Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Văn Miếu Môn

Cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu
Môn” tức là cổng văn miếu, còn gọi là Nghi môn nội với mặt trước và sau có
các đôi câu đối bằng chữ Hán ca ngợi Nho giáo, đạo học răn dạy lẽ xuất xử của
các bậc thức giả. Ngay
trước Văn Miếu Môn, là tứ
trụ cùng với bịa Hạ Mạ.
Trước đây, dù công hầu
hay tướng, quan khi đi qua
Văn Miếu đều phải xuống
ngựa, tỏ lòng thành kính
trước bia. Ngay đầu cổng
chính là tứ trụ, biểu tượng
linh thiêng và sức kì diệu
của Văn Miếu. Hai trụ ở
giữa có hình hai con nghê
chầu vào, nhô cao, được
được xây bằng gạch. Con nghê là biểu tượng của con vật linh thiêng, có khả
năng nhận biệt được kẻ xấu và người tốt. Trụ bên ngoài, thấp hơn, được đắp nổi
bốn con chim phượng xoè cánh, đuôi vào nhau. Thế hiển nguồn năng lực học
vấn, trí tuệ vô biên toả đi khắp bốn hướng

Ở mặt ngoài của cổng này đắp nổi các hình tượng “Long ngư hội tụ” cá
rồng ẩn hiện trong mây, ví như cảnh thanh vân đắc lộ của các nho sinh thành đạt
(bên phải) và “Mãnh hổ hạ sơn” núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp một
con Hổ hùng dũng xuống núi, ví như các bậc thức giả khí thế bước vào đời (bên
trái). Phía trước cổng Văn Miếu chúng ta có thể chiêm ngưỡng thấy đôi rồng đá
cách điệu thời Lê. Hình ảnh rồng ẩn trong mây biểu lộ cái nhìn tinh tế của các
nghệ nhân. Bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn, ở đây là sự phối hợp tổng hòa
những nét độc đáo, uy nghi của các linh vật, đây là những hiện vật tuyệt đẹp ở
Văn Miếu môn, biểu tượng cho sự tôn nghiêm và thành kính. Dưới thời phong
kiến, cổng chính chỉ được mở khi vua, hoàng gia và các bậc đại quan tới thăm
Văn Miếu và tế lễ khổng tử. Còn học trò thứ dân thì đi ở hai cổng nhỏ ở hai bên.

Hoành phi câu đối ở công văn miếu:

1.
-
Nội

dung:
Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên
hữu dụng

Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh
tương đôn.

- Ý nghĩa:

Nước lớn không thay đổi nền giáo hóa, không biến đổi phong tục mà còn tôn
sùng đạo Nho và nên tin tưởng nền tư văn này vốn còn tác dụng

Do đó mà Nho ta cốt thông kinh sách, cốt thức thời, không câu nệ bảo thủ và
nên nghĩ rằng lời giáo huấn của thánh hiền mãi mãi được đề cao.

2.

- Nội dung:
Doanh hoàn trung giáo mục, ngô đạo tối tiên, vạn vũ chu xa đồng khởi kính
Toàn cảnh nội văn từ, thử địa vi thủ, thiên thu cần tảo thượng lưu phương.
- Ý nghĩa:
Các nền giáo hóa trong thiên hạ, đạo ta trước nhất, muôn nơi cùng mính trọng
Các miếu văn trong cả nước, miếu này là đứng đầu, nghìn năm hoa quý mãi còn
lưu hương.

3.

- Nội dung:
Thệ thủy hữu như tư, văn võ y quan vương hầu đệ trạch
Cao sơn trường ngưỡng chỉ, tam quan khổn áo sổ nhẫn cung tường.
- Ý nghĩa:
Áo mũ nhà cửa của văn võ vương hầu như nược chảy
Cửa tam quan bề thế, nhà học mấy tầm ngẩng trông như núi cao.

4.

- Nội dung:
Sĩ phu báo đáp vị hà tai triều đình tuyền tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chi ý.
Thế đạo duy trì thị thử nhĩ, lễ nhạc y quan sở tụy, thanh danh văn vật sở đô.
- Ý nghĩa:
Bậc sĩ phu phải báo đáp như thế nào đây đối với ơn tuyển chọn của triều đình,
với ý tôn sùng của nhà nước.
Thế đạo được duy trì nhờ nhìn vào nơi đây, nơi hội tụ của lễ nhạc y quan, nơi
thanh danh văn vật trở nên rực rỡ.

You might also like