3. Điều trị ....................................................................................................16
1.6. MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM ỨC CHẾ ENZYM xanthne oxidase ..................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................................19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................19
2.1.1. Nguyên vật liệu .......................................................................................19
2.1.2. Hoá chất, dung môi, thuốc thử ................................................................20
2.1.3. Dùng cụ và trang thiết bị .........................................................................20
2.1.4. Nơi thực hiện đề tài .................................................................................21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................21
2.2.1. Khảo sát nguyên liệu nghiên cứu ............................................................21
2.2.2. Khảo sát nguyên liệu được chọn .............................................................22
2.2.3. Sàng lọc sinh học ....................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................30
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................30
3.1.1. Kết quả phân tích đặc điểm thực vật .......................................................30
3.1.2. Thử tinh khiết ..........................................................................................35
3.1.3. Kết quả chiết xuất cho sàng lọc in vitro định hướng mẫu phân lập ........35
3.1.4. Kết quả định tính sơ bộ bằng sắc ký lớp mỏng .......................................36
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC CHỌN ............................40
3.2.1. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật .....................................40
3.2.2. Chiết xuất, lắc phân bố ............................................................................42
3.2.3. Phân lập phân đoạn EtOAc .....................................................................43
3.2.4. Phân lập phân đoạn F18 và F19 ..............................................................46
3.3. Kết quả sàng lọc sinh học...............................................................................46

vii
3.3.1. Mô hình DPPH trên bản mỏng ................................................................46
3.3.2. Kết quả sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase ..................................47
3.4. Bàn luận .........................................................................................................54
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................56
4.1. Kết luận ..........................................................................................................56
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL.1

viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt Chữ nguyên
XO Xanthin oxidase
UV-Vis Ultraviolet – Visiable
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TT Thuốc thử
VS Vanillin-acid sulfuric
SKC Sắc ký cột
SKĐ Sắc ký đồ
MeOH, Me Methanol
EtOAc Ethyl acetat
CF Chloroform
Hx n-hexan
DMSO Dimethyl sulfoxyde
DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
CFR Phân đoạn chlroform chiết rắn – lỏng
CFL Phân đoạn chlroform chiết lỏng – lỏng
EAR Phân đoạn ethyl acetat chiết rắn – lỏng
EAL Phân đoạn ethyl acetat chiết lỏng – lỏng
IC50 Inhibitory concentration 50% (nồng độ
ức chế tối đa 50%)
EC50 Nồng độ hiệu quả tối đa 50%
ELISA Enzym-linked Immunosorbent assay
HPLC High performance liquid
chromatography (sắc ký hiệu năng cao)
H1, TL1, R1 Hoa, thân lá, rễ G. polycaulon
H2, T2, L2, R2 Hoa, thân, lá, rễ G. affine
H3, TL3, R3 Hoa, thân lá, rễ G. pensylvanicum
pđ Phân đoạn
F(n) Phân đoạn F thứ n từ phân đoạn ethyl
acetat (ethanol)
KL Khối lượng

ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc hai chất trong nhóm sesquiterpen ở loài G. oligandrum .............9
Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm Diterpen ............................................11
Hình 1.3. Hai cấu trúc Anthraquinon được tìm thấy ở loài G. affine .......................12
Hình 1.4. Các cấu trúc của hợp chất caffeoylquinic acid và dẫn xuất .....................12
Hình 1.5. Quá trình chuyển hoá các hợp chất purin .................................................17
Hình 1.6. Phản ứng ức chế enzym xanthin oxidase .................................................18
Hình 2.7. Sơ đồ chiết xuất, phân lập định hướng theo sàng lọc sinh học ................23
Hình 2.8. Sơ đồ chiết phân bố cao ethanol của mẫu hoa G. affine ..........................24
Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm sàng lọc sinh học trên đĩa 96 giếng ....................28
Hình 3.10. Các hình về loài Gnaphalium polycaulon ..............................................30
Hình 3.11. Hình ảnh của loài G. affine và tiêu bản ..................................................31
Hình 3.12. Các bộ phận của hoa loài G. affine .........................................................32
Hình 3.13. Vi phẫu thân loài G. affine .....................................................................33
Hình 3.14. Hình ảnh loài G. pensylvanicum.............................................................34
Hình 3.15. Cụm hoa và các bộ phận khác của hoa loài G. pensylvanicum ..............34
Hình 3.16. SKĐ 10 mẫu cao với ba hệ dung môi.....................................................40
Hình 3.17. SKĐ cao toàn phần và các phân đoạn của mẫu hoa G. affine ................43
Hình 3.18. SKĐ kết tinh từ các phân đoạn F3, F4, F5 .............................................44
Hình 3.19. SKĐ các phân đoạn phân lập từ phân đoạn EtOAc ...............................45
Hình 3.20. SKĐ hai phân đoạn F18 và F19 .............................................................46
Hình 3.21. Kết quả của mô hình DPPH trên SKLM ................................................46
Hình 3.22. Biểu đồ phần trăm ức chế của 10 mẫu dược liệu ở nồng độ 125 μg/ml.47
Hình 3.23. Đồ thị đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và phần trăm ức chế
xanthin oxidase ..........................................................................................................48
Hình 3.24. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase
của phân đoạn EtOAc và phân đoạn MeOH. ............................................................50
Hình 3.25. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase
của chứng dương allopurinol. ...................................................................................54

x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại chi Gnaphalium ..........................................................................2
Bảng 1.2. Tên, phân bố, hình thái các loài thuộc chi Gnaphalium ở Việt Nam .........3
Bảng 1.3. Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid ..........................................................4
Bảng 1.4. Các hợp chất thuộc nhóm Diterpens.7 ........................................................9
Bảng 1.5. Các hợp chất thuộc nhóm phytosterol.7 ...................................................11
Bảng 1.6. Các hơp chất khác.7 ..................................................................................13
Bảng 2.7. Danh mục dược liệu nghiên cứu thu hái được .........................................19
Bảng 2.8. Danh mục hoá chất, dung môi, thuốc thử ................................................20
Bảng 2.9. Danh mục dụng cụ, trang thiết bị .............................................................20
Bảng 2.10. Các loại mẫu dùng cho thử nghiệm tác dụng ức chế xanthin oxidase ...27
Bảng 3.11. Độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid của hoa G. affine .........35
Bảng 3.12. Hàm lượng chất chiết được bằng methanol ...........................................35
Bảng 3.13. Khối lượng, độ ẩm dược liệu và hàm lượng chất chiết được (MeOH) ..36
Bảng 3.14. Khối lượng các phân đoạn chiết phân bố từ cao toàn phần MeOH .......36
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát sợ bộ thành phần hoá thực vật của hoa loài G. affine 41
Bảng 3.16. Khối lượng ước lượng và hàm lượng của các lần chiết .........................42
Bảng 3. 17. Khối lượng các phân đoạn lắc phân bố lỏng – lỏng ..............................42
Bảng 3.18. Khối lượng các phân đoạn thu được từ SKC của phân đoạn EtOAc .....44
Bảng 3.19. Kết quả sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase cảu cao methanol ....47
Bảng 3.20. Kết quả sàng lọc in vitro ức chế xanthin oxidase của 4 phân đoạn chiết
phân bố từ cao MeOH ở nồng độ 125 μg/ml và 62.5 μg/ml .....................................49
Bảng 3.21. Kết quả sàng lọc in vitro ức chế xanthin oxidase của 4 phân đoạn chiết
phân bố từ cao MeOH ở nồng độ 31,25; 15,63; 7,81 μg/ml .....................................49
Bảng 3.22. Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 125 μg/ml và 62,5 μg/ml ..51
Bảng 3.23. Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 31,25 μg/ml và 62,5 μg/ml
...................................................................................................................................52

xi
Bảng 3.24. Kết quả phần trăm ức chế của các phân đoạn F4, F6, F6, F8, F15, F18,
kết tinh ở nồng độ 7,81 μg/ml và 3,91 μg/ml ............................................................53
Bảng 3.25. IC50 của các phân đoạn từ phân đoạn EtOAc (ethanol) .........................53

xii
LỜI CẢM ƠN
Thời gian khoảng 5 tháng thực hiện đề tài đã mang lại cho em nhiều kiến thức, kĩ
năng và những trải nghiệm trước đây chưa từng có. Và trong khoảng thời gian này,
em đã nhận được sự giúp đỡ và động viên từ thầy cô, anh chị, bạn bè và các em khoá
dưới. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy PGS. TS Trần Hùng đã dẫn
dắt và định hướng em theo con đường nghiên cứu, luôn đồng hành, chia sẻ kiến thức
quý giá và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khoá luận. Em xin cảm ơn cô TS.
Lê Thị Hồng Vân đã hỗ trợ em thiết bị xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đã dành thời gian để đọc và đóng góp ý kiến giúp
em hoàn thiện đề tài hơn. Em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô Bộ môn Dược
Liệu, cô Châu, chị Lan, chị Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình
học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn.
Mình xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lab Dược liệu 405 đã đồng hành cùng mình
trong khoảng thời gian vui, buồn khi thực hiện khoá luận: bạn Tấn An, Thanh Quyền,
Nhật Thanh, Lam Trúc, Hoàng Uyên, Văn Nhân, Kim Quyên, Quỳnh Trân, Tố Uyên,
Khánh Uyên, Thu Hương, Minh Trung, Hồng Nhật, Diệu Linh, Thanh Thảo, Hoàng
Phúc, Thanh Tuyền. Mình xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn monitor lab 405,
đặc biệt là Oanh, Phượng, Thuý Nga, Kim Ngân, Phương, Quang, Thanh Ngân …
luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mình hoàn thành đề tài dù học hành, thi cử bận rộn.
Cuối cùng, con xin cảm ơn cha mẹ và gia đình đã luôn giúp đỡ, là chỗ dựa cho con,
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập, cho con động lực và năng lượng để tiến
về phía trước. Một lần nữa, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022
Nguyễn Bảo Duy

xiii
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh gút (thống phong) là bệnh do rối loạn chuyển hoá các nhân purin. Đặc trưng
bởi việc tăng lượng acid uric trong máu và kèm theo các cơn đau cấp và mạn do sự
lắng động các tinh thể monosodium urat dẫn đến phản ứng viêm tại các khớp. Một
trong những cơ chế được nghiên cứu thấy là do sự chuyển hoá cơ chất quá mức của
enzym xanthin oxidase (XO) trong quá trình oxi hoá hypoxanthin thành xanthin và
xanthin thành acid uric. Với những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của
người bệnh, việc tìm ra những phương pháp điều trị là rất cầp thiết.
Hiện nay, trong điều trị bệnh gút mạn tính, y học hiện đại thường sử dụng thuốc hạ
acid uric máu. Việc điều trị này thường kéo dài và có thể suốt đời, thêm vào đó các
thuốc hoá dược thường có các tác dụng phụ. Allopurinol là thuốc hạ acid uric được
sử dụng phổ biến hiện nay nhưng lại có các tác dụng phụ như sốt, nôn, buồn nôn, đau
đầu, ban đỏ ở da đặc biệt là dị ứng. Vì thế ngày nay, xu hướng sử dụng các hợp chất
tự nhiên đang rất được quan tâm do tìm ra những cấu trúc mới có tác động, ít tác dụng
phụ, quan niệm người dùng hướng đến các sản phẩm từ tự nhiên… Trước những nhu
cầu đó, việc tìm và xác định các hoạt chất hay cao chiết có hoạt tính ức chế enzym
xanthin oxidase là rất cần thiết.
Vào những năm gần đây, trên thế giới có một số nghiên cứu về tác động ức chế enzym
xanthin oxidase có triển vọng của chi Gnaphalium. Tại Việt Nam, cũng có một vài
loài thuộc chi Gnaphalium – gọi chung là rau khúc – được sử dụng khá phổ biến quen
thuộc ở các vùng miền Bắc. Rau khúc ngoài sử dụng làm các món ăn như xôi khúc,
dân gian còn dùng như bài thuốc để chữa ho, viêm phế quản, đắp lên các chỗ sưng
do thống phong. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này với mục tiêu tìm ra thành phần có
tác dụng ức chế enzym XO trong các loài thuộc chi Gnaphalium nghiên cứu.
Đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học hướng tác dụng ức chế xanthin oxidase
của một số loài thuộc chi Gnaphalium có ở Việt Nam” đặt ra mục tiêu tổng quát
nhắm tìm ra thành phần có tác dụng ức chế enzym XO trong một số loài nghiên cứu
với các mục tiêu cụ thể như sau:
1/ Thu thập và định danh mẫu nghiên cứu.
2/ Đánh giá tác dụng ức chế XO của các bộ phận, các phân đoạn, chọn ra bộ phận,
phân đoạn cho nghiên cứu hóa học.
3/ Phân lập các chất trong phân đoạn có tác dụng (theo hướng phân lập các chất có
tác dụng tốt trên XO).
4/ Xác định cấu trúc các chất đã phân lập.
5/ Đánh giá IC50 trên ức chế XO của các chất đã phân lập.

1
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Vị trí phân loại chi Gnaphalium
Theo phân loại Takhtajan (2009), vị trí phân loại của chi Gnaphalium như sau3:

Bảng 1.1. Phân loại chi Gnaphalium

Giới Thực vật (Plantae)

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Phân lớp Cúc (Asteridae)

Liên bộ Cúc (Asteranae)

Bộ Cúc (Asterales)

Họ Cúc (Asteraceae)

Phân họ Cúc (Arteroideae)

Tông Gnaphalieae

Chi Rau khúc (Gnaphalium)

1.1.2. Số lượng và phân bố chi Gnaphalium


Đến nay, chi Gnaphalium đã được tìm thấy trên khắp thế giới với khoảng 200 loài.
Trong đó G. affine là thường sống ở các vùng Đông Á bao gồm cả các vùng ôn đới
của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như một số vùng nhiệt đới có độ cao
của Ấn Độ, Nepal và Thái Lan.4 Loài G. polycaulon là một loài cỏ dại phổ biến ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Mỹ. Loài G.
uliginosum được dùng như một phương pháp trị liệu bằng dược liệu ở Nga.5,6 Một số
loài thuộc chi Gnaphalium, thường được gọi là “gordolobo” được sử dụng ở Mexico
hay “sanlotodo” là hoa của G. stramineum được dùng bởi người Trung Mỹ. Ngoài ra
còn các loài được tìm thấy ở các vùng như G. sylvaticum ở Ba Lan, G. pellitum ở
Đức, G. purpureum và G. elegans ở Nam Mỹ.7Ở Việt Nam có khoảng 5 loài được
tìm thấy tập trung ở các vùng Bắc Bộ được trình bày dưới bảng 1.2 như sau:

2
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

Bảng 1.2. Tên, phân bố, hình thái các loài thuộc chi Gnaphalium ở Việt Nam

Loài Tên Phân bố Hình thái


gọi

G. affine8 Hoàng Điện Biên Cỏ nhỏ, thân nằm rồi đứng, có lông
nhung như nhung, lá mọc xen, không
gần cuống, có phiến hẹp dài, to 2,5-4,5
x 0,2-0,4 cm: hoa đầu to 2-3 mm.

G. hypolecum8 Hoàn Sapa Cỏ nhất niên cao 50 cm; thân không


nhung nhánh, có lông sát, trắng dày. Lá
dưới không cuống; phiến hẹp dài, đáy có
trắng tai ôm thân, mặt trên không lông,
mặt dưới như gòn trắng, gân phụ
không rõ. Phát hoa là chụm tròn ở
chót nhánh, vằng nghệ; hoa đầu to
3 mm, lá hoa đầy lông ở lưng. Bế
quả 0,4 mm; lông mào vàng

G. luteo-abum8 Khúc Vùng địa hình cao ở Cỏ nhất niên, thân thường đơn, cao
vàng, Quảng Trị, Quảng 30-70 cm. Lá không cuống; phiến
Khúc Nam, Đà Lạt hẹp (4-6 mm) dài, đầy lông trắng
tẻ hai mặt, gân phụ không rõ. Hoa ở
ngọn vàng tươi; hoa đầu 2-3 cm; lá
hoa đầy lông trắng; hoa ngoài cái,
nhiều. Bế quả nhỏ (0,5 mm) có
tuyến; lông mao trắng, mau rụng.

G. polycaulon8 Rau Huế Cỏ nhất niên; thân có nhánh, đứng


khúc, cao 20-40 cm. Lá không cuống;
Hoàn phiến hẹp, đầy lông trắng, gân phụ
nhung không rõ. Gié ở ngọn; hoa ngoài
nhiều cái, nhiều, màu vàng. Bế quả nhỏ
thân (0,5 mm); lông mao trắng, mau
rụng.

G. indicum 9 Khúc Mọc hoang dại ở Cây thảo sống hằng năm, thân
nếp, những ruộng khô mảnh, cao 10-20 cm, có lông trắng
thử khắp nước ta, nhiều mềm. Lá thuôn hình dỉa, có mũi
khúc nhất ở miền Bắc nhọn, có lông mịn, trắng ở hầu khắp
thảo mặt dưới, Cụm hoa hình bông hay

3
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

hình chuỳ mọc ở ngọn. Lá bắc


thuôn hình trái xoan, hoa cái và hoa
lưỡng tính rất nhiều, tràng hoa các
mảnh có ba răng nhỏ, tràng hoa
lưỡng tính phình to từ gốc đến đỉnh,
5 thuỳ. Nhị 5, bao phấn có đỉnh cụt,
tai có râu. Quả bế thuôn dài.

1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CHI GNAPHALIUM


Đến nay, hơn 125 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc ở nhiều loài trong
chi Gnaphalium gồm 68 flavonoid, 2 sesquiterpen, 28 diterpen, 5 triterpen, 4
phytosterol, 2 anthraquinon, 5 dẫn xuất caffeoylquinic acid và 10 hợp chất khác.
Ngoài ra, một số loài thuộc chi này còn có tinh dầu và đã được xác định các thành
phần.
1.2.1. Flavonoid
Trong 68 flavonoid được báo cáo đến nay, có 28 dẫn xuất flavone (1-28), 37 dẫn xuất
flavonol (29-65), một dẫn xuất flavanon (66), hai dẫn xuất chalcon (67,68) Trong số
đó, 28 hợp chất 2–5, 7–10, 13–16, 23, 27,28, 32–39, 41, 43–45, và 68 được phân lập
dưới dạng O-glycoside.7,11-15 Tất cả các cấu trúc được trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các hợp chất thuộc nhóm flavonoid
STT Hợp chất Loài
Flavone

1 Apigenin G. affine
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=R6=OH G. hypoleucum
G. luteo-album
G. sylvaticum
2 Apigenin 4'-O-β-D-glucopyranoside G. affine
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=OH, R6=O-β-D-Glu
3 Apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside G. luteo-album
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=O-β-D-Glu, R6=OH G. uliginosum
4 Apigenin 4'-O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-glucopyranoside G. affine

4
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=OH, R6=O-β-D-(6''-E-


caffeoyl)-Glu
5 Apigenin 7-O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-glucopyranoside G. affine
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-glu,
R6=OH
6 Luteolin G. affine
R1=R2=R4=R7=H, R3=R5=R6=OH G. hypoleucum
G. indicum
G. luteo-album
G. rufescens
G. sylvaticum
7 Luteolin 4'-O-β-D-glucopyranoside G. affine
R1=R2=R4=R7=H, R3=R5=OH, R6=O-β-D-Glu G. cheiranthifolium
G. hypoleucum
G. luteo-album
8 Luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside G. luteo-album
R1=R2=R4=R7=H, R3=O-β-D-Glu, R5=R6=OH
9 Luteolin 4'-O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-glucopyranoside G. affine
R1=R2=R4=R7=H, R3=R5=OH, R6=O-β-D-(6''-E-
caffeoyl)-Glu
10 6-Hydroxyluteolin 7-O-β-D-glucopyranoside G. affine
R1=R4=R7=H, R2=R5=R6=OH, R3=O-β-D-Glu G. uliginosum
11 6-Methoxyluteolin G. uliginosum
R1=R4=R7=H, R2=OCH3, R3=R5=R6=OH
12 Luteolin 7-O-methyl ether G. rufescens
R1=R2=R4=R7=H, R3=OCH3,R5=R6=OH
13 5,7,3',4'-Tetrahydroxy-6-methoxyflavone 7-O-β-D- G. uliginosum
glucopyranoside
R1=R4=R7=H, R2=OCH3, R3=O-β-D-Glu,
R5=R6=OH
14 5,7,3',4'-Tetrahydroxy-6-methoxyflavone 7-O-β-D-(6''- G. uliginosum
E-caffeoyl)- glucopyranoside
R1=R4=R7=H, R2=OCH3, R3=O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-
Glu, R5=R6=OH
15 Scutellarein 7-O-β-D-glucopyranoside G. uliginosum
R1=R4=R5=R7=H, R2=R6=OH, R3=O-β-D-Glu
16 Acacetin 7-O-rutinoside G. affine
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=O-α-L-Rha-(1-6)-β-D-Glu,
R6=OCH3
17 5-Hydroxy-7,8-dimethoxyflavone G. pellitum
R1=R2=R5=R6=R7=H, R3=R4=OCH3
18 5-Hydroxy-4',7-dimethoxyflavone G. affine
R1=R2=R4=R5=R7=H, R3=R6=OCH3
19 Velutin G. gaudichaudianum
R1=R2=R4=R7=H, R3=R5=OCH3, R6=OH
20 5,8-Dihydroxy-6,7-dimethoxyflavone G. gaudichaudianum
R1=R5=R6=R7=H, R2=R3=OCH3, R4=OH

5
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

21 Hispidulin G. antennarioides
R1=R4=R5=R7=H, R2=OCH3, R3=R6=OH
22 Hispidulin 7-O-β-D-glucopyranoside G. antennarioides
R1=R4=R5=R7=H, R2=OCH3, R3=O-β-D-Glu,
R6=OH
23 Tricin G. sylvaticum
R1=R2=R4=H, R3=R6=OH, R5=R7=OCH3
24 Jaceosidin G. luteo-album
R1=R4=R7=H, R2=R5=OCH3, R3=R6=OH G. uliginosum
25 8-O-(2-Methylbutyryl)-5,7,8-trihydroxyflavone G. robuscum
R1=R2=R5=R6=R7=H, R3=OH, R4=O-(2-
Methylbutyryl)
26 8-O-(Z)-2-Methyl-2-butenoyl-5,7,8-trihydroxyflavone G. robuscum
R1=R2=R5=R6=R7=H, R3=OH, R4=O-(Z)-2-Methyl-
2-butenoyl
27 5,7,4'-Trihydroxy-3'-methoxyflavone 7-O-β-D- G. uliginosum
glucopyranoside
R1=R2=R4=R7=H, R3=O-β-D-Glu, R5=OCH3,
R6=OH
28 Gnaphaloside A G. uliginosum
R1=R4=R7=H, R2=R5=OCH3, R3=O-β-D-(6''-E-
caffeoyl)-Glu, R6=OH
29 Kaempferol G. affine
R1=R3=R6=OH, R2=R4=R5=R7=H G. uniflorum
30 Isokaempferide G. dioicum
R1=OCH3, R2=R4=R5=R7=H, R3=R6=OH
31 Quercetin G. affine, G. gracile
R1=R3=R5=R6=OH, R2=R4=R7=H G. hypoleucum
G. indicum
G. pellitum
G. sylvaticum
G. uniflorum
32 Quercetin 4'-O-β-D-glucopyranoside G. affine
R1=R3=R5=OH, R2=R4=R7=H, R6=O-β-D-Glu G. hypoleucum
33 Quercetin 4'-O-β-D-(6''-E-caffeoyl)-glucopyranoside G. affine
R1=R3=R5=OH, R2=R4=R7=H, R6=O-β-D-(6''-E-
caffeoyl)-Glu
34 Quercetin 7-O-β-D-glucuronide G. affine
R1=R5=R6=OH, R2=R4=R7=H, R3=O-β-D-GluA
35 Quercimeritrin G. affine
R1=R5=R6=OH, R2=R4=R7=H, R3=O-β-D-Glu G. sylvaticum
36 Isoquercitrin G. stramineum
R1=O-β-D-Glu, R2=R4=R7=H, R3=R5=R6=OH G. sylvaticum
G. uliginosum
G. uniflorum
37 Quercetin 3-O-β-D-galactopyranoside G. stramineum
R1=O-β-D-Gal, R2=R4=R7=H, R3=R5=R6=OH

6
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

38 Rutin G. stramineum
R1=O-α-L-Rha-(1-6)-β-D-Glu, R2=R4=R7=H, G. uniflorum
R3=R5=R6=OH
39 Quercetin 3-O-β-D-galactopyranoside-4'-O-β-D- G. uniflorum
glucopyranoside
R1=O-β-D-Gal, R2=R4=R7=H, R3=R5=OH, R6=O-β-
D-Glu
40 Quercetagetin G. affine
R1=R2=R3=R5=R6=OH, R4=R7=H
41 Quercetagetin 7-O-β-D-glucopyranoside G. affine
R1=R2=R5=R6=OH, R3=O-β-D-Glu, R4=R7=H
42 Isorhamnetin G. affine
R1= R3=R6=OH, R2=R4=R7=H, R5=OCH3
43 Isorhamnetin 3-O-β-D-galactopyranoside G. uniflorum
R1=O-β-D-Gal, R2=R4=R7=H, R3=R6=OH,
R5=OCH3
44 3,5,7,4'-Tetrahydroxy-3'-methoxyflavone 3-O-β- G. uliginosum
Dglucopyranoside
R1=O-β-D-Glu, R2=R4=R7=H, R3=R6=OH,
R5=OCH3
45 3,5,7,3',4'-Pentahydroxy-6-methoxyflavone 3-O-β- G. uliginosum
Dglucopyranoside
R1=O-β-D-Glu, R2=OCH3, R3=R5=R6=OH,
R4=R7=H
46 Gnaphaliin B G. affine
R1=OH, R2=R5=R6=R7=H, R3=R4=OCH3 G. liebmannii
47 3,5-Dihydroxy-6,7,8-trimethoxyflavone G. chilense
R1=OH, R2=R3=R4=OCH3, R5=R6=R7=H G. microecephalum
G. robustum
48 3,5-Dihydroxy-6,7,8,4'-tetramethoxyflavone G. affine
R1=OH, R2=R3=R4=R6=OCH3, R5=R7=H
49 5-Hydroxy-3,7,8-trimethoxyflavone G. affine
R1=R3=R4=OCH3, R2=R5=R6=R7=H G. robustum
G. obtusifolium
50 5-Hydroxy-3,6,7,8-tetramethoxyflavone G. affine
R1=R2=R3=R4=OCH3, R5=R6=R7=H G. hypoleucum
G. undulatum
51 5-Hydroxy-3,6,7,8,4'-pentamethoxyflavone G. affine
R1=R2=R3=R4=R6=OCH3, R5=R7=H G. hypoleucum
52 5-Hydroxy-3,6,7,8,3',4'-hexamethoxyflavone G. affine
R1=R2=R3=R4=R5=R6=OCH3, R7=H G. hypoleucum
53 Gnaphalin A G. affine, G. gracile
R1=R4=OCH3, R2=R5=R6=R7=H, R3=OH G. lanuginosum
G. liebmannii
G. obtusifolium
G. robustum
54 5,7-Dihydroxy-3-methoxyflavone G. gracile

7
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

R1=OCH3, R2=R4=R5=R6=R7=H, R3=OH G. robustum


55 8-O-(2-Methyl-2-butenoyl)-5,7-dihydroxy-3- G. robustum
methoxyflavone
R1=OCH3, R2=R5=R6=R7=H, R3=OH, R4=O-(2-
Methyl-2-butenoyl)
56 5,7-Dihydroxy-3,6-dimethoxyflavone G. wrightii
R1=R2=OCH3, R3=OH, R4=R5=R6=R7=H
57 5,8-Dihydroxy-3,6,7-trimethoxyflavone G. gaudichaudianum
R1=R2=R3=OCH3, R4=OH, R5=R6=R7=H
58 5,7-Dihydroxy-3,6,8-trimethoxyflavone G. affine
R1=R2=R4=OCH3, R3=OH, R5=R6=R7=H G. elegans
59 5,7-Dihydroxy-3,8,4'-trimethoxyflavone G. affine
R1=R4=R6=OCH3, R2=R5=R7=H, R3=OH
60 5,7-Dihydroxy-3,8,3',4'-tetramethoxyflavone G. affine
R1=R4=R5=R6=OCH3, R2=R7=H, R3=OH
61 5,6-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone G. affine
R1=R3=OCH3, R2=OH, R4=R5=R6=R7=H
62 3,5,7-Trihydroxy-6,8-dimethoxyflavone G. obtusifolium
R1=R3=OH, R2=R4=OCH3,R5=R6=R7=H
63 5,7,8-Trihydroxy-3-methoxyflavone G. robuscum
R1=OCH3, R2=R5=R6=R7=H, R3=R4=OH
64 Quercetin 3-methyl ether G. gracile
R1=OCH3, R2=R4=R7=H, R3=R5=R6=OH G. indicum
65 Rhamnetin G. pellitum
R1=R5=R6=OH, R3=OCH3, R2=R4=R7=H
66 Pinocembrin G. purpurascens

Chalcone

67 4,4',6'-Trihydroxy-2'-methoxychalcone G. affine
R1=Me, R2=R3=H
68 Gnaphalin G. affine
R1=H, R2=β-D-Glu, R3=Me G. cheiranthifolium
G. multiceps
G. purpurascens
G. luteo-album

8
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

1.2.2. Sesquiterpen
Hai sesquiterpens được tìm thấy ở loài G. oligandrum16.

Germacrene D (2E,6Z)-7,11,11-trimethylbicyclo8.1.0undeca-2,6-diene
Hình 1.1. Cấu trúc hai chất trong nhóm sesquiterpen ở loài G. oligandrum

1.2.3. Diterpen
Bảng 1.4. Các hợp chất thuộc nhóm Diterpens.7
STT Hợp chất Loài
71 Sclareol G. gaudichaudianum
72 8α,13α-Diacetoxysclareol G. gaudichaudianum
73 8-epi-Sclareol G. undulatum
74 13-epi-Sclareol G. pellitum, G. graveolens
75 13-epi-Cyclosclareol G. pellitum, G. graveolens
G. undulatum
76 Kauranol G. rufescens
77 Kaur-16-en-19-oic acid G. gaudichaudianum
G. inornatum
G. rufescens
78 Methyl kaur-16-en-19-oate G. gaudichaudianum
79 3α-Hydroxykaur-16-en-19-oic acid G. gaudichaudianum
80 Methyl 3α-hydroxykaur-16-en-19-oate G. gaudichaudianum
81 11β-Acetoxykaur-16-en-19-oic acid G. rufescens
82 3α-Acetoxykaur-16-en-19-oic acid G. gaudichaudianum
83 Methyl 3α-acetoxykaur-16-en-19-oate G. gaudichaudianum
84 ent-Kauran-16-ene G. undulatum
85 ent-Kaur-16-en-19-al G. undulatum
86 ent-Kaur-16-en-19-oic acid G. graveolens
G. oligandrum
G. pellitum
G. undulatum
87 15α-Hydroxy-ent-kaur-16-en-19-oic acid G. undulatum
88 11β-Acetoxy-ent-kaur-16-en-19-oic acid G. pellitum
89 ent-Kaur-9(11),16-dien-19-oic acid G. oligandrum
G. undulatum
90 Sylviside G. sylvaticum
91 ent-Pimar-15-ene-3α,8α-diol G. gaudichaudianum
92 ent-Pimar-15-ene-8α,19-diol G. gaudichaudianum

9
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

93 ent-Pimara-8(14),15-dien-3α-ol G. gaudichaudianum
94 ent-Pimara-8(14),15-dien-19-ol G. gaudichaudianum
95 ent-Pimara-8(14),15-dien-3α,19-diol G. gaudichaudianum
96 ent-Pimara-8(14),15-dien-19-oic acid G. gaudichaudianum
97 ent-Pimara-8(14),15-dien-18-oic acid G. gaudichaudianum
98 15β-hydroxy-wedeliaseccokaurenolide G. undulatum

71: R1=R3=OH, R2=R4=Me


72: R1=R4=Acetoxy, R2=R3=Me
73: R1=R4=Me, R2=R3=OH
74: R1=R4=OH, R2=R3=Me

77: R1=H, R2=H,R3=COOH


78: R1=H,R2=H,R3=COOMe
79: R1=OH,R2=H,R3=COOH
80: R1=OH,R2=H,R3=COOMe
81: R1=H,R2=Acetoxy,R3=COOH
82: R1=Acetoxy,R2=H,R3=COOH
83: R1=Acetoxy,R2=H,R3=COOMe

84: R1=H,R2=H,R3=H
85: R1=H,R2=H,R3=CHO
86: R1=H,R2=H,R3=COOH
87: R1=H,R2=OH,R3=COOH
88: R1=Acetoxy,R2=H,R3=COOH

10
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

91: R1=OH, R2=Me


92: R1=H, R2=CH2OH

93: R1=OH, R2=Me, R3=Me


94: R1=H, R2=CH2OH, R3=Me
95: R1=OH, R2=CH2OH, R3=Me
96: R1=H, R2=COOH, R3=Me
97: R1=H, R2=Me, R3=COOH

Hình 1.2. Cấu trúc các hợp chất thuộc nhóm Diterpen

1.2.4. Triterpen
α-Amyrin, taraxasterol acetat, β-amyrin, và betulinic acid (99–102, tương ứng.) đã
được phân lập từ G. affine, và squalene (103) đã được tìm thấy ở loài G.
gaudichaudianum.17
1.2.5. Phytosterol

Bảng 1.5. Các hợp chất thuộc nhóm phytosterol.7


Số thứ tự Hợp chất Loài
104 β-Sitosterol G. affine, G. hypoleucum,
G. inornatum, G. pellitum
105 (20R)-Cholest-4-en-3-on G. affine
106 3β-Hydroxy-stigmast-5,22-dien-7-one G. affine
107 Stigmasterol G. gaudichaudianum

11
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

1.2.6. Anthraquinon
Trong phân đoạn ether dầu hoả, hai anthraquinone 108 (emodin) và 109 (physcion)
được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện năm 2011 trong loài G. affine.7

108: R=H
109: R=Me

Hình 1.3. Hai cấu trúc Anthraquinon được tìm thấy ở loài G. affine

1.2.7. Tinh dầu


Tinh dầu chiết xuất từ các bộ phận được sấy khô (lá và hoa) của G. affine thu hái ở
Chengdu ở Trung Quốc, bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước thu được chất lỏng
màu màu vàng sáng. Phân tích GC – MS về tinh dầu xác định được 24 các hợp chất
khác nhau, chiếm 94,95% tổng lượng tinh dầu đã trích xuất. Tinh dầu chứa
hydrocacbon và hydroxybenzen. Các hợp chất chính là eugenol, linalool, trans-
caryophyllene, α-terpineol , ρ-cymene, hexadecanoic acid, γ-cadinene, δ-cadinene, α-
humulene và (-)-β-elemene. Và các chất như elemol, tetradecan, α-cedrol, nonadecan,
7-octen-4-ol, (z, z)-9,12-octadecadienoic acid và acid tetradecanoic phát hiện là các
thành phần phụ trong tinh dầu từ G. affine.10
1.2.8. Caffeoylquinic acid và dẫn xuất
Hai dẫn xuất caffeoylquinic acid gồm chlorogenic acid (110) và cynarin (112), được
tìm thấy ở loài G. uliginosum18, bốn dẫn xuất gồm 4-O-caffeoylquinic acid (111),
3,5-dicaffeoylquinic acid (113), 4,5-dicaffeoylquinic acid (114), 3,4,5-tri-O-
caffeoylquinic acid (115) được phân lập từ hoa của loài G. stramineum.19
110: R1=R3=R4=H, R2=caffeoyl
111: R1=R2=R4=H, R3=caffeoyl
112: R1=R2=caffeoyl, R3=R4=H
113: R1=R3=H, R2=R4=caffeoyl
114: R1=R2=H, R3=R4=caffeoyl
115: R1=H, R2=R3=R4=caffeoyl

Hình 1.4. Các cấu trúc của hợp chất caffeoylquinic acid và dẫn xuất

12
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

1.2.9. Hợp chất khác

Bảng 1.6. Các hơp chất khác.7

Số thứ tự Hợp chất Loài


116 Gnaphaliol 3-O-β-D-glucopyranoside G. polycaulon
117 Gnaphaliol 9-O-β-D-glucopyranoside G. polycaulon
118 (Z)-3-Hexenyl O-β-D-glucopyranoside G. polycaulon
119 Adenosine G. polycaulon
120 Obliquine G. sphacelatum
121 Scopoletin G. affine
122 (+)-Pinitol G. pellitum
123 Trans-caffeic acid G. uliginosum
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1.3.1. Tác dụng độc tế bào
Hợp chất 5,7-dihydroxy-3,6,8-trimethoxyflavone (58) ở bảng 1.3 có nguồn gốc từ G.
elegans ức chế hiệu quả một số dòng tế bào người bị ung thư như ung thư ruột kết ở
người – Tế bào Caco-2 (EC50 = 12,42 μM), tế bào ung thư tuyến tụy Panc28 (EC50 =
51,76 μM) và tế bào ung thư ruột kết HCT-116 (EC50 = 69,99 μM). Hợp chất 5,7,3 ',
4'-tetrahydroxy-3-methoxyflavone (64) được phân lập từ loài G. indicum ức chế chất
hoạt hoá khối u phorbol ester bởi việc tổng hợp phospholipid tăng cường và hoạt
động vận chuyển đường trong tế bào nuôi cấy.7
1.3.2. Tác dụng kháng viêm
Hoa G. stramineum được sấy khô lần lượt được chiết xuất bằng n-hexan, methanol,
và nước. Mỗi dịch chiết xuất được thử nghiệm bằng đường uống tác động chống viêm
ở bàn chân chuột sử dụng carrageenan gây ra phù nề. Phân đoạn theo hướng tác động
sinh học là dịch chiết xuất methanol của G. stramineum và phân lập đươc bốn
caffeoylquinic dẫn xuất acid, 4-O-caffeoylquinic, 3,5-di-O-caffeoylquinic, 4,5-di-O-
caffeoylquinic, và acid 3,4,5-tri-O-caffeoylquinic (111 và 113–115, tương ứng), và
quercetin glycoside, isoquercitrin, quercetin 3-O-β-D-galactopyranoside, và rutin
(36–38, tương ứng). Các dẫn xuất của acid caffeoylquinic được thử nghiệm trên các
đại thực bào đã kích hoạt ở người cho các hoạt động của chúng trên một số chức năng
liên quan đến cơ chế viêm như di chuyển bạch cầu đơn nhân và sản xuất anion
superoxide. Hợp chất (113) và (114) thể hiện tác động chống viêm đáng kể, trong khi
hợp chất (115) không thể hiện tác động kháng viêm. Hợp chất (113) ức chế đỉnh ở
nồng độ 1 × 10-11 M; hợp chất (114) ức chế chỉ ở nồng độ 1 × 10-7 M; hợp chất (115)
là hoàn toàn không ức chế ở bất kỳ thử nghiệm nào ở nồng độ 1 × 10-7 M – 1 × 10-17
M. Glycoside quercetin (glucoside, galactoside và rutinoside) có thể làm giảm phù

13
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

nề do carrageenan gây ra và phản ứng tiết dịch bởi viên bông gây khối u hạt. Đánh
giá toàn diện cho thấy rằng các tác động chống viêm của các chất chiết xuất từ G.
stramineum có thể là do sự kết hợp của các dẫn xuất acid caffeoylquinic và glycoside
flavonol19.
1.3.3. Tác dụng chống ho và long đờm
Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, loài G. affine đã được sắc uống để điều trị các
bệnh về đường hô hấp. Dịch chiết nước loài G. affine (bằng 18 g/kg, 12 g/kg và 6
g/kg nguyên liệu) được cho uống trên chuột gây ho do amoni hydroxide gây ra và ở
chuột lang gây ra ho bởi acid citric uống và chuột được tiêm phenol đỏ tương ứng để
đánh giá tác dụng long đờm và chống ho. Dịch chiết đã có tác dụng giảm tần suất ho
do amoni hydroxide và acid citric, cũng như sự tiết chất nhờn từ khí quản chuột.
Campos-Bedolla và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của chiết methanol từ G.
conoideum về phản ứng với chất chủ vận co bóp trong khí quản chuột lang và vai trò
có thể có của kênh Ca2+ loại L. Dịch chiết n-hexane (87 μg/mL, 130 μg/mL và 316
μg/mL) tạo ra sự dịch chuyển sang trái của các đường cong nồng độ-phản ứng của
forskolin, nitroprusside, isoproterenol và aminophylline, cho thấy G. liebmannii gây
giãn cơ khí quản, có thể thông qua sự ức chế phosphodiesterase. Bằng cách dùng
phân đoạn có tác dụng sinh học của G. liebmannii, các chất gnaphaliin A (53) và
gnaphaliin B (46) được xác định là giúp giãn cơ một cách tích cực. Gnaphaliin A
(EC50 = 195,97 ± 36,07 μM) và gnaphaliin B (EC50 = 134,04 ± 6,41 μM) cho thấy
chất làm giãn cơ mạnh hơn, hiệu quả hơn aminophylline (EC50 = 534,50 ± 27,88 μM),
một loại thuốc giãn cơ có thể được sử dụng để điều trị cơn hen phế quản, hen phế
quản mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.20
1.3.4. Tác dụng chống oxi hoá
Tinh dầu từ G. affine cho thấy tác dụng dặp tắt các gốc oxy hoá chống lại 2,2'-
azinobis-3-ethylbenzthiazoline-6-sulfonate với IC50 là 0,32 ± 0,89 μg/mL (IC50 của
acid ascorbic = 24,06 ± 0,73 μg/mL). Tác dụng ức chế đáng kể của tinh dầu đối với
quá trình peroxy hóa lipid trong lòng đỏ trứng với giá trị IC50 là 0,09 ± 0,75 μg/mL
(IC50 của acid ascorbic = 6,73 ± 0,87 μg/mL). Tinh dầu có tính khử mạnh trong mô
hình đo khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ Dịch chiết xuất cho thấy cơ chống oxy hóa phụ
thuộc vào nồng độ trong thử nghiệm LP-LUV (IC50 = 14,86 μg dịch chiết).21
1.4. CÔNG DỤNG CỦA CHI GNAPHALIUM
Loài G. affine được dùng như một phương thuốc ở Trung Quốc với công dụng chữa
ho, long đờm, các triệu chứng cảm lạnh. Ở Balkan, Đông Nam châu Âu, loài G.
ulginosum dùng để trị cao huyết áp và loét dạ dày. Ngoài ra, loài này cũng đc dùng ở
Nga điều trị các bệnh viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối. Ở các nước Mỹ Latinh, một

14
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

số loài thuộc chi Gnaphalium được dùng với các mục địch điều trị các bệnh như:
bệnh dạ dày, sưng tấy, vết thương, viêm tuyến tiền liệt, thắt lưng, viêm dây thần kinh
và đau thắt ngực, để giảm huyết áp, hoặc được dùng như thuốc lợi tiểu, hạ sốt và
chống sốt rét.7 Gần đây, các nhà khoa học thấy được dịch chiết ethanol của loài G.
affine làm giảm acid uric ở chuột.22
1.5. BỆNH GÚT
1.5.1. Định nghĩa
Bệnh gút hay còn gọi thống phong là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi
những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô,
gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin,
thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.
Gút đã được biết đến lần đầu tiên bởi người Ai Cập vào những năm 2640 trước Công
nguyên. Mãi sau nhiều thế kỷ, ông tổ của y học phương tây - Hippocrates ( khoảng
460 – 357 trước Công nguyên) đã ghi nhận podagra (thống phong cấp tính ở khớp
bàn – ngón chân cái), được ông xem là căn bệnh không thể chữa khỏi. Thuật ngữ
“gút’’ được bắt nguồn từ gutta trong tiếng Latin nghĩa là “giọt” hay “thả rơi”, dựa
trên thuyết con người là phần dịch trong cơ thể bị rơi xuống chân. Cuối thế kỷ XIX,
Schelle, Bargman và Wollaston mới tìm thấy vai trò của acid uric trong nguyên nhân
gây bệnh.1
1.5.2. Nguyên nhân
Có hai loại: gút nguyên phát (đa số các trường hợp) và gút thứ phát.
Gút nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin
như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.
Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.2
Gút thứ phát: một số hiếm do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra
có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai, cụ thể: suy
thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung,
các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp, dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid,
Acetazolamid…, sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính; thuốc
chống lao (ethambutol, pyrazinamid)2…
Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng
insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.2

15
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

1.5.3. Điều trị


Nguyên tác chung: điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp. Sau đó dự phòng tái phát
cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông
qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới
360 µmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tô phi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gút
có hạt tô phi.2
Chế độ ăn uống – sinh hoạt:
− Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn
trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 g/24 giờ.2
− Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên2…
− Uống nhiều nước, khoảng 2-4lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm
hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn
chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.2
−Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp
như stress, chấn thương2…
Điều trị nội khoa:
▪ Nhóm thuốc kháng viêm
− Colchicin2
− Thuốc kháng viêm không steroid: diclofenac, naproxen, ibuprofen, piroxicam,
các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib...)2
− Corticoid2
Sử dụng nhóm thuốc kháng viêm thường dẫn đến những tác dụng phụ không mong
muốn như viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận…
Nhóm thuốc giảm acid uric máu
− Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric: điển hình là allopurinol. Có thể gây
một số tác dụng phụ như sốt, buồn nôn, đau đầu, dị ứng2…
− Nhóm thuốc tăng thải acid uric: probenecid, sunfinpyrazol, benzbriodaron,
benzbromaron… Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận.2
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét,
bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tô phi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì

16
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn
gút cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.2
1.6. MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM ỨC CHẾ ENZYM XANTHNE OXIDASE
Nguyên nhân chính của bệnh Gút (Gout) hiện nay là sự gia tăng quá mức acid uric
trong máu dẫn đến sự kết tinh tinh thể monosodium urat tại các khớp và mô liên kết
dẫn đến sự viêm tại đó và phá huỷ các cấu trúc mô. Acid uric là sản phẩm cuối cùng
trong chuỗi chuyển hoá hợp chất có bản chất là nhân purin được hấp thu từ thực
phẩm; được chuyển hoá qua các chất trung gian adenosin monophosphate, adenosin,
inosin và hypoxanthin, tiền chất của xanthin. Xanthin oxidase là một enzym xúc tác
chính phản ứng oxi hoá, thuỷ phân hypoxanthin thành xanthin và sản phẩm cuối là
acid uric. Quá trình chuyển hoá từ nhân hợp chất nhân purin được trình bày ở sơ đồ
hình 1.5 sau

Hình 1.5. Quá trình chuyển hoá các hợp chất purin

Nguyên tắc chung của các mô hình tác động ức chế enzym XO dựa trên định lượng
sơ bộ sản phẩm acid uric từ phản ứng oxi hoá xanthin bằng phương pháp đo quang.

17
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tổng quan tài liệu

Hoạt độ xanthin oxidase được xác định thông qua lượng acid uric tạo thành ở phản
ứng trên. Sự hiện diện của tác nhân ức chế kìm hãm phản ứng dẫn đến giảm lượng
acid uric sinh ra. Sau phản ứng kết thúc, sản phẩm tạo thành được đo độ hấp thu ở
bước sóng 290 – 295 mm, bước sóng hấp thu cực đại của acid uric. Định lượng sơ bộ
acid uric sinh ra và đối chiếu kết quả với mẫu chuẩn cho phép đánh giá khả năng ức
chế enzym xanthin oxidase của tác nhân cần khảo sát.

Hình 1.6. Phản ứng ức chế enzym xanthin oxidase

Quy trình có tính lặp lại và điều kiện tiến hành thử nghiệm phù hợp với khả năng
phòng thí nghiệm tại chỗ dễ thực hiện, độ chính xác khá cao. Dụng cụ thường dùng
để tiến hành là ống nghiệm, sử dụng máy quang phổ UV thông thường. Nhược điểm
của các tiến hành này thì không phù hợp với số lượng mẫu đo quá lớn. Khi lượng
mẫu thử lớn, việc thử từng mẫu có thể gây sai số do sai khác về điều kiện phản ứng
giữa các lần đo, đồng thời thời gian nghiên cứu sẽ kéo dài, tốn chi phí. Có thể khắc
phục bằng việc tiến hành thí nghiệm trên đĩa UV 96 giếng, sử dụng hệ thống đọc
ELISA để giảm sai số, rút ngắn thời gian nghiên cứu và giảm chi phí.

18
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên vật liệu
Nghiên cứu được tiến hành trên ba loài được người dân nhận định là rau khúc ở Việt
Nam và đối chiếu với hình ảnh của những loài thuộc chi Gnaphalium ở các tài liệu
tham khảo như The plant list, Flora of China, Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ,
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi. Các mẫu được thu hái vào
khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2022.
• Thu mẫu nguyên liệu
Mẫu dược liệu thu hái được ghi rõ địa điểm, thời gian thu mẫu. Mẫu được định danh
xác định loài dựa trên đặc điểm hình thái, đối chiếu các tài liệu tham khảo trước đó.
• Xử lý mẫu nguyên liệu
Mẫu dược liệu thu hái được tách riêng các bộ phận dùng, làm khô và xay nhỏ thành
bột dược liệu. Mẫu bột dược liệu được chiết với methanol để thử sinh học và sau đó
mẫu được chọn được chiết sẽ với ethanol 96%. Sau khi loại dung môi trong dịch chiết
thu được các cao toàn phần tương ứng để tiến hành các thử nghiệm sinh học.
• Bảo quản và lưu mẫu
Mẫu cao chiết dược liệu được bảo quản ở 2 – 4 oC trong lọ màu, ghi nhãn và lưu mẫu
tại Bộ môn Dược liệu, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.7. Danh mục dược liệu nghiên cứu thu hái được
Tên khoa học Thời gian Địa điểm thu hái Bộ phần KL khô (g)
nhận dùng
Gnaphalium Sáng thứ bảy, Thôn Lưu Xá, xã Đức Rễ 16,8
polycaulon Pers. 26/02/2022 Giang, huyện Hoài Thân lá 178
Đức, Hà Nội
Hoa 72,8
Gnaphalium Sáng thứ hai, Đà Lạt, Lâm Đồng Rễ 294
affine L. 28/02/2022 Thân 2500
Lá 1500
Hoa 450
Gnaphalium Sáng, chủ nhật, Thôn Khả Liễu xã Phúc Rễ 60,3
pensylvanicum 27/02/2022 Kiến, huyện Phú
Willd. Xuyên, Hà Nội. Thân lá 517
Hoa 121,2

19
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Hoá chất, dung môi, thuốc thử

Bảng 2.8. Danh mục hoá chất, dung môi, thuốc thử
Hoá chất, dung môi, thuốc thử Độ tinh khiết Xuất xứ
Chiết xuất phân lập
Methanol HPLC Prolabo (Pháp)
Cồn 96% Việt Nam
Cloroform Prolabo (Pháp)
Ethyl acetat Fisher (Mỹ)
n-hexane Prolabo (Pháp)
Aceton Xylong (Trung Quốc)
Silica gel hạt trung bình (40 – 63 μm) Merck (Đức)
Silica gel hạt mịn (15 – 40 μm) Merck (Đức)
Vanillin
SKLM dùng bản Silica gel F254 tráng sẵn Merck (Đức)
Sàng lọc sinh học
Dimethyl sulfoxide Merck (Đức)
Enzym XO phân lập từ sữa bò, mã hiệu X1875– công ty Sigma
25UN, đóng thành từng lọ 25 UN.
Cơ chất Xanthin dạng bột mã hiệu X4002–5G, không thấp công ty Sigma
đóng thành từng lọ 5g hơn 99%
DPPH Sigma Aldrich
KH2PO4, K2HPO4 Xylong (Trung Quốc)
2.1.3. Dùng cụ và trang thiết bị

Bảng 2.9. Danh mục dụng cụ, trang thiết bị


Tên thiết bị Xuất xứ
Nồi chiết áp suất KSP – 240M 25L Hàn
Máy xay dược liệu (Philip) Trung Quốc
Tủ sấy UML-500 (Memmert, model ULM-500, 2005) Đức
Cân phân tích 5 số lẻ CP-2250 Sartorius độ nhạy 0,01mg
Cân điện tử Sartorious độ nhạy 0,01 g
Bồn siêu âm Sonorex- Super RK 1028 H
Đèn UV 254 và 365 nm
Bếp cách thủy Memmert WB-14
Máy cô quay Buchii Rotavapor R-220 kèm sinh hàn tự động Haake K-20 Nhật
Máy cô quay Buchii 1 lít-210S
Sàng lọc sinh học
Đĩa 96 giếng đáy phẳng (5096/P/SG & 5096/C/SG) Ý
Pippetman thể tích tối đa 1000 l và 200l, 100 l, và 10 l (Hirschmann) Đức
Máy quang phổ UV – Vis Axiom SP 8001 Đức
Máy đo pH EcoTestr pH2
UV-Cuvette micro thể tích nhỏ nhất 70 l (12,5 x 12,5 x 45 mm) Đức
Các thiết bị thường qui khác trong phòng thí nghiệm

20
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Nơi thực hiện đề tài


Labo Hóa hợp chất tự nhiên, Bộ môn Dược liệu, khoa Dược Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khảo sát nguyên liệu nghiên cứu
2.2.1.1. Phân tích đặc điểm thực vật định danh loài
- Đặc điểm hình thái: Mẫu dược liệu được sử dụng trong nghiên cứu được quan sát
và ghi lại các đặc điểm hình thái của các mẫu.
- Đặc điểm vi học sẽ làm cho loài được chọn dựa trên sàng lọc sinh học:
+ Vi phẫu: Chọn mẫu dược liệu có tính đại diện, không quá già cũng không quá non.
Mẫu dược liệu được bóc tách biểu bì, lông che chở và quan sát dưới kính hiển vi quang
học. Mẫu dược liệu được cắt vi phẫu, tiến hành nhuộm kép với carmin – lục iod. Sau
đó quan sát các đặc điểm thực vật dưới kính hiển vi quang học và mô tả.
+ Bột dược liệu: sử dụng cùng mẫu dược liệu với mẫu cắt vi phẫu, sấy ở nhiệt độ 60
o
C đến khô, xay bột mịn hay nghiền, rây qua rây cỡ 32. Sau đó, quan sát dưới kính hiển
vi quang học, mô tả và ghi nhận các cấu tử.
2.2.1.2. Thử tinh khiết
Xác định độ ẩm
Xác định độ ẩm bằng cân hồng ngoại. Trải mỏng khoảng 1 g bột dược liệu đã xay lên
đĩa cân và tiến hành xác định độ ẩm theo hướng dẫn sử dụng máy. Đọc kết quả. Sau
khi kết thúc, phải để máy nguội khoảng 10 phút rồi mới thực hiện mẫu kế tiếp. Thực
hiện 3 lần đo, độ ẩm của mẫu dược liệu được tính bằng trung bình kết quả của 3 lần
đo.
Xác định tro toàn phần
Theo phụ lục 9.8 của Dược điển Việt Nam V.23
Xác định tro không tan trong acid
Theo phụ lục 9.7 của của Dược điển Việt Nam V.23
Xác định các chất chiết được trong dược liệu
Theo phụ lục 12.10 của Dược điển Việt Nam V.23
Các mẫu bộ phận của các loài được thu hái sẽ được làm phần này, phần cắn thu được
dùng để thử sàng lọc sinh học tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase.

21
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.1.3. Chiết xuất cho sàng lọc in vitro định hướng mẫu phân lập
Dược liệu sau khi tách riêng các bộ phận dùng gồm rễ, thân lá và hoa (mẫu loài G.
affine thân và lá được tách riêng) phơi sấy khô, xay nhỏ thành bột, và rây qua rây 0,3
mm. Lấy 10 – 60 g bột dược liệu (dựa vào khối lượng mẫu thu hái) được chiết kiệt
bằng phương pháp đun hồi lưu trên bếp cách thủy với methanol. Nhiệt độ chiết
methanol ở 95 oC. Chiết cho đến khi thử 1 ml dịch chiết trên mặt kính đồng hồ không
còn vết cắn của chất tan. Thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các cao toàn
phần tương ứng.
Mẫu cao dược chọn khi có kết quả sàng lọc sinh học ức chế enzym XO, được chiết
phân bố lần lượt với các dung môi CF, EtOAc. Lấy 4,50 g cao hoa loài G. affine phân
tán với nước thu được dịch nước và một ít khối rắn dẻo. Dịch nước được chiết phân
bố lỏng – lỏng lần lượt với CF và EtOAc; phần khối rắn được chiết phân bố rắn –
lỏng lần lượt với CF và EtOAc, phần rắn sau chiết với EtOAc sẽ được hoà với MeOH.
Các dịch của dung môi tương ứng được gộp lại thành những phân đoạn là CF, EtOAc,
MeOH và nước được cô thu hồi dung môi thu được các phân đoạn. Các phân đoạn
này sẽ được thử in vitro ức chế enzym XO để định hướng phân lập.
2.2.1.4. Định tính sơ bộ bằng sắc ký lớp mỏng
Các mẫu cắn dược liệu chiết hồi lưu với methanol, được cân cùng khối lượng và hoà
lại với một lượng methanol bằng nhau để chấm SKLM với ba hệ dung môi là Hx-Ea
(7:3), CF-MeOH (8:2), Ea-MeOH (7:3); để so sánh sơ bộ các thành phần hoá học với
nhau. Phát hiện bằng soi UV 254 nm, UV 365 nm, thuốc thử VS, DPPH 20 mg/100
ml. Kết hợp với giá trị sàng lọc thử sinh học ức chế enzym xanthin oxidase để chọn
mẫu bộ phận dược liệu cần phân lập.
2.2.2. Khảo sát nguyên liệu được chọn
2.2.2.1. Khảo sát sơ bộ thành phần hoá học
Tiến hành phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật mẫu dược liệu được chọn dựa trên
sàng lọc sinh học. Bột dược liệu được chiết xuất và lắc phân bố lỏng – lỏng thành
các phân đoạn với các dung môi có độ phân cực tăng dần (ether ethylic, ethanol và
nước). Các nhóm hợp chất có trong từng phân đoạn được định tính bằng các phản
ứng hoá học đặc trưng theo phương pháp Ciuley cải tiến của Bộ môn Dược liệu, khoa
Dược Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Ghi nhận kết quả.
2.2.2.2. Chiết xuất mẫu được chọn cho phân lập
Mẫu hoa G. affine được chiết 420 g bằng dung môi là ethanol 96% với nồi chiết áp
suất có gia nhiệt (70-80 oC, 7-9 psi). Thời gian mỗi lần chiết là 4-6 giờ. Thể tích dung
môi dùng là 10 lít lần đầu và giảm dần ở lần chiết sau (vẫn đảm bảo dung môi ngập

22
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

mặt dược liệu). Dịch chiết của mỗi lần chiết sẽ được trích 50 ml cô thành cắn tính
hiệu suất chiết để quyết định ngưng chiết. Dịch chiết được cô thu hồi dưới áp suất
giảm thu được cao đặc. Cao toàn phần được hòa vào nước, chiết phân bố lỏng – lỏng
lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: CF, EtOAc. Dịch chiết CF,
EtOAc, được cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm để thu các cao phân đoạn tương
ứng (cao CF, cao EtOAc và cao nước) để tiếp tục thử nghiệm ở những nồng độ mẫu
thử thấp hơn. Chọn ra những mẫu cao chiết cho tác dụng ức chế xanthin oxidase mạnh
nhất, xác định IC50 và tiếp tục phân lập kết hợp sàng lọc sinh học để phân lập đến chất
tinh khiết. Quá trình được mô tả tổng quát bằng hình 2.7 sau

Hình 2.7. Sơ đồ chiết xuất, phân lập định hướng theo sàng lọc sinh học

2.2.2.3. Chiết phân bố cao ethanol


Lấy 80,00 g cao cồn (phần còn lại được trích lưu mẫu) phân tán với nước, thu được
phần dịch nước và khối cao đặc dẻo không phân tán. Phần dịch nước sẽ chiết phân
bố lỏng – lỏng với từng dung môi là CF, EtOAc; phần khối rắn được chiết rắn – lỏng
bằng cách trộn với cát tỉ lệ 1:1 rồi chiết lần lượt với dung môi CF, EtOAc, Me, nước.

23
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Hình 2.8. Sơ đồ chiết phân bố cao ethanol của mẫu hoa G. affine
2.2.2.4. Phân lập các thành phần từ phân đoạn cao
Tiến hành sắc ký cột cổ điển với phân đoạn được chọn bằng sàng lọc thử sinh học để
phân tách phân đoạn lớn thành các phân đoạn đơn giản hơn. Sau đó, sử dụng kết hợp
SKC cổ điển và SKC rây phân tử để tiếp tục phân tách các phân đoạn. Trong quá
trình sắc ký, các phân đoạn hứng được kiểm tra bằng SKLM, phát hiện các vết bằng
cách quan sát dưới đèn UV 254 nm, UV 365 nm, nhúng thuốc thử VS hoặc thuốc thử
H2SO4 10% /cồn 96% và UV 365 nm sau khi nhúng thuốc thử. Các phân đoạn hứng
có sắc ký đồ giống nhau sẽ được gộp chung thành một phân đoạn.
2.2.2.5. Phân lập phân đoạn EtOAc
Phân đoạn cao EtOAc được khảo sát SKLM với các hệ dung môi có độ phân cực
khác nhau: CF 100%, CF-EtOAc (9:1), CF-EtOAc (7:3), CF-EtOAc (5:5), CF-EtOAc
(3:7), EtOAc 100%, EtOAc-MeOH (9:1), EtOAc-MeOH (8:2) để thăm dò điều kiện
phân lập bằng SKC. Dựa trên kết quả khảo sát SKLM, phân đoạn cao EtOAc được
phân tích bằng SKC cổ điển với điều kiện sau:
- Cột thủy tinh trung tính có kích thước 7 cm × 28 cm (đường kính × chiều cao).
- Pha tĩnh: 250 g silica gel hạt mịn (15 – 40 μm), nhồi cột khô.
- Mẫu: 13,2120 g, nạp mẫu khô.
- Pha động: khai triển lần lượt với CF 100%, CF-EtOAc (9:1), CF-EtOAc (8:2), CF-
EtOAc (6:4), CF-EtOAc (4:6), CF-EtOAc (2:8), EtOAc 100%, EtOAc-MeOH (9:1)
EtOAc-MeOH (8:2), EtOAc-MeOH (4:6), MeOH 100%

24
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Thể tích hứng phân đoạn: 100 ml.


- Tốc độ dòng: 10 ml/phút.
- Các phân đoạn được kiểm tra trên SKLM với hệ dung môi CF-MeOH (9:1) đối với
phân đoạn kém phân cực và hệ CF-MeOH (7:3) đối với phân đoạn phân cực.
- Phát hiện: UV 254 nm, UV 365 nm, nhúng thuốc thử VS.
Các phân đoạn hứng được gộp lại, cô thu hồi dung môi thành các phân đoạn rồi tiến
hành sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase để lựa chọn phân lập tiếp theo.
2.2.2.6. Phân đoạn F18 và F19
Phân đoạn F1819 được khảo sát SKLM với các hệ dung môi có độ phân cực khác
nhau: EtOAc 100%, EtOAc-aceton (9:1), EtOAc-aceton (7:3), EtOAc-aceton (5:5),
EtOAc-aceton (3:7), aceton 100%, aceton-MeOH (9:1), aceton-MeOH (8:2) để thăm
dò điều kiện phân lập bằng SKC. Dựa trên kết quả khảo sát SKLM, phân đoạn cao
EtOAc được phân tích bằng SKC cổ điển với điều kiện sau:
-Cột thủy tinh trung tính có kích thước 4,5 cm × 70 cm (đường kính × chiều cao)
-Pha tĩnh: 250 g silica gel hạt mịn (15 – 40 μm), nhồi cột khô.
-Mẫu: 2,8653 g, nạp mẫu khô.
-Pha động: khai triển lần lượt với EtOAc 100%, EtOAc-aceton (9:1), EtOAc-aceton
(7:3), EtOAc-aceton (5:5), EtOAc-aceton (3:7), aceton 100%, aceton-MeOH (9:1),
aceton-MeOH (8:2)
-Thể tích hứng phân đoạn: 15ml.
-Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
-Các phân đoạn được kiểm tra trên SKLM với hệ dung môi CF-MeOH (85:15) đối
với phân đoạn kém phân cực và hệ CF-MeOH (7:3) đối với phân đoạn phân cực.
-Phát hiện: UV 254 nm, UV 365 nm, nhúng thuốc thử VS.
2.2.2.7. Tinh chế các chất tinh khiết từ phân đoạn cao
Tinh chế các chất tinh khiết từ phân đoạn cao bằng các kỹ thuật như SKC cổ điển,
SKC rây phân tử; thể tích hứng và tốc độ dòng thay đổi phụ thuộc vào khối lượng
mẫu và kích thước cột. Ngoài ra, việc tinh chế chất tinh khiết còn sử dụng phương
pháp kết tinh lại trong dung môi thích hợp dựa vào sự thay đổi tính tan của chất đó
trong các dung môi khác nhau.

25
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Sàng lọc sinh học


2.2.3.1. Mô hình DPPH trên SKLM
Để chuẩn bị mẫu thử cho sàng lọc sinh học, cao chiết dược liệu được cân chính xác
1mg vào eppendorf và pha với 1ml MeOH được nồng độ 1mg/1ml. Mẫu thử sau khi
pha được bảo quản tránh ánh sáng ở nhiệt độ 2 – 4 oC. Sau đó các dung dịch mẹ này
được pha loãng bằng methanol thành giai mẫu 10 nồng độ 500; 250; 125; 62,5; 31,25;
15,63; 7,81; 3,91; 1,95; 0,98 μg/ml (được ký hiệu tương ứng từ 1 đến 10).
Tiến hành: Từng nồng độ được chấm trên bản mỏng đã được đánh dấu vị trí tương
ứng các nồng độ của một mẫu thử theo hàng ngang. Từng vị trí sẽ được chấm với
một lượng dịch là 5 μl bằng mao quản. Bản mỏng khi chấm xong được nhúng với
DPPH 0.1 mM/ml
Đánh giá kết quả: Xem sự hiện diện của vết tròn màu vàng trên nền tím ở nồng độ
thấp còn phát hiện được.
2.2.3.2. Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase
Chuẩn bị mẫu thử
Để chuẩn bị mẫu thử cho sàng lọc sinh học, cao chiết dược liệu được cân chính xác
1mg vào eppendorf và pha với 1ml dimethyl sulfoxide (DMSO) được nồng độ
1mg/1ml. Mẫu thử sau khi pha được bảo quản tránh ánh sáng ở nhiệt độ 2 – 4 oC. Sau
đó các dung dịch mẹ này được pha loãng bằng DMSO thành giai mẫu 6 nồng độ 125;
62,5; 31,25; 15,63; 7,81; 3,91 μg/ml.
Chuẩn bị dung môi hóa chất
Hóa chất dùng cho thử hoạt tính ức chế xanthin oxidase:
− Dung dịch đệm kali phosphate 70 mM (pH 7,5): cân chính xác 9,21 g
potassium monohydrophosphat và 2,33 g potassium dihydrophosphat vào bình định
mức 1 lít, thêm nước cất hai lần đến đúng vạch chia thể tích, lắc đều. Độ pH dung
dịch được xác định bằng máy đo pH EcoTestr pH2, điều chỉnh pH đệm về đúng 7,5
bằng dung dịch HCl 1N hoặc NaOH 1M.24
− Dung dịch xanthin oxidase 0,01 U/ml: dùng pipette lấy chính xác 128,2 l
xanthin oxidase vào bình định mức 10 ml, thêm dung dịch đệm kali phosphate
70 mM (pH 7,5) đến đúng vạch chia thể tích, lắc đều, chỉ pha ngay trước khi sử dụng24.
− Dung dịch xanthin 150 M: cân chính xác 1,9 mg xanthin oxidase vào bình
định mức 25 ml, trợ tan bằng NaOH 1M với tỷ lệ 0,1%, thêm dung dịch đệm kali
phosphate 70 mM (pH 7,5) đến đúng vạch chia thể tích, lắc đều, chỉ pha ngay trước
khi sử dụng.24

26
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Ghi chú: nồng độ của tất cả những hóa chất dùng cho thử nghiệm in vitro đều được
tính theo nồng độ cuối trong giếng, tổng thể tích các thành phần tham gia phản ứng
của mỗi giếng là 200 l.
Thiết kế thí nghiệm
Mục đích
Sàng lọc tác dụng ức chế xanthin oxidase của cao chiết dược liệu trên nhiều nồng độ
mẫu thử khác nhau. Ở mỗi nồng độ, chọn ra những mẫu cho tác dụng trên 50% để
tiếp tục khảo sát ở những nồng độ thấp hơn. Xác định IC50 những mẫu cao
phân đoạn cho tác dụng ức chế xanthin oxidase mạnh nhất để tiếp tục thử nghiệm in
vivo tác dụng hạ acid uric máu.
Quy trình thí nghiệm
Quy trình thí nghiệm gồm năm bước chính24:
− Bước 1: thêm vào mỗi giếng thử 60 l đệm kali phosphate (70 mM; pH 7,5),
50 l mẫu thử (1 mg/ml) và 30 l enzym (0,01 U/ml)
− Bước 2: ủ hỗn hợp phản ứng ở 25 oC trong 15 phút
− Bước 3: thêm 60 l xanthin (150 M)
− Bước 4: tiếp tục ủ hỗn hợp phản ứng ở 25 oC trong 30 phút
− Bước 5: đo độ hấp thu của sản phẩm ở bước sóng 290 nm
Ghi chú: sau khi pha, ủ trong đĩa 96 giếng đủ thời gian quy định, mỗi giếng lần lượt
được hút ra UV-cuvette micro để đo bằng máy UV quang phổ tại bước sóng 290 nm.
Tiến hành đồng thời mẫu trắng, mẫu chứng, mẫu chứng trắng và mẫu thử trên cùng
một đĩa 96 giếng; mỗi loại mẫu gồm các thành phần phản ứng khác nhau được
liệt kê ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Các loại mẫu dùng cho thử nghiệm tác dụng ức chế xanthin oxidase
Mẫu Mẫu chứng Mẫu thử Mẫu thử
chứng trắng trắng
Đệm phosphat 110 μl 140 μl 60 μl 90 μl

Mẫu thử - - 50 μl 50 μl
Xanthin 30 μl - 30 μl - Ủ 15 phút
oxidase
Xanthin 60 μl 60 μl 60 μl 60 μl Ủ 30 phút
Tổng thể tích 200 μl

27
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Tiến hành
Tiến hành sàng lọc tác dụng ức chế xanthin oxidase cao chiết từ những bộ phận dùng
khác nhau của các dược liệu ở sáu nồng độ 125; 62,5; 31,25; 15,63; 7,81; 3,91 μg/ml.
Chọn ra những mẫu cao chiết dược liệu toàn phần cho tác dụng ức chế xanthin oxidase
mạnh nhất, tiến hành phân tách thành các cao phân đoạn. Tiếp tục khảo sát tác dụng
ức chế xanthin oxidase và xác định IC50 những mẫu cao phân đoạn cho tác dụng ức
chế mạnh nhất. Sử dụng allopurinol làm chứng dương, đối chiếu với kết quả thử tác
dụng ức chế xanthin oxidase của các cao chiết dược liệu.
Bố trí thí nghiệm
Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase
Trên mỗi đĩa 96 giếng bố trí đầy đủ các mẫu trắng, mẫu chứng, mẫu chứng trắng và
mẫu thử với một cơ số mẫu thử đảm bảo có tính thống kê. Thử nghiệm được lặp lại
ít nhất 3 lần lấy giá trị trung bình. Hình 2.9 minh họa sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá
tác dụng ức chế xanthin oxidase.

Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm sàng lọc sinh học trên đĩa 96 giếng

Ghi chú: Mt-mẫu thử, Mtt-mẫu thử trắng, Mc-mẫu chứng, Mct-mẫu chứng trắng
Đánh giá kết quả
Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase
Các giá trị đo quang của mẫu thử và mẫu thử trắng được lấy giá trị trung bình của 3
lần thử. Kết quả phần trăm tác dụng ức chế xanthin oxidase của mẫu thử được tính
toán theo công thức:

28
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Kết quả phần trăm tác dụng ức chế xanthin oxidase được trình bày ở dạng giá trị trung
bình. Phần mềm Sigma Plot 14.5 được sử dụng để dựng đường phi tuyến, từ đó xác
định giá trị IC50 của mẫu thử.

29
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Kết quả phân tích đặc điểm thực vật
3.1.1.1. Gnaphalium polycaulon Pers.
Mô tả: Thân nhỏ (10-30 cm), phủ lông trắng mịn, toả nhiều nhánh ở gần gốc, mọc ở
nách lá. Lá cỡ 1-4 cm x 0,2-0,9 cm không cuống, gân lá rõ không gân phụ, mép lá ở
gần thân cuộn mép, bề mặt lá có ít lông trắng phủ. Cụm hoa mọc thành chuỳ ở ngọn
cành hay từ nách lá kích thước thay đổi, trắng vàng vằng. Cuống ngắn bị che bởi lông
tơ trắng như bông. Quả bế màu nâu, hình trụ dài khoảng 0,5 mm, một đầu mang túm
lông mào trắng bẩn, không dính ở gốc.

Hình 3.10. Các hình về loài Gnaphalium polycaulon


Ghi chú: A-Toàn cây tươi loài G. polycaulon, B-Cụm hoa , C- Lá, D-Tiêu bản loài G.
polycaulon, E1-Hoa cái, E2-Hoa lưỡng tính, F-Đế hoa

30
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Nhận xét: với các đặc điểm mô tả như trên, so sánh với tài liệu tham khảo về đặc
điểm hình thái đã được mô tả theo Thực vật chí Việt Nam, có thể sơ bộ kết luận mẫu
dược liệu nghiên cứu là loài Gnaphalium polycaulon Pers.
3.1.1.2. Gnaphalium affine L.
Mô tả: Thân to cao (20 – 100 cm), được phủ lớp lông dày, ít phân nhánh, nhánh mọc
ở nách lá. Lá không cuống, thuôn dài, đầu mũi mác cỡ 1-5 cm x 0,3-0,4 cm. Cụm hoa
mọc thành các ngù, các cuống hoa ở gốc cụm hoa mọc vươn dài lên, được bao phủ
lông mịn dày trắng ngà. Hoa màu vàng tươi. Quả bế. Lông mao màu vàng.

Hình 3.11. Hình ảnh của loài G. affine và tiêu bản


Ghi chú: a- Lá (mặt trước), b-Lá (mặt sau)

31
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.12. Các bộ phận của hoa loài G. affine


Ghi chú: A-lá bắc tổng bao, B-lá bắc, C-ống tràng đầu 3 thuỳ của hoa cái, D-ống tràng
hình trụ 5 thuỳ của hoa lưỡng tính, E-quả bế, F-đài hoa, G-cụm hoa
Nhận xét: với các đặc điểm mô tả như trên, so sánh với tài liệu tham khảo về đặc
điểm hình thái đã được mô tả theo Thực vật chí Việt Nam, có thể sơ bộ kết luận mẫu
dược liệu nghiên cứu là loài Gnaphalium affine L.
Vi phẫu thân: Vi phẫu hình gần tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không
đều, cutin mỏng, có nhiều lông che chở đa bào. Mô dày gốc gồm 2-3 lớp tế bào hình
chữ nhật hoặc đa giác, không đều. Mô mềm tế bào hình đa giác, vách mỏng. Nội bì
khung Caspary rõ. Trụ bì 3-4 lớp tế bào đa giác, hoa mô cứng thành cụm úp trên libe.
Libe và gỗ không liên tục. Libe gồm 4-5 lớp tế bào vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn.
Gỗ tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình trọn hoặc đa giác gần tròn, mô mềm
quanh gỗ gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác tẩm cellulose. Mô mềm tuỷ đao gồm
nhiều lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn kích thước lớn.

32
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.13. Vi phẫu thân loài G. affine

3.1.1.3. Gnaphalium pensylvanicum Willd.


Mô tả: Cây thân thảo. Dày lông tơ ở phần ngọn. Thân cao 5 – 20 cm, thân tròn, đường
kính 0.8 – 1.2 cm, phân nhánh gần gốc, nhánh mọc ở nách lá. Lá không cuống, hình
trứng thuôn dài bầu ở đầu, có ít lông bao phủ. Cụm hoa mọc thành chuỳ ở các ngọn,
ở nách lá. Cuống hoa ngắn được phủ lớp lông trắng bẩn. Cụm hoa thắt lại do các lá
bắc, khi nở có chấm màu vàng. Quả bế màu nâu, thuôn dài khoảng 0,5mm. Lông mao
ở đỉnh màu trắng.

33
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.14. Hình ảnh loài G. pensylvanicum


Ghi chú: a-lá (mặt trên), b-lá (mặt dưới)

Hình 3.15. Cụm hoa và các bộ phận khác của hoa loài G. pensylvanicum
Ghi chú: A-cụm hoa, B-tràng hoa lưỡng tính, C-quả bế

34
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Nhận xét: với các đặc điểm mô tả như trên, so sánh với tài liệu tham khảo về đặc
điểm hình thái đã được mô tả theo Thực vật chí Việt Nam, có thể sơ bộ kết luận mẫu
dược liệu nghiên cứu là loài Gnaphalium pensylvanicum Willd.
3.1.2. Thử tinh khiết
3.1.2.1. Độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid
Bảng 3.11. Độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid của hoa G. affine

Các lần thử Độ ẩm (%) Tro toàn phần (%) Tro không tan trong acid (%)

Lần 1 8,46 6,58 0,44

Lần 2 8,56 6,97 0,40

Lần 3 8,38 6,62 0,42

Trung bình 8,47 ± 0,07 6,72 ± 0,18 0,42 ± 0,01

3.1.2.2. Hàm lượng chất chiết được và độ ẩm các mẫu dược liệu
Bảng 3.12. Hàm lượng chất chiết được bằng methanol

Hàm lượng chất chiết


Dược liệu Bộ phận dùng Độ ẩm (%)
được (MeOH) (%)
Rễ 9,8 ± 0,3 6,79
G. polycaulon Thân lá 8,4 ± 0,1 23,23
Hoa 8,6 ± 0,2 14,37
Rễ 8,6 ± 0,1 5,84
Thân 6,3 ± 0,2 14,42
G. affine
Lá 6,4 ± 0,3 44,11
Hoa 8,5 ± 0,1 22,10
Rễ 7,0 ± 0,2 5,15
G. pensylvanicum Thân lá 6,6 ± 0,2 26,23
Hoa 10,3 ± 0,3 11,69

3.1.3. Kết quả chiết xuất cho sàng lọc in vitro định hướng mẫu phân lập
Kết quả từ 10 mẫu bộ phận của 3 loài thu được 10 mẫu cao ở dạng cắn khô dùng cho
giai đoạn sàng lọc in vitro với khối lượng được liệt kê ở bảng 3.13

35
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Bảng 3.13. Khối lượng, độ ẩm dược liệu và hàm lượng chất chiết được (MeOH)

Hàm lượng
Bộ phận Khối lượng cao
Dược liệu Độ ẩm (%) chất chiết được
dùng MeOH (g)
(MeOH) (%)

Rễ 0,9197 9,8 ± 0,3 6,79

G. polycaulon Thân lá 10,8530 8,4 ± 0,1 23,23

Hoa 3,9406 8,6 ± 0,2 14,37

Rễ 2,6586 8,6 ± 0,1 5,84

Thân 6,7864 6,3 ± 0,2 14,42


G. affine
Lá 12,4961 6,4 ± 0,3 44,11

Hoa 6,0562 8,5 ± 0,1 22,10

Rễ 1,4439 7,0 ± 0,2 5,15

G. pensylvanicum Thân lá 12,2594 6,6 ± 0,2 26,23

Hoa 5,2822 10,3 ± 0,3 11,69

Kết quả chiết phân bố từ 4,50 g cao MeOH hoa G. affine thu được 4 mẫu cao dạng
cắn khô dùng cho giai đoạn định hướng phân lập phân đoạn, khối lượng như sau:

Bảng 3.14. Khối lượng các phân đoạn chiết phân bố từ cao toàn phần MeOH

Phân đoạn Khối lượng (g)


CF 0,6819
EtOAc 0,3628
MeOH 0,7529
Nước 2,5499

3.1.4. Kết quả định tính sơ bộ bằng sắc ký lớp mỏng


So sánh giữa 10 mẫu cao MeOH của ba loài bằng định tính SKLM thu được, kết quả
được trình bày như sau:

36
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hx-EtOAc (7:3) CF-Me (8:2)

37
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

38
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

EtOAc-Me (7:3)

39
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.16. SKĐ 10 mẫu cao với ba hệ dung môi


Phát hiện: UV 254, UV 365, TT VS, TT DPPH (từ trái sang phải)
Nhận xét: Các mẫu cao đều có chất kém phân cực, phân cực trung bình và những
thành phần rất phân cực. Nhìn chung về tác động quét gốc tự do DPPH ở những phần
kém phân cực ít có tác động, từ những phần phân cực trung bình đến rất phân cực thì
có tác động rõ. Dựa vào so sánh giữa từng bộ phận tương ứng của ba loài thì có mẫu
H2 và TL3 có tác động quét gốc tự do mạnh hơn. Ngoài ra, xét về thành phân hoá
học dựa trên định tính SKLM thấy mẫu H2 có những thành phần khác hơn các mẫu
còn lại vậy nên mẫu H2 rất có tiềm năng, cần thêm kết quả sàng lọc sinh học ức chế
enzym xanthin oxidase để tiến hành quyết định phân lập mẫu này.
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU ĐƯỢC CHỌN
3.2.1. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật
Kết quả sơ bộ bộ thành phần hoá thực vật của mẫu hoa loài Gnaphalium affine trình
bày dưới bảng 3.15 sau:

40
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát sợ bộ thành phần hoá thực vật của hoa loài G. affine

Kết quả định tính trên các dịch chiết

Dịch chiết cồn Dịch chiết nước Kết quả


Thuốc thử - các
Nhóm hợp chất Dịch định tính
thực hiện
chiết Không Không chung
Thuỷ Thuỷ
ether thuỷ thuỷ
phân phân
phân phân
Nhỏ dịch chiết lên
Chất béo + Có
giấy lọc
H2SO4 đậm đặc - Không có
Carotenoid
Carr–Price -
Tinh dầu Bốc hơi tới cắn + Có
Libermann-
Triterpenoid tự do + Có
Burchard
Thuốc thử chung
Alkaloid - - - Không có
alkaloid
Phát quang trong
Coumarin - - - Không có
kiềm
Anthraglycoid KOH 10% ± - - Có thể có
Thuốc thử vòng
- - - -
lacton Không có
Glycosid tim
Thuốc thử đường
- - - -
2-deosoxy
Flavonoid Mg/HCl đđ - ++ + +++ + Có
Vài giọt HCl 10%
Anthocyanoid rồi kiềm hoá - - Không có
NaOH 10%
HCl 10% cách
Proanthocyanidin - - Không có
thuỷ 10 phút
Dd FeCl3 1% + +
Tannin Không có
Dd gelatin-muối - -
Triterpenoid thuỷ Libermann-
- - Không có
phân Burchard
Cắn hoà cồn, cô
Saponin - - Không có
hoà nước, lắc
Acid hữu cơ Na2CO3 + + Có
Chất khử Thuốc thử Fehling ++ +++ Có
Hợp chất Pha loãng với
- Không có
polyuronic ethanol 90%
Ghi chú:(–): Không có; (±): Có thể có; (+): Có ít; (++): Có; (+++): Có nhiều; (++++): Có rất nhiều

Không tìm dù có thể dương tính

Không cần tìm (-)

41
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

3.2.2. Chiết xuất, lắc phân bố


Với 420 g hoa loài G. affine ta thu được 86,58 g cao đặc với độ ẩm là 6,46 ± 0,01%.
Bằng việc thử cắn sau các lần chiết, ở lần chiết thứ ba phần cắn thu được chiếm 2,15%
nên kết thúc chiết xuất tại lần thứ 3.
Bảng 3.16. Khối lượng ước lượng và hàm lượng của các lần chiết

Số lần Thể tích dịch chiết Khối lượng Hàm lượng chất
chiết thu được (lít) ước lượng (g) chiết được (%)

Lần 1 9,5 58,9570 15,34

Lần 2 10 19,8800 5,17

Lần 3 10 8,3000 2,15

Ta thu được các phân đoạn có khối lượng như bảng 3.17

Bảng 3. 17. Khối lượng các phân đoạn chiết phân bố

Phân đoạn Khối lượng (g)

CFR 10,1052

CFL 6,8692

EAR 4,2328

EAL 9,8755

MeOH 6,5173

Nước 42,20

42
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.17. SKĐ cao toàn phần và các phân đoạn của mẫu hoa G. affine

Ghi chú: Pha động CHCl3-MeOH (8:2)

Nhận xét: Cao cồn toàn phần chứa nhiều hợp chất phân cực khác nhau, gồm cả các
chất kém phân cực, phân cực trung bình và các chất rất phân cực; việc chiết tách từ
cao cồn đã tách được các phân đoạn có độ phân cực giảm dần. Hai phần cao CF có
sự khác biệt nhau về thành phần hoá học, hầu hết các loại chlorophyll đều nằm ở CFR
và phân đoạn này cũng gần như không có tác dụng quét gốc tự do DPPH; ngược lại
phân đoạn CFL thì có tác động rõ. Về hai phân đoạn EtOAc thì cả hai đều có thành
phần chính tương đương nhau là các flavonoid, các vết hầu như tách nhau rõ ràng, có
tác động quét gốc tự do DPPH mạnh do đó có tiềm năng gộp lại để phân lập. Còn hai
phân đoạn MeOH và nước, trên SKĐ này chưa trải hết do có nhiều chất phân cực tuy
nhiên tác dụng quét gốc tự do DPPH mạnh, chứa nhiều flavonoid theo khảo sát thành
phần hoá thực vật ở mục 3.2.1, thêm vào đó khối lượng cao nước lớn nên có tiềm
năng để phân lập.
3.2.3. Phân lập phân đoạn EtOAc
Dựa vào SKĐ và kết quả sàng lọc sinh học ức chế xanhtine oxidase vượt trội ở mục
3.3.1.2, quyết định phân lập phân đoạn EtOAc trước. Kết quả thu được 23 phân đoạn
chính F1-F23 và một kết tinh ở 3 phân đoạn F3, F4, F5. Khối lượng những phân đoạn,
kết tinh và SKĐ được trình bày ở bảng 3.18 và hình 3.19

43
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Bảng 3.18. Khối lượng các phân đoạn thu được từ SKC của phân đoạn EtOAc

Phân đoạn Khối lượng (g) Phân đoạn Khối lượng (g)

F1 0,1636 F13 0,2542

F2 0,0529 F14 1,3090

F3 0,1371 F15 0,5152

F4 0,0273 F16 0,5786

F5 0,1105 F17 0,7339

F6 0,1338 F18 0,5842

F7 0,1158 F19 2,4112

F8 0,7821 F20 0,3504

F9 0,4567 F21 0,3650

F10 0,2783 F22 1,1733

F11 0,4505 F23 0,8462

F12 0,0945 Kết tinh 0,0343

Hình 3.18. SKĐ kết tinh từ các phân đoạn F3, F4, F5
Ghi chú: Pha động Hx-EtOAc (6:4)

44
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Hình 3.19. SKĐ các phân đoạn phân lập từ phân đoạn EtOAc

Ghi chú: Pha động CF-Me-H2O (85:15:1)

45
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

3.2.4. Phân lập phân đoạn F18 và F19

Hình 3.20. SKĐ hai phân đoạn F18 và F19


Ghi chú: pha động CF-MeOH (75:25)
Từ SKĐ tổng kết ở hình 3.19 và kết quả sàng lọc sinh học mục 3.3.2.3 và xét về khối
lượng chọn hai phân đoạn F18 và F19 gom lại thành F1819 do có thành phần gần
tương đương nhau và đủ lượng để xác định cấu trúc các chất phân lập được.
3.3. KẾT QUẢ SÀNG LỌC SINH HỌC
3.3.1. Mô hình DPPH trên bản mỏng
Áp dụng cho các phân đoạn đã chiết phân bố của cao methanol.

Hình 3.21. Kết quả của mô hình DPPH trên SKLM

46
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Nhận xét: Phân đoạn EtOAc vẫn còn tác dụng quét gốc tự do ở nồng độ thứ 7 – 7,81
μg/ml, phân đoạn CF có tác dụng kém nhất (nồng độ thứ 4 – 62,5 μg/ml).
3.3.2. Kết quả sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase
3.3.2.1. Cao methanol
Kết quả sàng lọc sinh học của 10 mẫu cao methanol được trình bày như sau:

Bảng 3.19. Kết quả sàng lọc sinh học ức chế xanthin oxidase cảu cao methanol
Bộ % ức chế xanthin oxidase
Tên mẫu phận 125 62,5 31,25 15,63 7,81 3,91
dùng μg/ml μg/ml μg/ml μg/ml μg/ml μg/ml
G. polycaulon Rễ 51,74 45,54 40,12 39,12 38,07 34,77
Thân lá 59,94 57,51 55,66 45,05 44,09 33,32
Hoa 49,80 43,56 40,81 39,37 39,72 36,65
G. affine Rễ 42,82 36,02 37,87 32,61 33,04 28,46
Thân 52,85 44,03 38,58 35,47 34,33 25,10
Lá 46,99 38,83 37,94 36,31 27,57 22,27
Hoa 59,58 52.00 48,57 42,44 39,34 37,14
G. pensylvanicum Rễ 45,63 40,17 33,95 33,62 29,07 30,79
Thân lá 52,74 44,41 44,98 32,93 31,70 30,09
Hoa 45,19 43,89 40,06 39,21 39,63 33,84

Hình 3.22. Biểu đồ phần trăm ức chế của 10 mẫu dược liệu ở nồng độ 125 μg/ml
Ghi chú: R-rễ, TL-thân lá, T-thân, L-lá, H-hoa
Kết quả sàng lọc 10 mẫu thử ở sáu nồng độ 125, 62,5, 31,25, 15,63, 7,81, 3,90 μg/ml
được trình bày ở bảng 3.19 . Từ kết quả nhận thấy có 5 mẫu cao: rễ, hoa của loài G.
polycaulon và thân, hoa của loài G. affine, thân và lá của loài G. pensylvanicum cho

47
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

tác dụng ức chế xanthin oxidase cao hơn 50%. Sau đó sử dụng phần mềm Sigma Plot
14.5 để tính toán giá trị IC50. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và phần trăm
ức chế XO của các cao được trình bày ở hình 3.23 (Đồ thị mẫu R1 ở PL.1)

Cao MeOH thân lá G. polycaulon Cao MeOH hoa G. affine

Cao MeOH thân G. affine Cao MeOH thân lá G. pensylvanicum

Hình 3.23. Đồ thị đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và phần trăm ức chế xanthin
oxidase
Nhận xét: IC50 của mẫu TL1 là 19,53 μg/ml và HM2 là 42,97 μg/ml thấp hơn các
cao khác nên có giá trị tiềm năng để tiến hành chọn phân lập.

48
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Kết luận: Chọn trước mẫu hoa G. affine phân tách thành các cao phân đoạn nhỏ hơn
để tiếp tục đánh giá tác dụng ức chế xanthin oxidase do cân nhắc giữa các kết quả thử
sàng lọc, định tính sơ bộ bằng SKLM và về khối lượng nguyên liệu thu hái được.
3.3.2.2. Các phân độ từ chiết phân bố cao ethanol loài G. affine

Bảng 3.20. Kết quả sàng lọc in vitro ức chế xanthin oxidase của 4 phân đoạn chiết phân bố
từ cao MeOH ở nồng độ 125 μg/ml và 62.5 μg/ml

Phân đoạn % Ức chế xanthin oxidase

125 μg/ml 62,5 μg/ml

CF 27,70 24,15

EtOAc 100,27 82,00

MeOH 89,75 54,18

Nước 39,72 29,176

Nhận xét: pđ CF và nước cả hai nồng độ có hoạt tính dưới 40%, còn phân đoạn EtOAc
và MeOH đều trên 50%. Vậy hai phân đoạn này cần pha loãng xuống các nồng độ
dưới đề đánh giá tiếp tác dụng ức chế xanthin oxidase, định hướng phân lập.
Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 31,25 μg/ml, 15,63 μg/ml, 7,81 μg/ml,
3,91 μg/ml

Bảng 3.21. Kết quả sàng lọc in vitro ức chế xanthin oxidase của 4 phân đoạn chiết phân bố
từ cao MeOH ở nồng độ 31,25; 15,63; 7,81 μg/ml

% Ức chế xanthin oxidase


Nồng độ
EtOAc MeOH

31,25 μg/ml 38,24 37,528

15,63 μg/ml 30,38 30,28

7,81 μg/ml 26,61 27,63

3,91 μg/ml 23,41 27,57

49
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Nhận xét: Ở bắt đầu nồng độ từ 31,25 μg/ml, cả hai phân đoạn, hoạt tính bé hơn 40%.
Từ đây dùng phần mềm Sigmaplot 14.5 để vẽ đồ thị và tìm ra IC50 của phân đoạn
EtOAc, MeOH lần lượt là 42,84 μg/ml, 55,31 μg/ml. Dựa vào tất cả kết quả ở định
tính bằng SKLM, mô hình DPPH trên bản mỏng (mục 3.1.4 và 3.3.1) và kết quả sàng
lọc sinh học này, chọn phân đoạn EtOAc để phân lập và sàng lọc tiếp theo.

Phân đoạn EtOAc Phân đoạn MeOH

Hình 3.24. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase
của phân đoạn EtOAc và phân đoạn MeOH.
3.3.2.3. Các phân đoạn từ phân đoạn EtOAc của hoa loài G. affine
Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 125 μg/ml và 62,5 μg/ml
Các phân đoạn thu được từ phân lập phân đoạn EtOAc tiến hành thử trên hai nồng độ
125 μg/ml và 62,5 μg/ml được kết quả trong bảng 3.21 sau

50
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Bảng 3.22. Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 125 μg/ml và 62,5 μg/ml

% ức chế xanthin oxidase

Phân đoạn 125 μg/ml 62,5 μg/ml Phân đoạn 125 μg/ml 62,5 μg/ml

F1 82,40 47,08 F13 96,28 65,25

F2 99,28 80,03 F14 99,80 89,13

F3 100,06 62,67 F15 100,57 74,44

F4 100,74 91,58 F16 90,53 56,00

F5 97,95 94,82 F17 101,18 67,21

F6 99,14 71,59 F18 101,93 99,31

F7 96,14 53,29 F19 100,78 70,86

F8 101,59 89,07 F20 101,27 62,41

F9 99,74 76,17 F21 103,25 75,15

F10 98,43 89,41 F22 98,02 70,97

F11 97,16 68,82 F23 99,13 69,59

F12 101,01 66,17 Kết tinh 100,78 86,59

Nhận xét: Tiến hành sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase của 23 phân
đoạn và một kết tính. Tất cả các mẫu ở nồng độ 125 μg/ml đều lớn hơn 80% và ở
nồng độ 62,5 μg/ml có 8 mẫu có tác dụng ức chế trên 80%, 15 mẫu có tác dụng từ
80 – 50 % và 1 mẫu F1 là dưới 50%.
Kết luận: các mẫu cần pha loãng để tiếp tục sàng lọc ở các nồng độ tiếp theo và để
tìm ra IC50 .
Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 31,25 μg/ml; 15,63 μg/ml
Kết quả sàng lọc 24 mẫu thử ở hai nồng độ 31,25 và 15,63 μg/ml được trình bày ở
bảng 3.. Từ kết quả nhận thấy 7 mẫu (F4, F5, F6, F8, F15, F18, kết tinh) ở nồng độ
31,25 μg/ml phần trăm ức chế vẫn còn còn cao hơn 50%. Tiếp tục thử tác dụng ức

51
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

chế xanthin oxidase của 7 mẫu trên ở những nồng độ thấp hơn, sử dụng phần mềm
Sigma Plot 14.5 để tính toán giá trị IC50 .

Bảng 3.23. Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 31,25 μg/ml và 62,5 μg/ml

% ức chế xanthin oxidase

Nồng độ thử Nồng độ thử


Phân đoạn 31,25 15,63 Phân đoạn 31,25 15,63
μg/ml μg/ml μg/ml μg/ml

F1 32,23 29,40 F13 47,95 41,36

F2 43,69 33,74 F14 48,62 34,40

F3 47,22 38,00 F15 52,43 49,28

F4 54,62 35,95 F16 33,82 25,26

F5 61,79 40,65 F17 37,02 32,17

F6 57,87 57,61 F18 54,92 34,93

F7 36,11 31,13 F19 39,71 29,28

F8 52,61 36,94 F20 36,24 28,10

F9 44,37 36,42 F21 45,44 28,73

F10 49,15 35,57 F22 32,80 29,88

F11 42,32 30,05 F23 38,93 26,66

F12 34,97 27,53 Kết tinh 53,29 34,17

Kết quả sàng lọc các phân đoạn ở nồng độ 7,81 μg/ml và 3,91 μg/ml
Kết quả phần trăm ức chế của các phân đoạn được trình bày ở PL.3.

52
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Bảng 3.24. Kết quả phần trăm ức chế của các phân đoạn F4, F6, F6, F8, F15, F18, kết tinh
ở nồng độ 7,81 μg/ml và 3,91 μg/ml

F4 F5 F6 F8 F15 F18 Kết tinh

% Ức 7,81 μg/ml 30,95 29,10 56,20 31,47 43,15 24,64 32,82


chế XO
3,91 μg/ml 26,99 28,36 54,15 27,19 37,18 23,52 27,48

Nhận xét: Hầu hết các phân đoạn phân trăm ức chế đều nhỏ nhơn 50% ở nồng độ
7,81 μg/ml, riêng phân đoạn F6 đến nồng độ 3,91 μg/ml vẫn còn cao hơn 50%
(54,15%). Phân đoạn này cần tiếp tục pha loãng để tìm ra IC50.
Kết quả IC50 của các phân đoạn tách từ phân đoạn EtOAc
Bảng 3.25. IC50 của các phân đoạn từ phân đoạn EtOAc (ethanol)

Phân đoạn IC50 (μg/ml) Phân đoạn IC50 (μg/ml)

F1 67,42 F13 34,15

F2 38,09 F14 32,66

F3 37,98 F15 22,89

F4 27,84 F16 55,89

F5 23,34 F17 45,64

F6 - F18 27,92

F7 58,02 F19 42,23

F8 28,83 F20 49,58

F9 38,51 F21 36,03

F10 32,11 F22 49,42

F11 40,40 F23 42,82

F12 49,29 Kết tinh 28,98

53
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

Nhận xét: từ bảng dữ liệu có 6 mẫu có IC50 thấp hơn 30 μg/ml (F4, F5, F8, F15, kết
tinh) trong đó F15 là thấp nhất (22,89 μg/ml).
Kết luận: Chọn mẫu F18 và F19 gộp lại để phân lập. Từ kết quả SKĐ ở mục 3.2.4.
Các thành phần gần tương đương nhau ở các vết chính tắt quan ở UV 254 và lên màu
với thuốc thử VS, ngoài ra khối lượng phân đoạn F19 lớn, do đó có tiềm năng phân
lập được chất và đủ lượng để xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được.
Allopurinol được dùng làm chứng dương trên cùng một mô hình thử nghiệm tác dụng
ức chế xanthin oxidase cho giá trị IC50 = 0,82 μg/ml.

Hình 3.25. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase của
chứng dương allopurinol.
3.4. BÀN LUẬN
Kết quả giữa hai mô hình DPPH và in vitro ức chế enzym xanthin oxidase cho thấy
sự tương quan nhau về tác dụng quét gốc tự do DPPH và ức chế enzym XO. Phân
đoạn EtOAc có mức chống oxi hoá cao (còn vết ở nồng độ 7,81 μg/ml) thì với tác
dụng ức chế enzym cũng là cao nhất với IC50 = 42,84 μg/ml. Đồng thời, SKĐ so sánh
các phân đoạn chiết phân bố từ cao toàn phần ở mục 3.2.2 thì có nhiều băng tắt quang
ở 254 nm hơn, lên màu vàng và cam ở TT VS. Từ đây có thể sơ bộ đánh giá về thành
phần hoá học chính của phân đoạn EtOAc là các nhóm flavonoid; chính nhóm này có
tác động ức chế enzym xanthine oxidase, cũng như hoạt tính quét gốc tự do DPPH.
Kết quả đề tài đã bước đầu cung cấp một cơ sở dữ liệu về tác dụng ức chế xanthin
oxidase của ba loài thuộc chi Gnaphalium phân bố ở Việt Nam. Kết quả sàng lọc trên
nhiều bộ phận dùng khác nhau của mỗi dược liệu (10 mẫu) cho cái nhìn tổng quan

54
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết quả và bàn luận

nhất về bộ phận có tác dụng, định hướng để lựa chọn đúng bộ phận dùng cho việc
nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc sau này, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Kết quả sàng lọc trên cũng đã cho thấy tiềm năng cả về mặt nghiên cứu lẫn
ứng dụng của những loài thuộc chi Gnaphalium trong điều trị gút theo cơ chế giảm
lượng acid uric sinh ra trong cơ thể.

55
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết luận và đề nghị

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


4.1. KẾT LUẬN
Sau khoảng 5 tháng (3/2022 – 7/2022) thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU THÀNH
PHẦN HOÁ HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG ỨC CHẾ XANTHIN OXIDASE CỦA
MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI GNAPHALIUM CÓ Ở VIỆT NAM” thu được các kết
quả sau:
Về đặc điểm thưc vật học
Đặc điểm hình thái: quan sát và mô tả lại các đặc điểm hình thái của ba loài thuộc chi
Gnaphalium.
Vi phẫu: quan sát và mô tả các đặc điểm thực vật của thân loài G. affine.
Thử tinh khiết
Đề tài cũng đã xác định được độ ẩm, hàm lượng chất chiết được bằng dung môi
methanol của 10 mẫu của các bộ phận của ba loài thuộc chi Gnaphalium (mục 3.2.1
) tro toàn phần và tro không tan trong acid của mẫu hoa loài G. affine (6,72 ± 0,18,
0,42 ± 0,01, tương ứng).
Về thành phần hoá học
Khảo sát sơ bộ thành phần hoá thực vật của hoa G. affine có chứa các nhóm hợp chất:
flavonoid (vòng γ-pyron), chất béo, triterpenoid tự do, chất khử, acid hữu cơ (mục
3.2.1).
Định tính bằng SKLM: một số bộ phân của ba loài có sự khác biệt đáng kể về thành
phân hoá học và khả năng quét gốc tự do DPPH (mục 3.1.5)
Chiết xuất, phân lập
Từ 420 g hoa khô loài G. affine qua quá trình chiết bằng nồi chiết có gia nhiệt và áp
suất, đã thu 86,58 g cao ethanol, 10,1052 g pđ CFR, 6,6892 g pđ CFL, 4,2328 g pđ
EAR, 9,8755g pđ EAL, 6,5173 g pđ MeOH, 42,20 g pđ nước. Từ phân đoạn (EAL
và EAR) bằng kỹ thuật SKC đã phân tách được 23 phân đoạn và một kết tinh.
Sàng lọc sinh học
Mô hình sàng lọc DPPH trên bản mỏng: Từ 4 phân đoạn lắc phân bố của cao MeOH,
pđ EtOAc vẫn còn có tác dụng ở nồng độ 7,81 μg/ml định hướng phân lập phân đoạn
này.

56
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Kết luận và đề nghị

Sàng lọc in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase:


Trong 10 mẫu là cao MeOH của các bộ phân được phân chia, ba loài thuộc chi
Gnaphalium khảo sát, mẫu cao thân lá loài G. polycaulon và hoa loài G. affine cho
tác dụng ức chế xanthin oxidase nổi trội với IC50 lần lượt là 19,53 μg/ml và 42,97
μg/ml.
Mẫu cao phân đoạn EtOAc từ cao MeOH hoa G. affine cho tác dụng ức chế xanthin
oxidase mạnh nhất (IC50 = 42,84 μg/ml) và được chọn để phân lập tiếp theo.
Trong số 24 mẫu qua kỹ thuật SKC từ phân đoạn EtOAc (ethanol), những mẫu F4,
F5, F8, F15, kết tinh cho tác tác dụng ức chế xanthin oxidase nội trộ với các IC50 nhỏ
hơn 30 μg/ml (lần lượt 27,84; 23,34; 28,83; 22;89 ;27,92 ;28,98 μg/ml)
4.2. KIẾN NGHỊ
-Tinh chế mẫu kết tinh từ phân đoạn EtOAc (ethanol) để xác định cấu trúc hợp chất
chính và thử in vitro tác dụng ức chế xanthin oxidase tìm ra IC50.
-Tiếp tục phân lập các phân đoạn F(n) từ phân đoạn EtOAc (ethanol), phân đoạn
CFR, CFL, MeOH, nước.
-Kết hợp sàng lọc sinh học với các phân đoạn sẽ được phân lập tiếp theo.
-Tiếp tục nghiên cứu phân lập thêm các bộ phận hai loài còn lại có tiềm năng tác dụng
ức chế xanthin oxidase.

57
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Schwartz SA. Disease of distinction. ExGnaore. 2006;2(6):515-519.
2. Quyết định số 361/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị các bệnh cơ xương khớp. 2014:89-94
3. Takhtajan A. Flowering plants. Springer; 2009.
4. Sahakitpichan P, Disadee W, Ruchirawat S, Kanchanapoom T. 3-
Hydroxydihydrobenzofuran glucosides from Gnaphalium polycaulon. Chemical and
Pharmaceutical Bulletin. 2011;59(9):1160-1162.
5. Shchepotin B, Shchulipenko I, Prisiazhniuk M, Lebeda A, Taldykin O. Use of
tinctures of medicinal plants in patients with hypertension. Vrachebnoe delo. 1984;(6):18-
22.
6. Ivancheva S, Stantcheva B. Ethnobotanical inventory of medicinal plants in
Bulgaria. Journal of ethnopharmacology. 2000;69(2):165-172.
7. Zheng X, Wang W, Piao H, et al. The genus Gnaphalium L.(Compositae):
phytochemical and pharmacological characteristics. Molecules. 2013;18(7):8298-8318.
8. Phạm Hoàng Hộ. Cây Cỏ Việt Nam. . Nxb. Trẻ; 2007.
9. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hồng Đức; 2013.
10. Zeng W-C, Zhu R-X, Jia L-R, et al. Chemical composition, antimicrobial and
antioxidant activities of essential oil from Gnaphlium affine. Food and Chemical
Toxicology. 2011;49(6):1322-1328.
11. Xi Z, Chen W, Wu Z, et al. Anti-complementary activity of flavonoids from
Gnaphalium affine D. Don. Food chemistry. 2012;130(1):165-170.
12. Sun Q, Lu Y, Wu S-Q, Yao S, Zhang J. Study on the chemical constituents from
Gnaphalium hypoleucum. Zhong yao cai= Zhongyaocai= Journal of Chinese Medicinal
Materials. 2012;35(4):566-568.
13. Mericli AH. Flavonoids from Gnaphalium luteo-album L. J Fac Pharm Istanbul
Univ. 1980;16:84-87.
14. Konopleva MM, Matławska I, Wojcińska M, et al. Sylviside, a diterpene glucoside
derivative from Gnaphalium sylvaticum. Journal of natural products. 2006;69(3):394-396.
15. Itakura Y, Imoto T, Kato A, Yagishita K. Flavonoids in the Flowers of Gnaphalium
affine D. Don. Agricultural and Biological Chemistry. 1975;39(11):2237-2238.
16. Bohlmann F, Ziesche J. New diterpenes from Gnaphalium species. Phytochemistry.
1980;
17. Meragelman TL, Silva GL, Mongelli E, Gil RR. ent-Pimarane type diterpenes from
Gnaphalium gaudichaudianum. Phytochemistry. 2003;62(4):569-572.
18. Shikov AN, Kundracikova M, Palama TL, et al. Phenolic constituents of Gnaphalium
uliginosum L. Phytochemistry Letters. 2010;3(1):45-47.

58
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Tài liệu tham khảo

19. Rastrelli L, Saravia A, Hernandez M, De Simone F. Antiinflammatory activity-


guided fractionation of Gnaphalium stramineum. Pharmaceutical biology. 1998;36(5):315-
319.
20. Rodríguez-Ramos F, Navarrete A. Solving the confusion of gnaphaliin structure:
gnaphaliin A and gnaphaliin B identified as active principles of Gnaphalium liebmannii with
tracheal smooth muscle relaxant properties. Journal of natural products. 2009;72(6):1061-
1064.
21. Aquino R, Morelli S, Tomaino A, et al. Antioxidant and photoprotective activity of
a crude extract of Culcitium reflexum HBK leaves and their major flavonoids. Journal of
ethnopharmacology. 2002;79(2):183-191.
22. Zhang H-j, Li L-n, Zhou J, et al. Effects of Gnaphalium affine D. Don on
hyperuricemia and acute gouty arthritis. Journal of ethnopharmacology. 2017;203:304-311.
23. BỘ Y TẾ. Dược Điển Việt Nam V. 2018:
24. Trịnh Tuý An, Huỳnh Ngọc Thuỵ. Sàng lọc in vitro và in vivo định hướng tác dụng
hạ acid uric máu của một số dược liệu thu hái tại các tỉnh phía nam Việt Nam. Luận Văn
Thạc sĩ Sinh học. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 2017.

59
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase
của cao mẫu rễ G. polycaulon ............................................................................... PL.2
Phụ lục 2. Số liệu chứng...................................................................................... PL.3
Phụ lục 3. Số liệu thử in vitro của 23 phân đoạn và kết tinh từ cao EtOAc (ethanol)
............................................................................................................................... PL.4
Phụ lục 4. Số liệu thử in vitro của 4 phân đoạn chiết phân bố từ cao methanol toàn
phân của hoa G. affine ......................................................................................... PL.10
Phụ lục 5. Số liệu thử in vitro của 10 cao toàn phân (MeOH) của 10 mẫu bộ phận ba
loài thuộc chi Gnaphalium thu hái ...................................................................... PL.11
Phụ lục 6. Số liệu đo quan của chứng dương Allopurinol ................................ PL.13
Phụ lục 7. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase
của 22 phân đoạn và kết tinh từ phân đoạn EtOAc(ethanol) .............................. PL.13

PL.1
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Phụ lục 1. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase của
cao mẫu rễ G. polycaulon

PL.2
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Phụ lục 2. Số liệu chứng


Ngày
19/04/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 2,624 2,615 2,568 2,642 2,591
Chứng trắng 0,773 0,761 0,767 0,781 0,768
Hiệu 1,851 1,854 1,801 1,861 1,823
Trung bình hiệu 1,838 (áp dụng cho 10 mẫu cao MeOH)
Ngày
29/04/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 2,425 2,415 2,486 2,469 2,433
Chứng trắng 0,612 0,655 0,682 0,668 0,671
Hiệu 1,813 1,76 1,804 1,801 1,762
trung bình hiệu 1,788 (áp dụng cho pđ MeOH, nước)
Ngày
29/04/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 1,732 1,778 1,759 1,773 1,743
Chứng trắng 0,536 0,51 0,524 0,524 0,54
Hiệu 1,196 1,268 1,235 1,249 1,203
Trung bình hiệu 1,2302 (áp dụng cho pđ CF và EtOAc)
Ngày
27/06/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 2,167 2,365 2,293 2,31 2,307
Chứng trắng 0,637 0,646 0,632 0,613 0,618
Hiệu 1,53 1,719 1,661 1,697 1,689
TB hiệu 1,6592(áp dụng cho pđ F1-F10)
Ngày
28/06/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 2,14 2,227 2,194 2,179 2,137
Chứng trắng 0,649 0,656 0,647 0,66 0,648
Hiệu 1,491 1,571 1,547 1,519 1,489
TB hiệu 1,5234(áp dụng cho pđ F11-F15
Ngày
28/06/2022 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Chứng 2,162 2,112 2,152 2,022 2,096
Chứng trắng 0,614 0,611 0,606 0,601 0,615
Hiệu 1,548 1,501 1,546 1,421 1,481
TB hiệu 1,4994 (áp dụng cho pđ F16-23 và kết tinh)

PL.3
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Phụ lục 3. Số liệu thử in vitro của 23 phân đoạn và kết tinh từ cao EtOAc (ethanol)

Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử


F1 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,949 2,922 2,913 2,632 2,635 2,638 82,34
2 2,78 2,781 2,779 1,867 1,934 1,905 47,08
3 2,569 2,577 2,576 1,442 1,504 1,407 32,32
4 2,417 2,427 2,429 1,236 1,222 1,301 29,40
5 2,328 2,348 2,322 1,125 1,129 1,118 27,15
6 2,335 2,318 2,333 1,068 1,095 1,071 24,62
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F2 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 3,053 3,003 3,04 3,068 3,012 2,980 99,28
2 3,042 2,981 2,975 2,644 2,674 2,686 80,03
3 2,832 2,853 2,851 1,901 1,921 1,911 43,69
4 2,573 2,617 2,671 1,52 1,523 1,520 33,74
5 2,479 2,407 2,365 1,273 1,283 1,257 30,93
6 2,387 2,372 2,371 1,182 1,123 1,151 26,19
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F3 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 3,02 3,002 3,02 3,032 3,011 3,002 100,06
2 2,885 2,929 2,89 2,302 2,275 2,269 62,67
3 2,397 2,501 2,367 1,532 1,567 1,539 47,22
4 2,143 2,171 2,09 1,123 1,111 1,084 38,00
5 1,987 1,919 1,989 0,903 0,914 0,922 36,60
6 1,93 1,936 1,947 0,823 0,853 0,76 32,16
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F4 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 3,03 3,025 3,022 3,034 3,028 3,052 100,74
2 3,007 2,991 2,992 2,864 2,845 2,862 91,58
3 2,856 2,882 2,857 2,111 2,132 2,093 54,62
4 2,643 2,643 2,648 1,583 1,58 1,583 35,95

PL.4
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

5 2,462 2,468 2,416 1,325 1,302 1,282 30,95


6 2,396 2,362 2,365 1,178 1,168 1,143 26,99
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F5 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 3 3,056 2,983 2,985 3,001 2,951 97,95
2 2,988 2,978 3,001 2,901 2,931 2,877 94,82
3 2,896 2,882 2,865 2,267 2,238 2,236 61,79
4 2,637 2,587 2,644 1,637 1,631 1,646 40,65
5 2,495 2,457 2,489 1,302 1,309 1,301 29,10
6 2,346 2,396 2,37 1,181 1,17 1,195 28,36
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F6 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,959 2,964 2,976 2,956 2,958 2,942 99,14
2 2,863 2,88 2,904 2,402 2,415 2,416 71,59
3 2,44 2,407 2,47 1,699 1,781 1,74 57,87
4 2,094 2,019 2,167 1,402 1,399 1,369 57,61
5 1,984 1,928 1,901 1,234 1,201 1,198 56,20
6 1,895 1,863 1,902 1,152 1,13 1,096 54,15
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F7 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,982 2,963 2,992 2,921 2,903 2,921 96,14
2 2,839 2,791 2,851 2,054 2,056 2,046 53,29
3 2,622 2,67 2,631 1,575 1,569 1,599 36,11
4 2,471 2,471 2,401 1,306 1,324 1,285 31,13
5 2,373 2,394 2,305 1,195 1,189 1,192 29,77
6 2,302 2,27 2,331 1,109 1,115 1,109 28,28
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F8 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,998 2,942 2,99 3,006 3,025 2,978 101,59
2 2,941 2,955 2,94 2,769 2,741 2,782 89,07
3 2,786 2,823 2,771 2,016 2,028 1,977 52,61

PL.5
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

4 2,621 2,616 2,549 1,548 1,568 1,531 36,94


5 2,458 2,466 2,378 1,299 1,302 1,29 31,47
6 2,341 2,362 2,332 1,149 1,135 1,127 27,19
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F9 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,986 3,003 2,976 2,999 2,974 2,979 99,74
2 2,93 2,908 2,938 2,543 2,567 2,48 76,17
3 2,757 2,731 2,75 1,833 1,855 1,781 44,37
4 2,444 2,433 2,5 1,403 1,423 1,386 36,42
5 2,362 2,325 2,352 1,258 1,262 1,245 34,23
6 2,226 2,347 2,28 1,135 1,129 1,123 30,37
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F10 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 3,029 3,027 3,037 3,004 3,012 2,999 98,43
2 2,982 2,953 2,962 2,786 2,791 2,793 89,41
3 2,785 2,796 2,812 1,956 1,95 1,956 49,15
4 2,588 2,609 2,507 1,498 1,486 1,513 35,57
5 2,437 2,359 2,452 1,269 1,263 1,269 30,75
6 2,345 2,353 2,363 1,152 1,16 1,159 27,88
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F11 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,998 2,999 2,992 2,943 2,96 2,956 97,16
2 2,861 2,867 2,834 2,38 2,376 2,381 68,82
3 2,599 2,567 2,549 1,699 1,693 1,687 42,32
4 2,401 2,406 2,371 1,329 1,333 1,319 30,05
5 2,272 2,26 2,302 1,158 1,168 1,151 26,55
6 2,236 2,258 2,231 1,025 1,033 1,011 20,00
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F12 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,931 2,901 2,891 2,933 2,91 2,926 101,01
2 2,847 2,828 2,81 2,314 2,32 2,305 66,17

PL.6
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

3 2,608 2,639 2,618 1,621 1,65 1,622 34,97


4 2,436 2,454 2,433 1,334 1,33 1,347 27,53
5 2,316 2,298 2,252 1,14 1,136 1,132 24,34
6 2,236 2,223 2,195 1,022 1,029 1,048 22,21
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F13 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,88 2,926 2,899 2,85 2,839 2,846 96,28
2 2,733 2,753 2,714 2,208 2,21 2,194 65,25
3 2,459 2,527 2,511 1,713 1,715 1,69 47,95
4 2,109 2,152 2,193 1,243 1,249 1,282 41,36
5 2,146 2,277 1,911 1,096 1,098 1,091 33,29
6 2,187 2,076 2,114 1,032 1,036 1,043 28,54
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F14 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,842 2,875 2,857 2,866 2,853 2,846 99,80
2 2,825 2,802 2,811 2,65 2,658 2,633 89,13
3 2,695 2,662 2,649 1,895 1,879 1,884 48,62
4 2,494 2,442 2,418 1,462 1,459 1,435 34,40
5 2,254 2,341 2,327 1,278 1,27 1,262 31,91
6 2,227 2,197 2,169 1,068 1,07 1,069 25,91
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F15 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,941 2,961 2,976 2,97 2,962 2,972 100,57
2 2,825 2,874 2,816 2,45 2,46 2,437 74,44
3 2,424 2,491 2,551 1,768 1,759 1,765 52,43
4 2,32 2,076 2,023 1,371 1,368 1,362 49,28
5 2,01 2,009 1,996 1,15 1,142 1,125 43,15
6 1,98 1,932 1,98 1,001 1,018 1,002 37,18
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F16 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,956 2,964 2,972 2,833 2,82 2,813 90,53

PL.7
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

2 2,891 2,886 2,862 2,223 2,228 2,209 56,00


3 2,631 2,659 2,637 1,68 1,64 1,63 33,82
4 2,383 2,4 2,401 1,27 1,269 1,283 25,26
5 2,176 2,226 2,212 1,153 1,14 1,145 29,39
6 2,225 2,208 2,215 1,04 1,042 1,029 21,37
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F17 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,899 2,892 2,937 2,95 2,905 2,926 101,18
2 2,849 2,862 2,847 2,37 2,36 2,353 67,21
3 2,623 2,616 2,619 1,69 1,67 1,665 37,02
4 2,389 2,394 2,39 1,371 1,378 1,373 32,17
5 2,216 2,307 2,288 1,148 1,143 1,135 24,75
6 2,205 2,164 2,194 1,014 1,014 1,017 21,79
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F18 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,908 2,954 2,988 2,98 2,972 2,985 101,93
2 2,841 2,828 2,87 2,841 2,846 2,821 99,31
3 2,804 2,816 2,753 2,111 2,12 2,114 54,92
4 2,566 2,568 2,566 1,599 1,589 1,585 34,93
5 2,401 2,391 2,39 1,265 1,267 1,26 24,64
6 2,244 2,273 2,268 1,111 1,125 1,109 23,52
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F19 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,819 2,801 2,826 2,829 2,82 2,832 100,78
2 2,789 2,744 2,693 2,308 2,311 2,296 70,86
3 2,557 2,581 2,617 1,689 1,688 1,666 39,71
4 2,376 2,36 2,345 1,311 1,299 1,29 29,28
5 2,236 2,164 2,266 1,111 1,113 1,112 25,97
6 2,18 2,197 2,107 1,039 1,037 1,026 24,81
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F20 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3

PL.8
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

1 2,811 2,794 2,84 2,839 2,83 2,833 101,27


2 2,725 2,758 2,709 2,171 2,169 2,161 62,41
3 2,491 2,514 2,513 1,555 1,559 1,536 36,24
4 2,36 2,339 2,39 1,279 1,283 1,293 28,10
5 2,28 2,249 2,23 1,128 1,121 1,12 24,64
6 2,143 2,229 2,251 1,049 1,043 1,031 22,19
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F21 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,858 2,902 2,923 2,953 2,94 2,936 103,25
2 2,763 2,763 2,774 2,389 2,392 2,401 75,15
3 2,578 2,626 2,59 1,782 1,789 1,769 45,44
4 2,414 2,431 2,408 1,351 1,359 1,337 28,73
5 2,307 2,29 2,322 1,146 1,143 1,131 22,21
6 2,294 2,28 2,195 1,069 1,067 1,056 20,48
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F22 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,885 2,9 2,929 2,89 2,892 2,843 98,02
2 2,649 2,673 2,716 2,221 2,251 2,26 70,97
3 2,602 2,568 2,593 1,591 1,582 1,567 32,80
4 2,269 2,292 2,268 1,222 1,203 1,25 29,88
5 2,257 2,242 2,263 1,134 1,11 1,089 23,77
6 2,186 2,167 2,222 1,031 1,035 1,03 22,66
Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử
F23 I%
L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,948 2,97 2,974 2,961 2,948 2,944 99,13
2 2,879 2,907 2,89 2,444 2,432 2,432 69,59
3 2,692 2,669 2,504 1,709 1,711 1,698 38,93
4 2,397 2,434 2,416 1,311 1,319 1,318 26,66
5 2,314 2,252 2,226 1,148 1,15 1,137 25,37
6 2,201 2,19 2,203 1,035 1,022 1,018 21,77

PL.9
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

Kết Thử Thử Thử Thử trắng thử trắng Thử


I%
tinh L1 L2 L3 1 2 trắng 3
1 2,712 2,682 2,758 2,709 2,782 2,696 100,78
2 2,637 2,674 2,678 2,466 2,465 2,455 86,59
3 2,524 2,564 2,515 1,82 1,829 1,853 53,29
4 2,396 2,362 2,373 1,394 1,398 1,378 34,17
5 2,158 2,151 2,223 1,176 1,178 1,156 32,82
6 2,101 2,134 2,132 1,024 1,048 1,033 27,48

Phụ lục 4. Số liệu thử in vitro của 4 phân đoạn chiết phân bố từ cao methanol toàn phân
của hoa G. affine
Thử Thử Thử Thử thử trắng Thử trắng
CF I%
L1 L2 L3 trắng 1 2 3
1 2,538 2,543 2,534 1,652 1,646 1,649 27,70
2 2,169 2,204 2,098 1,222 1,231 1,219 24,15
3 1,941 1,957 1,892 1,001 1,01 1,007 24,88
4 1,841 1,743 1,849 0,885 0,886 0,872 24,39
5 1,805 1,757 1,75 0,832 0,839 0,843 24,17
6 1,72 1,754 1,765 0,83 0,828 0,835 25,58
Thử Thử Thử Thử thử trắng Thử trắng
EtOAc I%
L1 L2 L3 trắng 1 2 3
1 3,018 3,055 3,034 3,045 3,041 3,031 100,27
2 2,969 2,969 2,988 2,759 2,762 2,741 82,01
3 2,69 2,67 2,688 1,934 1,92 1,915 38,24
4 2,227 2,233 2,258 1,389 1,382 1,378 30,38
5 1,975 2,018 2,045 1,112 1,119 1,099 26,61
6 1,839 1,887 1,866 0,925 0,921 0,92 23,41
Thử Thử Thử Thử thử trắng Thử trắng
MeOH I%
L1 L2 L3 trắng 1 2 3
1 3,085 3,082 3,107 2,924 2,903 2,897 89,75
2 3,032 2,985 2,969 2,169 2,178 2,181 54,18
3 2,787 2,817 2,811 1,655 1,698 1,711 37,53
4 2,708 2,718 2,721 1,468 1,462 1,477 30,28
5 2,634 2,622 2,64 1,334 1,33 1,35 27,63
6 2,58 2,566 2,576 1,268 1,298 1,271 27,57
Thử Thử Thử Thử thử trắng Thử trắng
Nước I%
L1 L2 L3 trắng 1 2 3
1 2,763 2,73 2,78 1,687 1,683 1,67 39,73

PL.10
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

2 2,643 2,688 2,674 1,408 1,409 1,389 29,18


3 2,61 2,618 2,599 1,333 1,329 1,346 28,80
4 2,605 2,624 2,542 1,236 1,238 1,243 24,42
5 2,527 2,542 2,581 1,159 1,165 1,162 22,37
6 2,597 2,534 2,565 1,156 1,154 1,146 20,95

Phụ lục 5. Số liệu thử in vitro của 10 cao toàn phân (MeOH) của 10 mẫu bộ phận ba loài
thuộc chi Gnaphalium thu hái
Thử Thử Thử
H2 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,678 2,805 2,842 2,019 2,038 2,039 59,58
2 2,422 2,561 2,608 1,634 1,658 1,652 52,00
3 2,404 2,201 2,455 1,413 1,406 1,405 48,57
4 2,269 2,255 2,172 1,173 1,179 1,17 42,44
5 2,348 2,318 2,315 1,206 1,211 1,219 39,34
6 2,328 2,311 2,304 1,168 1,152 1,157 37,14
Thử Thử Thử
H1 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,368 2,581 2,4 1,528 1,523 1,53 49,80
2 2,338 2,383 2,312 1,305 1,306 1,31 43,56
3 2,293 2,187 2,3 1,174 1,176 1,166 40,81
4 2,275 2,284 2,276 1,159 1,168 1,165 39,37
5 2,285 2,152 2,388 1,162 1,164 1,175 39,72
6 2,383 2,262 2,256 1,135 1,132 1,141 36,65
Thử Thử Thử
H3 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,329 2,399 2,245 1,312 1,319 1,32 45,19
2 2,329 2,374 2,3 1,296 1,305 1,308 43,89
3 2,255 2,217 2,262 1,141 1,141 1,147 40,06
4 2,231 2,226 2,306 1,137 1,139 1,135 39,21
5 2,042 2,128 2,219 1,008 1,028 1,024 39,63
6 2,174 2,158 2,052 0,902 0,918 0,916 33,84
Thử Thử Thử
TL1 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,469 2,03 2,345 1,546 1,542 1,547 59,94
2 2,11 2,065 2,17 1,333 1,332 1,337 57,51
3 2,356 1,575 1,316 0,945 0,94 0,917 55,66
4 2,131 2,261 2,169 1,174 1,169 1,188 45,05

PL.11
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

5 2,009 1,95 2,319 1,061 1,069 1,065 44,09


6 2,189 2,058 2,367 0,982 0,971 0,984 33,32
Thử Thử Thử
L2 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,678 2,641 2,677 1,693 1,697 1,683 46,99
2 2,453 2,602 2,545 1,409 1,412 1,406 38,83
3 2,386 2,437 2,544 1,318 1,32 1,307 37,94
4 2,435 2,491 2,483 1,302 1,299 1,296 36,31
5 2,45 2,443 2,473 1,18 1,12 1,072 27,57
6 2,552 2,542 2,339 1,052 1,047 1,048 22,27
Thử Thử Thử
T2 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,335 2,421 2,29 1,486 1,482 1,478 52,85
2 2,297 2,171 2,593 1,32 1,328 1,327 44,03
3 2,091 2,249 2,275 1,071 1,076 1,081 38,58
4 2,274 2,237 2,239 1,065 1,069 1,058 35,47
5 2,262 2,284 2,186 1,034 1,039 1,038 34,33
6 2,509 2,277 2,29 0,979 0,983 0,984 25,10
Thử Thử Thử
TL3 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,458 2,299 2,502 1,555 1,549 1,549 52,74
2 2,406 2,306 2,208 1,283 1,284 1,288 44,41
3 2,171 2,306 2,316 1,259 1,25 1,25 44,98
4 2,347 2,321 2,462 1,133 1,139 1,16 32,93
5 2,282 2,446 2,332 1,099 1,111 1,084 31,70
6 2,129 2,287 2,283 0,952 0,949 0,943 30,09
Thử Thử Thử
R1 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,66 2,66 2,759 1,809 1,811 1,798 51,74
2 2,535 2,6 2,377 1,509 1,504 1,496 45,54
3 2,372 2,264 2,332 1,221 1,229 1,216 40,12
4 2,355 2,363 2,248 1,206 1,203 1,2 39,12
5 2,162 2,193 2,183 1,049 1,046 1,028 38,07
6 2,226 2,108 2,212 0,988 0,981 0,98 34,77
Thử Thử Thử
R2 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,594 2,504 2,537 1,498 1,493 1,491 42,82
2 2,526 2,584 2,552 1,378 1,376 1,38 36,02
3 2,295 2,433 2,313 1,206 1,207 1,202 37,87

PL.12
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

4 2,343 2,246 2,235 1,039 1,035 1,034 32,61


5 2,237 2,303 2,245 1,034 1,039 1,02 33,04
6 2,24 2,192 2,294 0,928 0,923 0,93 28,46
Thử Thử Thử
R3 L1 L2 L3 Thử trắng 1 thử trắng 2 Thử trắng 3 I%
1 2,432 2,467 2,425 1,443 1,444 1,439 45,63
2 2,26 2,408 2,27 1,211 1,219 1,209 40,17
3 2,337 2,395 2,198 1,091 1,093 1,104 33,95
4 2,204 2,265 2,269 1,027 1,03 1,021 33,62
5 2,336 2,375 2,386 1,067 1,062 1,057 29,07
6 2,25 2,234 2,218 0,959 0,964 0,963 30,79

Phụ lục 6. Số liệu đo quan của chứng dương Allopurinol

Thử Thử Thử Thử Thử Thử


Nồng độ L1 L2 L3 trắng 1 trắng 2 trắng 3 %I
2,5 0,932 0,902 0,900 0,797 0,803 0,793 91,37
1,25 1,042 1,039 1,041 0,668 0,678 0,657 71,68
0,625 1,715 1,713 1,702 0,924 0,941 0,926 40,80
0,3125 1,726 1,731 1,721 0,754 0,756 0,752 26,20
0,15625 1,734 1,747 1,739 0,696 0,700 0,692 20,74
0,078125 1,743 1,749 1,751 0,654 0,649 0,658 16,93

Phụ lục 7. Đường phi tuyến tương quan giữa nồng độ và % ức chế xanthin oxidase của 22
phân đoạn và kết tinh từ phân đoạn EtOAc(ethanol)

PL.13
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.14
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.15
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.16
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.17
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.18
Khóa luận tốt nghiệp DSĐH Phụ lục

PL.19

You might also like