Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN

I/Khái Niệm
–Tất nhiên là một phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên
trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nó
phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.

Ví dụ:
+ Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi. Điều này không thể khác
được.
+ Khi quả trứng gà bị rơi từ độ cao 10 mét thì nó chắc chắn sẽ vỡ. Việc bị vỡ trong
trường hợp này làtất nhiênvì nó không thể khác được.
–Ngẫu nhiênlà cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các nguyên
nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định; do
đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này,
cũng có thể xuất hiện như thế khác.
Ví dụ:
+ Thời điểm anh Nguyễn Văn A sinh rahaychết đi trong cuộc sống là hoàn
toànngẫu nhiên. Có thể là năm 2019 hoặc 2017 hoặc 2020. Các thời điểm này có
thể khác đi do những nguyên nhân bên ngoài.
+ Việc quả trứng gà bị rơi làngẫu nhiên. Nó có thể bị rơi hoặc không.

Cái tất nhiên biểu lộ thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Mọi cái ngẫu nhiên đều
hướng đến cái tất nhiên.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
1. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập
với ý thức của con người.
– Dù con người có nhận thức đượchaychưa,tất nhiên và ngẫu nhiênluôn tồn tại và
phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
– Trong quá trình phát triển của sự vật,tất nhiên và ngẫu nhiênđều có vai trò quan
trọng:
+ Cáitất nhiêncó tác dụngchi phốisự phát triển của sự vật.
+ Cáingẫu nhiêncóảnh hưởng nhất địnhđến sự phát triển của sự vật, có thể làm
cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
Sự phát triển diễn ra nhanhhaychậm phụ thuộc rất nhiều vào cáingẫu nhiên, kể cả
những cáingẫu nhiênrất nhỏ, ví dụ như cá tính của người lúc đầu lãnh đạo phong
trào cách mạng.
2. Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập.
Tuy cảtất nhiên và ngẫu nhiênđều tồn tại, nhưng chúng không bao giờ tồn tại biệt
lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất
hữu cơ.
Sự thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ:
+ Cáitất nhiênbao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cáingẫu
nhiên.
+ Cáinghẫu nhiênlà hình thức biểu hiện của cáitất nhiên, đồng thời bổ sung cho
cáitất nhiên.
Tức là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh
hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ ra dưới một hình
thứcngẫu nhiênnào đó so với chiều hướng chung.
Bản thân cáitất nhiênchỉ có thể được tạo nên từ những cáingẫu nhiên. Còn tất cả
những gì ta thấy trong hiện thực và cho làngẫu nhiênthì đều không phải làngẫu
nhiênthuần túy, mà là nhữngngẫu nhiênđã bao hàm cáitất nhiên, đã che giấu cái
tất nhiên.
3. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
– Trong hiện thực,tất nhiên và ngẫu nhiênkhông phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái
cũ mà thường xuyên thay đổi, và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển
hóa lẫn nhau. Tức là,tất nhiênbiến thànhngẫu nhiênvà ngược lại.
Ví dụ:
+ Trong xã hội công xã nguyên thủy, việc trao đổi vật này (áo…) lấy một vật khác
(gà…) làngẫu nhiên. Vì khi ấy sức sản xuất của công xã chỉ đủ riêng cho mình dùng.
+ Sau này, khi sự phân công lao động đã rộng rãi, năng lực sản xuất đã lớn, có
nhiều sản phẩm dư thừa. Khi đó, sự trao đổi sản phẩm tất yếu phải diễn ra để làm
cho cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn.
– Ranh giới giữatất nhiên và ngẫu nhiênchỉ có tính tương đối. Thông qua những
mặt này,haytrong mối quan hệ này, thì biểu hiện là tấtnhiên nhiên, nhưng qua
những mặt khác, mối quan hệ khác, thì lại làngẫu nhiên; và ngược lại.
Ví dụ: Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡhaykhông, thì việc việc quả trứng bị vỡ
làtất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập rahaykhi gà con đạp vỡ,
thì việc bị vỡ làngẫu nhiên.

III/Ý nghĩa của phương pháp luận


Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên và vận dụng thực tiễn
* Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần
xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa đưa lại cho chúng ta
bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của đời sống hàng ngày:
+ Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ
không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của sự
vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái
không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không.
Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu
nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái
tất nhiên thì ta cũng phải chú ý đến cái ngẫu nhiên
+ Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển
hóa lẫn nhau. Vì vậy, ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc
đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất đinh, phù hợp với mong muốn
của chúng ta.
* Vận dụng thực tiễn:
Chế độ ăn uống, thời tiết, dịch bệnh... tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của
chúng ta. Còn ăn gì? Thời tiết ra sao? Dịch bệnh thế nào? Thì chẳng biết mà khi
chúng thay đổi sẽ khiến cho sức khỏe thay đổi theo các hướng khác nhau, có thể
tốt lên hoặc có thể xấu đi. Trong cuộc sống, chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên
chứ không phải cái ngẫu nhiên. Thật vậy, bởi mục đích của việc ăn uống bổ sung
dinh dưỡng đầy đủ cũng chính là muốn sức khỏe trở nên tốt hơn. Thế nhưng thực
tế hiện nay lại rất nhiều người chú trọng vào cái ngẫu nhiên hơn là cái tất nhiên.
Chẳng hạn như việc có người hút thuốc, có người thức đêm nhiều, có người ăn
thức ăn không rõ nguồn gốc... chỉ để thỏa mãn nhu cầu họ lúc đấy mà không quan
tâm tới việc sức khỏe họ sẽ trở nên xấu đi khi cứ tiếp tục kéo dài như vậy. Tuy
nhiên cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của cái ngẫu nhiên. Bởi nếu muốn
một sức khỏe tốt thì phải chú trọng tới chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen rèn
luyện thân thể và nhiều các yếu tố ngẫu nhiên khác. Có thể thấy yếu tố ngẫu nhiên
tác động rất lớn đến yếu tố tất nhiên qua thực tế sau đây: khi thời tiết trở lạnh, rét
sâu có nhiều người mắc bệnh hơn khi thời tiết bình thường. Qua đó cũng thấy rằng
nếu muốn hướng tới cái tất nhiên thì phải chú trọng tới cái ngẫu nhiên.

You might also like