Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 1 NGHĨA HÀNH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU


VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ


HỒ XUÂN HƯƠNG
Học sinh thực hiện: Phạm Kiều Diễm
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Anh Tuyết

Nghĩa Hành, ngày 1 tháng 5 năm 2024


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hồ Xuân Hương – một nữ thi sĩ tài năng và độc đáo trong văn học Việt Nam, từng
được Xuân Diệu tôn vinh là “ bà chúa thơ nôm “ . Thơ của Hồ Xuân Hương đã làm
cho đời sống văn học trở nên sôi nổi, với hàng trăm bài viết, hàng trăm ý kiến khác
nhau về thơ bà .
Thơ Hồ Xuân Hương khắc họa hình ảnh người phụ nữ phong kiến bị chế độ chèn
áp, bóc lộ. Xã hội phong kiến người phụ nữ phải sống cam chịu khi mang tầm thân
nhỏ bé, tuy yếu đuối nhưng sâu trong tâm hồn mang một vẻ đẹp sâu sắc.
Trong các tác phẩm của bà luôn cho chúng ta thấy thấp thoáng hình ảnh chính của
bà qua những bình điện riêng, những khát khao không được thỏa nguyện, những
chua chát, cay đắng cuộc đời mà chỉ có người phụ nữ mới thấu hiểu được.
Chính vì những lý do trên em chọn nghiên cứu đề tài: " Hình tượng người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương".
II. MỤC TIÊU VÀ NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu " Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương" em muốn
làm rõ hình tượng người phụ nữ về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện thân
phận của người phụ nữ thấp hèn vì chế độ "trọng nam khinh nữ" nỗi đau đau sâu
thăm trong tâm hồn, những cung bậc cảm xúc mà họ trải qua được thể hiện qua
từng câu chữ hết sức mộc mạc trong vần thơ, nghệ thuật xây dựng nên kết cấu hài
hòa.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tài năng của Hồ Xuân hương được thể hiện trên nhiêu lĩnh vực, đóng góp
trong nền văn học dân tộc rất lớn, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ của bà, một
vẻ đẹp thanh cao, trang nhà, đây sự hài hòa, kết hợp tỉnh tế. Số phận người phụ nữ
trong xã hội phong kiến hết sức khó cực, lam lũ vật vã, chịu thương, chịu khó mà
người phụ nữ phải cam chịu chứ không dâm dùng dậy để giành quyền lợi về mình.
Phạm vi nghiên cứu:
Thơ của Hồ Xuân Hương những bài điều xoay quanh hình ảnh người phụ nữ,
nói lên được nội tâm, tâm tư, tình cảm, nói niệm của bà được bộc lộ qua những
nhân vật. Nghệ thuật xây sựng của bà thật tài hoa xuất thần, nêu lên được giá trị
đạo đức, gái trị tình thân.
Thơ Hồ Xuân Hương đặc biệt là những bài thơ việt về người phụ nữ như
trong bài thơ "Tự Tình" cũng nói nên được số phận người phụ nữ phải cam chịu
trước xã hội phong kiến, bên cạnh đó bà thơ "Bánh Trôi Nước" cũng thể hiện thân
phận người phụ nữ cử trồi lênh đênh, không một bên đã.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành xong đề tài niên luận, căn sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trước hết cần phải tìm hiểu những cuốn sách liên
quan đến đề tài, sau đọc và hiểu rõ đề tài, đồng thời vận dụng sử hiểu biết để hoàn
thành đề tài niền luân.
Phương pháp khảo sát, phân loại và tổng hợp: dựa vào các tư liệu đã tìm được cần
thực hiện và rút ra những nhận định kinh nghiệm cho đề tài.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: nhâm để xem xét từng khía cạnh, biểu hiện cụ
thể những cái khô của người phụ nữ để rút ra những nhận định, kết luận tỉnh khái
quát tổng hợp.
NỘI DUNG
I. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc.
Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất
cứ một nhà thơ nào. Đáng tiếc là về cuộc đời của nữ sĩ, chúng ta được biết quá ít.
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí
có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương
hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương.
Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân
Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử
của nữ sĩ:
"Bà Chúa thơ Nôm" là “con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương”. Năm
sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc
nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời
với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839), ( theo
thống kê của nhiều tài liệu)
Bà xuất thân trong một gia đình nhà nho phong kiến song hoàn cảnh cuộc
sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn
lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Bà là một
phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao
du rộng rãi với bạn bè, nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho.
Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Hồ Xuân Hương là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại
có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng,
hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài
liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới ba đời chồng
chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham
hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến). Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là
một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng
gió.
2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ
XIX. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và
được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong
những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không
hai trong lịch sử văn học dân tộc”. Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay
còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân
Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng
Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc
trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ
Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào
năm 1984.
Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là
Lưu Hương ký và công bố trên tạp chí văn học, những nghiên cứu đến nay nhiều
người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu Hương
kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính
mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân
Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.
Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ... trong thơ Nôm của bà có một không hai,
vô cùng sống động và đặc sắc. Xuân Diệu đánh giá thơ Hồ Xuân Hương là "tót vời
của nguồn thơ nôm na bình dân".
Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận
hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng
mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự”. Thơ Xuân Hương cũng rắc rối,
phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự
lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay được coi
là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của
nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập
thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào
năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu
luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn
trai.
Ðọc kĩ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân
Hương và Lưu Hương ký, chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong Lưu Hương
ký có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trongLưu Hương
ký nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự
khác nhau. Thơ chữ Nôm trong Lưu Hưong ký có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ
lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở Xuân Hương thi tập. Vì lí do
trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ
Nôm còn Lưu Hương ký được coi là một tập thơ để tham khảo.
II. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
1. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại nói chung
1.1 Khái niệm và hình tượng trong văn học
“Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật
dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức
trực tiếp bằng cảm tính”. Hình tượng văn học trong các tác phẩm luôn là
phương tiện hình thức để nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách
nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi cầm bút phải không ngừng sáng tạo
tìm tòi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu đặc sắc. Không phải tác
phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải nhân vật nào
trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để trở
thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình.
Trong văn học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hoàn
cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái
quát cao. Nhân vật ấy phải có những nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp...
mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân vật ấy xuất hiện phải là bối
cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm lịch sử nhất định.
Như vậy: hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình trong tác
phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật
ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối
cảnh điển hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện.
1.2 Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
Trong giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII - nữa đầu thế kỉ XIX, ở nước ta do
điều kiện xã hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc ta hình thành một
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình
ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm
của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh phụ
ngâm; Nguyễn Gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc;
Nguyễn Du có Thúy Kiều trong Truyện Kiều; trong những truyện Nôm của
những nhà thơ khác như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang…cũng có những cô
gái như Dao Tiên, Quỳnh Thư…Nhưng điểm lại những nhân vật phụ nữ
trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý phái, ngay
cả Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng được nhà thơ giới thiệu là: “Gia tư nghĩ
cũng thường thường bậc trung”(truyện Kiều).
Trong dòng chảy quan niệm Việt Nam, người phụ nữ đẹp trong văn
học trung đại cũng hiện diện trong một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn
bên ngoài. Đó là một sự kết hợp hài hoà giữa sắc – tài – tâm, giữa nhan sắc
và đức hạnh với “tam tòng, tứ đức”. Như vậy, ngay trong cái nền chung
trong quan niệm về người phụ nữ đẹp của người Việt đã có một sự “dị biệt”
qua từng thời kì văn học. Đó là vì quan niệm thẩm mỹ vốn là một phạm trù
“phụ thuộc vào chủ thể thẩm mỹ” (Chủ nghĩa Mác – Lênin). Cho nên, mỗi
một thời đại, tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà có những quan niệm khác
nhau. Thời trung đại, với sự tiếp biến văn hoá đặc biệt là văn hoá Trung
Hoa, tư tưởng của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã chi phối đến quan
niệm thẩm mỹ của thời đại. Người phụ nữ có đức hạnh theo quan niệm của
Nho gia (lễ giáo phong kiến) là người phải hội tụ đủ “tam tòng, tứ đức”
(Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; và công, dung, ngôn
hạnh).
Tuỳ theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà vẻ đẹp mỗi nhân vật nữ lại được
biểu hiện không giống nhau. Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều), người được
xem là người đàn bà đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Nếu đặt Kiều vào
trong lễ giáo phong kiến thì Kiều không phải là người phụ nữ đức hạnh,
nhưng không vì thế mà dân tộc ta phủ nhận vẻ đẹp của Kiều từ ngoại hình
đến tài năng, tâm hồn, tính cách. Như vậy, Kiều đẹp còn bởi tấm lòng nhân
hậu, bao dung vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà Nguyễn Du đã
kế thừa. Nguyễn Đình Chiểu thì đưa ra một quan niệm về nguời phụ nữ lý
tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến: “Gái thời tiết hạnh làm câu
trau mình”(Lục Vân Tiên). Những người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm
hay Cung oán ngâm cũng là những đại diện tiêu biểu cho quan niệm về
người phụ nữ đẹp trong thời đại họ. Nhưng với Hồ Xuân Hương, người phụ
nữ “nổi loạn” của thời đại, thì bà lại có cái nhìn mới về vẻ đẹp người phụ
nữ, đứng ở vị trí là người phát ngôn cho vẻ đẹp của giới mình. Xuân
Hương là người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn học giai đoạn
này không phải là cô gái quý tộc mà đích thực là những cô gái bình dân.
Bà tìm thấy vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm
hồn của họ (Bánh trôi nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi
mát, trắng trong các cô gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi
tiết của vẻ đẹp cơ thể (Thiếu nữ ngủ ngày)…
Tuy nhiên, trong quan niệm của dân tộc ta thời kì này thì người phụ
nữ đẹp thường gắn liền với số phận bất hạnh. Điểm lại gương mặt nhân vật
nữ thời kì này ta thấy một điểm chung ở họ là có một cuộc đời đầy sóng
gió, bẽ bàng, không mấy người có được hạnh phúc thật sự. Đặc điểm này
phải chăng là do quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”.
2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
2.1 Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh
Thân phận của những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường nhỏ bé,
cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội
phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và
địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương
thường không được coi trọng, đồng thời việc làm của một người vợ thường ít
được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi
con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm. Họ là những người phụ nữ có tài
có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội
2.2 Người phụ nữ với nỗi đâu trong đường tình duyên
Do sống trong xã hội phong kiến - một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ
giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu
nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người
phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ
trong đường tình duyên. Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên,
hai lần làm lẽ nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi nên Hồ Xuân Hương rất hiểu và
đồng cảm với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình
duyên. Đó là nỗi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà
chửa, người phụ nữ chết chồng…Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố
cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà không ai dám
lên tiếng. Hồ Xuân Hương khắc họa thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm
thì mười họa mới được gần chồng. Họ là thứ làm mướn không công và để thỏa
ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của
chế độ đa thê phong kiến.
2.3 Người phụ nữ phê phán, đả kích giai cấp phong kiến thống trị
Trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân
Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói
tâm tình của phụ nữ. Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay
cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất
hạnh trong cuộc sống. “Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là
nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói
của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng
căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay”. Bởi trong xã hội lúc bấy giờ, phụ
nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp
mà trong tư cách là người phụ nữ nói chung, họ còn bị áp bức về mặt giới tính
với đạo “tam tòng”. Tất nhiên, họ cũng không lặng câm mà chịu đau khổ, họ
vẫn nói, vẫn kêu, vẫn đòi hỏi. Nhưng nhìn chung, tiếng nói ấy chỉ là nững tiếng
kêu thương thất vọng. “Đại diện cho giới phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã nói bằng
thứ ngôn ngữ riêng của mình, kết hợp nhuần nhuyễn với tiếng nói của nhân dân
lao động. Tiếng nói đã kích, tố cáo được nữ sĩ sử dụng thông qua công cụ cố
hữu của truyền thống văn học dân tộc, cũng như phổ biến trên thế giới: tiếng
cười châm biếm”. Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ
và lạc hậu... nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng, vẫn luôn
vùng lên để đòi bình quyền để muốn nói rằng: họ là nữ nhi nhưng vai trò của
họ trong xã hội là rất lớn.
2.4 Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Viết về người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã bày tỏ niềm kiêu hãnh của mình về
vẻ đẹp tri thức, vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tài năng, trí tuệ của người phụ nữ
III. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TRONG THƠ HỒ XUÂN
HƯƠNG
Với ngôn ngữ dân gian, với bản lĩnh của một người khát khao được sống và
sống mãnh liệt, với cặp mắt quan sát sắc sảo và biết chọn lọc cái gì cần
thiết….Xuân Hương có một nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo, không lẫn
với ai, tạo cho mình một phong cách riêng. Ngôn ngữ thơ bà được lựa chọn trong
kho tàng ngôn ngữ của văn học dân gian. Trong kiến trúc câu thơ, yếu tố ca dao,
tục ngữ được bà đặt rất đúng chỗ nên rất tự nhiên và nó có sức mạnh riêng của nó.
Tác giả dùng những vần khó gieo, thi pháp trung đại gọi là tử vận-vần chết, khó
họa lại nhưng khi sử dụng thành công lại có giá trị độc đáo.
Thơ Ðường luật vốn được dùng trong thi cử, niêm luật chặt chẽ, hình thức
đường bệ, nội dung cũng đường bệ. Hồ Xuân Hương đã đem đến cho thể thơ này
một nội dung rất thông tục “hình ảnh trong thơ thì sinh động, góc cạnh, luôn
chuyển động chứ không chết dí một chỗ”
KẾT LUẬN
Tiếng thơ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài hoa, cá tính nhưng
phải chịu sự gò bó của lễ giáo phong kiến khắt khe, kìm kẹp cuộc sống. Bao khao
khát, bao nguồn sống mãnh liệt không được bộc lộ trong cuộc sống được bà gởi
gắm cả vào trong thơ. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác
giả mà của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến.Cuộc đời và thơ
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức phức tạp, còn nhiều điều chưa rõ. Dẫu
sao ta cũng tự hào vì trong văn học Việt Nam có một nữ thi sĩ đầy tài năng lại xuất
hiện trong một xã hội mục ruỗng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Internet
PHỤ LỤC

You might also like