Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

122

GIẢI PHÁP CẤU TẠO TƯỜNG CỌC VÁN BÁN LIÊN TỤC
CHO CÔNG TRÌNH VEN SÔNG

Discontinuous Sheetpile Walls for Stabilization of Structures along


Riverbanks

Ngô Châu Phương,


Bộ môn Cầu hầm, Trường Đại học Giao thông Vận tải - Cơ sở 2, Tp. HCM, ncphuong@uct2.edu.vn

Phạm Ngọc Bảy,


Chi nhánh Công ty Tư vấn và Triển khai CN & XDGT, Tp. HCM, bayngocle@gmail.com

TÓM TẮT: Trong những năm gần đây vấn đề mất ổn định của công trình ven sông có chiều
hướng diễn biến phức tạp. Tường cọc ván là một trong những giải pháp thường được sử dụng
để giữ ổn định của công trình, loại kết cấu tường cọc ván đang được sử dụng hiện nay có cấu
tạo dạng liên tục vì thế dẫn đến giá thành cao và tốn thời gian thi công. Bài viết này nhằm giới
thiệu dạng kết cấu tường cọc ván bán liên tục (TBL) để giữ ổn định cho công trình ven sông.
Các ưu điểm của tường cọc ván bán liên tục được rút ra trên cơ sở phân tích một công trình cụ
thể từ đó so sánh các chỉ tiêu cơ bản của hai loại kết cấu tường cọc ván liên tục và bán liên
tục.
Từ khóa: Tường cọc ván, sạt lở, công trình ven sông, tường chắn, ổn định mai dốc.
ABSTRACT: Recently, instability of structures along riverbanks has often taken place.
Sheetpile wall is one of the solutions widely used to stabilize structures along riverbanks. The
typical sheetpile wall is a continuous structure, and leads to high construction cost, and time-
consuming costruction. This paper investigated discontinuous sheetpile walls (TBL) to
stabilize structures along riverbanks. Advantages of the TBLT are exposed via analysis of a
rivebank stabilization project to compare sheetpile and discontinuous sheetpile structures.
Keywords: Sheetpile, sliding, riverbank, slope stability, retaining wall.

1. CƠ SỞ VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
Theo chiều sâu tường cọc ván, phần trên cao trình đáy sau xói (gọi tắt là phần trên) có
nhiệm vụ chính là chống sạt lở và trượt nông; phần dưới cao trình đáy (gọi tắt là phần dưới)
chống trượt sâu và giữ ổn định cho kết cấu tường. Do vậy, giải pháp cấu tạo của 2 phần này
có thể thiết kế khác nhau: phần trên có cấu tạo tường cọc ván liên tục, còn phần dưới tường có
thể gián đoạn, đặt tên là Tường cọc ván bán liên tục (viết tắt TBL) như Hình 2.
Phần dưới của tường TBL vẫn có thể đảm khả năng chống trượt sâu (trồi đất) theo nguyên
lý hiệu ứng vòm, phụ thuộc các yếu tố như góc ma sát trong của đất, cường độ kháng cắt
không thoát nước (Su), modun đàn hồi (Es), khoảng cách giữa các cọc ván, v.v. Để giải bài
toán này, các phương pháp đồ giải và phần tử hữu hạn có sự hỗ trợ của máy tính đã được xem
xét áp dụng (ProSheet v.2-2, Plaxis 3D Tunnel v.2.4). Trình tự các bước chính cho việc tính
toán thiết kế tường TBL như sau:
Bước 1: Lựa chọn sơ đồ cấu tạo và vật liệu: Sơ đồ tường mềm có hoặc không neo và vật
liệu cọc ván bê tông dự ứng lực (viết tắt BTDƯL) và cọc ván thép hay được lựa chọn;
123

Bước 2: Xác định sơ bộ chiều dài (L1, L2, Hình 1) và kích thước mặt cắt ngang:
- Xác định chiều dài cọc ván loại 1 (CV1), L1: được xác định theo kinh nghiệm hoặc
phương pháp đồ giải thông qua việc dựng đa giác lực và đa giác dây [5] (Hình 1);
- Xác định kích thước mặt ngang của cọc ván CV1 theo chiều dài L1 (theo định hình của
Nhà sản xuất);
- Xác định chiều dài cọc ván loại 2 (CV2), L2: Sơ bộ chọn chiều dài cọc CV2, L2 =
(0.6÷0.7)L1, dùng phương pháp thử dần trên mô hình 3D của phương pháp phần tử hữu hạn
để kiểm tra và xác định chính thức L2 (theo điều kiện cường độ và sử dụng).
Bước 3: Phân tích kết cấu và tính duyệt kết cấu: Dùng mô hình 3D của phương pháp phần
tử hữu hạn để phân tích kết cấu và kiểm duyệt theo các điều kiệu trạng thái giới hạn cường độ
và sử dụng của quy trình hiện hành.

Hình 1. Sơ đồ tính toán đồ giải tường cọc [5]


a- biểu đồ tổng của áp lực chủ động và bị động; b- sơ đồ tải trọng tính toán; c- đa giác dây; d- đa giác
lực; 1- Cao trình thiết kế; 2- Mực nước tính toán; 3- Cao trình đáy.

Hình 2. Đề xuất chiều dài tường bán liên tục


124

2. VÍ DỤ ÁP DỤNG
2.1. Tóm tắt dữ liệu công trình
Tên công trình “Xây dựng kè chống sạt lở ven sông Sài Gòn, đoạn khu phố 8, phường
Linh Đông, quận Thủ Đức, Tp. HCM.”.
Hiện trạng bờ sông Sài Gòn khu vực phường Linh Đông thường xuyên bị sạt lở, gây ngập
úng. Khi triều cường gặp mưa lớn các tuyến đường giao thông ngập sâu từ 0.3 m ÷ 0.6 m gây
ảnh hưởng giao thông nghiêm trọng. Khu vực là bờ đất chịu ảnh hưởng rất lớn của sông Sài
Gòn do mực nước lên xuống hàng ngày cũng như sóng vỗ bờ do tàu bè qua lại và tình hình
xói lở bờ sông diễn ra rất phức tạp. Do đó, cần thiết phải xây dựng kè để bảo vệ bờ sông kết
hợp làm đê, đường tuần tra bên trong.
Số liệu thủy văn: Đỉnh triều cao nhất: +1.55 m; Đỉnh triều thấp nhất: -2.63 m (tần suất
1%); Mực nước thủy triều dâng hạ trong ngày: Cao nhất: +1.48 m; Thấp nhất: -2.47 m.
Số liệu địa chất: Lớp 1, bùn sét màu xám đậm có lẫn xác thực vật trạng thái dẻo chảy dày
trung bình 25 m; Lớp 2, cát pha, màu xám, xám trắng, trạng thái chặt vừa. Sức kháng cắt
không thoát nước cho trên Hình 3.
Các số liệu đặc trưng của đất và cọc ván bê tông dự ứng lực cho thông số đầu vào của
phần mềm theo mô hình 2D và 3D được thể hiện ở Bảng 1 và 2.
125

Hình 3. Cường độ kháng cắt không thoát nước tăng theo chiều sâu [10]
126

Bảng 1. Các thông số đất nền [10]

Thông số Đơn vị Bùn sét Cát hạt nhỏ


Mô hình Soft Soil Mohr-Coulomb(2)
H m 25 5
ϕ Độ 0.1 25
γw kN/m3 10 10
Gs 2.63 -
W % 80.4 15.9
γunsat kN/m3 16.1 18
γsat kN/m3 14.8 20
kx m/ngày 1.5E-4 0.5
ky m/ngày 3.0E-4 1
ν 0.45 0.3
OCR 1 1
einit 2.2 0.8

C kN/m2 Thay đổi 1

Cc 0.76 -
Cs 0.11 -

Bảng 2. Các đặc trưng tính toán của cọc ván SW800 [11]

Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

Độ cứng dọc EA kN 1.15 x 107


Độ cứng chịu uốn EI kN.m2 7.46 x 105

2.2. Tóm tắt các phương án kết cấu


Căn cứ vào các điều kiện đề xuất về mặt bình đồ tuyến và tình hình thực tế vị trí, địa hình,
địa chất, tình hình xói lở thực tế của khu vực tư vấn thiết kế đã đề xuất các phương án kết cấu
để xây dựng tuyến kè như sau:
- Phương án 1: Kết cấu tường cọc ván thông thường (TCT) bằng cọc ván BTDƯL
SW800 (Hình 4) có chiều dài bằng nhau, LSW800 = 25 m, bố trí một tầng hệ neo bằng thanh
thép và hố neo đá hộc (Hình 5).
- Phương án 2: Tường cọc ván bán liên tục (TBL), có kết cấu tương tự phương án 1,
nhưng các cọc ván có chiều dài khác nhau, L1SW800 = 25m; L2SW800 = 15m;
127

Cấu tạo chung của 2 phương án tường cọc ván bằng cọc ván SW800 như sau (Hình 5).

Hình 4. Kích thước mặt cắt ngang cọc ván SW800 [11]

+ Cao độ đỉnh tường thiết kế +2.50 m, cao độ đáy -27.0 m;


+ Kích thước cọc ván SW800: b = 996 mm, h = 800 mm, t = 130 mm (Hình 2.1);
+ Bộ thanh neo: bằng thép φ32 có tăng đơ, bố trí 1 tầng tại cao độ -1.5 m, cách khoảng 3.0
m theo phương dọc tường;
+ Hố neo: bằng đá hộc xếp khan, bố trí hố neo cách tường chắn 10 m, chiều dài liên tục
theo chiều dọc tường, chiều cao 1.5 m.
128

Hình 5. Mặt cắt ngang điển hình kết cấu tường cọc ván, 1 tầng neo

2.3. Phân tích tính toán thiết kế tường TBL


a. Xác định chiều dài cọc CV1, L1: Dùng phần mềm ProSheet v.2-2: nhập các thông đầu
vào: Chỉ tiêu cơ lý các lớp đất, tải trọng ngoài, chiều cao đất đắp, điều kiện mực nước, vị trí
dây neo, v.v. Kết quả chương trình sẽ chọn ra chiều sâu cọc ngàm trong đất hợp lý nhất theo
phương pháp đồ giải. Cao độ đáy tường chắn tối thiểu -25.252 m. Chọn cao độ đáy tường -
27.0 m  L1SW800 = 25 m. (xem Hình 6 và 7)
129

Hình 6. Mô hình tính toán lựa chọn chiều dài cọc ván dùng phần mềm ProSheet v.2-2

Hình 7. Kết quả tính toán cao độ đáy tường chắn tối thiểu -25.52 m

b. Xác định chiều cọc ván CV2, L2: Sơ bộ chọn chiều dài cọc L2 = 0.6L1; tính toán kiểm
tra chiều dài L2 bằng phần mềm Plaxis 3D Tunnel v.2.4:
Các bước phân tích tính toán:
130

+ Bước 1: Tính ổn định mặt đất tự nhiên để kiểm tra các thông số đất nền;
+ Bước 2: Tính toán kiểm tra kết cấu theo các giai đoạn thi công;
+ Bước 3: Tính toán kiểm tra kết cấu trong giai đoạn khai thác;
Kết quả của các bước phân tích trên: Hệ số ổn định (FS) theo phương pháp Phi/C
reduction, chuyển vị ngang của đỉnh tường (Ux) và nội lực trong cóc ván (Mmax; Qmax).
Một số hình ảnh kết quả mô hình tính toán (Hình 8 & 9):

TCT (PA.1) TBL (PA.2)

Hình 8. Mô hình kết cấu tường TCT & TBL.

+ Mmax=181.508<Mcho phép =952kN.m + ML1max=199.659<Mcho phép=952kN.m


(SW800), (SW800),
+ C.Vị ỉnh tường=2.76cm <5cm, + C.Vị ỉnh tường=3.04cm<5cm,
+ Hệ số ổn định, FS=1.58>1.15. + Hệ số ổn định, FS=1.58>1.15.

TCT (PA.1) TBL (PA.2)


Hình 9. Kết quả lưới biến dạng của tường TCT & TBL
2.4. Nhận xét
+ Chi phí đầu tư PA.1 60,78 tỷ, PA.2 48,69 tỷ giảm 12,18 tỷ (khoảng 10%).
+ Hệ số ổn định tổng thể của hai dạng kết cấu tường TCT và TBL là bằng nhau (FS =1.58 > 1.15).
131

+ Nội lực Momem uốn trong cọc ván của tường TBL lớn hơn TCT không đang kể
(khoảng 11%, ML1-TBLmax = 1.106*MTCTmax) và bằng khoảng 21% sức kháng uốn cho phép
(Mcho phép = 952 kN.m) của cọc ván SW800.
+ Chuyển vị ngang của tường TBL lớn hơn TCT không đang kể (khoảng 10%, UxL1-TBLmax
=1.1*UxTCTmax) và bằng khoảng 60% chuyển vị cho phép (Ux chophép = 5cm).

3. KẾT LUẬN
Từ các nhận xét của ví dụ trên, có thể rút ra một số kết luận sau:
+ Kết cấu tường cọc ván bán liên tục (TBL) cho công trình ven sông có cấu tạo hợp lý
hơn tường cọc ván thông thường (TCT) như: tiết kiệm vật liệu và thời gian thi công nhanh
hơn.
+ Nên dùng mô hình 3D theo phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích tính toán kết cấu
tường TBL.
+ Bước đầu đề xuất chiều dài cọc ván CV2, L2 = (0.6÷ 0.7)L1.
+ Hướng nghiên cứu tiếp theo là xác định các kích thước cơ bản của tường cọc TBL cho
từng loại vật liệu với các điều kiện địa chất khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Plaxis version 3D Tunnel Reference Manual, www.plaxis.nl;
[2] ProSheet V2-2 Reference Manual,
http://www.arcelormittal.com/sheetpiling/page/index/name/software;
[3] TCXD 57-73 - Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn các công trình thủy công, Nhà Xuất bản
Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1975;
[4] 22TCN 222-95 - Tải trọng tác động lên công trình thủy, Nhà Xuất bản Giao thông Vận
tải, Hà Nội, 1995;
[5] 22TCN 207-92 - Công trình bến cảng biển - Tiêu chuẩn thiết kế, Nhà Xuất bản Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 1992;
[6] 14TCN 130-2002 - Hướng dẫn thiết kế đê biển, Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, Hà
Nội, 2002;
[7] TCVN 4253-86 - Nền các công trình thủy công tiêu chuẩn thiết kế, Nhà Xuất bản Giao
thông Vận tải, Hà Nội, 2006;
[8] 22TCN 272-05 - Tiêu chuẩn thiết kế cầu, Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2005;
[9] TCXDVN 385-2006 - Gia cố nền đất yếu bằng trụ xi măng đất, Nhà Xuất bản Giao thông
Vận tải, Hà Nội, 2007;
[10] Công ty Cổ phần Tư vấn Ý Tân, báo cáo địa chất công trình “Xây dựng kè chống sạt lở
van sông Sài Gòn, đoạn khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức”, tháng 8 năm
2010;
[11] Công ty Cổ phần 620 Bình Minh- Thiết kế định hình cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực,
năm 2010.

You might also like