Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN

Bài 1. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu về chi phí sản xuất
trong ngắn hạn như sau:

Bảng 5.1

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

TC 100 160 208 254 290 320 340 355 370 390 430 475 525 580 640

(Đơn vị tính Q: sản phẩm; TC: ngàn đồng)

a. Lập bảng doanh thu, chi phí trung bình, chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên của doanh
nghiệp. Xác định điểm đóng cửa và điểm hòa vốn
b. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản lượng nào nếu giá của sản phầm là 45 ngàn
đồng/ sản phẩm? Nếu giá sản phầm là 50 ngàn đồng/sản phẩm?
c. Xác định đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp?
d. Nếu có 1.000 doanh nghiệp như nhau trong thị trường, đường cung của ngành sẽ như thế nào?

Bài 2. Giả sử bạn là người quản lý của một doanh nghiệp sản xuất bánh ngọt hoạt động trong thị
trường cạnh tranh. Hàm tổng chi phí có dạng: TC = 3.000.000 +2.Q2,

a. Nếu giá bánh ngọt là 10.000 đồng/cái, để tối đa hóa lợi nhuận, bạn nên sản xuất bao nhiêu bánh?
b. Mức lợi nhuận sẽ là bao nhiêu?
c. Ở mức giá tối thiểu nào doanh nghiệp sẽ sản xuất?

Bài 3. Giả sử chi phí biên của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo được cho bởi: MC = 10 + 2Q.

Nếu giá sản phẩm thị trường của doanh nghiệp là 50 đvt:

a. Mức sản lượng nào doanh nghiệp sẽ sản xuất?


b. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là bao nhiêu?
c. Giả sử chi phí cố định của doanh nghiệp là TFC = 300 đvt. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ
kiếm được lợi nhuận hay không?
Bài 4. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu về chi phí sản xuất
trong ngắn hạn như sau:

Q(sf) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

TC(đ) 1.500 2.500 3.400 4.300 5.100 6.100 7.300 8.600 1.0100 1.1900 1.3900

a. Tính AVC, AFC, AC và MC


b. Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất?
c. Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời?
d. Nếu giá thị trường P=180 đ/sp, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở xuất lượng nào để tối đa hóa lợi
nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được?
e. Nếu giá thị trường P=100 đ/sp doanh nghiệp quyết định sản xuất lượng nào? Xác định phần lỗ
nếu có.
f. Nếu P=80 đ/sp, doanh nghiệp nên quyết định thế nào?

Bài 5. Một số người đã đề nghị tăng mức lương tối thiểu, bằng cách chính phủ trợ cấp cho những người
chủ.

Giả sử hàm cung lao động được biểu thị bằng Ls = 10.W – 20

Trong đó Ls là số lượng lao động ( tính bằng triệu người được thuê hàng năm) và W là mức lương (đơn vị
tính là 10.000 đồng/giờ)

Hàm cầu về lao động biểu thị bằng LD = 90 – 10W.

a. Mức lương và mức việc làm trên thị trường tự do là bao nhiêu?
b. Giả sử chính phủ ấn định mức lương tối thiểu là 60 ngàn đồng/ giờ. Trong trường hợp này bao
nhiêu người được thuê làm việc?
c. Giả sử thay vì ấn định mức lương tối thiểu, chính phủ trợ cấp 10 ngàn đồng/giờ cho mỗi người
lao động. Bây giờ tổng mức việc làm là bao nhiêu? Mức lương cân bằng là bao nhiêu?

Bài 6. Giả sử thị trường sản phẩm X có thể mô tả bằng phương trình dưới đây:

Cầu: P = 140 – 2Q

Cung: P = Q + 20

Trong đó P là giá cả tính bằng ngàn đồng/đơn vị và Q là số lượng tính bằng nghìn đơn vị.

a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng?


b. Giả sử chính phủ áp đặt mức giá là 6 ngàn đồng/ đơn vị, thì lượng cân bằng mới như thế nào?
Người mua sẽ trả mức giá nào? Người bán sẽ nhận được mức bao nhiêu từ một đơn vị sản phẩm?
c. Giả sử chính phủ thay đổi quan điểm, thuế đc bãi bỏ và trợ cấp 6 ngàn đồng/đơn vị cho những
người sản xuất sản phẩm X. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá mà người mua sẽ phải trả là
bao nhiêu? Người bán sẽ nhận được là bao nhiêu ( kể cả tiền trợ cấp) về một đơn vị? Khoản chi
của chính phủ là bao nhiêu?

Bài 7. Sữa bột nguyên kem bán trên thị trường thế giới cạnh tranh gay gắt và giá thế giới năm là 4
USD/kg. Sản lượng không giới hạn sẵn có để nhập khẩu vào Vi Na ở mức giá này. Cung và cầu sữa bột
nguyên kem của Vi Na được cho dưới đây:

Giá Cung Cầu


USD/kg (ngàn tấn) (ngàn tấn)
4 10 70
5 20 65
6 30 60
7 40 55
8 50 50
9 60 45
10 70 40

Hãy trả lời các câu hỏi sau về thị trường Vi Na:

a. Xác định hàm cầu và hàm cung thị trường sữa bột.
b. Xác định độ co giãn của cầu ở mức giá 5 đôla? Ở mức giá 10 đôla?
c. Xác định độ co giãn của cung ở mức giá 5 đôla? Ở mức giá 10 đôla?
d. Nếu không có thuế quan nhập khẩu, hạn mức nhập khẩu và giới hạn thương mại khác ở Vi Na,
giá và số lượng sữa nguyên kem nhập khẩu sẽ là bao nhiêu? Tính tổn thất vô ích?
e. Nếu Vi Na ấn định một mức thuế quan là 4 đôla cho mỗi kg, giá và sản lượng sữa nhập khẩu sẽ là
bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu từ thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Tính tổn thất vô ích?
f. Nếu Vi Na không có thuế nhập khẩu nhưng áp đặt hạn mức nhập khẩu là 15 ngàn tấn, giá cân
bằng trong nước Vi Na là bao nhiêu? Tính chi phí cho hạn mức nhập khẩu này đối với người tiêu
dùng sữa ở Vi Na? Phần thu được của các nhà sản xuất Vi Na là bao nhiêu? Trong trường hợp này
có tổn thất vô ích không?

You might also like