Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phương hướng cải cách hoạt động của chính phủ hiện nay

1. Một số phương hướng cải cách hoạt động (Mai Quyên)


Đảng và Chính phủ Việt Nam đang có các biện pháp cụ thể nhằm cải cách, nâng
cao hiệu quả hoạt động, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, Đảng ta đã ban hành
nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng về cải cách hành chính, tạo nền tảng tư
tưởng chính trị, định hướng cho việc xây dựng nền hành chính nhà nước đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
a) Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm
2030, đó là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong
sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì
sự phát triển của đất nước”
b) Trên cơ sở đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 xác
định 3 đột phá chiến lược, trong đó có 2 nội dung định hướng quan trọng đối với
xây dựng nền hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả, kiến tạo phát triển, đó là:
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các
yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ... Đổi
mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã
hội -> Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực
và hiệu quả.
- Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực,... Chú trọng đào tạo nhân lực chất
lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút,
trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ
nhân dân
c) Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính
mang tính toàn diện, đồng bộ, hoặc theo từng chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm
và chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt, thông suốt từ Trung ương tới chính quyền
địa phương các cấp.
-> Các chương trình này đã cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, tiếp tục
khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một nền hành chính dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả
d) Cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy chính quyền
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để đồng bộ, thống nhất và tăng
tính khả thi.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống tham nhũng, lãng phí.
- Tinh giản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả.
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phân cấp, phân quyền rõ ràng cho chính quyền địa phương trong quản lý, điều
hành và nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở.
e) Cải cách chế độ công vụ và tài chính công
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, năng động, tận tụy phục vụ
nhân dân.
- Đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
- Minh bạch hóa các khoản thu, chi ngân sách.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ công.
f) Cải cách doanh nghiệp nhà nước
- Tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với cơ chế quản trị hiện đại.
- Tăng cường giám sát, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
………………………..
1. Phương hướng (Lê Ngọc Anh)
a) Quán triệt, chấp hành nghiêm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, thực chất
các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và
doanh nghiệp theo đúng quy định của Hiến pháp 2013; tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh
mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi
ro cho doanh nghiệp.
b) Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách; thực hiện đánh giá tác động toàn diện
dựa trên luận chứng khoa học và thực tiễn trước khi đề xuất ban hành mới hoặc sửa
đổi, bổ sung các quy định tác động tới người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm
túc quy trình lấy ý kiến; đảm bảo tham vấn rộng rãi các đối tượng chịu tác động; và
đối thoại công khai để tạo sự đồng thuận.
Không ban hành các quy định yêu cầu doanh nghiệp chia sẻ thông tin, dữ liệu nằm
ngoài thẩm quyền và phạm vi quy định tại văn bản pháp luật. Yêu cầu doanh
nghiệp chia sẻ dữ liệu phải phù hợp với pháp luật, thẩm quyền, phạm vi quản lý và
kèm theo các quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc
bảo vệ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp
c) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực và tăng cường
giám sát kiểm tra; nâng cao chất lượng thực thi văn bản pháp luật, kiên quyết cắt
giảm thủ tục hành chính gây chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giải quyết thủ
tục hành chính đảm bảo đúng thời hạn và không được đặt thêm các yêu cầu, điều
kiện đối với doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế rõ ràng về bảo vệ cán bộ khi giải quyết
thủ tục đầu tư, kinh doanh trong trường hợp có sự không thống nhất, khác biệt về
quy định giữa các văn bản pháp luật.
d) Duy trì và nhân rộng các kinh nghiệm chính sách tốt, tiên tiến về quản lý nhà
nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Kịp thời tạo lập và
hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt,
phù hợp với những xu thế phát triển mới như: đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số,
chuyển đổi xanh....16:09/-heart1/-heart/-strong/-heart:>:o:-((:-h
2. Mục tiêu tổng quát (Lê Ngọc Anh)
Cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và
xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới
thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh
nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi
phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm
rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống
chịu của doanh nghiệp.
Đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau:
a) Phát triển bền vững (của Liên hợp quốc - UN) thuộc Nhóm 50 nước đứng đầu
b) Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) tăng ít nhất 3 bậc.
c) Chính phủ điện tử (của UN) tăng ít nhất 5 bậc.
d) Quyền tài sản (IPRI) của Liên minh quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc.
e) Hiệu quả logistics (LPI) của Ngân hàng thế giới (WB) tăng ít nhất 4 bậc.
f) Năng lực phát triển du lịch và lữ hành (TTDI) của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) tăng ít nhất 2 bậc.
g) An toàn an ninh mạng của ITU thuộc Nhóm 30 nước đứng đầu.
3. Một số mục tiêu cụ thể năm 2024 (Lê Ngọc Anh)
a) Số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động)
năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023.
b) Về Năng lực Đổi mới sáng tạo của WIPO:
- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin lên ít nhất 3 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng môi trường lên ít nhất 10 bậc.
- Nâng xếp hạng chỉ số Xuất khẩu dịch vụ ICT lên ít nhất 5 bậc
c) Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản trong xếp hạng Quyền tài sản của Liên
minh quyền tài sản lên ít nhất 2 bậc
d) Tăng điểm chỉ số Thủ tục thông quan trong xếp hạng Hiệu quả logistics của
Ngân hàng thế giới lên ít nhất 0,2 điểm.
e) Về Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới:
- Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành lên ít nhất 5
bậc.
- Nâng xếp hạng Nhóm chỉ số Hạ tầng dịch vụ du lịch lên ít nhất 3 bậc.

You might also like