Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Trật tự hai cực Yalta


- Bối cảnh, Đặc điểm chính, ảnh hưởng đến qhqt
- Liên xô, mỹ
- Thỏa thuận được kí kết
- Phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi chiếm đóng
- Sự đấu tranh chống lại phát xít
- Phia chia về mặt ý thức hệ

YALTA CONFERENCE

Diễn ra vào tháng 2/1945 tại Yalta (LX), tham dự hội nghị có 3 nguyên thủ quốc
gia của LX, Anh, Mỹ.
Những thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát
xít quân phiệt bằng những cam kết quân sự cụ thể; thành lập Tổ chức LHQ và
thông qua Hiến chương LHQ trong thời gian tới; giải quyết vấn đề các nước
phát xít bại trận và phân chia phạm vi ảnh hưởng.
Thực chất của Hội nghị Yalta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành
quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống phát xít, có quan
hệ rất lớn đến hoà bình, an ninh trật tự thế giới trong đó Liên Xô và Mỹ nắm
quyền chi phối hội nghị.
Những thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị Yalta đã trở thành những khuôn khổ
và cơ sở cho một trật tự thế giới mới từng bước được xác lập trong những năm
1945 – 1947, được gọi là trật tự hai cực Yalta hay trật tự hai cực Xô – Mỹ.
Trật tự hai cực Yalta cũng trải qua một cuộc chiến tranh thế giới và được thiết
lập trước hết vì lợi ích cao nhất của các cường quốc thắng trận chủ yếu là Liên
Xô và Mỹ.
Những thoả thuận của Hội nghị đã xâm phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
và lợi ích dân tộc của một số quốc gia.
Tuy nhiên, so với trật tự trước đó, trật tự hai cực Yalta cũng có những điểm khác
biệt. Trước hết là sự xuất hiện cực LX, hậu thuẫn to lớn, chỗ dựa vững chắc
của phong trào cách mạng thế giới.
Hai là, thể hiện nhiều tiến bộ, tích cực hơn so với trật tự theo hệ thống V – W.
Ba là, được duy trì lâu dài hơn, phức tạp và căng thẳng hơn, cuốn hút nhiều chủ
thể chính trị tham gia hơn.
POTSDAM CONFERENCE (8/1945)
Hội nghị Potsdam cụ thể hóa việc giải quyết vấn đề Đức, vấn đề Nhật, vấn đề kí
hoà ước với các nước phát xít chiến bại… nhằm bổ sung và hoàn chỉnh những
nghị quyết của Hội nghị Ianta về những vấn đề chủ chốt của thế giới sau chiến
tranh.
Đây là hội nghị cấp cao cuối cùng của ba nước LX – Mĩ – Anh trong thời gian
chiến tranh thế giới thứ hai.

TRẬT TỰ THẾ GIỚI (WORLD ORDER) LÀ GÌ?


Trật tự thế giới là một phạm trù rất cơ bản của quan hệ quốc tế. Đó là “ kết cấu
tương đói bền vững về so sánh lực lượng của các chủ thể quốc tế trong một giai
đoạn lịch sử cụ thể. Trật tự thế giới biểu hiện mối liên hệ ràng buộc, xác định
vai trò, vị trí và chế định hành vi của mỗi chủ thể trên trường quốc tế”. (Nguyễn
Xuân Sơn)
Trật tự thế giới gắn với tư duy quyền lực, thể hiện tính thứ bậc trong một giai
đoạn dài của một hoặc một vài quốc gia có tính chi phối tới QHQT.
Cục diện thế giới hay cục diện khu vực, là tình hình mọi mặt của thế giới hay
khu vực trong một khoảng thời gian nhất định. Để tiện cho nghiên cứu, có thể
coi cục diện là bức tranh toàn cảnh phản ánh tương quan lực lượng và quan hệ
giữa các chủ thể chính của quan hệ quốc tế, trước hết là các cường quốc, các
trung tâm quyền lực lớn trong một phạm vi không gian và một khung thời gian
nhất định. Về nội hàm, cục diện bao quát tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính
trị, văn hóa tôn giáo,... (Phạm Bình Minh)

CỤC DIỆN THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu và Nhật Bản đều
bị chiến tranh tàn phá nặng nề (nhất là Liên Xô), chỉ có Mĩ đã lợi
dụng chiến tranh để làm giàu nhanh chóng.
Thu được 114 tỉ USD lợi nhuận qua chiến tranh, Mĩ trở thành nước mạnh nhất
về kinh tế, chiếm 52% tổng sản lượng xã hội (GNP) của thể giới; là chủ nợ lớn
nhất riêng về vũ khí và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước khác phải
kiêng nể, e dè: độc quyền về vũ khí hạt nhân. Mĩ mạnh hơn tất cả các nước
khác cộng lại về kinh tế, quân sự... và ngay sau chiến tranh “nước Mĩ có ảnh
hưởng tói các công việc toàn cầu” bởi nhận xét của tạp chí Time, thế kỉ XX là
“thế kỉ của nước Mĩ”.
2. Sau chiến tranh, bên cạnh Liên Xô - nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới, một loạt nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và
châu Á được thành lập và sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội, dẫn đến sự
hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.
 Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính
trị toàn cầu.
3. Các nước đồng minh chống CNPX và CNQP trong WW2, sau chiến
tranh đã dần trở thành đối trọng của nhau. Điều cần nhấn mạnh là lần
đầu tiên trong lịch sử, trên thế giới đã từng bước hình thành hai hệ thống
chính trị - xã hội đối lập nhau. Điều đó, đã tác động rất lớn đến nền chính
trị thế giới và các mối QHQT trong những năm về sau.

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC
YALTA
Quá trình vận động, phát triển của trật tự hai cực Yalta
Khái niệm về chiến tranh lạnh
 Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân
sự giữa hai cực Xô - Mĩ, được hình thành sau khi Chiến tranh thế giới lần
thứ hai kết thúc.
 “chiến tranh”  sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa 2
nước.
 “lạnh”  LX và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền
thống) mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang.
Biểu hiện của Chiến tranh lạnh:
Tháng 5/1947, tổng thống Mỹ Truman quyết định viện trợ quân sự và kinh tế
cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn làn sóng mở rộng ảnh hưởng của
chủ nghĩa cộng sả
Mỹ đưa ra “kế hoạch Marshall” nhằm phục hưng châu Âu, qua đó khống chế
Tây Âu về chính trị và chuẩn bị cho sự ra đời cho một liên minh quân sự ở châu
Âu.
Tháng 4/1949, NATO ra đời là một liên minh quân sự lớn nhất của các nước
phương Tây, công cụ quan trọng trong chính sách chiến tranh lạnh chống các
nước XHCN.
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC
YALTA
Từ những năm 1945 – 1947 đến nửa đầu những năm 1950
Từ nửa sau những năm 1950 đên nửa đầu những năm 1970
Từ nửa sau những năm 1970 đến những năm 1989 – 1991
Giai đoạn 1:
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào tháng 1/1949, một liên minh kinh tế và
Tổ chức Hiệp ước Warsava (5/1955), một liên minh quân sự - chính trị có tính
chất phòng thủ của các nước XHCN.
- Từ cuối năm 1949, chiến tranh lạnh được mở rộng quy mô sau sự kiện CM
Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời (10/1949), phát triển
thành những cuộc chiến tranh cục bộ khắp thế giới, điển hình là cuộc chiến
tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
Giai đoạn 2:
- QHQT nhìn chung gay gắt, căng thẳng giữa hai cực
- Đã xuất hiện những cuộc thương lượng Xô – Mỹ để tìm cách hòa hoãn tranh
chấp như việc hai bên kí hiệp ước AMB , Hiệp định SALT I (1972), giải quyết
mối quan hệ giữa Đông Đức – Tây Đức (1972)...
- Ký Định ước về hòa bình, an ninh và hợp tác châu Âu tại Helsinki (Phần Lan)
năm 1975
- Ở châu Á, quan hệ Nhật – Xô, Nhật – Trung cũng từng bước được cải thiện.
Giai đoạn 3:
- Phát triển xu hướng hòa hoãn Đông – Tây với những cuộc thương lượng ới
của LX và Mỹ
- Thời kì chiến tranh lạnh giữa hai cực đi vào kết thúc, trật tự hai cực Yalta cũng
từng bước bị phá vỡ dưới ảnh hưởng của các tác nhân quan trọng
- Nguyên nhân hai siêu cường Xô – Mỹ đi tới thỏa thuận kết thúc CTL:
 Thứ nhất, do gánh nặng chạy đua vũ trang và “bao cấp” về chỉ tiêu quân
sự, khiến hai nước này bị suy giảm thế mạnh so với các cường quốc khác
 Thứ hai, cả hai đều đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn và đều
cảm thấy cần thoát ra khỏi thế đối đầu nguy hiểm và có cục diện ổn định.
 Thứ ba, kinh tế của Mỹ và LX đều giảm sút so với NB và Tây Âu.
 Cùng với sự kết thúc của CTL, trật tự hai cực Yalta từng bước bị phá vỡ
dưới ảnh hưởng của những nhân tố quan trọng sau: sự sụp đổ, tan rã CNXH
Đông Âu và LX (1989 – 1991) và hậu quả của nó; bức tường Berlin sụp đổ
và nước Đức thống nhất (10/1990); thế đa cực đang hình thành với sự xuất
hiện những đối trọng mới; vị trí trung tâm của các nhà nước – quốc gia có
chủ quyền và đang bị thách thức từ nhiều phía

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC YALTA


- Trải qua hơn 40 năm hình thành, vận động, phát triển và đi đến hồi kết, trật
tự hai cực Yalta mang những đặc điểm chủ yếu sau:
a) Sự phân biệt tuyến triệt để của trật tự hai cực Xô – Mỹ mặc dầu trật tự đó
được cấu thành và duy trì bởi hệ thống các yếu tố
b) Trật tự đó bị chi phối nặng nề bởi cuộc CTL
c) Trật tự đó thường xuyên bị đặt trong trạng thái căng thẳng của đối đầu
Đông – Tây, biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
- Cuộc chạy đua vũ trang bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí
thông thường
- Những cuộc chiến tranh cục bộ (với khoảng 100 cuộc lớn nhỏ) xảy ra ở
khắp các châu lục, nhưng tập trung ở hai điểm nóng là Trung Đông và ĐNA
- Quá trình “tư tưởng hóa các QHQT” đã đẩy mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh
giai cấp, lợi ích giai cấp.. lên vị trí chi phối hàng đầu trong quan hệ dối ngoại
của nhiều nước và các tổ chức quốc tế
- Sự bao vây, cấm vận của Mỹ về kinh tế đối với LX và các nước XHCN
cùng sự hình thành hai hệ thống kinh tế thế giới đối lập là trở ngại rất lớn
cho việc trao đổi, hợp tác quốc tế
d) Trật tự đó luôn được duy trì chủ yếu bởi cuộc đấu tranh của các lực lượng
CM chống CNĐQ và các lực lượng phản động quốc tế vì những mục tiêu
cao cả của thời đại.

CÁC CHỦ THỂ CẤU THÀNH TTTG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ


ĐẾN TRẬT TỰ 2 CỰC YALTA
1. Hệ thống XHCN trên thế giới
a) Sau chiến tranh TG thứ 2, nếu như những quan hệ tốt đẹp giữa các nước
XHCN đã có tác động sâu rộng đến quan hệ quốc tế vào việc duy trì cực LX
trong trật tự hai cực thì sự rạn nứt trong quan hệ giữa nội bộ hệ thống
XHCN sau đó đã ảnh hưởng quan trọng đến trật tự hai cực, mà biểu hiện rõ
nhất là mâu thuẫn Xô – Trung
b) Mâu thuẫn Xô – Trung bắt đầu từ khoảng cuối thập niên 1950 và kéo dài
trong nhiều thập niên sau đó.
2. Hệ thống TBCN
a) Mở đầu bằng cuộc CMTS Hà Lan (1566), đạt đến tính chất điển hình
bằng cuộc CMTS Anh (1640) và tính chất triệt để bằng cuộc CMTS Pháp
(1789)… đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã toàn
thắng và dần hoàn thiện thành một hệ thống thế giới. Cũng từ đây thế giới
vận động trong khuôn khổ trật tự TBCN và quyền chi phối lần lượt thuộc về
các trung tâm quyền lực Anh, Pháp, Đức
b) Từ giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền nhà nước (từ
năm 1870 trở đi), CNTB thế giới ngày càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn, trong
đó mâu thuẫn giữa nội bộ các nước tư bản đế quốc. Cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và CTTG lần thứ 2 (1939 - 1945) như là một
tất yếu để giải quyết mâu thuẫn đó và khảng định sự hỗn loạn của thế giới tư
bản
c) Sau CTTG thứ hai, sự mâu thuẫn và thống nhất, hợp tác và đấu tranh
trong nội bộ CNTB biểu hiện tập trung nhất ở quan hệ giữa ba trung tâm
quyền lực Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản, góp phần quan trọng làm xói mòn cơ
cấu quyền lực của trật tự hai cực Yalta
3. Thế giới thứ ba
a) Sau năm 1945, nền chính trị thế giới tuy được quyết định bởi mối quan hệ
giữa các trung tâm quyền lực thế giới, trước hết là hai siêu cường Xô – Mỹ,
nhưng trong quá trình vận động của nó, hàng loạt các nhân tố khác đã trổi
dậy và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị quốc tế.
Trong đó phải kể đến các nước thuộc thế giới thứ ba
So với hai hệ thống thế giới là CNTB và CNXH, TTT3 có số lượng áp đảo.
Chính vì có ưu thế như vậy cho nên muốn tranh thủ “dư luận thế giới” rõ
ràng các cường quốc, nhất là hai siêu cường Xô – Mỹ đều chú trọng đến
TTT3
Trong quá trình vận động và phát triển, nhóm các nước thuộc TTT3 ngày
càng có nhiều nỗ lực để cố gắng xác lập và củng cố vị trí, vai trò quốc tế của
mình thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn
hóa, ngoại giao, khoa học – kĩ thuật… thông qua hàng loạt các thiết chế và
tổ chức của nó ở khắp các châu lục, điển hình là Phong trào Không liên kết
(1961), tổ chức lớn nhất TTT3 – nhân tố không thể thay thế của sự nghiệp
đấu tranh của các lực lượng CM tiến bộ chống kẻ thù chung vì những mục
tiêu cao cả của thời đại.
4. Phong trào cộng sản quốc tế
Từ khi hình thành, phát triển, phong trào đã thực sự trở thành một lực lượng
CM hùng hậu, có ý nghĩa to lớn sâu sắc đến vận mệnh của cả loài người.
Trong đó các đảng cộng sản và công nhân cầm quyền ở các nước XHCN
cũng như các ĐCS ở các nước, khu vực khác (Tây Âu, Mỹ Latinh, Caribe,
châu Á, châu Phi…) không chỉ lớn mạnh về mặt số lượng mà còn là thực
thể chính trị có uy tín, ảnh hưởng CM rộng lớn trên TG. Và qua thực tiễn
đấu tranh, ptcsqt ngày càng tích lũy, đúc kết được nhiều kinh nghiệm lịch sử
quý báu.

TÁC ĐỘNG CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC YALTA


Trước hết, đây là lần đầu tiên kể từ khi TG có trật tự, QHQT được phân
tuyến, tổ chức theo hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, trong đó lần đầu
tiên CNTB mất quyền đơn phương định đoạt các vấn đề toàn cầu bởi sự
xuất hiện của CNXH hiện thực, nhân tố tham gia quyết định chiều hướng
phát triển của lịch sử nhân loại
Hai là, trật tự hai cực đã làm xuất hiện 1 kiểu QHQT mới dựa trên những
nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ
Ba là, trong hơn 40 năm tồn tại trật tự thế giới hai cực do LX và Mỹ làm đại
diện, các thế lực đế quốc quốc tế do Mỹ đứng đầu đã gây ra cuộc chạy đua
vũ trang khốc liệt, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu…
nhưng thế giới vẫn có những chuyển biến sâu sắc, tích cực
a) Với sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của CN thực dân cùng sự ra đời,
lớn mạnh cảu hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi, nhân loại đã chuyển từ kỉ
nguyên dân tộc bị thực dân thống trị sang kỉ nguyên dân tộc độc lập, một bộ
phận rất to lớn của lực lượng lao động TG được giải phóng, trở thành động
lực phát triển của kinh tế TG
b) Sự tồn tại của hệ thống XHCN đã có tác dụng ngăn chặn sự áp bức, bóc
lột và nô dịch của CNTB trên mọt bộ phận rất lớn của thế giới (điều mà
trước đây không hề có), tạo điều kiện cho đấu tranh vì những mục tiêu cao
cả của thời đại, của các quốc gia – dân tộc phát triển mạnh mẽ
c) Hơn 40 năm qua, do tác động của nhiều nhân tố (cuộc đấu tranh của nhân
loại tiến bộ, quan hệ Xô – Mỹ) đã không diễn ra chiến tranh TG mới, hòa
bình thế giới về cơ bản vẫn được giữ vững
d) Nền kinh tế TG đã trở thành một thị trường có tính toàn cầu, bao trùm
TG, từ đây LLSX TG phát triển mạnh mẽ

You might also like