ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI DỰ THI “ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC LẦN THỨ VI “NĂM

2024
*Thông tin thí sinh:
Họ và tên : Phạm Bảo Trung
Ngày sinh: 24/05/2010
Lớp: 8/3
Trường: THCS Chu Văn An, quận 11.
Số điện thoại liên lạc: 0899990635
*Thông tin trường:
Địa chỉ trường: Số 1, Dương Đình Nghệ, p.8, q.11
Họ và tên Thầy phụ trách hội thi: Lương Văn Phi
Số điện thoại: 0909338166
Email:
Đề 1:

Câu 1:
Bài Làm
Ai đã từng đọc những truyện ngắn của nhà văn người Mỹ
O’Hen-ri sẽ đều có thể cảm nhận được triết lí về tình yêu, niềm tin và
hy vọng giữa những con người nghèo khổ. “Chiếc lá cuối cùng” quả
thật là một truyện ngắn xuất sắc của ông và đó cũng là câu chuyện mà
em đã được học. Nhà văn đã khơi dậy được những tâm hồn đầy ắp
niềm tin và hy vọng qua hình ảnh của nhân vật cụ Bơ-mơn. Đây cũng
chính là nhân vật đã hướng em tới một lối sống tích cực, lạc quan để
vươn lên trong cuộc sống và đóng góp cho xã hội.
Trong câu chuyện, chúng ta được chứng kiến những mảnh đẹp
tình cảm giữa những họa sĩ nghèo, đặc biệt là nhân vật cụ Bơ-men.
Cụ sống cùng với Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê gần công
viên Oa-sinh-tơn. Suốt bốn chục năm, cụ mơ ước vẽ nên một kiệt tác,
nhưng đời sống nghèo khó không cho phép cụ thực hiện ước mơ đó.
Thay vào đó, cụ thường ngồi làm mẫu để kiếm tiền cho các họa sĩ
khác.
Mùa đông năm ấy, khi Giôn-xi - một họa sĩ trẻ nhiều cơ hội ở
tương lai phía trước - mắc bệnh sưng phổi, cả căn hộ tràn gần như
chìm trong tuyệt vọng. Khi biết tin này, cụ Bơ-mơn đã rất xúc động.
Đôi mắt cụ đỏ ngầu, nước mắt lăn dài trên gò má, những biểu hiện
của tình cảm sâu sắc và thương cảm mà cụ dành cho cô bé gần như đã
được bộc lộ rõ nét thông qua các chi tiết: cụ thậm chí hét lên, và quát
to, nhưng sau đó lại chỉ còn là những lời dịu dàng, xót xa: "Chà tội
nghiệp cô bé Giôn-xi." Ngày qua ngày, cô bé ấy đã đếm từng chiếc lá
trên cây thường xuân bám vào tường đối diện cửa sổ, chờ đến khi
chiếc lá cuối cùng rơi, cô cũng quyết định sẽ từ giã cuộc sống.
Khi nhận thấy được ý nghĩ kì lạ của Giôn-xi về cây thường xuân
trên bức tường đối diện cửa sổ, Cụ Bơ-mơn đã nảy ra ý định sẽ vẽ
một chiếc lá lên trên nó. Giữa đêm mưa bão, cụ đã một mình điểm tô
lên bức tường một chiếc lá thường xuân tỉ mỉ, chỉn chu. Ngày qua
ngày, Giôn-xi vẫn ngồi đếm từng chiếc lá thương xuân rơi lìa cành, có
thể nói Giôn-xi đã chấp nhận từ bỏ cuộc sống sau khoảng thời gian
khó khăn chống chọi với căn bệnh, mọi thứ xung quanh cô cũng dần
trở nên u tối, mờ nhạt. Nhưng cho đến chiếc lá cuối cùng, chiếc lá vẫn
đứng im trước giông tố, bão bùng. Chính chiếc lá ấy đã tiếp thêm một
ngọn lửa mạnh mẽ của niềm tin yêu và hy vọng trong Giôn-xin, giúp
cô bé lạc quan mà vươn lên để chống chọi với căn bệnh. Mãi về sau
khi cụ Bơ-mơn qua đời vì bệnh nặng, cô mới nhận ra chiếc lá cuối
cùng ấy không phải thật mà là một kiệt tác được cụ Bơ-mơn vẽ lên
trong đêm.
Chiếc lá cuối cùng được cụ Bơ-Mơn vẽ lên không chỉ là một
bức tranh thông thường mà quả thật phải là một kiệt tác nghệ thuật
khi chiếc lá có màu sắc hài hòa và chân thật đến nỗi Giôn-xi không
thể nhận ra được. Không đơn thuần chỉ dừng lại ở đó, kiệt tác nghệ
thuật của cụ đã đem đến cho người đọc một bức thông điệp nhân văn
sâu sắc về tình yêu, sự lạc quan và sức mạnh của niềm tin giữa con
người với con người trong xã hội. Em đã tự đặt ra rất nhiều câu hỏi
cho riêng mình rằng: xã hội sẽ ra sao nếu thiếu vắng đi những tâm
hồn biết thương yêu và lạc quan như vậy? Sẽ như thế nào nếu xã hội
bị nhấn chìm trong sự vô tâm và thờ ơ? Thật quá tàn nhẫn!
Maxim Gorki đã từng nói rằng: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực
mà là nơi không có tình thương.” Chính nhân vật cụ Bơ-mơn và kiệt
tác tình yêu của ông đã giúp em nhận ra được một thông điệp nhân
văn sau sắc về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái trong xã
hội. Chính nhân vật ấy đã làm nguồn động lực để bản thân em không
ngừng phát triển và phấn đấu, cố gắng tham gia thật nhiều các hoạt
động xã hội để lan tỏa tình yêu và hy vọng trong cộng đồng ngày nay.

Câu 2:
Kế hoạch dự án Quyên góp sách

1. Mục tiêu:
- Lan tỏa được giá trị tích cực của việc đọc sách đến với cộng đồng,
đặc biệt đối với các em vùng sâu, vùng xa hay dân tộc thiểu số
2. Đối tượng hưởng lợi:
- Các trường học vùng sâu, vùng xa.
3. Nội dung công việc thực hiện:
a) Tìm kiếm tình nguyện viên (thành lập một nhóm nhỏ khoảng 10
bạn).
b) Tìm các nguồn thu gom sách cũ miễn phí:
- Đăng bài post lên các trang mạng xã hội, group thiện nguyện,…
- Kiểm duyệt chất lượng sách thu gom được (kiểm duyệt về nội dụng,
chất lượng bên ngoài)
+ Yêu cầu về nội dung sách:
 Thân thiện, gần gũi với các bạn nhỏ
 Phù hợp với thuần phong mỹ tục
+ Yêu cầu về hình thức:
 Sách ít hư hại (hạn chế rách bìa, rách trang,..)
 Độ mới từ 70% trở lên
c) Liên hệ các đơn vị liên quan:
- Liên hệ ban đại diện các trường học ở vùng sâu, vùng sa
- Liên hệ tìm kiếm đơn vị vận chuyển với kinh phí phù hợp
- Tìm kiếm các nhà tài trợ cho dự án để tài trợ các chi phí vận chuyển,
thu gom,..
d) Dùng dự án để lan tỏa tình yêu sách đến với cộng động
- Khuyến khích các trường học thành lập thư viện sách với không
gian đọc sách phù hợp cho các bạn nhỏ để nuôi dưỡng tình yêu đọc
sách.
- Thiết kế các áp phích, poster về lợi ích của việc đọc sách để dán,
treo ở những nơi công cộng như trường học, khuôn viên nhà văn hóa,
nhà thiếu nhi,…
4. Dự kiến kết quả đạt được:
- Dự án thu gom được ít nhất 1000 quyển sách để phân phát đến cho
các lớp học vùng sâu, vùng sa,…
- Giảm thiểu việc mù chữ in ở trẻ em dân tộc thiểu số.
- Từ dự án làm nền tảng lan tỏa tình yêu sách và tích cực quảng bá
văn hóa đọc đến cho mọi người trong cộng đồng.

You might also like