Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

THỜI GIAN: 90 PHÚT


I. Phần đọc – hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu
hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài
máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe,
đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao
lâu mất đi bỗng lại được mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn
miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để
bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người
mẹ có một êm dịu vô cùng”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 2: Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Nêu tác dụng của việc sử dụng các
từ láy đó. (1,5 điểm)
Câu 3: Từ đoạn văn, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo kết cấu diễn dịch về
tình mẫu tử. Trong đoạn văn, có sử dụng ít nhất 01 dấu chấm lửng và 01 câu đặc biệt.
Gạch chân dưới dấu chấm lửng và câu đặc biệt đó. (3 điểm)
II. Phần Làm văn. (5 điểm)
Nhà phê bình văn học La Khắc Hòa, khi viết về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng
tên của nhà văn Nam Cao có nhận định: “Bị hoàn cảnh đẩy đến chỗ đường cùng, lão
Hạc tìm đến cái chết, tự kết thúc thân xác già nua vô dụng của mình để vĩnh viễn hóa
thành biểu tượng của tình thương và lòng tự trọng, của nhân cách con người”
Bằng hiểu biết của bản thân về tác phẩm “Lão Hạc”, hãy chứng minh nhận định trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM


I. Phần I.
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm.
2. Từ láy được sử dụng trong đoạn văn là: mơn man, xinh xắn, thơm tho, vuốt ve.
Tác dụng: Thể hiện cảm xúc, ấn tượng còn lưu lại và niềm hạnh phúc thần tiên của bé
Hồng khi được gặp mẹ.
3. Đoạn văn về tình mẫu tử.
* Câu chủ đề: Có 2 cách viết câu chủ đề: Câu khẳng định trực tiếp ngắn/ Câu hỏi để
khẳng định.
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất của con người.
- Trong muôn vàn tình cảm của con người, có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình mẫu tử?
* Các câu triển khai ý
- Giải thích: Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của
người mẹ đối với đứa con của mình.
- Phân tích, chứng minh. Trong suốt cuộc đời này, mẹ mãi là người yêu thương và hi sinh
cho ta một cách vô điều kiện.
+ Khi ta cất tiếng khóc chào đời mẹ yêu thương ta bằng cách dù đớn đau tột cùng vẫn nở
nụ cười hạnh phúc.
+ Khi ta lẫm chẫm những bước đi đầu tiên, là đôi tay mẹ đã dìu dắt ta từng bước nhỏ.
+ Khi ta lần đầu bước vào cánh cổng trường với bao khát khao và cả e dè, nhút nhát thì
mẹ ở ngoài cổng trường kia, ngóng vọng thiết tha…
+ Kể cả khi ta đã khôn lớn trưởng thành, thì mẹ vẫn mãi là bờ vai, điểm tựa vững chắc.
Về với mẹ, mọi bão giông cuộc đời ngoài kia sẽ tan biến: “Con dù lớn vẫn là con của
mẹ,
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con “
- Mở rộng: Có lẽ vì thế mà tình mẫu tử luôn được thể hiện thiết tha trong các câu hát lời
thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát rằng “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình…”. Lại có
lời ca: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

ĐOẠN VĂN VỀ TÌNH MẪU TỬ


Trong muôn vàn tình cảm của con người, có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình
mẫu tử? Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của người
mẹ đối với đứa con của mình. Trong suốt cuộc đời này, mẹ mãi là người yêu thương và hi
sinh cho ta một cách vô điều kiện
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Khi ta cất tiếng khóc chào đời mẹ yêu thương ta bằng cách dù đớn đau tột cùng vẫn nở
nụ cười hạnh phúc. Khi ta lẫm chẫm những bước đi đầu tiên, là đôi tay mẹ đã dìu dắt ta
từng bước nhỏ. Khi ta lần đầu bước vào cánh cổng trường với bao khát khao và cả e dè,
nhút nhát thì mẹ ở ngoài cổng trường kia, ngóng vọng thiết tha…Kể cả khi ta đã khôn
lớn trưởng thành, thì mẹ vẫn mãi là bờ vai, điểm tựa vững chắc. Về với mẹ, mọi bão
giông cuộc đời ngoài kia sẽ tan biến. Chưa lúc nào ánh mắt và trái tim mẹ ngưng nghỉ
hướng về con. Có lẽ vì thế mà tình mẫu tử luôn được thể hiện thiết tha trong các câu hát
lời thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát rằng “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình…”.
Lại có lời ca: “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”.

MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP CÁC VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ”, “LÃO HẠC”,
“TỨC NƯỚC VỠ BỜ”.
1. Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
2. Trong đoạn trích có nhiều lần tác giả miêu tả bé Hồng khóc. So sánh sự khác nhau về
cảm xúc được thể hiện qua hai chi tiết:
- Tôi cười dài trong tiếng khóc.
- Tôi òa lên khóc, rồi cứ thế khóc nức nở.
3. Từ tâm trạng của bé Hồng khi được gặp lại mẹ, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu
về tình mẫu tử.
4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu với câu chủ đề. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là
bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt”
5. Viết đoạn văn theo hình thức kết cấu quy nạp với câu chủ đề: Chị Dậu tiềm tàng một
sức phản kháng mãnh liệt.
6. Hãy triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh: “Lão Hạc
trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị”
7. Trong truyện, Nam Cao nhiều lần miêu tả lão Hạc khóc. Hãy thống kê và nêu ý nghĩa
các chi tiết đó.
Phần II.
MB:
- Giới thiệu về nhân vật Lão Hạc và tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
- GIới thiệu nhận định:
TB:
1. Lão đã bị đẩy vào con đường cùng; kết thúc thân xác già nua bằng cái chết.
- Vợ mất sớm, ko có tiền lấy vợ cho con trai, nó bỏ đi, lão còn lại một mình trong cảnh
già nua và cô đơn. Nhưng lão vẫn cố sống, sống để giữu mảnh vườn cho con trai lão.
- Nhưng cuộc đời ko buông tha, ko cho lão sống yên để lão đợi được đến ngày con lão trở
về. Một trận ốm, lão mất tiền, mất luôn cả sức khỏe, lão ko làm được việc thuê nữa; mà
cũng chẳng ai thuê lão vì làng mất vé sợi; đã thế năm ấy lại mất mùa…
- Lão không thể nuôi được mình. Lão phải bán con chó bạn – người bạn tri kỉ của lão
trong nỗi dằn vặt mình ghê gớm. Rồi lão đém hết cả tiền gửi ông giáo. Lão ko còn tiền để
nuôi mình. Lão ăn toàn khoai, rồi đến khoai cũng hết, lão bòn vườn, có gì ăn nấy. Rồi
một ngày, lão xin Binh Tư bả chó và kết thúc cuộc đời lão trong cơn đau đớn, dữ dội.
2. Cái chết vĩnh viễn hóa thành biểu tượng của tình thương, lòng tự trọng và nhân cách.
Thực ra, nếu lão lựa chọn đường sống thì lão vẫn sống được. Lão còn sống lâu là đằng
khác. Lão còn tiền bán chó, lão còn mảnh vườn. Nhưng ko, lão đã chọn cái chết, một cái
chết dữ dội. Sự lựa chọn nghiệt ngã nhưng lại làm bừng lên một vẻ đẹp, vĩnh viễn hóa
thành biểu tượng của tình thương, lòng tự trọng và nhân cách.
- Biểu tượng của tình thương: Trước hết là tình thương con, vì lão chọn cái chết, cái
MẤT đi sự sống của mình để đổi lại cái CÒN mảnh vườn cho con trai lão.
- Biểu tượng của lòng tự trọng và nhân cách:
+ Lão sống đã ko phiền lụy đến xóm làng thì đến chết lão cũng không phiền lụy họ. Khi
sống, họ đã muốn giúp lão, lão cũng ko nhận. Đến khi chết, lão cũng gom đủ số tiền ma
chay, gửi trước cho ông giáo để lo hậu sự cho mình.
+
ÔN TẬP “CÔ BÉ BÁN DIÊM Cuộc sống nghèo khổ
I. Kiến thức cần nhớ:
Tác giả An-đec-xen: Nhà văn của những
câu chuyện cổ tích thấm đẫm yêu thương, giàu mộng tưởng nhưng luôn bắt nguồn từ
cuộc sống, để lại những day dứt, ám ảnh khôn nguôi trong lòng bạn đọc.
Hoàn cảnh cô bé bán diêm
Những lần quẹt diêm, mộng ước hiện thực.
- Lần thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng,
hình ảnh lò sưởi bằng sắt có hình nổi lên bằng đồng bóng nhoáng -> diêm tắt: còn lại nỗi sợ hãi khi
nghĩ đến cảnh về nhà.
- Lần thứ hai: diêm sáng và hình ảnh hiện lên là bàn ăn và con ngỗng quay.
Diêm tắt: còn lại bức tường lạnh lẽo, phố xá tuyết rơi, người đi đường lãnh đạm.
- Lần thứ ba: diêm sáng và cây thông no-en lấp lánh sắc màu hiện ra.
Diêm tắt: ...
=> Mỗi lần quẹt diêm là một lần cô bé cô bé đói khổ kia mơ ước và khát vọng. Những ước mơ của
em giản dị và ngây thơ, gắn liên tuôi rthow trong sáng và nhân hậu. Em khao khát có được cuộc
sống vật chất đầy đủ và niềm vui tinh thần trong một gia đình đầm ấm, được sống bên nhưng
người thân yêu nhất của mình, để được yêu thương, đưuọc chiều chuộng. Đó là ước vọng chính
đáng của con người muôn đười nay.
II. Đề ôn luyện:
1. Theo em trong truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn An-đéc-xen đã sử dụng thành công
nghệ thuật nào? Nêu rõ việc sử dụng nghệ thuật đó trong tác phẩm và tác dụng của nó.
2. Trong những mộng tưởng của em bé bán diêm, mộng tưởng nào là tha thiết nhất? Vì
sao?
3. Từ mộng tưởng tha thiết của em bé về người bà, hãy viết 1 đoạn văn về tình thương
yêu của người thân đối với mỗi người.
4. Hình ảnh người đi đường xuất hiện trong “Cô bé bán diêm” mấy lần? Viết đoạn văn
suy nghĩ về hình ảnh người đi đường.
5. Từ hình ảnh người đi đường trong “Cô bé bán diêm”, viết đoạn văn về sự thờ ơ, vô
cảm của xã hội hiện nay.
6. Tại sao em bé bán diêm phải chết? Từ nguyên nhân cái chết của em bé bán diêm, hãy
viết đoạn văn diễn dịch về tình thương yêu trong cuộc sống.
7. Qua “Cô bé bán diêm”, em có suy nghĩ gì về tấm lòng nhân hậu của nhà văn An-đéc-
xen dành cho những tuổi thơ bất hạnh?

You might also like