Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ BỘ BIẾN ĐỔI

AC-DC 4
1.1 Tổng quan về Điện Tử Công Suất..............................................................4
1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm chung..........................................................4
1.1.2 Lịch sử phát triển ĐTCS.........................................................................5
1.1.3 Phân loại các mạng biến đổi bán dẫn công suất....................................6
1.1.4 Ứng dụng của điện tử công suất.............................................................6
1.2 Giới thiệu chung về mạch chỉnh lưu..........................................................7
1.2.1 Khái niệm về chỉnh lưu...........................................................................7
1.2.2 Phân loại mạch chỉnh lưu.......................................................................8
1.2.3 Cấu trúc chung của mạch chỉnh lưu.......................................................8
1.2.4 Các thông số đặc trưng của mạch chỉnh lưu..........................................9
1.3 Mạch chỉnh lưu hình cầu một pha có điều khiển......................................9
1.3.1 Khi làm việc với tải thuần trở R..............................................................9
1.3.2 Khi làm việc với tải R + L.......................................................................9
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH CHỈNH
LƯU CẦU MỘT PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN.........................................10
2.1 Mục đích và ý nghĩa...................................................................................10
2.2 Thiết kế sơ khối..........................................................................................10
2.2.1 Khối nguồn............................................................................................10
2.2.2 Khối điều khiển.....................................................................................10
2.2.3 Khối cách ly..........................................................................................10
2.2.4 Khối chỉnh lưu.......................................................................................10
2.3 Lựa chọn sơ đồ mạch chỉnh lưu................................................................10
2.4 Sơ đồ nguyên lý mạch điện........................................................................10
2.4.1 Sơ đồ nguyên lý.....................................................................................10
2.4.2 Phân tích sơ đồ nguyên lý.....................................................................10
2.4.3 Nguyên lý làm việc toàn mạch..............................................................10
2.5 Tính toán các thông số của mạch điện.....................................................10
2.5.1 Tính toán, chế tạo máy biến áp.............................................................10
2.5.2 Tính toán, chọn van công suất..............................................................10
2.5.3 Tính toán, chọn phần tử bảo vệ............................................................10
2.5.4 Tính toán, chọn phần tử mạch điều khiển.............................................10
2.5.5 Tính toán, chọn phần tử cách ly............................................................10
2.6 Lắp ráp mạch điện.....................................................................................10
2.6.1 Mạch in.................................................................................................10
2.6.2 Sơ đồ linh kiện.......................................................................................10
2.6.3 Hình ảnh mạch điện thực tế..................................................................10
CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM................................11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT VÀ BỘ BIẾN ĐỔI
AC-DC

1.1 Tổng quan về Điện Tử Công Suất

1.1.1 Khái niệm và các đặc điểm chung

Điện tử công suất là một học phần thuộc ngành công nghệ kỹ thuật điều
khiển và tự động hóa, được áp dụng cho chuyên nghành điều khiển tự động và tự
động hóa công nghiệp. Lĩnh vực điện tử công suất nghiên cứu về các van bán dẫn
công suất và các bộ biến đổi công suất. Nhiệm vụ chính của điện tử công suất là
biến đổi nguồn năng lượng điện với các tham số không thay đổi thành nguồn năng
lượng điện với các tham số có thể thay đổi được như điện áp, tần số, dòng điện,
moomen...vv để cung cấp cho các phụ tải. Như vậy các bộ biến đổi và van bán dẫn
công suất là đối tượng nghiên cứu chính của môn học điện tử công suất.
Trong các bộ biến đổi các phần tử bán dẫn công suất được sử dụng như các
khoá bán dẫn, còn gọi là các van bán dẫn, khi van bán dẫn mở dẫn dòng thì nối tải
vào nguồn còn khi khoá thì không cho dòng điện chạy qua các van. Khác với các
phần tử có tiếp điểm, các van bán dẫn thực hiện đóng cắt dòng điện mà không gây
tia lửa điện, không bị mài mòn theo thời gian, không gây tiếng ồn và có khả năng
đóng cắt với tần số rất lớn. Không những vậy các van bán dẫn còn có thể đóng cắt
các dòng điện rất lớn với điện áp cao nhưng các phần tử điều khiển của chúng lại
được tạo bởi các mạch điện tử công suất rất nhỏ, do vậy công suất tiêu thụ nhỏ, hiệu
suất làm việc cao.
Quy luật nối tải vào nguồn trong các bộ biến đổi công suất phụ thuộc vào sơ
đồ các bộ biến đổi và phụ thuộc vào cách thức điều khiển các van trong bộ biến đổi.
Quá trình biến đổi năng lượng sử dụng các van công suất được thực hiện với hiệu
suất rất cao vì tổn thất trong bộ biến đổi chỉ là tổn thất trên các khoá điện tử, nó
không đáng kể so với công suất điện cần biến đổi. Các bộ biến đổi công suất không
những đạt được hiệu suất cao mà các còn có khả năng cung cấp cho phụ tải nguồn
năng lượng với các đặc tính theo yêu cầu khắt khe, đáp ứng các quá trình điều
chỉnh, điều khiển trong một thời gian ngắn nhất nên rất phù hợp trong các hệ thống
tự động đòi hỏi độ chính xác cao và công suất lớn. Đây là đặc điểm nổi trội của các
bộ biến đổi bán dẫn công suất mà các bộ biến đổi có tiếp điểm hoặc kiểu cơ điện tử
thông thường không thể có được.
Khi nghiên cứu điện tử công suất chúng ta cần hiểu rõ các đặc tính cơ bản
của các van công suất để sử dụng đúng và phát huy hết hiệu quả của van sông suất
trong mỗi ứng dụng cụ thể. Tính năng kỹ thuật chủ yếu của các van công suất được
thể hiện ở khả năng đóng cắt, khả năng chịu điện áp, dòng điện và các đặc tính liên
quan đến quá trình làm việc và điều khiển chúng.
Về cơ bản các van công suất đều có các đặc tính chung như sau:

 Các van bán dẫn công suất (BĐCS) khi mở dẫn dòng đi qua thì điện trở
tương đương rất nhỏ, còn khi khoá không cho dòng điện đi qua thì điện trở
tương đương rất lớn.
 Bản chất bán dẫn công suất chỉ dẫn dòng điện theo một chiều khi được
phân cực thuận và có tín hiệu điều khiển với các van có điều khiển. Nếu các
van công suất bị phân cực ngược sẽ có dòng điện rất nhỏ đi qua khoảng vài
mA, gọi là dòng điện ngược hay dòng rò.
1.1.2 Lịch sử phát triển ĐTCS

Trong một thời gian dài ứng dụng của kỹ thuật điện tử chủ yếu sử dụng trong
lĩnh vực biến đổi tần số cao và trong dân dụng. Sự phát triển của truyền động điện
nó đã thúc đẩy sự ra đời của điện tử công nghiệp từ những năm 1950. Tuy nhiên,
những ứng dụng của chúng cũng bị hạn chế vì thiếu những linh kiện điện tử công
suất có hiệu suất cao, kích thước nhỏ và đặc biệt là có độ tin cậy cao. Các đèn điện
tử chân không và có khí, các đèn thủy ngân không đáp ứng được các yêu cầu khắt
khe của điều khiển công nghiệp.
Sự phát minh ra tranzitor vào năm 1948 do Bardeen, Brattain và Schockly tại
phòng thí nghiệm Bell Telephone_Giải thưởng Nobel năm 1956_nó đánh dấu bước
phát triển cách mạng trong kỹ thuật điện tử. Đến những năm 1960 do sự hoàn thiện
của kỹ thuật bán dẫn, một loạt những linh kiện bán dẫn công suất như diode,
Thyritstor, tranzitor công suất ra đời.
Đến những năm 1970 thì kỹ thuật vi mạch và tin học ngày càng phát triển tạo
nên những thiết bị điện tử công suất có điều khiển với tính năng ngày càng phong
phú và nó đã làm thay đổi tận gốc ngành kỹ thuật điện. Kể từ đây, kỹ thuật điện và
điện tử cùng hội nhập và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Điện tử công suất với đặc điểm chủ yếu là chuyển mạch (đóng – cắt) với
dòng điện lớn, điện áp cao có thể thay đổi với tốc độ lớn.
1.1.3 Phân loại các mạng biến đổi bán dẫn công suất

Hiện nay theo tài liệu trong nước và quốc tế, các bộ biến đổi được chia làm 4
loại điển hình như sau:

1.1.4 Ứng dụng của điện tử công suất

Cho đến ngày nay điện tử công suất hầu hết được ứng dụng trong các ngành
công nghiệp hiện đại cũng như trong dân dụng. Có thể kể ra các nghành kỹ thuật mà
trong đó có những ứng dụng tiêu biểu của bộ biến đổi bán dẫn công suất như truyền
động điện tự động, giao thông đường sắt, nấu luyện thép, gia nhiệt cảm ứng, điện
phân nhôm từ quặng mỏ, các quá trình điện phân trong công nghiệp. Trong dân
dụng ngày nay điện tử công suất cũng được sử dụng khá rộng rãi như các bộ điều
khiển ánh sáng, chuyển đổi điện từ một chiều sang xoay chiều trong các ứng dụng
về năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, các thiết bị dụng cụ cầm tay, nội trợ như
bếp từ, bếp hồng ngoại....vv. Những năm gần đây công nghệ chế tạo các phần tử
bán dẫn công suất đã có những tiến bộ vượt bậc và ngày càng trở nên hoàn thiện,
dẫn đến việc chế tạo các bộ biến đổi ngày càng gọn nhẹ, nhiều tính năng ưu vượt và
sử dụng ngày càng dễ dàng hơn.
Dưới đây là một vài ứng dụng của điện tử công suất trong thực tiễn như sau:

1) Các thiết bị gia dụng 4) Giao thông vận tải

 Tủ lạnh, tủ đông  Điều khiển động cơ xe hơi điện


 Gia nhiệt, sưởi  Nạp acquy xe hơi điện
 Các hệ thống tàu điện, tàu điện
 Hệ thống điều hòa không khí ngầm
 Lò nấu 5) Hệ thống điện
 Chiếu sáng
 Truyền tải điện DC cao áp
 Các thiết bị điện tử dân dụng
(HVDC)
(TV, máy tính, các thiết bị nghe
 Bộ bù tĩnh
nhìn, giải trí...)
 Hệ thống máy phát dùng nguồn
2) Trang thiết bị cho cao ốc
năng lượng tái sinh (renewable
 Các hệ thống sưởi, thông gió, energy) năng lượng mặt trời,
điều hòa năng lượng gió...
 Hệ thống điều hòa trung tâm  Các hệ thống tích trữ năng
 Máy tính và các thiết bị văn lượng (energy storage systems)
phòng 6) Hàng không
 UPS (Uninterruptible Power
 Hệ thống điện tàu con thoi
Supply)
 Hệ thống điện của các vệ tinh
 Thang máy
 Hệ thống điện máy bay
3) Công nghiệp
7) Viễn thông
 Bơm
 Máy nén  Bộ nạp bình acquy Bộ nguồn
 Quạt gió (DC, UPS)
 Máy công cụ  Máy hàn điện
 Lò nấu hồ quang, Lò nấu cảm
ứng
 Gia nhiệt cảm ứng (tôi cao
tần...)

1.2 Giới thiệu chung về mạch chỉnh lưu

1.2.1 Khái niệm về chỉnh lưu

Mạch chỉnh lưu là thiết bị dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều thành
nguồn điện một chiều nhằm cung cấp cho phụ tải điện một chiều
1.2.2 Phân loại mạch chỉnh lưu

Tùy theo số pha của nguồn điện xoay chiều phía đầu vào mạch chỉnh lưu và
sơ đồ mạch chỉnh lưu mà có thể chia ra thành mạch chỉnh lưu hình tia hay hình cầu,
1 pha, 3 pha hay m pha.
Đặc điểm chung của mạch chỉnh lưu hình tia m pha:

 Số van chỉnh lưu bằng số pha của nguồn xoay chiều.


 Các van có số điện cực cùng tên nối chung, điện cực còn lại nối với nguồn
xoay chiều. Nếu điện cực nối chung là Katốt thì sơ đồ được gọi là Katốt
chung, còn nếu điện cực nối chung là Anốt ta có sơ đồ nối Anốt chung. - Hệ
thống điện áp nguồn xoay chiều m pha phải có điểm trung tính, trung tính
nguồn là điện cực còn lại của điện áp một chiều sau chỉnh lưu.
Đặc điểm chung của mạch chỉnh lưu cầu m pha:

 Số van chỉnh lưu bằng 2 lần số pha (m) của nguồn xoay chiều, trong đó có
m van có Katốt nối chung được gọi là nhóm van Katốt chung và trên sơ đồ
thường ký hiệu bởi chỉ số lẻ, m van còn lại có anốt nối chung nên gọi là
nhóm van anốt chung và trên sơ đồ thường ký hiệu bằng chỉ số chẵn.
 Mỗi pha nguồn xoay chiều nối với hai van, một ở nhóm A chung và một ở
nhóm K chung.
Điểm nối chung của các van nối K chung và nối A chung là 2 điện cực của
điện áp ra.

 Nếu sơ đồ chỉnh lưu dùng toàn diode thì gọi là sơ đồ không điều khiển. Nếu
sơ đồ chỉnh lưu dùng toàn thyristor thì gọi là sơ đồ chỉnh lưu có điều khiển
hay điều khiển hoàn toàn. Còn sơ đồ chỉnh lưu dùng cả thyristor và diode
thì gọi là sơ đồ bán điều khiển.
 Kết hợp các phương pháp và đặc điểm phân loại như trên, các mạch chỉnh
lưu chúng ta tạm thời phân loại theo sơ đồ cấu trúc phía sau:
1.2.3 Cấu trúc chung của mạch chỉnh lưu

Trong thực tế các mạch chỉnh lưu có nhiều loại và khá đa dạng về hình dáng
cũng như tính năng. Tuy nhiên về cơ bản cấu trúc trong bộ biến đổi thường có các
bộ phận sau:

 Biến áp nguồn nhằm biến đổi điện áp từ cao xuống thấp hoặc ngược lại.
 Van công suất chỉnh lưu, các van này có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện
xoay chiều thành nguồn một chiều.
 Mạch lọc nhằm lọc nhiễu, sóng hài và san phẳng dòng điện hay điện áp để
mạch chỉnh lưu có chất lượng tốt hơn.
 Mạch đo lường trong bộ chỉnh lưu thường dùng để đo dòng điện, điện áp,
công suất.
 Mạch điều khiển là bộ phận rất quan trọng trong các bộ chỉnh lưu có điều
khiển, nó quyết định độ chính xác, ổn định và chất lượng bộ chỉnh lưu.
 Phụ tải của mạch chỉnh lưu thường là phần ứng động cơ điện một chiều,
kích từ máy điện một chiều, xoay chiều, cuộn hút nam châm điện, các tải có
sức điện động E, đôi khi tải là các đèn chiếu sáng hay các điện trở tạo
nhiệt...vv. Dưới đây là sơ đồ khối minh họa sơ đồ cấu trúc của một bộ chỉnh
lưu:

1.2.4 Các thông số đặc trưng của mạch chỉnh lưu

Các đặc điểm và chất lượng của một bộ biến đổi chỉnh lưu được thông qua
một nhóm các thống số cơ bản. Các thông số này cần thiết cho quá trình thiết kế
tính toán một mạch chỉnh lưu, cũng như được dùng để đánh giá chất lượng của một
mạch chỉnh lưu và sự ảnh hưởng của nó tới lưới điện. Thông thường một sơ đồ
chỉnh lưu được xem xét với các thông số cơ bản sau:
a) Thông số tải

b) Thông số van bán dẫn

c) Thông số nguồn

d) Nhóm thông số đánh giá chất lượng mạch điện

1.3 Mạch chỉnh lưu hình cầu một pha có điều khiển

1.3.1 Khi làm việc với tải thuần trở R

1.3.2 Khi làm việc với tải R + L


CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MẠCH CHỈNH LƯU
CẦU MỘT PHA ĐIỀU KHIỂN HOÀN TOÀN

2.1 Mục đích và ý nghĩa

2.2 Thiết kế sơ khối

2.2.1 Khối nguồn

2.2.2 Khối điều khiển

2.2.3 Khối cách ly

2.2.4 Khối chỉnh lưu

2.3 Lựa chọn sơ đồ mạch chỉnh lưu

2.4 Sơ đồ nguyên lý mạch điện

2.4.1 Sơ đồ nguyên lý

2.4.2 Phân tích sơ đồ nguyên lý

2.4.3 Nguyên lý làm việc toàn mạch

2.5 Tính toán các thông số của mạch điện

2.5.1 Tính toán, chế tạo máy biến áp

2.5.2 Tính toán, chọn van công suất

2.5.3 Tính toán, chọn phần tử bảo vệ

2.5.4 Tính toán, chọn phần tử mạch điều khiển

2.5.5 Tính toán, chọn phần tử cách ly

2.6 Lắp ráp mạch điện

2.6.1 Mạch in

2.6.2 Sơ đồ linh kiện

2.6.3 Hình ảnh mạch điện thực tế


CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

3.1 Nội dung khảo sát


3.1.1 Tín hiệu điều khiển
3.1.2 Điện áp đầu ra
3.2 Đánh giá

You might also like